Quyền Góp Vốn Bằng Tài Sản Trí Tuệ Và Đảm Bảo Của Nhà Nước Đối Với Việc Bỏ Vốn Tài Sản Trí Tuệ Đầu Tư Vào Hoạt Động Kinh Doanh

nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác không phải là thành viên của công ty... Do vậy, khi góp vốn, các bên cần thống nhất điều lệ hoạt động, phải có biên bản góp vốn, nêu rõ phương thức góp vốn, phân chia lợi nhuận và có đầy đủ chữ ký của bên góp, bên nhận góp vốn.

1.2.2. Quyền góp vốn bằng tài sản trí tuệ và đảm bảo của Nhà nước đối với việc bỏ vốn tài sản trí tuệ đầu tư vào hoạt động kinh doanh

Quyền góp vốn kinh doanh là nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ thống các quyền tự do kinh doanh. Quyền này là cơ sở để cá nhân, pháp nhân được Nhà nước công nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp và là tiền đề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác. Hiện nay, LDN, LĐT năm 2005 đều ghi nhận quyền góp vốn, đầu tư bằng giá trị quyền SHTT, tuy nhiên, đến nay quyền đó được thực hiện như thế nào là vấn đề còn đang bị bỏ ngỏ.

Khi những nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh, vấn đề quan tâm hàng đầu của họ là môi trường kinh doanh hấp dẫn, ổn định, đồng vốn có khả năng sinh lời, đồng thời một điều vô cùng quan trọng là họ phải thấy được rằng tài sản của họ phải được nhà nước và pháp luật bảo đảm về lâu dài, không chỉ bảo đảm trong quá trình kinh doanh mà cả lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đó.

Điều 5 LDN 2005 quy định:

1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.

3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp [35].

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng như bảo đảm sự bình đẳng của các nhà đầu tư, LĐT năm 2005 quy định việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư (Điều 6 LĐT năm 2005).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Điều 5 LDN và Điều 6 LĐT năm 2005 có một số điểm tiến bộ như:

Thứ nhất, Nhà nước thừa nhận tính hợp pháp và sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam - 5

Thứ hai, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền tài sản và lợi ích hợp pháp khác được hiểu TSVH trong đó có TSTT cũng được pháp luật bảo vệ như hữu hình. Hiện nay, việc bảo hộ TSTT được thực hiện theo Luật SHTT 2005 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. Vấn đề ở đây là cần nâng cao tính thực thi của Luật SHTT.

Thứ ba, quy định "Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính" đã hạn chế những mệnh lệnh hành chính tùy tiện xâm hại đến các quyền sở hữu của các chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp. Vấn đề quyền sở hữu là đặc biệt quan trọng, bảo vệ quyền sở hữu tức là bảo vệ ổn định và an ninh xã hội, đồng thời bảo vệ khả năng sáng tạo, sức lao động, khả năng tích lũy của toàn xã hội. Một doanh nghiệp sẽ không thể

tận tâm với công việc kinh doanh nếu như vốn, lợi nhuận của họ có được từ kinh doanh một ngày nào đó sẽ bị trưng dụng. Khi tài sản của doanh nghiệp, quyền sở hữu của các chủ doanh nghiệp bị xâm hại, sẽ gây thiệt hại cho xã hội, Nhà nước. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ngoài việc tạo ra của cải vật chất cho chính chủ sở hữu còn tạo công ăn việc làm, đóng thuế cho Nhà nước, do đó việc quốc hữu hóa tài sản của một doanh nghiệp chỉ xảy ra vì mục đích công cộng, những mục đích này phục vụ cho cộng đồng xã hội, hoặc trong trường hợp có chiến tranh.

Thứ tư, quy định "trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp" có lưu ý đến việc đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một điều bất cập là Luật không đưa ra cơ chế bồi thường một cách minh bạch, rõ ràng. Luật cần quy định rõ giá trị bồi thường theo giá nào, thời điểm để tính giá bồi thường, thời gian thanh toán, giá trị bồi thường, lãi suất vay thương mại cho thời gian ngừng hoạt động. Hơn nữa, việc quy định "doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng" cũng không chuẩn mực về mặt ngữ nghĩa. Từ thanh toán ở đây được hiểu là hành vi nhằm thực hiện việc bồi thường, nghĩa là đã có bồi thường thì sẽ có thanh toán, không bồi thường thì không có thanh toán. Do đó, không thể quy định được thanh toán hoặc bồi thường vì khi đã có bồi thường thì thanh toán là công việc phải có. Vấn đề đặt ra là hình thức thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hay bằng hàng hóa. Do vậy, Luật cần bãi bỏ quy định được thanh toán hoặc bồi thường. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản khi tài sản của nhà đầu tư bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng theo quy định thường được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, thời gian thanh toán hoặc bồi thường, đồng

tiền tự do chuyển đổi dùng để thanh toán hoặc bồi thường cũng như mệnh giá của đồng tiền thanh toán hoặc bồi thường chưa được quy định rõ trong luật.

LDN và LĐT đều ghi nhận tính sinh lợi của hoạt động kinh doanh. Điều này là cần thiết vì thu nhập của doanh nghiệp là hệ quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu việc hạn chế hoặc ngăn chặn sản phẩm kinh doanh bằng những chính sách, mệnh lệnh hành chính điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của một doanh nghiệp. Do đó, LDN cần quy định rõ ràng hơn về các quy định bảo đảm cho hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện các chính sách, mệnh lệnh này đối với doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy các quy định của LDN và LĐT hiện hành về bảo đảm của nhà nước đối với việc bỏ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của LDN đã có những tiến bộ nhưng vẫn còn những mặt hạn chế nhất định cần tiếp tục hoàn thiện.

1.2.3. Nguyên tắc góp vốn và định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn

1.2.3.1. Nguyên tắc góp vốn

Góp vốn kinh doanh trước hết phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản: tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt, thống nhất ý chí, minh bạch, rõ ràng giữa các thành viên góp vốn.

Việc góp vốn kinh doanh bằng TSTT chỉ có thể thực hiện sau khi chủ sở hữu quyền SHTT đã xác lập quyền sở hữu đối với TSTT, nghĩa là sau khi quyền SHTT được cấp giấy chứng nhận đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Ở cấp độ quốc gia, các cơ quan SHTT của các nước tương ứng là những cơ quan duy nhất được trao quyền để cấp hoặc đăng ký các quyền SHTT.

Hiến pháp đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của mọi người dân. Kinh doanh ngành nghề gì? lựa chọn quy mô, hình thức kinh doanh nào? đó là ý chí của nhà đầu tư, miễn sao sự lựa chọn của họ

phù hợp với các quy định của pháp luật và khả năng của họ. Như vậy, việc các thành viên có cùng mục đích thành lập công ty được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự do ý chí, tự nguyện và bình đẳng. Vốn góp là bao nhiêu, tỷ lệ góp vốn thế nào, tài sản góp vốn là gì đều phải được các thành viên, cổ đông sáng lập cùng thỏa thuận, nhất trí. Tài sản góp vốn phải được định giá trên cơ sở thống nhất và nhất trí của các thành viên tham gia góp vốn theo nguyên tắc thị trường. Giá trị vốn góp bằng TSTT trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận, hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức chuyên nghiệp định giá thì giá trị quyền SHTT góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Mặc dù, việc góp vốn kinh doanh bằng TSTT hay bất kỳ loại tài sản nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh được pháp luật ghi nhận là quyền của các thành viên tham gia góp vốn. Tuy nhiên, một thành viên muốn góp vốn kinh doanh bằng TSTT hay bất kỳ tài sản nào cũng đều phải được các thành viên còn lại nhất trí. Chỉ những cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với quyền SHTT mới được sử dụng các quyền đó để góp vốn.

Vì có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên tham gia góp vốn, công ty là chủ thể độc lập trong các giao dịch kinh tế dân sự, do đó việc chuyển quyền sở hữu tài sản của các thành viên giam gia góp vốn thành tài sản công ty đòi hỏi phải có sự minh bạch, rõ ràng. Điều này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên góp vốn cũng như xác định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia góp vốn tương ứng với phần vốn góp vào công ty vì cơ cấu tổ chức của công ty phụ thuộc chủ yếu vào phần góp vốn của các thành viên, đồng thời là tiêu chí để phân chia lợi nhuận cũng như chia sẻ rủi ro, chuyển nhượng và thừa kế vốn góp.

1.2.3.2. Nguyên tắc định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn

Khi góp vốn nếu tài sản góp vốn là giá trị TSTT thì việc định giá tài sản góp vốn là bắt buộc vì tài sản không phải là tiền hoặc ngoại tệ tự do

chuyển đổi nhưng có thể quy ra tiền. Sự minh bạch, rõ ràng của một công ty bắt đầu từ công việc định giá tài sản góp vốn. Định giá tài sản một cách chính xác, hợp lý là cơ sở cho sự nhất trí, đồng tình của các thành viên trong quá trình góp vốn, tránh được những tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó nó cũng góp phần vào bảo vệ chủ nợ, khách hàng, quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn, thuận tiện cho các cơ quan quản lý và tính hợp pháp của công ty.

Trong một công ty, vốn góp của các thành viên nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, quyền được tham gia và đưa ra các quyết định quan trọng của công ty về đầu tư, phương hướng hoạt động kinh doanh, tổ chức và điều hành v.v... Do đó việc định giá tài sản góp vốn cần tuân thủ nguyên tắc là phải được sự thông qua và nhất trí của các thành viên góp vốn. Khi chưa có sự thông qua và nhất trí của các thành viên tham gia góp vốn về tài sản góp vốn của một thành viên góp vốn, thành viên đó không thể trở thành thành viên của công ty. Nhưng thực tế không phải tất cả các thành viên góp vốn đều có thể hiểu biết chuyên môn để định giá chính xác giá trị tài sản góp vốn, việc các thành viên góp vốn thống nhất thuê một tổ chức độc lập định giá tài sản góp vốn là hoàn toàn hợp lý.

Việc định giá tài sản góp vốn không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn mà còn ảnh hưởng đến chủ nợ, khách hàng và Nhà nước. Một khi các tài sản góp vốn không đúng giá trị thực của nó, ví như khai tăng một cách bất hợp lý giá trị của tài sản góp vốn sẽ có lợi cho các thành viên công ty nhưng phương hại đến khách hàng, chủ nợ và Nhà nước. Do đó đối với một số tài sản cơ quan quản lý nhà nước có quyền trưng cầu định giá lại nếu thấy giá cao một cách bất hợp lý, các thành viên tham gia góp vốn chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của việc định giá tài sản góp vốn nếu việc định giá được thực hiện bởi chính họ, trường hợp các thành viên tham gia góp vốn thuê tổ chức độc lập định giá, thì tổ chức đó chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực. Ở một số nước, vốn điều lệ luôn được xác nhận của các cơ quan kiểm toán và cơ quan này chịu trách nhiệm về tính

trung thực của việc xác nhận, điều này có ý nghĩa tích cực, đảm bảo được tính rõ ràng, trung thực và minh bạch của các hoạt động kinh doanh, bảo vệ lợi ích của chính các thành viên tham gia góp vốn, khách hàng, chủ nợ và Nhà nước.

Thời điểm nào là thời điểm định giá tài sản góp vốn? Thông thường, việc định giá được thực hiện trước khi công ty được thành lập nhưng khi công ty đã được thành lập, kết nạp thêm thành viên thì việc định giá có thể xảy ra sau khi công ty được thành lập. Để cho việc góp vốn rõ ràng, minh bạch, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế và lập các báo cáo tài chính của công ty sau này, cũng như hạn chế việc tranh chấp xảy ra, các thành viên góp vốn cần có thỏa thuận rõ ràng về việc định giá tài sản góp vốn, hợp lý nhất là họ thuê một tổ chức độc lập định giá tài sản góp vốn, tổ chức này phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của việc định giá.

Khi thành lập doanh nghiệp, người có quyền định giá là tất cả các thành viên, cổ đông sáng lập và định giá theo nguyên tắc nhất trí. Trong trường hợp công ty đang hoạt động, khi có yêu cầu thành viên mới góp vốn vào công ty hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên công ty TNHH hoặc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Điều 30 LDN 2005 quy định việc định giá do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận. Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Do vậy, việc định giá này Luật không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng. Trong trường hợp các bên định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu

trách nhiệm bồi thường. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn cũng như của các bên liên quan đến doanh nghiệp.

1.2.4. Chủ thể tham gia góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ

Theo quy định của pháp luật, TSTT là tài sản hợp pháp và được nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu được đem TSTT đi góp vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của LDN và Pháp lệnh cán bộ công chức thì tổ chức, các nhân được quyền góp vốn vào công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, trừ những trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vụ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và Công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình (Khoản 2 Điều 13 LDN năm 2005).

Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định ở đây bao gồm:

+ Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước;

+ Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước;

+ Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

+ Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên.

Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây:

+ Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị;

+ Bổ sung vào nhân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024