2019 cùng những giải pháp nâng cao khả năng ngân hàng có được cổ đông nước ngoài ở những năm sau, đặc biệt là cổ đông chiến lược.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng quan lý thuyết về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam
2.1.1. Dưới góc nhìn từ đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài (Foreign investment): “là khái niệm dùng để chỉ các khoản đầu tư của cư dân (Cá nhân, công ty, định chế tài chính, chính phủ, tổ chức quốc tế) thuộc các nền kinh tế nước ngoài vào nền kinh tế trong nước và của cư dân trong nước ra nước ngoài” (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Với định nghĩa này thì đầu tư nước ngoài được hiểu bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào. Theo đó, hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP là hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào.
Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam thì hoạt động đầu tư nước ngoài được đề cập đến như sau:
Theo Luật đầu tư (2005): “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Và nêu rõ “Nhà đầu tư nước ngoàilà tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Thực Trạng Hoạt Động Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngân Hàng
- Quy Mô Tổng Tài Sản, Tổng Cho Vay Và Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Giai Đoạn 2012-2018
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Góp Vốn Của Nđtnn Vào Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Giai Đoạn 2012-2018
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Theo Luật Đầu tư (2014): Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư mà trong đó, nhà đầu tư nước ngoài (Bao gồm tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài và cá nhân có quốc tịch nước ngoài) đầu tư vào các tổ chức kinh tế trong nước bằng việc góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp. Trong đó cũng có quy định rõ “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.”
Có hai hình thức đầu tư nước ngoài:
Một là, đầu tư trực tiếp:
“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được hiểu là hình thức đầu tư mà ở đó, nhà đầu tư của một nước (tức nước chủ đầu tư) có tài sản tại nước khác (tức nước thu hút đầu tư) và quyền quản lý tài sản này. (Tổ chức thương mại thế giới – WTO, 1994).
Hay như đầu tư trực tiếp là hạn mục đầu tư quốc tế phản ánh sự quan tâm đến lợi ích lâu dài của một tổ chức trong một nền kinh tế (tức nhà đầu tư) đối với một doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài ở đây chính là sự tồn tại mối quan hệ bền chặt giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, và cả mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. (Quỹ tiền tệ Quốc tế – IMF, 2007).
Hai là, đầu tư gián tiếp:
“Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. (Luật Đầu tư, 2005).
Định nghĩa từ một số tổ chức khác về đầu tư gián tiếp cũng mang ý nghĩa tương tự, nhấn mạnh đến yếu tố “không trực tiếp tham gia quản lý”.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP là hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, cách phân biệt này chỉ mang tính tương đối. Vì thực tế khi thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong một doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng nói riêng thì NĐTNN đã có các quyền để tham gia hoạt động quản lý và điều hành tương ứng với số cổ phần hay phần vốn góp mà họ nắm giữ. Mặt khác, như thế nào là “trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư” thì trong hệ thống các văn bản pháp luật không đưa ra hướng dẫn cụ thể và Luật Đầu tư năm 2014 cũng không có phân
biệt rõ khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp mà chỉ nói chung là đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam
Tại Việt Nam, trong lĩnh vực ngân hàng, do có những quy định ràng buộc từ phía Chính phủ về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam nên đến thời điểm hiện tại, các thương vụ góp vốn mua cổ phần của NĐTNN vào các ngân hàng TMCP diễn ra chỉ mang tính chất mua lại một phần với mục đích đầu tư là chính, không mang tính chất thâu tóm. Sau đây là một số nội dung cơ bản về hình thức mua và tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN tại các TCTD Việt Nam đã được đề cập trong Nghị định số 01/2014/NĐ-CP (2014):
Một là, hình thức mua cổ phần đối với NĐTNN:
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của TCTD cổ phần, mua cổ phần trong trường hợp TCTD cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ, hay TCTD chuyển đổi hình thức pháp lý thành TCTD cổ phần. (Điều 6, Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, 2014).
Hai là, tỷ lệ sở hữu cổ phần (bao gồm sở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp) đối với NĐTNN:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần (tổng tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết) của một cá nhân nước ngoài không vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD, còn của một tổ chức nước ngoài thì không vượt quá 15% và giới hạn 20% là dành cho một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Trong đó, tại Điều 3 của Nghị định này cũng nêu rõ, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là “tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam và hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển giao công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành”.
Ngoài ra, giới hạn cho một NĐTNN và người có liên quan của NĐTNN đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ. Và tổng mức sở hữu cổ phần của các NĐTNN không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng. (Điều 7, Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, 2014).
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu
Đã có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối tương quan nhất định giữa việc xem xét ra quyết định đầu tư của NĐTNN với một doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng trong nước nói riêng.
2.2.1. Yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội
Nghiên cứu của Hymes (1976), Dunning (1981), Rugman (1987) cho thấy rằng các tập đoàn đa quốc gia có những lợi thế riêng nên giúp họ vượt qua những trở ngại về chi phí, sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trước khi đưa ra được quyết định có đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó hay không, họ quan tâm vấn đề chọn nơi đầu tư có các điều kiện về lao động và chính trị thuận lợi phát huy được lợi thế đặc thù của họ như về quy mô vốn và công nghệ để tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ và thị trường có tiềm năng để phát triển tại nước được đầu tư.
Romer (1986) và Lucas (1988) đã xây dựng nên lý thuyết liên quan đến hành vi đầu tư của nhà đầu tư, kết quả cho thấy rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư bị chi phối bởi nhiều yếu tố bao gồm cả phát sinh từ nội tại doanh nghiệp lẫn môi trường tại nơi doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố liên quan đến nội tại doanh nghiệp gồm có nguồn nhân lực, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; liên quan đến môi trường hoạt động có mức độ phát triển của hệ thống tài chính, các quy định về thủ tục, sự minh bạch thông tin và đầu tư công.
Bên cạnh đó, điều kiện tại nước sở tại cũng tác động phần nào đến khả năng ngân hàng mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Điển hình như các ngân hàng đến từ các quốc gia có ngành ngân hàng phát triển thì khả năng có mặt ở nước ngoài sẽ cao hơn (Magri và Rossi, 2005; Forcarelli và Pozzolo, 2001 và 2007). Hay như những quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển thì các ngân hàng ở các quốc gia đó ít
có khả năng mở rộng ra nước ngoài hơn vì họ đã có cơ hội kinh doanh trong nước với lợi nhuận lớn hơn (Margi và cộng sự, 2005). Hoặc các ngân hàng ở các nước có GDP cao hơn thường có khả năng đầu tư ra nước ngoài cao hơn (Ter Wengel, 1995).
Xét riêng tình hình tại Việt Nam, từ lâu nước ta được biết đến là một quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình qua nhiều năm. Theo bảng xếp hạng của Viện Kinh tế và Hòa bình (Institute for Economics and Peace) năm 2018 về Chỉ số hòa bình toàn cầu (Global Peace Index) thì Việt Nam đứng thứ 60 trong tổng 163 quốc gia trên toàn thế giới được đưa vào đánh giá, đây được xem là ở mức cao. Điều này góp phần tạo điều kiện thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì sự ổn định lâu dài cùng với việc chỉ giới hạn xem xét hoạt động đầu tư trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tác giả không đưa vào phân tích yếu tố chính trị cũng như những yếu tố vĩ mô khác trong nghiên cứu của mình mà chỉ tập trung xem xét yếu tố nội tại xuất phát từ các ngân hàng trong nước với đầy đủ hơn các cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Về sau, khi đất nước có nhiều điều kiện phát triển hơn, nhiều chỉ tiêu đo lường hơn và phản ánh được đầy đủ thông tin hơn thì những vấn đề vĩ mô cần được xem xét đưa vào quá trình nghiên cứu.
2.2.2. Yếu tố nội tại xuất phát từ các ngân hàng trong nước
Một nghiên cứu khác nữa của Dunning (1977) có nêu ra những điều kiện để doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài, trong đó điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp tại nước được đầu tư phải có được lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác trong nước về quy mô, công nghệ, hiệu quả hoạt động và khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Xét về yếu tố hiệu quả hoạt động, có nhiều nghiên cứu khác cho thấy mối tương quan giữa quy mô và hiệu quả hoạt động. Như Macedo và Barbosa (2009), các tác giả này tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể nhóm các ngân hàng nhỏ có hiệu quả hoạt động không cao bằng nhóm các ngân hàng lớn. Nghiên cứu của Tschoegel (1983) cũng cho thấy kết quả tương tự. Điều này có thể liên quan đến động lực đa dạng hóa
tài sản hoặc do ngân hàng lớn thì khả năng cao có nhiều khách hàng lớn, khi các khách hàng này thực hiện đầu tư sang nước khác thì họ cũng kỳ vọng ngân hàng phục vụ họ có hoạt động tại quốc gia đó (William, 1988; Forcarelli và Pozzolo, 2005). Tuy nhiên nghiên cứu của Périco và cộng sự (2016) cho rằng yếu tố quy mô của ngân hàng không phải là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả, do tác giả nghiên cứu trong phạm vi của Braxin, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều ngân hàng vừa và nhỏ tại quốc gia nghiên cứu đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn các ngân hàng lớn.
Xuất phát từ các nghiên cứu thực nghiêm trên và thực tiễn nghiên cứu hiện tại, có thể thấy được rằng, yếu tố nội tại xuất phát từ phía các doanh nghiệp hay ngân hàng trong nước có tương quan đến khả năng nhận được sự quan tâm đầu tư góp vốn của NĐTNN đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư cao hơn các doanh nghiệp khác trong cùng phạm vi lãnh thổ hoạt động. Yếu tố hiệu quả hoạt động được thể hiện qua các giả thuyết sau:
Thứ nhất, yếu tố quy mô. Các nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và Barbosa (2009), Tschoegel (1983), Forcarelli và Pozzolo (2001) đều đưa ra kết quả chung cho rằng quy mô của doanh nghiệp tương quan cùng chiều với khả năng nhận được sự đầu tư của NĐTNN. Mặc dù Périco và cộng sự (2016) lại không ủng hộ giả thuyết này, vì tác giả nghiên cứu tình hình tại Braxin không cho thấy điều đó. Tuy nhiên, xét về quy mô thì có thể thấy, một doanh nghiệp có quy mô lớn kéo theo nhiều lợi ích riêng đi cùng là mạng lưới hoạt động, năng lực cạnh tranh, sự tín nhiệm của khách hàng và khả năng xử lý rủi ro của nó. Do đó, nghiên cứu này đặt ra giả thuyết:
H1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ hai, yếu tố khả năng sinh lời. Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thì một yếu tố nữa cần được xem xét đến chính là khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng
cho thấy mối tương quan của yếu tố này đến quyết định đầu tư của NĐTNN. Tuy nhiên vì các tác giả này xem xét đến động cơ xuất phát từ cả hai phía trong một thương vụ M&A xuyên biên nên cho rằng những ngân hàng chủ động sẽ hoạt động tốt hơn và mua lại các ngân hàng nhỏ, hiệu quả kém để tái cấu trúc và tận dụng được nguồn khách hàng sẵn có với chi phí huy động vốn rẻ hơn này, do đó tiêu chí về khả năng sinh lời tác giả này cho rằng có tương quan âm với quyết định mua lại từ ngân hàng chủ động. Trong khi đó, nghiên cứu của Dunning (1977), Macedo và Barbosa (2009) lại gián tiếp ủng hộ giả thuyết khả năng sinh lời có tác động đến khả năng một doanh nghiệp nhận được sự đầu tư cao hơn các doanh nghiệp khác khi cho rằng NĐTNN quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp họ muốn đầu tư trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác. Mặc khác, xét về góc độ đánh giá hiệu quả hoạt động thì chỉ tiêu khả năng sinh lời thể hiện được doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không (Josette Peyrard, 2005). Do đó, giả thuyết sau được xem xét:
H2: Tỷ suất sinh lời có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ ba, yếu tố thu nhập từ dịch vụ. Macedo và Barbosa (2009) cũng cho thấy sự tác động của hiệu quả hoạt động đến khả năng có sự tham gia của NĐTNN. Thực tế cũng cho thấy rằng, các tập đoàn hay ngân hàng đa quốc gia, lợi thế của họ chính là mảng dịch vụ, điều này dễ thấy hơn khi so sánh giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:
H3: Thu nhập từ dịch vụ có tác động cùng chiều với khả năng ngân hàng nhận được sự tham gia góp vốn từ NĐTNN.
Thứ tư, yếu tố chi phí sử dụng vốn. Kết quả nghiên cứu của Dunning (1977) cho thấy có sự tương quan dương giữa chi phí sử dụng vốn tại doanh nghiệp với khả năng nhận được sự đầu tư từ NĐTNN. Trong trường hợp này nghiên cứu của Forcarelli và Pozzolo (2001) cũng cho cùng kết quả. Mặc khác, chi phí sử dụng vốn