Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


STT

TÊN HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

TRANG


1

Hình 3.1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế giai đoạn 2012- 2018


16

2

Hình 3.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012-2018

17

3

Hình 3.3. Hiệu quả sinh lời của hệ thống TCTD giai đoạn 2012-2018

18


4

Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giai đoạn 2012-2018


19


5

Hình 3.5. Giá trị danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2012-2018


19


6

Hình 3.6. Quy mô tổng tài sản, tổng cho vay và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018


23


7

Hình 3.7. Chỉ tiêu về ROA, ROE và nợ xấu của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018


24


8

Hình 3.8. Thu nhập hoạt động và lợi nhuận từ dịch vụ của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018


25


9

Hình 3.9. Tổng cho vay và đi vay của các ngân hàng TMCP trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2012-2018


26

10

Hình 4.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU


Có được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực cho các ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tài chính, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Vậy làm thế nào để có được cổ đông nước ngoài?

Nghiên cứu này tìm ra và phân tích những nhân tố giúp cho một ngân hàng thương mại cổ phần có được sự thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra dự báo cần thiết cho năm 2019.

Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã thống kê và thu thập dữ liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018 để tính toán các biến cho mô hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics.

Kết quả cho thấy, có hai thành phần tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài đó là Thu nhập thuần từ dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động và Số dư ròng liên ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng.

Nghiên cứu này giúp các ngân hàng có sự chủ động nếu muốn có được cổ đông nước ngoài, đặc biệt là cổ đông chiến lược. Đồng thời góp thêm tài liệu để sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu về sau thuộc lĩnh vực này.

Từ khóa: Nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần, cổ đông chiến lược, binary logistic.


ABSTRACT


Investment by foreign investors is one of the measures improving bank’s financial status, technology and bank management. How to get foreign shareholders is the question that many banks concern about.

The research will find and analysis the factors leading to the success of Joint Stock Commercial Bank in getting investment by Foreign investors. So that, I will suggest some detail methods also forecasts in 2019.

The research based on the financal statement data and some related reports from Joint Stock Commercial Banks from 2012 to 2018 in order to use for the research model. Additionally, binary logistic regression analysis is used in the research.

From the regression results, there are two factors affecting to the decision of foreign investors, Proportion of income from services on total operating income (SERVICE) and Net interbank net balance (INTERBANK).

This study helps banks take the initiative if they want to acquire foreign shareholders, especially strategic shareholders. At the same time, this study also contributes more materials for students to study related topics and add a theoretical basis for later studies in this field.

Keywords: Foreign investors, Joint Stock Commercial Bank, strategic shareholders, binary logistic.


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1. Lí do chọn đề tài

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, hợp tác đa phương đã cho thấy một vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình nâng cao vị thế đất nước, góp phần đưa kinh tế Việt Nam sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Và tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã gia nhập được 63 tổ chức trên trường quốc tế. Điển hình là các tổ chức kinh tế lớn thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (Năm 1995), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu – ASEM (Năm 1996), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương – APEC (Năm 1998), Tổ chức thương mại thế giới – WTO (Năm 2006), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương – TPP (Năm 2015). Không chỉ dừng lại ở đó, nước ta còn có quan hệ hợp tác với trên 500 tổ chức phi Chính phủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Tiến trình này đã mang lại những thành tựu nhất định, bên cạnh vấn đề nâng cao tiềm lực chính trị, tăng trưởng kinh tế đất nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý, … còn có vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, cơ quan trong nước đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, dòng vốn từ nước ngoài đầu tư vào nước ta đang ngày càng tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, song song với những mặt đạt được nó cũng đặt ra nhiều thách thức về phía ta. Đó là, làm sao để tối ưu hóa nguồn vốn này vào mục đích phát triển kinh tế, nâng cao vị thế để có thể chọn lọc nhà đầu tư phù hợp chứ không phải bất kỳ nhà đầu tư nào ta cũng chấp nhận, và cuối cùng là hạn chế rủi ro thấp nhất có thể. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa khi mà quá trình hội nhập kinh tế tương lai sẽ diễn ra sâu hơn, rộng hơn và đa dạng hơn.

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại cho ta nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít thách thức, dễ thấy nhất chính là vấn đề cạnh tranh. Cạnh tranh không chỉ đơn thuần xảy ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn là cạnh tranh


giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài khi mà các cam kết mở cửa đã tạo điều kiện cho họ gia nhập vào thị trường Việt Nam và có được môi trường cạnh tranh bình đẵng với các ngân hàng khác trong nước. Do đó, vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ở đây chính là làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước, không chỉ riêng tại thị trường Việt Nam mà các ngân hàng cần có tầm nhìn xa hơn nữa là ra được thị trường quốc tế.

Mặt khác, thời gian qua ta có thể thấy được lộ trình tăng vốn mà Chính phủ đã đặt ra cho phía các ngân hàng thương mại Việt Nam là 3,000 tỷ đồng vào năm 2010 theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Sau đó là Quyết định 2020/QĐ-NHNN thành lập Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 141/2006/NĐ-CP, theo đó hướng sửa đổi này là nâng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại lên 5,000 tỷ đồng trong năm 2012 và sau đó là lên 10,000 tỷ đồng trong năm 2015. Nhưng điều kiện thực tế cho thấy diễn biến tình hình kinh tế không khả quan nên chưa thực hiện được hướng đi này. Thay vào đó, định hướng tới năm 2020 của Chính phủ là tất cả các ngân hàng thương mại cơ bản đạt được mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, với chuẩn mực này rủi ro sẽ được lượng hóa thành con số cụ thể và nhiệm vụ của ngân hàng là chuẩn bị mức vốn đủ để bù đắp được rủi ro này. Đây là một sự chuẩn bị nền tảng để ngân hàng có thể ứng phó được trước những biến động khôn lường của thị trường tài chính. Qua đó ta có thể thấy được quyết tâm cùng kỳ vọng mà Chính phủ đặt ra ở hiện tại và giai đoạn tới là sự ổn định, lành mạnh của hệ thống tài chính. Các ngân hàng thương mại cần có động thái chuẩn bị cho mình những bước đi cần thiết để có thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra nếu muốn trụ vững và cạnh tranh được với đối thủ trong và ngoài nước trước áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện tại.

Xuất phát từ những khó khăn cùng thách thức nêu trên, một trong những giải pháp đã cho thấy được hiệu quả thiết thực mà nó mang lại chính là ngân hàng đi tìm kiếm cho mình các đối tác nước ngoài, đặc biệt là đối tác chiến lược để nhận được sự đầu tư từ họ. Vậy ngân hàng cần làm gì để thu hút được sự đầu tư góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài


“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để tiến hành hoạt động nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:


Một là, tìm và phân tích sâu hơn những nhân tố góp phần mang lại sự thành công cho ngân hàng trong vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các ngân hàng nước ta chủ động hơn trong việc trang bị cho mình những yếu tố cần thiết đáp ứng được các yêu cầu đề ra.

Hai là, đưa ra các dự báo cần thiết cho năm 2019 để có cái nhìn chung nhất về diễn biến và khả năng ngân hàng nào sẽ có được cổ đông nước ngoài.

Câu hỏi nghiên cứu:


Thứ nhất, nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam?

Thứ hai, giải pháp giúp các ngân hàng TMCP trong nước có được cổ đông nước ngoài là gì? Khả năng các ngân hàng TMCP có được cổ đông trong năm 2019 ra sao?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng TMCP Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu trong hệ thống 29 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2018.

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam là một vấn đề cần thiết để biết được nhà đầu tư ngoại quan tâm đến khía cạnh nào nhiều hơn khi thực hiện quyết


định đầu tư. Trên cơ sở này, các ngân hàng có sự chủ động để chuẩn bị cho mình nếu muốn có được cổ đông nước ngoài, đặc biệt là các cổ đông chiến lược.

Góp thêm tài liệu để sinh viên nghiên cứu các đề tài có liên quan và thêm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu về sau thuộc lĩnh vực này.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Để thực hiện mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam, tác giả đã thống kê danh sách các ngân hàng TMCP còn hoạt động và thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch của những ngân hàng này. Như các chỉ số về lợi nhuận, tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu,… để tính toán các biến cần có cho việc thực hiện mô hình nghiên cứu. Danh sách các ngân hàng TMCP được lấy từ website của NHNN Việt Nam và các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch thì được tác giả lấy từ website của các ngân hàng này.

Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics cho tập dữ liệu tác giả đã thu thập và tính toán được.

1.6. Những đóng góp mới của đề tài


Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cập đến những lý thuyết cơ bản về hoạt động góp vốn của NĐTNN vào các doanh nghiệp trong nước nói chung và ngân hàng nói riêng làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này trong hệ thống các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018. Từ các dữ liệu thu thập được, tác giả xây dựng mô hình hồi quy Binary Logistic về nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng TMCP Việt Nam dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistics. Kết quả có được từ mô hình hồi quy sẽ là cơ sở nền tảng để tác giả xây dựng các giải pháp cho các ngân hàng TMCP trong nước chủ động hơn trước vấn đề tìm kiếm đối tác và có được đối tác đầu tư từ nước ngoài. Qua đó mỗi ngân hàng sẽ biết mình cần chuẩn bị gì để đáp ứng được


những yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài và sau đó là tiến trình chọn lọc lại đối tác. Đồng thời, kết quả từ phân tích hồi quy cùng những dữ liệu tài chính có được từ các ngân hàng tác giả tiến hành tính toán và đưa ra dự báo cho năm tiếp theo để người đọc phần nào có cái nhìn chung nhất về khả năng có được cổ đông nước ngoài mỗi ngân hàng ra sao và của ngân hang nào cao hơn ngân hàng nào.

1.7. Kết cấu của luận văn


Nội dung luận văn gồm 5 chương:


Chương 1: Giới thiệu đề tài.


Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm.


Chương 3: Thực trạng hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012-2018.

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Tóm tắt chương 1


Ở chương này, tác giả đề cập đến tính cấp thiết cần có một nghiên cứu cụ thể cho thực trạng vấn đề đang ngày càng được quan tâm không chỉ của các cấp, cơ quan ban ngành mà còn của các doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thương mại trong nước nói riêng đó là vấn đề thu hút sự tham gia góp vốn của NĐTNN vào ngân hàng TMCP Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic với sự hỗ trợ từ phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics cho tập dữ liệu tác giả đã thu thập và tính toán được, tác giả đã tìm ra và phân tích sâu hơn các nhân tố tác động đến sự tham gia góp vốn này, từ đó đưa ra các dự báo cho năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022