Danh Mục Và Vốn Oda Của Các Nhà Tài Trợ Và Các Chương Trình, Dự Án Đầu Tư Lâm Nghiệp Phân Theo Thời Kỳ


Bảng 2: Danh mục và vốn ODA của các nhà tài trợ và các chương trình, dự án đầu tư Lâm nghiệp phân theo thời kỳ

Đơn vị tính: triệu USD



STT


Nhà tài trợ


1991-

1995


1996-

2000


2001-

2005

Kinh phí


Ghi chú


Vay

Không hoàn lại

I

Thụy Điển





29,6


1

FCF

x




13,3

Đã kết thúc

2

MRDP


x



16.3

Đã kết thúc

II

Chương trình Lương thực TG(PAM)





38,2


1

PAM 4304

x




23,3

Đã kết thúc

2

PAM 5322


x



14,9

Đã kết thúc

III

CHLB Đức





39,9


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam - 6


1

KfW 1


x



4,9

Đã kết thúc

2

KfW 2


x



7,7

Đã kết thúc

3

KfW 3


x



5,0


4

KfW 3 pha 2



x


2,5


5

KfW 4



x


7,7


6

KfW 5



x


12,1

Đã cam kết

IV

Ngân hàng Thế giới (WB)




133,3

26,3


1

WB 1


x


21,5

5,0 (Hà

lan)


2

WB 2


x


31,8

11,3 (Đan

Mạch)


3

WB 3



x

80,0

20 (ước)


V

Ngân hàng phát triển

Châu á




133,6

26,3




(ADB)







1

ADB 1


x


33,1

7,0 (Hà

Lan)


2

ADB 2



x

50,0

12,5

(ước)

Đã cam kết

VI

Nhật Bản




13,6

11,2


1

JICA



x


11,2


2

JBIC



x

13,6




Cộng




230,0

164,7



Tổng cộng




394,7



Trong đó








-Đã kết thúc




-

80,4

80,4


-Đang thực hiện




100

39,7

139,7


-Đã cam kết




130

44,6

174,6

(Nguồn: Ban quản lí các dự án Lâm nghiệp-2006)


3. Thực trạng triển khai và quản lý các dự án đầu tư Lâm nghiệp


Trong hơn 12 năm qua (1991-2003), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước 12/1995 là Bộ Lâm nghiệp) đã trực tiếp quản lí 14 chương trình, dự án ODA đầu tư lâm nghiệp với tổng kinh phí 294,4 triệu USD, trong đó có 10 dự án viện trợ không hoàn lại và 4 dự án vốn vay của 6 nhà tài trợ chính: Chương trình lương thực Thế giới, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á và 2 nhà đồng tài trợ không hoàn lại là Hà Lan và Đan Mạch. Địa bàn hoạt động các dự án gồm 35 tỉnh với 273 huyện trải dài từ Hữu Nghị quan (Lạng Sơn) đến Mũi Cà Mau.

3.1. Mục tiêu và các hợp phần đầu tư


Hoạt động các dự án ODA Lâm nghiệp và PTNN rất đa dạng và phong phú, mang tính chất của dự án phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi, phù hợp với tình hình thực tế về đất đai, khí hậu, tập quán và truyền thống canh tác, cơ cấu cây trồng vật nuôi của mỗi địa phương, nhằm khuyến khích sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nông dân và cải tạo môi trường sinh thái nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các nội dung hoạt động chính là: Điều tra đánh giá kinh tế-xã hội và điều kiện tự nhiên, quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa, phân chia 3 loại rừng, giao đất lâm nghiệp và trồng rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất), khoanh nuôi tái sinh có bổ sung, bảo vệ rừng tự nhiên, quản lí và bảo vệ các khu bảo tồn, vườn quốc gia, nông lâm kết hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tái định cư. Ngoài ra các chương trình, dự án còn nhằm mục tiêu phát triển thể chế chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ và nông dân, hỗ trợ xã hội, phát triển giới, phát triển tổ chức, phát triển kinh doanh.

Các chương trình, dự án này mang tính đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính xã hội cao, đòi hỏi sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương từ khâu chuẩn bị đầu tư và giám sát đánh giá. Các công trình đầu tư Lâm nghiệp, Nông lâm kết hợp tập trung cho đối tượng hưởng lợi là hộ gia đình và các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn thường có quy mô vừa và nhỏ, thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Các chương trình, dự án đầu tư Lâm nghiệp nêu trên thuộc dự án 661 “Trồng mới 5


triệu ha rừng”. Nhưng xét về mặt mục tiêu và các hoạt động đầu tư của dự án còn liên quan đến nhiều chương trình trọng điểm quốc gia như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, Chương trình xây dựng thể chế chính sách…


Các dự án do ngân hàng tái thiết Đức (KfW) viện trợ không hoàn lại:


Trong 10 năm qua, căn cứ vào tổng giá trị ODA đã cam kết, ký kết và giải ngân cho lĩnh vực Lâm nghiệp và phát triển nông thôn, CHLB Đức là nhà tài trợ ODA không hoàn lại lớn nhất. Các dự án hợp tác tài chính do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ quan tâm đến lĩnh vực quản lí bền vững tài nguyên thiên nhiên, trong đó tập trung vào vấn đề bảo tồn và xây dựng vốn rừng gắn liền với vấn đề xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.

Từ năm 1996 đến nay, CHLB Đức đã dành cho Việt Nam 5 dự án trồng rừng với tổng kinh phí 31,3 triệu Euro và với mục tiêu trồng 72000 ha rừng. Ngoài ra, CHLB Đức đã cam kết 12,1 triệu Euro cho dự án trồng rừng KfW 5 tại 4 tỉnh duyên hải miền trung sẽ nghiên cứu khả thi vào giữa năm 2003 và triển khai thực hiện dự án vào cuối năm 2004 với diện tích trồng rừng khoảng 28000 ha.

Trong 7 năm qua (1996-2002), 3 dự án KfW đã trồng được 44200 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng khoảng 6.500 ha rừng, chiếm 3% diện tích trồng rừng mới hàng năm của dự án Quốc gia 661. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng những khu rừng trồng dự án Đức đầu tư do những hộ nông dân cá thể trồng liền vùng liền khoảnh tập trung có ý nghĩa sinh thái lớn và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Các dự án do chương trình lương thực thế giới (PAM) viện trợkhông hoàn lại:

Từ năm 1977 đến năm 2002, PAM đã tài trợ cho Việt Nam 7 dự án trồng rừng với tổng kinh phí 101,9 triệu USD (334.000 tấn bột mỳ). Đã trồng được 460.000 ha rừng


tại 32 tỉnh, bình quân mỗi hộ trồng 0,7 ha rừng sản xuất. Khoảng 650.000 hộ đã tham gia chương trình trồng rừng lớn này. Ngoài ra, đã xây dựng được 854 km đường lâm nghiệp và đào tạo được 5.254 phổ cập viên thôn, bản. Tuy nhiên, vùng dự án có địa bàn rộng, phân tán, diện tích nhỏ và không liền vùng, liền khoảnh.

Giai đoạn 1977-1992: gồm 5 dự án (PAM 2278, 2396, 2780, 4126 và 3552) với tổng kinh phí 63,7 triệu USD, đã trồng được 285.000 ha rừng tại 14 tỉnh.

Giai đoạn 1992-2002: gồm 2 dự án (PAM 4304 và 5322) với tổng kinh phí 38,2 triệu USD và đã trồng được 175.000 ha rừng tại 18 tỉnh. Dự án PAM 4304 đã được tổng kết vào tháng 7/1999 và dự án PAM 5322 đã kết thúc hoạt động trồng rừng vào năm 2001 và được tổng kết vào tháng 7/2003.

Các dự án PAM đã đóng góp tích cực vào chương trình phủ xanh, cải thiện môi trường và phòng hộ sản xuất nông nghiệp, cũng như giải quyết được hàng triệu lao động trong khu vực dự án có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập, nhất là lương thực tại các khu vực thiếu hụt lương thực thường xuyên và trầm trọng.

Các chương trình do SIDA (Thụy Điển) viện trợ không hoàn lại:


Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển trong ngành lâm nghiệp đã bắt đầu từ những năm 70 với sự hỗ trợ xây dựng nhà máy giấy và bột Bãi Bằng và cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy. Sau đó mở rộng ra các lĩnh vực như trồng rừng, bảo vệ đất, cải tiến bếp đun và nâng cao đời sống công nhân Lâm nghiệp. Chương trình hợp tác Lâm nghiệp (FCP) 1991-1995 với tổng kinh phí 13,3 triệu USD được thực hiện tại vùng phát triển Lâm nghiệp (FDA) thuộc 5 tỉnh:Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái đã mở rộng đáng kể phạm vi hợp tác Lâm nghiệp, đồng thời cũng nhận thấy nhu cầu kết hợp phát triển nông thôn và phát triển cơ cấu tổ chức ở cấp Trung ương. Chương trình phát triển nông thôn miền núi (MRDP) 1996-2000 với tổng kinh phí là 16,3 triệu USD, tại 5 tỉnh nêu trên, bao gồm 2 phần chính:


Thứ nhất, Chương trình tiếp tục các hoạt động ở địa phương nhằm phát triển phương pháp, xây dựng cơ cấu tổ chức và phát triển nhân lực để hỗ trợ cho việc quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở miền núi;

Thứ hai, hỗ trợ cấp Trung ương để củng cố chính sách, chiến lược và khả năng tổ chức liên quan đến các hoạt động ở địa phương.


Các dự án do Nhật Bản tài trợ:


Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển nam Trung bộ Việt Nam (PACSA) do JICA viện trợ không hoàn lại với tổng số vốn là 11,2 triệu USD.

Mục tiêu dự án: Cải thiện năng suất đất canh tác nằm phía trong những khu rừng được trồng, chuyển hoá diện tích đất bỏ hoang do nguy cơ bị cát biển vùi lấp thành đất có thể trồng cây tạo sản phẩm cho dân cư địa phương; Cung cấp chất đốt cho người dân địa phương bằng sản phẩm thu được từ chăm sóc rừng (tỉa cành, tỉa thưa); Tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương tham gia trồng và chăm sóc bảo vệ rừng; Góp phần cải thiện đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trong khu vực.

Các hợp phần của dự án:


Trồng rừng: 11.000 ha


Hạ tầng phục vụ trồng rừng,Đào tạo


Thuê tư vấn và nhà thầu Nhật


Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên (JBIC) với tổng số vốn Nhật Bản cho vay ưu đãi là 13,6 triệu USD.


Mục tiêu dự án: Trồng, khoanh nuôi bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (có trồng bổ sung) rừng phòng hộ đầu nguồn, nâng cao độ che phủ của rừng, nhằm chống xói mòn, điều hoà nguồn nước, cải tạo môi trường sinh thái, góp phần hạnh chế thiên tai (lũ lụt, hạn hán), bảo đảm sản xuất và đời sống cho nhân dân trên địa bàn lưu vực và vùng hạ lưu, đồng thời tạo việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân trong khu vực.

Các hợp phần của dự án:


Trồng rừng mới phòng hộ 22.400 ha.


Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh (có trồng bổ sung) 3.900 ha


Bảo vệ rừng 15.000 ha


Hạ tầng phục vụ trồng rừng (Đường Lâm nghiệp)


Đào tạo, khuyến lâm và thuê tư vấn.


Các dự án vốn vay do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ:


Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn (WB1). Đây là dự án vốn vay từ ngân hàng thế giới với tổng số là 21,5 triệu USD.

Mục tiêu dự án: Bảo vệ hiệu quả Vườn quốc gia Cát Tiên, bảo vệ và quản lí khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Chư Mon Ray; Quản lí có hiệu quả các khu rừng tự nhiên còn lại ở ngoài các khu bảo tồn mà nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên và khu BTTN Chư Mon Ray;Giảm bớt sự phụ thuộc vào Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu BTTN Chư Mon Ray để sinh sống và thu nhập bằng cách cải thiện điều kiện sống của người dân sinh sống tại vùng đệm; Tăng cường năng lực của Chính phủ để thiết kế, thực thi và theo dõi các dự án phát triển để bảo tồn tổng hợp.

Các hợp phần của dự án: Quản lí vùng bảo vệ; Kế hoạch phát triển cộng đồng, Giao đất, hỗ trợ xã hội; Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, quản lí rừng; Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; Tăng cường năng lực và quản lí dự án.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022