Thang Đo Sự Gắn Kết Của Khách Hàng Với Các Cộng Đồng Thương Hiệu Trực Tuyến


Bảng 3.14. Thang đo nhận thức rủi ro


STT

Thang đo

Mã hóa

Tác giả


1

Tôi cho rằng việc tương tác với cộng đồng thương hiệu trực tuyến sẽ khiến tôi gặp rủi ro về bảo mật dữ liệu cá nhân.


PRT1

Được kế thừa và phát triển từ thang đo của

Dinev và Hart (2006)


2

Tôi cho rằng các thông tin tôi chia sẻ trong cộng đồng có thể được sử dụng sai mục đích


PRT2


3

Tôi cho rằng việc tương tác với cộng đồng thương hiệu trực tuyến sẽ khiến tôi bị lộ dấu chân điện tử và các thương hiệu có thể truy vết sở thích, các mối quan tâm và hành vi trực tuyến của tôi.


PRT3


4

Tôi cho rằng các thông tin được chia sẻ trên cộng đồng thương hiệu có thể là theo ý đồ của nhà tài trợ.


PRT4

Được phát triển từ thang đo của Martínez-López (2017)


5

Tôi lo ngại rằng việc tương tác với cộng đồng thương hiệu trực tuyến có thể tác động tiêu cực đến cách người khác nghĩ về tôi.


PRT5

Được phát triển từ thang đo của Featherman và cộng sự (2003)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của khách hàng với các cộng đồng thương hiệu trực tuyến: Nghiên cứu tại Việt Nam - 13

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.5.1.8. Thang đo sự gắn kết của khách hàng với các cộng đồng thương hiệu trực tuyến

Như đã trình bày ở trên, sự gắn kết của khách hàng với cộng đồng thương hiệu trực tuyến là một khái niệm mang tính đa chiều với 3 khía cạnh biểu hiện là: gắn kết về nhận thức, gắn kết về tình cảm hay gắn kết về hành vi.

Sự gắn kết về nhận thức của khách hàng với OBC

Sự gắn kết về nhận thức đề cập đến một tập hợp các trạng thái tinh thần tích cực và bền bỉ mà người tiêu dùng trải nghiệm đối với chủ điểm tương tác, ở đây chính là OBC (Hollebeek, 2014; Mollen và Wilson, 2010). Khía cạnh gắn kết này được phản ánh qua việc khách hàng có sự chú ý, quan tâm và cao hơn là tâm trí bị cuốn vào các


hoạt động trong các OBC (Koh và Kim, 2003, Dessart và cộng sự, 2015) hay nói cách khác là việc một khách hàng dành nhiều sự quan tâm, chú ý đến các bình luận hay phản hồi của các thành viên khác trong cộng đồng (Dessart, 2017). Thang đo sự gắn kết về nhận thức với OBC được thể hiện trong bảng 3.15.

Sự gắn kết về tình cảm của khách hàng với OBC

Sự gắn kết về tình cảm phản ánh những cảm xúc được tích tụ, mang tính lâu dài mà người tiêu dùng có được thông qua tương tác với các chủ điểm, ở đây chính là OBC (Calder và cộng sự, 2009) và được phản ánh qua hai khía cạnh là cảm giác thích thú (Calder và cộng sự, 2013) và sự nhiệt huyết (Vivek, 2012). Trong đó, cảm giác thích thú thể hiện niềm vui và hạnh phúc của người tiêu dùng bắt nguồn từ sự tương tác với OBC và các thành viên của cộng đồng. Các thành viên bày tỏ sự vui thích khi xem các bình luận trên bài đăng của chính họ và duy trì cuộc trò chuyện bằng cách trả lời những bình luận này. Đôi khi, họ chỉ đơn giản là thích đọc các bài đăng thú vị và có liên quan của thương hiệu. Sự nhiệt huyết phản ánh mức độ phấn khích và quan tâm mang tính nội tại của người tiêu dùng đối với OBC. Khi tương tác qua lại với các thành viên khác trong cộng đồng thông qua hình thức đưa ra các phản hồi, nhận xét, mức độ nhiệt huyết của một thành viên sẽ được kích hoạt và duy trì. Họ thích nhận xét về nội dung của người khác và thúc đẩy các tương tác liên quan đến nội dung của chính họ. Thang đo sự gắn kết về tình cảm được thể hiện trong bảng 3.15 và được phát triển từ nghiên cứu của Hollebeek và cộng sự (2014) và Dessart (2017).

Sự gắn kết về hành vi của khách hàng với OBC

So với sự gắn kết về nhận thức hay tình cảm thì sự gắn kết về hành vi được coi là biểu hiện mạnh mẽ nhất cho sự gắn kết của khách hàng. Viện Khoa học marketing đã định nghĩa sự gắn kết về hành vi của khách hàng là “biểu hiện hành vi của khách hàng đối với một chủ điểm có thể là thương hiệu hoặc doanh nghiệp, vượt ra ngoài việc mua hàng và là kết quả của các động lực thúc đẩy (Trích dẫn trong Dessart và cộng sự, 2015). Ở đây có thể hiểu chủ điểm đó chính là các OBC. Sự gắn kết về hành vi với OBC được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, đó là hành vi ủng hộ, chia sẻ hay học hỏi từ cộng đồng. Các thang đo sự gắn kết về hành vi với OBC được kế thừa từ nghiên cứu của Dessart (2017) thể hiện trong bảng 3.15 dưới đây.


Bảng 3.15. Thang đo sự gắn kết của khách hàng với cộng đồng thương hiệu trực tuyến

STT

Thang đo

Mã hóa

Tác giả

Sự gắn kết về nhận thức


1

Tôi thường nghĩ đến cộng đồng thương

hiệu trực tuyến mà tôi quan tâm.

CE1


Được kế thừa và chỉnh sửa từ nghiên cứu của Dessart (2017)


2

Khi tôi tương tác với cộng đồng thương

hiệu trực tuyến mà tôi quan tâm, tôi quên hết mọi thứ xung quanh.


CE2

3

Tôi thường bị cuốn vào các cộng đồng thương

hiệu trực tuyến một khi tôi đăng nhập.

CE3

Sự gắn kết về tình cảm


1

Tôi cảm nhận được sự tin cậy khi tôi tương tác

với cộng đồng thương hiệu trực tuyến.

AE1


Được kế thừa và chỉnh sửa từ nghiên cứu của Hollebeek và cộng sự (2014)

Dessart (2017)

2

Việc tương tác với cộng đồng thương hiệu

trực tuyến giúp tôi cảm thấy vui vẻ.

AE 2

3

Tôi cảm thấy phấn khích khi tương tác với

cộng đồng thương hiệu trực tuyến.

AE 3

4

Tôi cảm thấy tự hào khi tương tác với cộng

đồng thương hiệu trực tuyến.

AE4

Sự gắn kết về hành vi



1

Tôi sẵn sàng có các hành vi ủng hộ (like) với các hoạt động, các nội dung hay các ý tưởng trong cộng đồng thương hiệu trực

tuyến mà tôi quan tâm.


BE1


Được kế thừa và chỉnh sửa từ nghiên cứu của

Dessart (2017)


2

Tôi sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong cộng đồng thương hiệu trực tuyến mà tôi

quan tâm theo cách có thể.


BE2


3

Tôi muốn giới thiệu với người khác về cộng đồng thương hiệu trực tuyến mà tôi

quan tâm


BE3

4

Tôi muốn nói tốt về cộng đồng thương hiệu

trực tuyến mà tôi quan tâm với người khác.

BE4

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.5.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.5.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng sơ bộ là thử nghiệm bảng hỏi sau nghiên cứu định tính, giảm thiểu khả năng xảy ra những sai sót liên quan đến bảng hỏi trong giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức sau này và đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm phát hiện và loại đi các biến quan sát không phù hợp trong nghiên cứu.

3.5.2.2. Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ

Từ thang đo được đề xuất sau khi kết thúc nghiên cứu tổng quan, kết hợp với thang đo được phát triển sau nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện điều tra sơ bộ với quy mô mẫu nhỏ. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu định mức với 90 quan sát dự kiến. Bộ dữ liệu thu thập được được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát liên quan đến các nhân tố tác động đến sự gắn kết của khách hàng với các cộng đồng thương hiệu trực tuyến, và đánh giá độ tin cậy của các thang đo được phát triển ở giai đoạn trước. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Theo đó, các thang đo ghi nhận hệ số Cronbach’s Alpha trên 0,6 được coi là đảm bảo độ tin cậy. Với hệ số tương quan biến tổng, các thang đo có hệ số này <0,3 thì biến được coi là biến rác và cần loại khỏi thang đo.

3.5.2.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trong 90 phiếu phát ra, tác giả thu về 87 phiếu. Sau quá trình làm sạch dữ liệu, tác giả loại tiếp 12 phiếu do không điền đủ thông tin, giữ lại được 75 phiếu, chiếm tỷ lệ 80,3%. Dữ liệu được nhập vào phần mềm SPSS 22 để chạy Cronbach Alpha. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo lần 1 được thể hiện trong bảng 3.16 dưới đây.

Bảng 3.16. Kiểm định độ tin cậy của thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha lần 1


Biến quan sát

Kiểm định Cronbach’s Alpha


Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu xóa biến

Thang đo nhu cu chia svi nhng người có chung mi quan tâm

,845

LMD1

,624

,828

LMD2

,776

,758

LMD3

,715

,788

LMD4

,620

,828



Biến quan sát

Kiểm định Cronbach’s Alpha


Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu xóa biến

Thang đo nhu cầu kết nối

0,654

CDO1

,755

,313

CDO2

,666

,431

CDO3

,557

,490

CDO4

-,098

,858

Thang đo nhu cầu thể hiện bản thân

,875

SEP1

,728

,848

SEP2

,827

,802

SEP3

,698

,854

SEP4

,698

,853

Thang đo nhu cầu được ghi nhận

,925

VLD1

,920

,868

VLD2

,889

,881

VLD3

,590

,873

VLD4

,920

,868

Thang đo nhu cầu giúp đỡ người khác

,724

HDO1

,583

,633

HDO2

,818

,519

HDO3

,671

,599

HDO4

,586

,640

HDO5

-,109

,862

Thang đo nhu cầu tạo sự ảnh hưởng tới thương hiệu

,882

BIC1

,665

,878

BIC2

,789

,833

BIC3

,759

,843

BIC4

,769

,839

Thang đo nhu cầu thông tin

,831

ISD1

,583

,822



Biến quan sát

Kiểm định Cronbach’s Alpha


Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu xóa biến

ISD2

,699

,769

ISD3

,714

,761

ISD4

,644

,793

Nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ

,816

SED1

,610

,780

SED2

,657

,761

SED3

,608

,783

SED4

,678

,748

Thang đo nhu cầu giải trí

,895

HBS1

,904

,813

HBS2

,686

,897

HBS3

,904

,813

HBS4

,601

,922

Thang đo nhu cầu tìm kiếm lợi ích vật chất

0,867

UBS1

,728

,829

UBS2

,783

,779

UBS3

,740

,824

Thang đo nhận thức rủi ro

,831

PRT1

,693

,780

PRT2

,820

,737

PRT3

,776

,757

PRT4

,776

,757

PRT5

,132

,904

Thang đo khuynh hướng văn hóa tập thể/cá nhân

,941

COS1

,828

,931

COS2

,866

,924

COS3

,877

,922



Biến quan sát

Kiểm định Cronbach’s Alpha


Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu xóa biến

COS4

,844

,928

COS5

,801

,935

Thang đo gắn kết về nhận thức

,901

CE1

,854

,814

CE2

,897

,775

CE3

,677

,958

Thang đo gắn kết về tình cảm

,885

AE1

,701

,870

AE2

,763

,849

AE3

,753

,850

AE4

,784

,838

Thang đo gắn kết về hành vi

,879

BE1

,765

,834

BE2

,761

,836

BE3

,816

,812

BE4

,616

,890

Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kết quả chạy kiểm định đánh giá độ tin cậy của thang đo cho thấy hầu hết các thang đo đều có giá trị tin cậy với hệ số Cronbach Alpha phần lớn đều đạt giá trị >0,6 và hệ số tương quan biến tổng >0,3. Tuy nhiên có 3 biến quan sát là: HDO5; CDO4 và PRT 5 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là -0,098, -0,109 và 0,132, không đạt yêu cầu về giá trị >0,3. Hơn nữa, hệ số Cronbach Alpha của biến tổng nếu loại các biến này cũng được cải thiện nên tác giả tiến hành loại bỏ 3 biến này. Bên cạnh đó, ở các thang đo: nhu cầu được ghi nhận (VLD), nhu cầu giải trí (HBS), sự gắn kết về nhận thức (CE) và sự gắn kết về hành vi (BE) có các trường hợp biến quan sát VLD3, HBS4, CE3 và BE4, hệ số Cronbach Alpha nếu loại các biến này sẽ có giá trị tốt hơn. Tuy nhiên, do giá trị Cronbach’s Alpha của biến tổng đều đã đạt yêu cầu (>0,8) nên


tác giả quyết định giữ lại các biến này và chạy lại lần 2 với 3 biến bị loại bỏ nói trên. Kết quả chạy lần 2 được thể hiện trong bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại biến

Thang đo/Biến quan sát

Kiểm định Cronbach’s Alpha


Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu xóa biến

Thang đo nhu cầu chia sẻ với những người có chung mối quan tâm

,845

LMD1

,624

,828

LMD2

,776

,758

LMD3

,715

,788

LMD4

,620

,828

Thang đo nhu cầu kết nối

,858

CDO1

,783

,750

CDO2

,704

,832

CDO3

,722

,811

Thang đo nhu cầu thể hiện bản thân

,875

SEP1

,728

,848

SEP2

,827

,802

SEP3

,698

,854

SEP4

,698

,853

Thang đo nhu cầu được ghi nhận

,925

VLD1

,920

,868

VLD2

,889

,881

VLD3

,590

,973

VLD4

,920

,868

Thang đo nhu cầu giúp đỡ người khác

,862

HDO1

,661

,845

HDO2

,793

,787

HDO3

,737

,812

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023