Mô Hình Hợp Nhất Về Chấp Nhận Và Sử Dụng Công Nghệ


thành phần xuống còn 4 nhân tố ảnh hưởng và 4 yếu tố chi phối. Cấu trúc mô hình UTAUT tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu liên quan được trình bày ở phụ lục 01.

(Tham khảo phụ lục 01)

Hình 1.7 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ

Ý định

hành vi

Hiệu quả mong đợi

Nỗ lực mong đợi

Hành vi thực sự

Ảnh hưởng của xã hội

Điều kiện thuận tiện

Độ tuổi

Kinh nghiệm

Sự tự nguyện

Giới tính

(Nguồn: Venkatesh et al., 2003)

Mô hình UTAUT được chia làm hai bước:

Đầu tiên, mô hình giả định rằng sự sử dụng công nghệ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ý định hành vi hướng đến sử dụng công nghệ (BI) và điều kiện cơ sở hạ tầng (FC). Trong đó, tác động của FC chịu chi phối bởi độ tuổi và kinh nghiệm.

Đến lượt nó, ý định hành vi lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố là hiệu quả mong đợi (PE), nỗ lực mong đợi (EE), ảnh hưởng xã hội (SN). Còn giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự sẵn sàng sử dụng là các yếu tố chi phối.

Mô hình UTAUT cũng giữ lại các nhân tố gồm khả năng của người sử dụng (SE), sự lo lắng (ANX) và thái độ hướng đến sử dụng công nghệ mới (ATUT), đồng thời kết luận rằng chúng không có ảnh hưởng đáng kể lên ý định hành vi. Mặc dù đây


được xem là những nhân tố dự đoán có ý nghĩa quan trọng trong từng mô hình nghiên cứu riêng lẻ trước đó, tuy nhiên, mức ý nghĩa của chúng giảm dần khi kết hợp với các nhân tố hiệu quả và nỗ lực trong mô hình (Venkatesh et al., 2003).

Mô hình UTAUT được ứng dụng rộng rãi và đem lại những hiểu biết có ý nghĩa trong các nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet banking (AbuShanab et al., 2010; Gorecha, 2005), dịch vụ qua điện thoại di động (Alotaibi, 2013), máy vi tính (Al-Gahtani et al., 2007), giáo dục điện tử (Sundaravej, 2011). Định nghĩa các thành phần và vai trò các yếu tố chi phối trong mô hình UTAUT được trình bày ở phụ lục 01.

(Tham khảo phụ lục 01)‌

1.4. Tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Singh, S. & Komal, M. (2009) nhằm so sánh ảnh hưởng của thẻ ATM đến sự hài lòng của khách hàng đối với ba ngân hàng là SBI (State Bank of India), ICICI (ICICI Bank India) và HDFC (The Housing Development Finance Corporation Bank) chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng thẻ của ngân hàng là: Niềm tin và sự bảo mật của thẻ, tốc độ thực hiện, sự tư vấn của những người đã sử dụng, sự thuận tiện khi dùng thẻ và chi phí bỏ ra để sử dụng thẻ. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn ngân hàng để sử dụng thẻ theo sự tư vấn của những người đã dùng trước đó.

Còn với nghiên cứu của Bounie D. và A. Francois (2009) về “Quyết định lựa chọn tiền mặt, Séc hoặc Thẻ ghi nợ? Ảnh hưởng của đặc điểm giao dịch lên quyết định lựa chọn phương thức thanh toán” cho rằng các nhân tố về rủi ro, sự thuận tiện, nhanh chóng, sự hữu ích của phương tiện thanh toán đóng vai trò quyết định lựa chọn sử dụng. Ngoài ra, mạng lưới máy ATM, kênh giao dịch cũng đóng vai trò quan trọng.

Steve Worthington (2003) cho rằng an toàn và thuận tiện là một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ, ngoài ra mạng lưới hệ thống chấp nhận thẻ và sự khuyến khích thanh toán qua thẻ tại các cửa hàng cũng có ảnh hưởng.


Bảng 1.4 Tóm tắt một số nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng trên thế giới


Tác giả

Nội dung

nghiên cứu

Mô hình

Kết quả nghiên cứu

AlAwadhi và Morris (2009)

Sự chấp nhận chương trình chính phủ điện tử (e- government)

UTAUT

Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi ảnh hưởng đến ý định hành vi của đối tượng khảo sát.

Điều kiện thuận tiện và ý định

hành vi ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ.

Cheng et al. (2008)

Sự chấp nhận dịch vụ Internet banking.

UTAUT

Hiệu quả mong đợi và ảnh hưởng của xã hội là những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến ý

định sử dụng dịch vụ.

Okonkwo (2012)

Ý định hành vi hướng đến chấp nhận dịch vụ Internet banking.

UTAUT

Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận tiện và niềm tin có ảnh hưởng không đáng kể lên ý định hành vi.

Ảnh hưởng của xã hội không có tác động đến ý định hành vi

trong nghiên cứu này.

Gorecha (2005)

Ứng dụng mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ đối với dịch vụ Internet banking.

UTAUT

Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi ảnh hưởng đáng kể, trong khi ảnh hưởng của xã hội tác động không đáng kể lên ý định hành vi do trình độ học vấn

cao của đối tượng khảo sát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long - 5






Điều kiện thuận tiện ảnh hưởng không đáng kể lên hành vi sử dụng dịch vụ Internet banking do điều kiện dễ dàng tiếp cận Internet ở bất cứ nơi đâu ở Anh, cũng như đã có kiến thức, kinh

nghiệm trong sử dụng Internet.

AbuShanab et al.

(2010)

Internet Banking và sự chấp nhận dịch vụ của khách hàng ở Jordan: Dựa trên mô hình hợp nhất.

Mô hình UTAUT mở

rộng

Nghiên cứu này xác nhận lại kết quả nghiên cứu của Venkatesh et al. (2003), cho rằng hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đáng kể lên ý định hành vi.

Điều kiện thuận tiện không có

tác động đến ý định hành vi trong nghiên cứu này.

Sundaravej (2003)

Kiểm đinh giá trị thực nghiệm của mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ.

UTAUT

Tương tự kết quả nghiên cứu của Venkatesh et al. (2003) cho rằng yếu tố hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đáng kể lên ý định hành vi. Trong khi đó, nhân tố điều kiện thuận tiện

không có ý nghĩa đáng kể.

Celik, H. &

Yilmaz, V.

Mở rộng mô hình

TAM nghiên cứu

TAM và các

nhân tố về

Cảm nhận dễ sử dụng được xem

là nhân tố đo lường hiệu quả.



(2011)

sự chấp nhận mua hàng trực tuyến ở

Thổ Nhĩ Kỳ.

niềm tin,

chất lượng dịch vụ.

Niềm tin được xem là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ

hướng đến sử dụng.

Davis et al. (1989)

Sự chấp nhận của người sử dụng đối với hệ thống máy vi tính: So sánh giữa hai mô hình lý thuyết.

TAM và TRA

Cảm nhận sự hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi. Theo đó, ý định hành vi là nhân tố chính dẫn đến

đến hành vi thực sự.

(Tổng hợp bởi tác giả)

Về khía cạnh nhân khẩu học, trong điều kiện Việt Nam với sự không đồng đều về trình độ giáo dục, nhận thức của người dân đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ ngày càng phát triển thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm cá nhân có vai trò quan trọng. Stavins (2001) nghiên cứu đặc điểm của khách hàng trong việc sử dụng phương tiện thanh toán trong đó có thẻ ghi nợ nội địa cho rằng các nhân tố về nhân khẩu học như thu nhập, độ tuổi, giáo dục, tình trạng hôn nhân… có ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa phương thức thanh toán. Nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tự rằng những phương thức thanh toán mới như ngân hàng điện tử hay thẻ ghi nợ được sử dụng phổ biến bởi những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn.

Borzekowski et al. (2006) nghiên cứu về nhu cầu sử dụng thẻ của người tiêu dùng còn chỉ ra rằng nữ giới thường có khuynh hướng sử dụng thẻ ghi nợ cao hơn nam giới và những người độc thân thường có xu hướng sử dụng cao hơn, mặt khác, những người có trình độ cao có khuynh hướng sử dụng phương tiện thanh toán điện tử nhiều hơn (Stavins, 2001). Một số khác cho rằng nữ giới thường có ít sự linh hoạt, chủ động tiếp cận và thường lo lắng nhiều hơn khi tiếp cận công nghệ mới so với nam giới (AlAwadhi và Morris, 2009).

1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam


Tại Việt Nam, mô hình UTAUT một lần nữa khẳng định giá trị ứng dụng cao trong nghiên cứu sự chấp nhận thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… của người tiêu dùng.

Bảng 1.5 Tóm tắt một số nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng ở Việt Nam


Tác giả

Nội dung

nghiên cứu

Mô hình

Kết quả nghiên cứu

Trần Thị Minh Anh (2010)

Nghiên cứu mức độ chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán xăng dầu – Flexicard của người tiêu dùng tại Đà Nẵng: Áp dụng mô hình UTAUT.

UTAUT

– Nghiên cứu bổ sung 2 thành phần “thái độ” và “lo lắng” vào mô hình.

– Các nhân tố: Thái độ, hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận tiện ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi. Trong đó, thái độ và hiệu quả mong đợi có ảnh hưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu sự lo lắng để khuyến khích

khách hàng chấp nhận sử dụng thẻ.

Lưu Thị Mỹ Hạnh (2013)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ Techcombank tại thành phố Đà Nẵng.

UTAUT

– Bổ sung nhân tố “cảm nhận sự thích thú” và “nhận thức về chi phí chuyển đổi” vào mô hình UTAUT nguyên thủy

– Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng của xã hội và nhận thức về chi phí chuyển đổi, điều kiện thuận tiện có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ.

– Điều kiện thuận tiện tác động lớn nhất đến ý định sử dụng thẻ, hiệu quả mong đợi có tác động thấp nhất. Nhân tố cảm

nhận sự thích thú bị loại khỏi mô hình.



Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2005)

Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM

tại Việt Nam

Mô hình dựa trên kết quả nghiên cứu trên thế giới kết hợp điều kiện

Việt Nam.

– Có 9 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam, gồm: yếu tố về kinh tế, luật pháp, hạ tầng công nghệ, nhận thức vai trò của thẻ ATM, thói quen sử dụng, độ tuổi, khả năng sẵn sàng của hệ thống, chính sách

Marketing và tiện ích của thẻ.

Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011)

Đề xuất mô hình chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam.

E-BAM

(E-Banking Adoption Model)

Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực, mạnh mẽ nhất đến sự chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử.

Các yếu tố khác theo thứ tự tác động giảm dần: hình ảnh ngân hàng, hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích và nhận thức dễ sử dụng; trong khi đó rủi ro trong giao dịch tác động ngược chiều. Ngoài ra, sự chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử càng cao thì thì tần

suất sử dụng dịch vụ càng nhiều.

Lê Thị Kim Tuyết (2011)

Động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng

Kết hợp

nhiều mô hình nghiên cứu khác

nhau như TPB, DOI…

Sự hữu ích có ý nghĩa quan trọng nhất đối với động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking, trong khi đó ảnh hưởng xã hội có tác động thấp nhất.

Ngoài ra, khách hàng còn bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác như: yếu tố văn hóa, yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý,

yêu tố xã hội. Bởi vì những đặc điểm






riêng của mỗi khách hàng có tác động

một cách mạnh mẽ đến hành vi.

(Tổng hợp bởi tác giả)‌

1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất áp dụng

Một điểm chung dễ nhận thấy của các lý thuyết nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng là chúng thường được áp dụng nghiên cứu trong các ứng dụng công nghệ mới như dịch vụ Internet banking, dịch vụ qua điện thoại di động, mua hàng trực tuyến, … hay các hệ thống công nghệ hiện đại như hệ thống máy tính, giáo dục trực tuyến, v.v. Mặt khác, sự ra đời của thẻ được xem là bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng công nghệ cung cấp dịch vụ thanh toán. Theo thời gian, thẻ không còn quá mới mẻ đối với một số nước trên thế giới tuy nhiên tại Việt Nam và đặc biệt một số khu vực, thẻ còn khá xa lạ với người tiêu dùng vì vậy việc ứng dụng các lý thuyết giới thiệu ở chương 1 vào nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng TMCP Kiên Long là phù hợp.

Venkatesh et al. (2003) khi xem xét ứng dụng mô hình UTAUT, họ đã nhận thấy rằng mô hình UTAUT được xem là mô hình nổi bật trong số các mô hình nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ khi các mô hình nghiên cứu riêng lẻ giới thiệu ở trên chỉ giải thích được khoảng 17 – 42% sự biến thiên của biến phụ thuộc bởi các biến độc lập trong mô hình. Việc lựa chọn mô hình UTAUT ứng dụng cho nghiên cứu này bởi tính tổng quát và khả năng giải thích cao hơn so với các mô hình chấp nhận công nghệ khác (Venkatesh et al., 2003). Các thang đo đo lường đề xuất bởi Venkatesh et al. (2003) được sử dụng như là những nhân tố quyết định trực tiếp đến ý định và hành vi sử dụng. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận dựa trên ứng dụng mô hình UTAUT nhưng có rất ít nghiên cứu được tiến hành ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt đối với thẻ KLB.

Mô hình UTAUT giả định rằng điều kiện thuận tiện ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thực sự. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Okonkwo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 07/10/2024