Chương 1. LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về thẻ ngân hàng
1.1.1. Khái niệm thẻ ngân hàng
Thẻ là phương tiện thanh toán cho phép chủ thẻ sử dụng để chi trả cho hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán từ xa (giao dịch không xuất trình thẻ) hoặc để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATMs) (Kokkola, 2010, trang 31).
Thông thường chức năng thanh toán và chức năng sử dụng tiền mặt được kết hợp trong cùng một chiếc thẻ. Thẻ được sử dụng để thực hiện các giao dịch bằng cách ghi nợ từ tài khoản chủ thẻ hoặc giảm bớt hạn mức tín dụng được phép sử dụng của chủ thẻ tại ngân hàng phát hành (Kokkola, 2010, trang 31).
Theo đó, thẻ ngân hàng là một sản phẩm tiện ích của các ngân hàng. Thẻ ngân hàng có nhiều khái niệm khác nhau:
Khái niệm 1: Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán hiện đại, cho phép khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng chỉ với một chiếc thẻ được phát hành bởi ngân hàng đó mà không gặp bất cứ hạn chế nào về thời gian giao dịch (Patil, 2014, trang 226); hay
Khái niệm 2: Thẻ ngân hàng là một chiếc thẻ nhựa giúp chủ thẻ tiếp cận tiền từ tài khoản của mình tại ngân hàng và sử dụng để thanh toán hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Trong một số trường hợp, thẻ còn được sử dụng qua Internet, với những trường hợp này thẻ được sử dụng để giao dịch không còn là một chiếc thẻ vật chất (Kalam et al., 2012, trang 292).
Theo quan điểm của tác giả thì ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại. Thẻ không chỉ gói gọn trong chức năng rút tiền mặt, thanh toán hàng hóa, dịch vụ hay sử dụng qua Internet như Kalam et al. (2012) đã giới thiệu. Với nhu cầu ngày càng gia tăng, thẻ còn được sử dụng để nộp tiền qua máy ATM, thanh toán hóa đơn, thanh toán dư nợ tín dụng, tích điểm… Như vậy, có thể hiểu thẻ ngân hàng là một
phương tiện hiện đại, cho phép chủ thẻ chủ động theo dõi, tiếp cận và sử dụng nguồn tài chính của mình tại ngân hàng thông qua các dịch vụ do ngân hàng cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình mà không phải trực tiếp đến ngân hàng. Thẻ còn giúp cho chủ thẻ thanh toán hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng, an toàn, và chính xác.
1.1.2. Phân loại thẻ
Có nhiều loại thẻ khác nhau cho phép khách hàng tiếp cận và sử dụng tiền từ tài khoản của mình. Tùy thuộc vào tiêu thức phân loại mà thẻ được phân ra nhiều loại khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có 3 loại thẻ được sử dụng phổ biến đó là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước 1.
Thẻ ghi nợ (debit card): Thẻ kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng, cho phép chủ thẻ thanh toán các khoản mua hàng hoăc rút tiền tại các máy ATM trực tiếp từ tài khoản của mình. Vì vậy, khi chủ thẻ sử dụng thẻ ghi nợ, số tiền được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ ngay lập tức hoặc sau vài ngày (delayed debit card) và không có bất cứ sự trì hoãn thanh toán nào (Kokkola, 2010, trang 31).
Thẻ tín dụng (credit card): cung cấp cho chủ thẻ một nguồn tín dụng được phép sử dụng và không phải hoàn trả ngay. Hạn mức và thời gian được cấp tín dụng tùy thuộc vào thỏa thuận của chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Nhìn chung, dư nợ tín dụng có thể được thanh toán toàn bộ vào ngày đến hạn hoặc được thanh toán từng phần (Kokkola, 2010, trang 31).
Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ có thể trả một phần dư nợ cuối kỳ vào ngày đến hạn để đảm bảo khả năng chi trả (Kokkola, 2010, trang 31). Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào ngày đến hạn, chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ đã sử dụng. Sau thời gian này, phần dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán sẽ chịu lãi suất (Patil, 2014, trang 227). Loại này gọi là thẻ tín dụng tuần hoàn (Revolving credit card) 1.
1 European Central Bank (2014), Card payments in Europe - A reviewed focus on SEPA for cards.
Thẻ tín dụng buộc chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ dư nợ phát sinh cho ngân hàng vào ngày đến hạn. Loại thẻ này còn được gọi là thẻ chi trả (charge card) (Patil, 2014, trang 227).
Thẻ trả trước: Là thẻ đòi hỏi chủ thẻ nạp một số tiền nhất định trong thẻ trước khi có thể sử dụng. Thẻ trả trước có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán. Cần phân biệt giữa thẻ trả trước và ví điện tử (electronic purse). Đối với ví điện tử, tiền điện tử được lưu trữ trong chip điện tử của thẻ hoặc các trung tâm dữ liệu và được khấu trừ trực tiếp khi thanh toán 1.
Ngoài ra, còn có các loại thẻ khác như:
Căn cứ vào phạm vi sử dụng: Bao gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế
Thẻ nội địa: là thẻ được sử dụng để rút tiền, thanh toán, chuyển khoản cho các giao dịch thanh toán trong nước.
Thẻ quốc tế: là thẻ được sử dụng để rút tiền, thanh toán, chuyển khoản cho các giao dịch thanh toán nước ngoài (Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011, trang 241).
Căn cứ vào chủ thể phát hành:
Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng.
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ do các tổ chức quốc tế phát hành như: Dinner Club, Amex,… loại thẻ này cũng được sử dụng thanh toán trên toàn cầu (Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011, trang 242).
Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của thẻ: Bao gồm ba loại là thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ và thẻ thông minh (Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011, trang 242). Trong đó, thẻ thông minh (smart card) là thế hệ mới nhất của thẻ. Thẻ thông minh được gắn vào thẻ một chip điện tử, cho phép lưu trữ thông tin gấp hàng ngàn lần so với thẻ từ, thêm vào đó mức độ an toàn cao, đáng tin cậy và đa đạng về chức năng, dịch vụ cung cấp cũng được tích hợp vào thẻ (Angko, 2013, trang 46).
1.1.3. Các đối tượng chính tham gia trong quá trình sử dụng thẻ
Thẻ được sử dụng để thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ, để nộp, rút tiền mặt hoặc thanh toán, chuyển khoản tại các máy ATM. Trong quá trình sử dụng thẻ có nhiều bên tham gia, tuy nhiên khái quát chung thì có hai mô hình tổng quát (Kokkola, 2010, trang 56), trong đó mô hình 4 thành phần là mô hình phổ biến 1.
Ngân hàng phát hành | Ngân hàng thanh toán | ||
Chủ thẻ | Đại lý (ĐVCNT) | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long - 1
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long - 2
- Nội Dung Cơ Bản Trong Các Mô Hình Nghiên Cứu Sự Chấp Nhận Công Nghệ Của Các Cá Nhân
- Mô Hình Hợp Nhất Về Chấp Nhận Và Sử Dụng Công Nghệ
- Điều Chỉnh Mô Hình Và Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Hình 1.1 Mô hình các đối tượng chính tham gia trong quá trình sử dụng thẻ
Mô hình 4 thành phần | |
Chuẩn giao tiếp dữ liệu Đóng vai trò phát hành và thanh toán | Chuẩn giao tiếp dữ liệu
|
Chủ thẻ | Đại lý (ĐVCNT) | |
(Nguồn: European Central Bank, 2014)
Trong mô hình 4 thành phần, chuẩn giao tiếp và xử lý dữ liệu được áp dụng thống nhất cho cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ. Tùy theo vai trò trong hoạt động thanh toán, ngân hàng phát hành có mối quan hệ pháp lý với chủ thẻ và hỗ trợ chủ thẻ sử dụng thẻ, tương tự ngân hàng thanh toán cũng có mối quan hệ pháp lý với ĐVCNT và hỗ trợ hoạt động thanh toán cho ĐVCNT 1. Trong một số trường hợp, ngân hàng phát hành đồng thời cũng là ngân hàng thanh toán, trường hợp này là khi khách
hàng của ngân hàng phát hành sử dụng thẻ trên chính kênh giao dịch của ngân hàng đó (Slawsky & Zafar, 2005, trang 15). Ngược lại, trong mô hình 3 thành phần, một bên vừa đóng vài trò là bên phát hành và bên thanh toán thẻ, có mối quan hệ pháp lý với cả chủ thẻ và ĐVCNT. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa hai mô hình (Kokkola, 2010, trang 56).
Một số mô hình sử dụng, thanh toán thẻ với 3 thành phần tham gia như American Express, Diner Club hoặc một số tổ chức tín dụng trong nước khác; trong khi đó sử dụng mô hình 4 thành phần như Visa, MasterCard và một số tổ chức thẻ trong nước khác. 1
Ngân hàng phát hành thẻ: là tổ chức tài chính phát hành thẻ cho chủ thẻ, đồng thời cũng quản lý tài khoản của chủ thẻ và có thể cung cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ thực hiện cấp phép các giao dịch qua POS hoặc ATM và cam kết chắc chắn thanh toán lại cho bên chấp nhận thanh toán thẻ giá trị của những giao dịch thành công, phù hợp với quy định thống nhất (Kokkola, 2010, trang 55).
Ngân hàng thanh toán thẻ: thực hiện quản lý tài khoản của ĐVCNT và thanh toán với tư cách của ĐVCNT. Ngân hàng thanh toán chuyển tiếp các thông tin về kết quả giao dịch thẻ để nhận được tiền đã thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ. Với các giao dịch tại POS, ngân hàng thanh toán là bên nhận các thông tin thanh toán từ ĐVCNT gửi đến để xử lý. Với các giao dịch tại ATM, Ngân hàng thanh toán thực hiện chi tiền cho chủ thẻ (trực tiếp hoặc thông qua bên thứ Ba) (Kokkola, 2010, trang 55).
Đơn vị chấp nhận thẻ: là các cửa hàng bán lẻ hoặc các công ty, tổ chức hợp tác với ngân hàng thanh toán thẻ để chấp nhận thanh toán bằng thẻ cho hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị mình (bao gồm cả ứng tiền mặt tại ĐVCNT) 1.
Chủ thẻ: là cá nhân hoặc đối tượng khác thỏa thuận với ngân hàng và được ngân hàng phát hành thẻ. Bằng thỏa thuận này, chủ thẻ được phép sử dụng thẻ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán, sử dụng tiền mặt và các nhu cầu khác được cấp1.
1.1.4. Lợi ích của thẻ
1.1.4.1. Đối với Chủ thẻ
Thuận tiện, linh hoạt:
Đa dạng kênh lựa chọn tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng (Shah & Clarke, 2009, trang 4).
Chủ thẻ chủ động sử dụng dịch vụ ngân hàng bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, với dịch vụ 24 giờ/ngày trong suốt một năm (Shah & Clarke, 2009, trang 4).
An toàn:
Giảm thiểu sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Khách hàng không phải mang theo số tiền lớn trong người, hạn chế cướp giật (Angko, 2013, trang 46).
Thông tin trong thẻ được mã hóa cao, hạn chế rủi ro (Angko, 2013, trang 46).
Cấp tín dụng:
Chủ thẻ còn được phép chi tiêu trước, trả tiền sau mà không phải trả lãi trong một khoảng thời gian nhất định đối với nguồn tín dụng được cấp qua thẻ, từ đó gia tăng nhu cầu chi tiêu của khách hàng (Shah & Clarke, 2009, trang 5).
Được hưởng ưu đãi:
Chủ thẻ được tham gia chương trình khách hàng thân thiết, ưu đãi, khuyến mãi… khi sử dụng thẻ (Angko, 2013, trang 46).
1.1.4.2. Đối với Ngân hàng
Tăng hình ảnh ngân hàng trên thị trường: Việc cung cấp thẻ và các dịch vụ kèm theo giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đồng thời góp phần hiện đại hóa hoạt động ngân hàng; xây dựng và gợi nhớ đến hình ảnh một ngân hàng hiện đại (Shah & Clarke, 2009, trang 7).
Tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng: Việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua các kênh hiện đại không những giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng từ các khoản phí dịch vụ (Young, 2007) mà còn tiết kiệm chi phí khi khách hàng chủ động giao dịch thay vì mở thêm chi nhánh ngân hàng (Berger & Gensler, 2007).
Hiện đại hóa – đa dạng hóa hoạt động ngân hàng: Khi triển khai dịch vụ thẻ các ngân hàng phải không ngừng đầu tư về mặt hệ thống kỹ thuật, nguồn nhân lực cũng như nâng cao khả năng quản lý (Shah & Clarke, 2009, trang 7).
1.1.4.3. Đối với Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
Giảm chi phí, thời gian quản lý: Bằng cách chấp nhận thanh toán bằng thẻ, ĐVCNT có thể giảm thiểu chi phí quản lý, thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra ĐVCNT còn được đảm bảo nhận được khoản thanh toán cho các giao dịch thành công (Slawsky & Zafar, 2005, trang 15).
Gia tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút khách hàng mới: Thông qua thẻ tín dụng khách hàng được ngân hàng cấp một khoản tín dụng, từ đó giúp khách hàng chi tiêu vượt quá khả năng của mình (Shah & Clarke, 2009, trang 5).
1.1.4.4. Đối với xã hội
Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm chi phí xã hội: Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nên thẻ góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông (Slawsky & Zafar, 2005, trang 16), từ đó làm giảm chi phí trong toàn xã hội.
Phát triển xã hội văn minh, hiện đại: Chủ thẻ có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng chỉ với một chiếc thẻ nhỏ gọn mà không cần phải mang theo quá nhiều tiền mặt. Ngoài ra, việc sử dụng thẻ có thể được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau (Angko, 2013, trang 43).
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng thẻ ngân hàng
1.2.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Tiện ích của dịch vụ: Dịch vụ cung cấp giúp tiết kiệm thời gian, đa dạng các chức năng giao dịch và quản lý tốt những rắc rối xảy ra với khách hàng sẽ góp phần khuyến khích khách hàng gia tăng chấp nhận sử dụng thẻ (Chan, 1997).
Hệ thống công nghệ: hệ thống ổn định, thông suốt giúp hạn chế tối đa rắc rối xảy ra, giúp dữ liệu được xử lý nhanh chóng, chính xác là điều kiện cần thiết gia tăng chấp nhận sử dụng thẻ (Arthur and Dimitris, 1994).
Sự tin cậy: đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin khách hàng cũng như chính xác về dữ liệu giao dịch là điều kiện cần thiết gia tăng chấp nhận sử dụng thẻ (Arthur
and Dimitris, 1994). Theo đó, những lo ngại về rủi ro tài chính là những vấn đề cốt lõi cần được quan tâm giúp hạn chế rủi ro và tự tin khi sử dụng (Nazari, T., 2013).
Mạng lưới chấp nhận: Khả năng tiếp cận tiền từ tài khoản và sử dụng dịch vụ mọi lúc mọi nơi càng cao, càng gia tăng chấp nhận sử dụng thẻ thay thế tiền mặt. Điều này phụ thuộc vào điều kiện của ĐVCNT, vai trò của các bên liên quan trong việc khuyến khích, cam kết với ĐVCNT chấp nhận thanh toán (Yiing Jia Loke, 2007).
1.2.2. Nhóm nhân tố khách quan
Trình độ và nhận thức: là một phương tiện thanh toán hiện đại, sự phát triển của thẻ phụ thuộc rất lớn vào mực độ am hiểu của người dân về thẻ. Trình độ dân trí cao, có những kiến thức, am hiểu về thẻ góp phần gia tăng sự chấp nhận sử dụng thẻ ngân hàng (Gan, Maysami and Koh, 2008).
Thói quen giao dịch: thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn phổ biến, đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn trong những giao dịch mua bán hàng hóa hàng ngày (Su Ning, 2006).
Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý và các chính sách liên quan nhằm quy định các tiêu chuẩn thống nhất về yêu cầu hệ thống, an toàn, các nguyên tắc pháp lý trong cung ứng dịch vụ thẻ mà mọi tổ chức tham gia phải tuân thủ và thống nhất để bảo vệ người dùng (Su Ning, 2006).
1.3. Tổng quan các lý thuyết nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng
1.3.1. Nội dung cơ bản trong các lý thuyết nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng
Thiếu sự hiểu biết về sự chấp nhận sử dụng là rào cản đối với sự thành công của hệ thống công nghệ mới bởi thực tế người sử dụng thường không sẵn lòng chủ động tiếp cận công nghệ kỹ thuật. Các nghiên cứu đều quan tâm đến việc hiểu rõ tại sao con người chấp nhận hệ thống công nghệ để thiết kế mô hình nghiên cứu thích hợp nhằm dự đoán người sử dụng sẽ phản ứng như thế nào khi công nghệ mới được phát triển. Các mô hình chấp nhận công nghệ cung cấp khung phân tích để hiểu rõ các yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ. Theo đó, các nghiên cứu cho rằng chính những cảm