Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


● Kết quả ước lượng với mô hình REM

Bảng 2.5. Kết quả ước lượng với mô hình REM

Nguồn theo tính toán của tác giả Kết quả hồi quy khi ước lượng với 2 mô 1

Nguồn: theo tính toán của tác giả

Kết quả hồi quy khi ước lượng với 2 mô hình FEM và REM cho kết luận ở Bảng

2.4 và ớc 

ếu tố

còn 

ều này dường như là trùng hợp với kết quả cho ra khi ước lượng với mô hình Pooled nói trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 42 trang tài liệu này.

Trước khi tiếp cận FEM hay REM, ta xét kiểm định Hausman để xác định FEM và REM có thực sự khác biệt trong trường hợp mẫu nghiên cứu này hay không.

Giả thuyết:

Ho: Mô hình REM là phù hợp H1: Mô hình FEM là phù hợp

Kết quả kiểm định Hausman được trình bày ở Bảng 2.6.

Nguồn theo tính toán của tác giả Kết quả kiểm định Hausman đưa ra giá trị 9

Nguồn: theo tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định Hausman đưa ra giá trị p-value bằng 0.1490 lớn hơn 0.05 nên chấp nhận giả thuyết Hvà bác bỏ giả thuyết H1. Vì vậy, mô hình phù hợp để nghiên cứu là mô hình Random effect.

Sau khi lựa chọn mô hình Random effect làm mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện loại bỏ các biến có giá trị p-value lớn hơn 0.05 ra khỏi mô hình. Kết quả sau khi thực hiện bỏ biến thừa ra khỏi mô hình, tác giả thực hiện ước lượng lại với mô hình gồm 2 biến là TLA và SIZE, kết quả cho trong Bảng 2.7 như sau:

ớc lượng với mô hình REM khi đã loại bỏ biến thừa

Nguồn theo tính toán của tác giả Phương trình hồi quy có dạng FGAP 0 309326 11

Nguồn: theo tính toán của tác giả

Phương trình hồi quy có dạng:

FGAP = 0.309326 – 0.037125*SIZE + 0.588163*TLA

Ở mức ý nghĩa 5% hệ số Rbằng 40.72% cho thấy 2 biến SIZE và TLA giải thích được gần 41% sự thay đổi về FGAP trong suốt giai đoạn 2007 – 2013.

2.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu‌

Các kết quả kiểm ế

quan trọng như sau:

2.2.3.1. Về các nhân tố bên trong ngân hàng a. Quy mô tổng tài sản (SIZE)

Quy mô tổng tài ịch chiề ở thanh 

làm thanh khoản ngân hàng tốt hơn lên. Điều này dường như là phù hợp với các lý thuyết kinh tế quy mô, khi quy mô ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có nhiều lợi thế trên thị trường và càng ít gặp rủi ro thanh khoản. Một khi xuất hiện dấu hiệu của rủi ro thanh khoản, thì các ngân hàng với quy mô lớn, có thể lợi dụng uy tín của mình tiếp cận thị trường liên ngân hàng hay được hỗ trợ từ người cho vay cuối cùng một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó khắc phục rủi ro khi còn trong trứng nước. Kết quả hồi quy cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, quy mô tổng tài sản của ngân hàng tăng 1% thì sẽ giúp ngân hàng giảm được 0.04% rủi ro thanh khoản.

Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản có thể hiện trên bảng cân đối kế toán của nó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản

của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn.

Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Nếu một ngân hàng có chất lượng hoạt động tín dụng cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh, thì ngân hàng đó được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông thường, chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệ giữa nợ quá hạn so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa tổn thất nợ ròng so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ. Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán.

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ

và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng tiền quốc gia. Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng trong trường hợp này, cần tính đến tình hình sử dụng tài sản ở nước ngoài, mối tương quan giữa tài sản của nước ngoài và tài sản bằng ngoại tệ trong tổng tài sản ngân hàng.

Thông qua bảng thống kê quy mô tổng tài sản của 14 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007-2013, ta thấy tổng tài sản của các ngân hàng được tập hợp tính đến cuối năm 2013 là 3.992 nghìn tỷ đồng, tăng 11,34% so với cuối năm 2012, Khi những ngân hàng có Vốn CSH lớn nhất cũng là ngân hàng có Nợ phải trả lớn nhất thì đương nhiên đó cũng là những ngân hàng có Tổng tài sản lớn nhất. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trong đánh giá về thị trường tiền tệ, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây tiếp tục được củng cố và hiện khá dồi dào so với giai đoạn trước do tốc độ tăng huy động luôn đạt mức tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống. Chính nhờ thanh khoản dồi dào, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường liên NH duy trì được sự ổn định và luôn ở mức thấp (3-4%). Dù rằng, theo đánh giá của Ủy ban giám sát, có một số thời điểm lãi suất trên thị trường này có mức tăng đột biến. Bên cạnh đó, diễn biến tỉ lệ cho vay huy động trên thị trường dân cư cùng với tỉ lệ huy động từ thị trường liên NH trên tổng tài sản của các TCTD giảm dần cũng cho thấy những tín hiệu tích cực khi mức độ rủi ro trong hoạt động của

đa phần các TCTD và của toàn hệ thống đã giảm đáng kể. Những ngân hàng có nguồn thanh khoản dồi dào tập trung tại các nhóm có quy mô tài sản cao.

Bảng 2.8. Quy mô tổng tài sản các NHTM giai đoạn 2007-2013

Nguồn Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng  b Tỷ lệ cho vay 17

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng b. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA)

ỷ lệ cho

vay trên tổng tài 

ợc lại khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản giảm 1% sẽ giúp ngân hàng giảm được 0.59% rủi ro thanh khoản. Việc này được lý giải rằng khi ngân hàng gặp khó khăn thì ngân hàng thường tập trung tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận và có khuynh hướng cho vay những đối tượng có rủi ro cao hơn với lãi suất cho vay cao

hơn. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giúp đánh giá thanh khoản đồng thời giúp xác định xu thế cũng như trạng thái thanh khoản ngân hàng trong kỳ hoạt động.

Nhìn chung, hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam vẫn là hoạt động tín dụng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những rủi ro các ngân hàng đang phải đối mặt hiện nay là vấn đề thanh khoản khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và phải bù đắp trong việc cho vay trung và dài hạn trong khi dư nợ cho vay không dễ thu hồi và nợ có khả năng mất vốn đang tăng nhanh.

Trái ngược với cơ cấu kỳ hạn tiền gửi huy động, cơ cấu kỳ hạn cho vay của ngân hàng không bị mất cân đối dồn trọng tâm hẳn về một phía. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn nhìn chung dao động từ 35% - 47% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân xuất phát từ sức cầu về nguồn vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam rất cao do hình thành và hoạt động trong một đất nước đang phát triển. Thêm vào đó, thị trường vốn vẫn còn sơ khai nên khối NHTM Nhà nước (kể cả cổ phần) phải hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp vốn cho vay trung, dài hạn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, dẫn đến dư nợ cho vay trung, dài hạn tại các NH duy trì một tỷ lệ khá cao qua các năm. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ này có xu hướng giảm phù hợp với tình trạng ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới 2007 - 2009, vì thế doanh nghiệp Việt Nam ít có sự mạnh dạn đối với những dự án dài hơi bởi lo ngại những biến động của nền kinh tế và thường kinh doanh theo kiểu cuốn chiếu chứ ngại mạo hiểm, thiếu niềm tin vào sức cầu của thị trường. Bên cạnh đó, khi xử lý nợ xấu đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng, các ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trong khâu thẩm định cho vay, không còn chạy đua ồ ạt như các giai đoạn trước. Mặc dù có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ cho

vay trung, dài hạn trong tổng cơ cấu vẫn duy trì ở mức khá cao (từ 35 – 40%), đòi hỏi một lượng lớn nguồn vốn với kỳ hạn tương ứng tài trợ. Tuy nhiên như đã trình bày thì tiền gửi trung, dài hạn của khách hàng - nguồn vốn chủ yếu tài trợ cho hoạt động cho vay trung, dài hạn của ngân hàng đã không thể đáp ứng được, dẫn đến tình trạng ngân hàng phải sử dụng tới nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ, hệ quả là tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn tại các NH đang duy trì ở mức khá cao.

Tỷ lệ cho vay chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản của các NHTM Việt Nam cộng thêm tình hình mất cân đối kỳ hạn giữa tiền gửi và các khoản cấp tín dụng, bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng chính là những nguyên nhân chính gây ra rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam.

Trái với kỳ vọng ban ả ốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát ệ ệt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II‌

Trong chương II tác giả đã trình bày mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Qua việc phân tích dữ liệu bảng từ số liệu thu thập trong Báo cáo thường niên của 14 NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến 2013, tác giả đã rút ra một số kết luận có giá trị. Trong các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam như mô hình tác giả xây dựng, thì yếu tố Tổng tài sản Ngân hàng (SIZE) có quan hệ nghịch chiều với rủi ro thanh khoản (FGAP), nghĩa là một sự gia tăng tổng tài sản ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản hay nói cách khác làm tăng thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, yếu tố TLA (tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản) có tương quan dương với rủi ro thanh khoản, nghĩa là một sự gia tăng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản, hay nói cách khác sẽ làm giảm thanh khoản của ngân hàng. Trái với kỳ vọng ban đầu, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả không phát hiện các nhân tố ETA (Tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn), ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), GDP (Tăng trưởng kinh tế), INF (Tỷ lệ 

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM‌

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất. Thông qua kết quả hồi quy của mô hình, tác giả rút ra một số kết luận trong việc nhận diện các nhân tố tác động lên rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Qua đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần trong việc định hướng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

3.1. Đối với ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.1. Về chính sách tăng vốn, tăng tài sản, quản trị tài sản-nguồn vốn ngân hàng trong thời gian vừa qua.‌

Yêu cầu tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ VN một cơ hội phát triển không phải dễ gì mà có được, với những thuận lợi của thị trường chứng khoán thời kì 2006-2007, hỗ trợ việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này. Sau bảy năm (tính đến 2013), các ngân hàng này vẫn là những ngân hàng nhỏ, phần lớn trong đó với quy mô tài chính kém cỏi, thiếu hụt thanh khoản, thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị ngân hàng ở một tầm vóc lớn hơn, nhiều rủi ro hơn. Vấn đề tăng vốn, tăng quy mô tài sản hệ thống ngân hàng VN, thông qua Nghị định 141/NĐ-2006, đã cho thấy ví dụ về việc các chính sách quản lí ngân hàng. Tình trạng thừa thanh khoản, sau đó là liên tiếp thâm hụt thanh khoản đòi hỏi những chính sách tăng vốn điều lệ, tăng tài sản, cả ở tầm vĩ mô và vi mô, phải tính đến những đặc thù, những tình huống riêng biệt của những ngân hàng, những nhóm ngân hàng cụ thể. Việc tăng tài sản cũng phải gắn với việc phân bổ sử dụng tài sản hợp lí, an toàn, trong

đó, phải chú ý đến danh mục các tài sản dự trữ thanh khoản, bảo đảm tấm đệm an toàn cho thanh khoản. Cuối cùng, các ngân hàng cũng cần phải duy trì một cấu trúc vốn hợp lí hơn, bằng cách tăng cường hơn tỉ trọng huy động từ công chúng và các doanh nghiệp-tổ chức, hạn chế một cơ cấu nguồn vốn quá nghiêng về tỉ trọng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng.

3.1.2. Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn‌

Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.

3.1.3. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa Tài sản có và Tài sản nợ

Thực chất đây là việc áp dụng chiến lược cân đối giữa TSC và TSN hay quản trị rủi ro thanh khoản phối hợp. Bất kỳ sự mất cân đối nào giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến RRTK. Thực tế, các NHTM Việt Nam dường như dựa nhiều vào việc vay mượn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong thời gian qua, một số NHTMCP có tỷ lệ đi vay trên thị trường liên ngân hàng rất lớn, chiếm tới 50% hoặc cao hơn mức dư nợ cho vay. Do vậy, không những khả năng thanh khoản bị đe dọa mà còn ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận. Không chỉ vậy, một số ngân hàng có nguồn vốn khả dụng tương đối, nhất là ngân hàng mới thành lập, số vốn góp của các cổ đông tạm thời chưa sử dụng cho mục đích đi vay khác, thay vì cho khách hàng thông thường vay, đã cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tìm kiếm mức chênh lệch lãi suất cao hơn. Như vậy, việc vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng trong thời gian qua với lãi suất cao như thế là không có lợi, gây mất an toàn cho cả hệ thống và chính

bản thân ngân hàng. Một vấn đề khác các NHTM cần quan tâm là duy trì tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho trung và dài hạn ở mức hợp lý và theo luật định.

3.1.4. Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô‌

Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh như tăng tỷ lệ DTBB, tăng lãi suất cơ bản, áp trần lãi suất huy động...thì khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam gặp khó khăn. Bởi trước đó, có thời điểm tình trạng dư thừa vốn khả dụng đã xảy ra ở một số ngân hàng. Các ngân hàng này đã giảm lãi suất huy động tiền gửi. Nhưng khi diều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi, các ngân hàng này trở nên lúng túng. Điều này chứng tỏ việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác dự háo kinh tế ở các ngân hàng là cần thiết

3.1.5. Đẩy mạnh công tác huy động vốn và đa dạng hóa nguồn vốn huy động

NHTM nên tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư bằng các biện pháp khuyến mãi cho khách hàng, miễn sao đúng quy định về lãi suất huy động mà NHNN quy định lại vừa có thể đảm bảo cho ngân hàng không rơi vào trạng thái RRTK. Ngân hàng cần tính toán hợp lý giữa mức lãi suất và kỳ hạn đồng thời duy trì mức dự trữ thanh khoản hợp lý để đảm bảo tốt nhất khả năng thanh toán khi có nhu cầu. Ngoài ra, để tăng cường công tác huy dộng vốn, quản lý TSN, NHTM nên tập trung vào thị trường bán lẻ ngân hàng. Đây là một kênh huy động vốn rất có tiềm năng và có thể mang lại nhiều tiện ích cho ngân hàng cũng như khách hàng. Ngoài ra, NHTM có thể đa dạng hóa hình thức huy động vốn như: Phát hành trái phiếu, cổ phiếu, sử dụng các biện pháp khuyến mại thu hút khách hàng, vận dụng linh hoạt các lãi suất, nhằm tăng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư để góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động. NHTM cũng nên đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, cắt bỏ những quy trình rườm rà và thừa thông tin.

3.1.6. Tăng cường công tác thấm định khách hàng và công tác kiếm toán‌

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn chủ sở hữu, đẩy ngân hàng đến phá sản. Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được vốn cho vay thì các hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của ngân hàng. Do vậy thẩm định tín đụng là một vấn đề rất phức tạp và cần thiết trước khi ngân hàng cấp vốn cho khách hàng vay. Hiện nay các NHTM Việt Nam đều có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao. Điểu này ảnh hưởng tới thu nhập, khả năng hoạt động an toàn của ngân hàng. Chính vì thế, công tác thẩm định tín dụng là hết sức quan trọng. NHTM không chỉ nên chú trọng đến công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay mà còn nên chú trọng đến công tác thẩm định cả sau khi cho vay, để nếu có dấu hiệu gì trong việc không thể thu hồi nợ từ khách hàng, NHTM có thể chủ động trong công tác tài trợ cho rủi ro thanh khoản nếu có xảy ra.

3.1.7. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp‌

Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, DN. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và QTRRTK nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ NHTM nào. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới.

Do vậy, NHTM cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí phù hợp khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ , nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ cán bộ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng. Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm luôn hiểu rằng, biết rõ về sự phù hợp của mỗi

Xem tất cả 42 trang.

Ngày đăng: 08/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí