Mức Độ Ưu Tiên Chọn Sử Dụng Các Dịch Vụ Du Lịch


Kết quả khảo sát mức độ thường xuyên chọn sử dụng các loại dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với thái độ thích, tin tưởng và hài lòng của khách du lịch. Nếu khách du lịch thích, tin tưởng, hài lòng với loại dịch vụ nào thì sẽ thường xuyên chọn sử dụng loại dịch vụ đó và ngược lại.

4.1.3.2. Mức độ ưu tiên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch

Bảng 4.11. Mức độ ưu tiên khi chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch


TT

Mức độ ưu tiên chọn sử dụng dịch vụ du lịch

ĐTB

ĐLC

SL

(%)

Thứ

bậc

1

Dịch vụ hướng dẫn

3.60

0.82

97

12,3

5

2

Dịch vụ vận chuyển

3.87

0.98

146

18,5

3

3

Dịch vụ lưu trú

3.91

0.97

158

20,1

2

4

Dịch vụ ăn uống

3.99

0.95

267

33,9

1

5

Dịch vụ vui chơi giải trí

3.77

0.98

120

15,2

4

ĐTB chung

3.78

0.94




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước - 15

(Khảo sát mức độ ưu tiên chọn sử dụng dịch vụ du lịch ở 05 mức độ như sau: 4.21 –

5.00 = Rất ưu tiên; 3.41 – 4.20 = ưu tiên; 2.61 – 3.40= Ưu tiên một phần; 1.81 –

2.60 = Không ưu tiên; 1.00 – 1.80 = Hoàn toàn không ưu tiên)

Kết quả từ bảng số liệu cho thấy, mức độ ưu tiên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch ở mức độ cao (ĐTB đạt 3.78 điểm). Xét theo biến số (phụ lục 4, bảng 4.4b), khách du lịch là phụ nữ, người già và lao động phổ thông có mức ưu tiên rất cao khi chọn sử dụng các dịch vụ du lịch. Xét ở từng loại dịch vụ, đối với từng biến số mức độ ưu tiên chọn sử dụng dịch vụ du lịch của du khách có sự khác nhau:

Đối với dịch vụ ăn uống, khách du lịch ưu tiên chọn sử dụng dịch vụ du lịch ở mức độ cao (ĐTB đạt 3.99 điểm, chiếm 33,9%), trong đó khách du lịch là người già có mức ưu tiên “đôi khi” về món ăn lạ độc đáo (ĐTB đạt 3.40). Đối với người già, họ rất quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt những du khách mắc các bệnh mãn tính như đau dạ dày, cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… thì nên vấn đề ăn uống đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, với những món ăn lạ, độc đáo không phải là sự ưu tiên đối với họ. Đối với khách du lịch lao động phổ thông, có mức thu nhập thấp


mức độ ưu tiên về dịch vụ ăn uống ở mức độ “đôi khi”. Sở dĩ là do, khi đi du lịch họ thường mang theo đồ ăn từ nhà để tiết kiệm chi phí, nếu có ăn uống tại điểm du lịch ho cũng chỉ chọn sử dụng những món ăn quen thuộc, giá cả vừa phải phù hợp với điều kiện của họ. Qua quan sát thực tế chúng tôi nhận thấy, đối với những người không có điều kiện họ thường chuẩn bị đồ ăn nước uống, dụng cụ ăn uống, bạt trải để ngồi khi ăn uống. Một số khách khác chọn các quán ăn vỉa hè, quán ăn nhỏ với mức giá thấp để tiết kiệm.

Đối với dịch vụ vận chuyển, mức ưu tiên chọn sử dụng của khách du lịch đạt ở mức độ cao (ĐTB đạt 3.87 điểm, chiếm 18,5%). Trong đó, khách du lịch là người già và nhà quản lí ưu tiên chọn sử dụng các loại dịch vụ mức độ rất cao (ĐTB đạt

4.21 điểm và 4.36 điểm), nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm tâm lý khách du lịch. Đối với khách du lịch là người già vấn đề họ quan tâm nhất là sức khỏe, nên khi chọn sử dụng phương tiên để di chuyển, họ ưu tiên vấn đề an toàn, chất lượng của phương tiện nhằm đảm bảo sức khỏe trong chuyến du lịch. Còn đối với nhà quản lí, họ có khả năng thanh toán cao nên khi chọn sử dụng dịch vụ vận chuyển chất lượng phương tiện được ưu tiên hàng đầu. Các biến số khác như: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp cũng có mức độ ưu tiên cao khi chọn sử dụng loại dịch vụ này.

Đối với dịch vụ lưu trú, khách du lịch là nhà quản lí có mức ưu tiên rất cao khi chọn sử dụng dịch vụ lưu trú. Trong khi đó, khách du lịch là lao động phổ thông, khách du lịch có thu nhập mức trung bình và thấp mức độ ưu tiên là “đôi khi”. Có sự khác biệt về mức độ ưu tiên khi chọn sử dụng dịch vụ lưu trú là do khách du lịch là lao động phổ thông, khách du lịch có mức độ thu nhập trung bình, thấp, khả năng thanh toán thấp nên không thể chọn sử dụng dịch vụ lưu trú có chất lượng cao, tiện nghi đầy đủ, sang trọng, ngược lại họ chỉ chọn sử dụng nơi lưu trú phù hợp với khả năng chi trả của bản thân. Thực tế cho thấy, những người có thu nhập thấp họ thường đi du lịch trong thời gian ngắn (trong ngày hoặc 1 – 2 ngày) nhằm để tiết kiệm tiền ở. Nếu đi chuyến du lịch dài ngày họ cũng chỉ thuê nhà nghỉ bình dân với mức giá vừa phải để nghỉ ngơi. Đối với họ, nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ không phải là nhu cầu chính khi thực hiện chuyến du lịch mà mục đích chính của họ


là tâm linh, tham quan là chủ yếu. Qua trao đổi với chị Nguyễn Bích L (43 tuổi, Nam Định) cho biết: Năm nào xóm chúng tôi cũng đi chùa Hương, nhưng chỉ đi sáng, tối về luôn. Một số lần chúng tôi ở lại thì thuê nhà trọ của người dân gần chùa Hương để nghỉ ngơi qua đêm. Từ đó cho thấy, ưu tiên chọn sử dụng dịch vụ lưu trú ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế của khách du lịch.

Đối với dịch vụ hướng dẫn, khách du lịch là nhà quản lí và thương gia rất ưu tiên loại dịch vụ này (ĐTB đạt 4.36 điểm và 4.23 điểm). Sở dĩ, do nhà quản lí và thương gia nói riêng là những người có học thức cao, mức độ va chạm xã hội nhiều đồng thời họ có điều kiện kinh tế nên việc chọn sử dụng dịch vụ du lịch đòi hỏi phải mức cao để thỏa mãn nhu cầu du lịch của bản thân. Các biến số về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và thu nhập khác đều ưu tiên khi chọn sử dụng dịch vụ du lịch thể hiện ở mức ĐTB tương đồng nhau (trong khoảng 3.87 điểm đến 4.10 điểm).

Đối với dịch vụ vui chơi giải trí, khách du lịch có mức ưu tiên cao (ĐTB đạt

3.77 điểm, chiếm 15,2%), trong đó, khách du lịch là lứa tuổi trẻ rất ưu tiên dịch vụ vui chơi giải trí trong chuyến đi (ĐTB đạt 4.26 điểm). Đối với các lứa tuổi khác họ ưu tiên về các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, lưu trú,… Riêng đối với lứa tuổi trẻ dịch vụ vui chơi được ưu tiên ở mức cao nhất khi chọn sử dụng các dịch vụ du lịch. Bởi lứa tuổi trẻ là những người có sức khỏe tốt, thích vận động, thích vui chơi hơn các nhu cầu khác. Trong khi đó, đối với người già, mức độ ưu tiên về dịch vụ vui chơi giải trí ở các hình thức vui chơi này ở mức độ thấp nhất, vì đối với họ những hính thức vui chơi này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sợ cảm giác mạnh nên họ ít chọn sử dụng dịch vu này. Còn đối với khách du lịch là lao động phổ thông và khách du lịch có mức thu nhập thấp mức ưu tiên về dịch vụ này không cao, do khả năng thanh toán không cao nên mục đích chính của chuyến du lịch là tham quan nên dịch vụ vui chơi giải trí chưa phải là sự ưu tiên của họ. Các biến số ở giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, thu nhập khác có mức ưu tiên cao về dịch vụ này với ĐTB trong khoảng từ 3.54 điểm đến 4.06 điểm.

Tóm lại, khách du lịch có mức độ ưu tiên cao khi chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch. Cụ thể:


- Xét tổng chung về mức độ ưu tiên, khách du lịch là người già, phụ nữ, khách du lịch lao động phổ thông có mức ưu tiên rất cao khi chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch

- Trong đó, khách du lịch nhà quản lí có mức độ ưu tiên cao và rất cao ở tất cả các dịch vụ du lịch. Ngược lại, khách du lịch lao động phổ thông và khách du lịch có mức thu nhập thấp mức độ ưu tiên là “đôi khi” khi chọn sử dụng các dịch vụ du lịch.

- Tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu, động cơ, khả năng thanh toán của khách du lịch khác nhau dẫn đến mức độ ưu tiên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch ở mức độ khác nhau.

Như vậy, qua khảo sát thực trạng về hành động chọn sử dụng các dịch vụ du lịch của khách du lịch ở trong nước ta thấy:

- Khách du lịch thường xuyên chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch trong chuyến du lịch. Tuy nhiên, xét các biến số khảo sát thì khách du lịch Lao động phổ thông và thu nhập thấp mức độ thường xuyên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch thấp hơn những lứa tuổi, nghề nghiệp khác. Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng cho thấy, khách du lịch tại Hà Nội ít thường xuyên chọn các dịch vụ du lịch hơn khách du lịch tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Mức độ ưu tiên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch của khách du lịch đạt mức cao. Trong đó, khách du lịch là nhà quản lí, thương gia, khách du lịch có mức thu nhập cao ưu tiên chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch chất lượng cao, hiện đại, sang trọng, tiện nghi. Ngược lại, khách du lịch lao động phổ thông, khách du lịch có mức thu nhập trung bình và thấp mức ưu tiên là “đôi khi” khi chọn các loại dịch vu du lịch.

- Có sự khác biệt về mức độ thường xuyên và ưu tiên khi chọn sử dụng các dịch vụ du lịch ở khách du lịch xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

4.1.3.3. Tổng hợp về mặt hành động chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch


Bảng 4.12. Tổng hợp về mặt hành động chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch




TT

Thành tố của hành động chọn sử dụng

Giới tính

Lứa tuổi

Địa bàn

Nghề nghiệp

Thu nhập


Chung

Thứ bậc

Nam

Nữ

Trẻ

Già

Hà Nội

TPHCM

Nhà QL

Thương gia

Trí thức

LĐPT

Thấp

Trung bình

Khá

Cao


ĐTB


ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


I

Mức độ mức độ thường xuyên chọn sử dụng dịch vụ


















ĐTB chung

3.58

1.00

3.52

1.01

3.56

1.02

3.54

0.98

2.95

1.00

3.54

1.02

3.83

0.98

3.72

0.91

3.57

0.96

3.06

0.65

3.17

0.98

3.57

0.84

3.68

0.97

3.70

0.95

3.44

1.01

1

II

Mức độ mức độ ưu tiên chọn sử dụng dịch vụ


ĐTB chung

3.42

0.92

4.21

0.95

3.83

0.94

4.34

0.93

3.75

0.92

3.80

0.95

3.43

0.80

3.70

0.99

3.70

0.90

4.27

0.73

3.46

0.91

3.93

0.80

3.82

0.92

3.86

0.92

3.23

0.94

2

ĐTB chung 2 thành tố hành động chọn sử dụng DVDL


3.21


0.96


3.47


0.98


3.48


0.98


3.20


0.95


3.26


0.96


3.42


0.98


3.41


0.89


3.42


0.95


3.41


0.93


3.12


0.69


3.22


0.94


3.28


0.82


3.40


0.91


3.78


0.93


3.34


0.97




110


Kết quả từ bảng số liệu cho thấy, hành động chọn sử dụng các dịch vụ du lịch của khách du lịch ở trong nước đạt mức độ trung bình (ĐTB đạt 3.34 điểm). Điều đó phản ánh, hành động chọn và sử dụng các dịch vụ du lịch của khách du lịch ở trong nước chưa cao.

Khảo sát mức độ thường xuyên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch cho thấy, khách du lịch thường xuyên chọn các dịch vụ du lịch trong chuyến đi du lịch (ĐTB đạt 3.49 điểm). Bởi vì, đây là những nhu cầu cơ bản của cá nhân trong đời sống cũng như khi đi du lịch, hơn nữa mục đích của đi du lịch là ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí nhằm phục hồi sức khỏe. Vì vậy, khách du lịch có nhu cầu chọn sử dụng các dịch vụ du lịch ở mức độ cao, ngược lại, nếu khách du lịch không thường xuyên chọn sử dụng các dịch vụ khi đi du lịch sẽ cho thấy tính chất tự cung tự cấp khi đi du lịch của du khách, mặt khác cũng cho thấy khả năng thanh toán của du khách không cao, song cũng có thể du khách chưa cảm thấy thích hoặc tin tưởng các dịch vụ du lịch nên ít chọn sử dụng các dịch vụ du lịch trong chuyến du lịch của mình. Lí giải này phù hợp với đặc điểm tâm lý của một số du khách như: giới trẻ, nhiều phụ nữ, lao động phổ thông, những người có mức thu nhập trung bình và thấp tự trang thường tự bị phương tiện, chuẩn bị đồ ăn, thức uống,… khi đi du lịch.

Xét biến số cho thấy:

Khách du lịch là lao động phổ thông, khách du lịch có thu nhập thấp có mức chọn sử dụng các dịch vụ du lịch ở mức đôi khi (ĐTB đạt 3.06 điểm và 3.17 điểm), bất kỳ du khách nào khi đi du lịch cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, tuy nhiên, nhu cầu sử dụng các dịch vụ phải dựa trên khả năng thanh toán của bản thân. Trong khi đó, so với du khách ở các nghề nghiệp, tầng lớp khác, khách du lịch là lao động phổ thông có mức thu nhập thấp hơn nên khả năng thanh toán khi đi du lịch cũng eo hẹp hơn. Phần lớn họ tự túc phương tiện, đồ ăn, thức uống, ít chọn sử dụng dịch vụ hướng dẫn, ít tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí có mức phí cao nhằm để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Phỏng vấn chị Lưu Thị M (37 tuổi, Thanh Hóa) cho biết: Tôi làm nghề buôn bán hoa quả ở chợ, mức thu nhập trung bình, nên ít khi đi du lịch nếu có đi chúng tôi chuẩn bị hết mọi thức để tiết kiệm chi phí. Hôm nay, chúng tôi đi theo đoàn ra Hà Nội thăm lăng Bác, đoàn chúng tôi có 16 người chỉ đi trong ngày, chúng tôi đã chuẩn bị nước, thức ăn để không phải mua ở Hà Nội. Từ đó cho thấy, khả năng thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thường xuyên chọn sử dụng các dịch vụ khi đi du lịch của du khách.


Khách du lịch tại Hà Nội có mức chọn sử dụng các dịch vụ du lịch ở mức độ trung bình (ĐTB đạt 2.95 điểm), mức độ chọn sử dụng các dịch vụ du lịch của khách du lịch tại Thành phố Minh đạt mức độ cao (ĐTB đạt 3.54 điểm). Mức độ chọn sử dụng các dịch vụ du lịch trên hai địa bàn xuất phát từ nhiều lí do. Thứ nhất, trong những năm gần đây, du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hơn Hà Nội, cơ sở vật chất phục vụ cho khách lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí ngày càng được đầu tư nên du khách có nhu cầu chọn sử dụng nhiều. Thứ hai, so với Hà Nội, giá cả của các dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh rẻ hơn, tình trạng “chặt chém” khách du lịch ít hơn Hà Nội. Mặt khác, tại Thành phố Hồ Chí Minh các điểm đến, những nơi có không gian đẹp, phương tiện di chuyển ăn thức uống phải phù hợp với khẩu vị, cung cách phục vụ của nhân viên khiến khách du lịch hài lòng hơn tại Hà Nội.

Để hiểu rõ vấn đề này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu anh Nguyễn Quang C (44 tuổi, Nghệ An) cho biết: Tôi đã đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để du lịch, Tuy nhiên so với Hà Nội, tại Thành phố Hồ Chí Minh giá cả các dịch vụ du lịch rẻ hơn khá nhiều, chẳng hạn ở Hà Nội, một tô miến gà có giá 50.000 đồng, cánh gà 40.000 đồng, trà đá 5.000 đồng một cốc, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 25 – 30 nghìn đồng/ tô miến gà, 3000 nghìn đồng/cốc trà….Vì vậy, khi vào thành phố Hồ Chí Minh gia đình chúng tôi chọn sử dụng nhiều các dịch vụ mà không lo lắng quá về chi phí.

Đánh giá mức độ ưu tiên chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch của khách du lịch đạt mức độ trung bình (ĐTB đạt 3.23 điểm). Mức độ ưu tiên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch dựa trên nhu cầu, mong muốn, sở thích, lứa tuổi, điều kiện kinh tế,… của du khách. Cùng các dịch vụ du lịch những mỗi du khách khi đi du lịch có sự lựa chọn khác nhau. Xét biến số cho thấy, khách du lịch là phụ nữ, người già, khách du lịch có thu nhập thấp có mức ưu tiên rất cao khi chọn và sử dụng các dịch vụ du lịch. Điều này xuất phát từ vị trí, vai trò, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cũng như điều kiện kinh tế của khách du lịch. Đối với phụ nữ, họ là người “tay hòm chìa khóa” của gia đình, mọi vấn đề chi tiêu đều do người phụ nữ trong gia đình lo liệu nên họ thường rất cân nhắc mỗi khi quyết định sẽ tiêu dùng cho cả gia đình. Thông thường, khi đi du lịch, họ cũng là người lựa chọn các dịch vụ theo mức độ cần thiết và phù hợp của các thành viên trong gia đình. Có những dịch vụ du lịch thường xuyên chọn sử dụng, nhưng có những dịch vụ ít chọn sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí cho cả gia đình.

Du khách cao tuổi thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe, tâm lý, nhất là di chuyển khó khăn, nên trong khi đi du lịch không phải dịch vụ du lịch nào họ cũng


chọn sử dụng. Chính vì vậy, mức độ ưu tiên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch của du khách lứa tuổi này đạt mức rất cao (ĐTB 3.82 điểm). Theo chia sẻ của Bác Mai Thị K (61 tuổi, Ninh Bình) cho biết: Khi đi du lịch, chúng tôi thường thuê xe giường nằm, ăn uống rất đơn giản, chỉ ăn những món quen thuộc, ít tham gia các hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt những trò chơi đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, trò chơi mạo hiểm,… Các nhà kinh doanh du lịch cần phải nắm bắt đặc điểm tâm lý đó để tư vấn, hỗ trợ du khách người cao tuổi giúp họ có chuyến du lịch vui vẻ, thoải mái.

Đối với khách du lịch có thu nhập thấp họ đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán khi đi du lịch, vì vậy, để tiết kiệm chi phí trong chuyến đi họ chỉ chọn sử dụng những dịch vụ thiết yếu, các dịch vụ khác ít hoặc không chọn sử dụng.

Tóm lại, hành động chọn sử dụng các dịch vụ du lịch của khách du lịch đạt mức độ trung bình. Trong đó:

- Khách du lịch là lao động phổ thông, khách du lịch có thu nhập thấp mức độ thường xuyên chọn sử dụng các dịch vụ du lịch ở mức độ “đôi khi”.

- Khách du lịch là phụ nữ, người già và lao động phổ thông ưu tiên chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch ở mức độ rất cao.

- Kết quả khảo sát trên phù hợp với điều kiện thực tế về tâm lý, thu nhập, khả năng thanh toán của du khách.

4.1.4. Tổng hợp các mặt biểu hiện hành vi tiêu dùng dịch vụ du lịch của khách du lịch trong nước và tương quan giữa các mặt biểu hiện hành vi tiêu dùng dịch vụ du lịch của khách du lịch

4.1.4.1. Tổng hợp các mặt biểu hiện hành vi tiêu dùng dịch vụ du lịch của khách du lịch trong nước theo bảng hỏi

Việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng hành vi tiêu dùng các dịch vụ của khách du lịch ở trong nước được tiến hành gắn liền với việc phân tích, đánh giá về thực trạng các biểu hiện trên ba mặt: hiểu biết của khách du lịch (tầm quan trong dịch vụ du lịch; hiểu biết chung về dịch vụ du lịch, mức độ hiểu biết cụ thể dịch vụ du lịch, mức độ cần hiểu biết nguồn thông tin dịch vụ du lịch); thái độ về các dịch vụ du lịch (mức độ thích, mức độ hài lòng, mức độ tin tưởng); hành động chọn và sử dụng các dịch vụ du lịch (mức độ thường xuyên và ưu tiên chọn sử dụng các loại dịch vụ du lịch)

Luận án tổng hợp các mặt biểu hiện hành vi tiêu dùng của khách du lịch được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí