Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5


cá nhân cho từng vị trí công tác là cơ sở của mọi nỗ lực trong hiện tại và tương lai. Sự thiếu quan tâm hay thiếu hiểu biết về việc này có thể khiến ngân hàng tốn kém cả về thời gian và tiền bạc trong quá trình hoạt động. Các ngân hàng cũng nên xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mình. Một khi môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, thân thiện cởi mở và có bản sắc văn hóa riêng thì sẽ là một động lực thúc đẩy nhân viên nhiệt tình làm việc, cống hiến, sáng tạo và luôn trung thành đối với ngôi nhà thứ hai của mình.

3.1.8. Nâng cao công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng‌

Ở Việt Nam, có không ít doanh nghiệp có nội lực rất tốt, song cách thể hiện ra bên ngoài lại không được chuyên nghiệp. Có những sản phẩm - dịch vụ rất tốt, nhưng lại không được người tiêu dùng đánh giá đúng mức. Chính vì thế, NHTM nên chú trọng công tác đổi mới hình ảnh thương hiệu, tạo dấu ấn và lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời ngân hàng nên tham gia các cuộc thi về thương hiệu doanh nghiệp nhằm mang đến cho khách hàng các thông tin hữu ích về dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, NHTM nên có các hoạt động truyền thông thông tin cho người gửi tiền, trong trường hợp ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các tin đồn thất thiệt có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần có biện pháp truyền thông nhằm lấy lại uy tín và niềm tin đối với khách hàng.

3.1.9. Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ hợp lý

Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các ngân hàng nước ngoài khi mở chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc tính toán chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tính đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Muốn làm được điều này, cần có một nền tảng công nghệ (hệ thống ngân hàng cốt lõi - core banking) hiện đại. Do vậy,

không còn cách nào khác là các ngân hàng cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin; tất nhiên, không dễ dàng gì để thực hiện được trong khi quy mô vốn tự có của các NHTM còn nhỏ như hiện nay. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, từng phòng giao dịch và vốn được tập trung về hội sở chính. Có như vậy mới dự báo, đo lường được nhu cầu thanh khoản một cách chính xác và từ đó có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp.

Cơ chế chuyển vốn nội bộ cần phải tính đên sự khác biệt vê điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn từng chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống nhau đối với mọi điểm giao địch có thể dẫn đến mất thị phần không đáng có. Chẳng hạn lãi suất huy động tiền gửi ở địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm lượng tiền gửi có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Một chính sách phân biệt hóa phù hợp có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

3.1.10. Thực hiện liên kết hệ thống

Trong hệ thống ngân hàng, nếu một hay hai ngân hàng rủi ro có thể lây sang ngay các ngân hàng khác. Bản thân một ngân thương mại không chống đỡ được rủi ro hệ thống, do đó cần tính đến tính đồng đều trong quản trị thanh khoản. Do vậy, hệ thống ngân hàng thương mại thời gian này cần tập trung vào xây dựng chiến lược quản trị thanh khoản trong NHTM; tập trung nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh; liên kết thống nhất giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh...

3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước‌‌

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công tác

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho nên, việc hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp luật về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, cần tập trung vào triến khai xây dựng Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tố chức tín dụng và Luật bảo hiếm tiền gửi; rà soát, sửa đối hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xây dựng hệ thống NHTM lành mạnh, minh bạch và vận hành theo cơ chế thị trường có kiểm soát của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: NHTM, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triến đế tránh những đặc điểm riêng có của các loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với các loại hình ngân hàng khác.

Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần nghiên cửu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Bởi lẽ, việc nâng tiền gửi được bảo hiểm làm cho khách hàng tại các ngân hàng yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền ồ ạt. Điều này giúp NHTM ổn định được nguồn tiền gửi, nhất là khi xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản.

3.2.2. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại

Việc các NHTM tại Việt Nam chưa thế phá sản cũng là một phẩn nguyên nhân khiến cho một số NHTM đã tăng trưởng bằng mọi giá, mà không để ý đến các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của mình, gây những biến động không đáng có trên thị trường những năm gần đây. Bởi không ít ngân hàng cho rằng: Nếu hoạt động

yếu kém hay mất khả năng thanh khoản và đứng trước khả năng đố vỡ thì NHNN sẽ ra tay can thiệp. Tâm lý ỷ lại đã khiến một số ngân hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh yếu kém cũng không có kế hoạch nâng tầm, mà chỉ mong đợi bằng cách này hay cách khác NHNN sẽ ra tay can thiệp. Đây thật sự là điều không có lợi cho nền kinh tế và khiến cho các NHTM không có động lực để phát triển.

Việc tái cơ cấu ngân hàng là một yêu cầu cấp nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro, đặc biệt là giảm rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng tính thanh khoản và tăng khả năng quản trị rủi ro của từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Muốn vậy, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải được đặt trong một chương trình tổng thể với những nguyên tắc nhất quán, có những hình thức, lộ trình cơ cấu lại một cách cụ thể, khả thi, đồng thời gắn bó chặt chẽ với chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là cơ cấu lại các doanh nghiệp và cơ cấu lại đầu tư.

3.2.3. Tăng cường và nâng cao công tác giám sát từ xa hoạt động của các NHTM

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được NHNN tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các NHTM. Để thực hiện việc này, cần nâng cao vai trò chức năng của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có cơ cấu tổ chức gồm: Vụ thanh tra các TCTD trong nước; Vụ Thanh tra các TCTD nước ngoài; Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Vụ Giám sát ngân hàng; Vụ Chính an toàn hoạt động ngân hàng; Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng; Cục Phòng, chống rửa tiền. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng. Ngoài ra, cơ quan này còn giúp

Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD, tổ chức quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Thực hiện cấp phép hoạt động, chia tách, sáp nhập các tổ chức tín dụng; thành lập và mở các chi nhánh tại Việt Nam đối với các to chức tín dụng nước ngoài.

3.2.4. Khoanh vùng các NHTM yếu thanh khoản‌

Trên thế giới, chuyện ngân hàng phá sản không phải là điều hiếm. Còn những năm qua ở Việt Nam các ngân hàng thương mại hoạt động rất êm ả vì được Ngân hàng Nhà nước bảo bọc. Điều này vô hình trung đã tạo nên tính ỷ lại cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy, muốn các ngân hàng mạnh lên, Ngân hàng Nhà nước cũng cần giảm bớt những chuyện bảo bọc không cần thiết. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tính thanh khoản nhưng không nên cho vay, Ngân hàng Nhà nước cần phải khoanh vùng những ngân hàng yếu thanh khoản để có biện pháp hỗ trợ, tránh để tình trạng này lây lan qua các ngân hàng khác.

3.2.5. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước

Theo nhiều đánh giá của các chuyên gia, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi can thiệp các cơ quan chính quyền, tình trạng tài chính yếu kém, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, công nghệ ngân hàng tụt hậu so với các nước, nợ khó đòi cao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định đã đặt hệ thống ngân hàng vào tình thế rủi ro khá cao. Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng cần nhanh chóng hội nhập cùng với hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới, xây dựng hệ thống ngân hàng có năng lực cạnh tranh vững mạnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập. Việt Nam cần phải đưa ra những cải cách hợp lý về thể chế và pháp lý, công cuộc cải cách này trong xu thế hội nhập quốc tế là quá trình phức tạp và không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Tuy nhiên cái giá phải trả do cải cách chậm trễ và của việc duy trì hệ thống ngân hàng yếu kém chính là: Tăng trưởng chậm, bỏ qua những thời cơ thuận lợi để phát triến kinh tế

và hạn chế khả năng tận dụng được lợi ích từ hội nhập tài chính quốc tế. Chính vì thế, khi các điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi, Chính phủ nên cổ phần hóa NHTM quốc doanh nhằm tăng vốn điều lệ, đồng thời góp phần cung cấp và đa dạng hàng hoá trên thị trường tài chính. Từng bước xoá bỏ các cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam đồng thời nới rộng dần các hạn chế dối với NH nước ngoài đi đôi với củng cố, lành mạnh hoá các NHTM Việt Nam chính sách hiện hành. Nhờ đó, có thể tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao tinh thần trách nhiệm của NHTM đối với hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III‌

Trong Chương III, tác giả đã khái quát một số giải pháp có tác động tích cực đến các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Thông qua một số giải pháp hướng đến chính các NHTM như về chính sách tăng vốn, tăng tài sản, quản trị tài sản-nguồn vốn…bài nghiên cứu cũng có một số đề xuất đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, khoanh vùng các NHTM yếu thanh khoản…để giúp tăng cường sức mạnh của các NHTM nhìn từ góc độ thanh khoản, sao cho có thể hài hòa giữa yếu tố an toàn và lợi nhuận, đảm bảo một sự phát triển bền vững.

KẾT LUẬN‌

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất.

Bài nghiên cứu đã dùng Khe hở tài trợ để làm thước đo đo lường rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Thông qua kết quả ước lượng các mô hình với dữ liệu bảng được thu thập trong khoảng thời gian 2007-2013, tác giả nhận thấy 2 biến độc lập tác động đến rủi ro thanh khoản ngân hàng là quy mô tổng tài sản (SIZE) và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA). Theo đó, biến SIZE có tác động nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản của các NHTM, một khi quy mô tổng tài sản tăng sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản, ngược lại, biến TLA có quan hệ cùng chiều đến rủi ro thanh khoản, càng gia tăng cho vay thì càng gia tăng rủi ro thanh khoản. Trái với những kỳ vọng ban đầu, những biến số còn lại như ROE, ETA, GDP, INF không có ý nghĩa thống kê trong các mô hình ước lượng.

Những kết quả thu được từ bài nghiên cứu giúp tác giả có cơ sở đưa ra một số kiến nghị đối với các NHTM và các cơ quan hữu quan trong việc quản trị rủi ro thanh khoản môt cách có hiệu quả hơn.

Dù đã rất cố gắng nhưng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, trong tương lai tác giả hy vọng sẽ phát triển và hoàn thiện mô hình nghiên cứu một cách sâu rộng hơn với độ tin cậy cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo thường niên của ABBank năm 2007-2013

2. Báo cáo thường niên của ACB năm 2007-2013

3. Báo cáo thường niên của Agribank năm 2007-2013

4. Báo cáo thường niên của BIDV năm 2007-2013

5. Báo cáo thường niên của Dongabank năm 2007-2013

6. Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2007-2013

7. Báo cáo thường niên của HDbank năm 2007-2013

8. Báo cáo thường niên của Kienlongbank năm 2007-2013

9. Báo cáo thường niên của Oceanbank năm 2007-2013

10. Báo cáo thường niên của PGbank năm 2007-2013

11. Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2007-2013

12. Báo cáo thường niên của Seabank năm 2007-2013

13. Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2007-2013

14. Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2007-2013

15. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010

16. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

17. Nguyễn Đăng Dờn, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb Phương Đông, 2010.

18. Peter. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, 2010.

19. Trần Huy Hoàng, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động – Xã hội, 2011.

20. Trương Quang Thông, Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 276, trang 50- 62.

21. Trương Quang Thông, Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, 2010.

22. www.vneconomy.vn

23. www.vnexpress.net

24. www.wikipedia.org

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Bunda and Desquilbet, (2008), Determinants of liquidity risk of banks from emerging economies, working paper.

2. Pavla Vodova, (2011) Determinants of Commercial Bank’ Liquidity in the Czech Republic, working paper.

3. Tamara Kochubey and Dorota Kowalczyk, (2014), The relationship between Capital, Liquidity and risk in Commercial Banks, working paper.

4. Valla and Saes-Escorbiac, (2006), Bank-specific and macroeconomic determinants of liquidity of English banks, working paper.

5. Vodová. P., (2013a), Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in Hungary, working paper.

6. Vodová. P., (2013b), “Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in Poland”, working paper.

PHỤ LỤC

DỮ LIỆU BẢNG CHẠY MÔ HÌNH

YEAR

BANK

FGAP

SIZE

ETA

TLA

ROE

GDP

INF

2007

ABBANK

0.00256234

16.65891

0.14435677

0.3971258

0.06524242

0.085

0.1236

2008

ABBANK

-0.0160066

16.41776

0.2931286

0.47856019

0.01256373

0.062

0.1989

2009

ABBANK

-0.0852754

17.09334

0.16929715

0.4804458

0.06941785

0.053

0.0688

2010

ABBANK

-0.099785

17.45308

0.1219337

0.51751993

0.10302657

0.0678

0.1175

2011

ABBANK

-0.0928389

17.54423

0.11319096

0.47080579

0.0666243

0.0589

0.1813

2012

ABBANK

-0.2258431

17.64445

0.10649538

0.3986242

0.08148368

0.0503

0.0681

2013

ABBANK

-0.2458601

17.86951

0.09968253

0.39899696

0.02446907

0.0542

0.0604

2007

BIDV

-0.0305917

19.13613

0.05689075

0.63116046

0.13145992

0.085

0.1236

2008

BIDV

-0.0264789

19.32285

0.05463047

0.63640429

0.14699074

0.062

0.1989

2009

BIDV

0.04628055

19.50733

0.05950547

0.67806234

0.15972835

0.053

0.0688

2010

BIDV

0.01146114

19.71888

0.06612575

0.67955333

0.15515

0.0678

0.1175

2011

BIDV

0.11724306

19.82126

0.06011122

0.70998341

0.1315745

0.0589

0.1813

2012

BIDV

0.06384198

19.99922

0.054652

0.68898469

0.09703237

0.0503

0.0681

2013

BIDV

0.08386009

20.12249

0.05842596

0.70185923

0.12580247

0.0542

0.0604

2007

SEABANK

0.00955206

17.08275

0.12821486

0.4190282

0.08886606

0.085

0.1236

2008

SEABANK

-0.0480589

16.92787

0.18586446

0.33402781

0.07687173

0.062

0.1989

2009

SEABANK

-0.0941592

17.23641

0.17914962

0.3093395

0.08388307

0.053

0.0688

2010

SEABANK

-0.083288

17.82723

0.10396841

0.36546665

0.10954668

0.0678

0.1175

2011

SEABANK

-0.1487724

18.43155

0.05476894

0.19104268

0.02277137

0.0589

0.1813

2012

SEABANK

-0.2027095

18.13389

0.07436197

0.21620857

0.00944876

0.0503

0.0681

2013

SEABANK

-0.1973399

18.19584

0.07170115

0.25572061

0.02649094

0.0542

0.0604

2007

PGBANK

0.12855506

15.35908

0.11607656

0.40879657

0.07530586

0.085

0.1236

2008

PGBANK

0.0240154

15.63751

0.16589475

0.37960525

0.06387985

0.062

0.1989

2009

PGBANK

-0.0648933

16.15909

0.10495589

0.59700955

0.15999868

0.053

0.0688

2010

PGBANK

0.00466934

16.61147

0.13270051

0.65826186

0.10067626

0.0678

0.1175

2011

PGBANK

0.05704979

16.68239

0.14736458

0.67843124

0.17223394

0.0589

0.1813

2012

PGBANK

0.05904437

16.77307

0.16591606

0.69965971

0.0751351

0.0503

0.0681

2013

PGBANK

-0.0072992

17.0294

0.12902668

0.5499185

0.01190198

0.0542

0.0604

2007

OCEANBANK

0.16715827

16.43145

0.08147414

0.34402738

0.08735371

0.085

0.1236

2008

OCEANBANK

-0.0343979

16.46107

0.07651241

0.42063232

0.04201502

0.062

0.1989

2009

OCEANBANK

-0.3918409

17.33553

0.06666807

0.30009358

0.10092533

0.053

0.0688

2010

OCEANBANK

-0.4513995

17.82537

0.07412812

0.3164399

0.12732501

0.0678

0.1175

2011

OCEANBANK

-0.2655556

17.9529

0.07413954

0.30261616

0.10506584

0.0589

0.1813

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 42 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

2012

OCEANBANK

-0.2741902

17.98159

0.06957288

0.3965893

0.05423057

0.0503

0.0681

2013

OCEANBANK

-0.360324

18.02133

0.06492286

0.41379524

0.04331635

0.0542

0.0604

2007

SACOMBANK

-0.1398632

17.9833

0.1138196

0.54512942

0.19019889

0.085

0.1236

2008

SACOMBANK

-0.1624807

18.04145

0.11336625

0.51153716

0.123057

0.062

0.1989

2009

SACOMBANK

-0.0082607

18.46009

0.10139249

0.57351947

0.15839547

0.053

0.0688

2010

SACOMBANK

0.02722928

18.84193

0.09199159

0.54128526

0.13627456

0.0678

0.1175

2011

SACOMBANK

0.03275845

18.76759

0.10282754

0.56356312

0.13720138

0.0589

0.1813

2012

SACOMBANK

-0.0845276

18.84017

0.08817356

0.62377553

0.07473202

0.0503

0.0681

2013

SACOMBANK

-0.1389932

18.89926

0.10573777

0.67676191

0.13063414

0.0542

0.0604

2007

KIENLONG

0.1781853

14.60436

0.29007863

0.61085578

0.08436126

0.085

0.1236

2008

KIENLONG

0.18095364

14.89359

0.35633909

0.74302913

0.03557096

0.062

0.1989

2009

KIENLONG

0.00681959

15.82754

0.14931942

0.64791171

0.0820326

0.053

0.0688

2010

KIENLONG

0.03178763

16.34744

0.25642466

0.55229967

0.06064825

0.0678

0.1175

2011

KIENLONG

0.00960654

16.69747

0.19362951

0.46551445

0.11417851

0.0589

0.1813

2012

KIENLONG

-0.0591776

16.73765

0.1853973

0.51351399

0.10189798

0.0503

0.0681

2013

KIENLONG

-0.0608318

16.8776

0.16262803

0.56164409

0.09017624

0.0542

0.0604

2007

HDBANK

0.38611814

16.44181

0.0535888

0.64221375

0.16330964

0.085

0.1236

2008

HDBANK

0.18816432

16.07288

0.17499535

0.64191204

0.03583901

0.062

0.1989

2009

HDBANK

-0.0675484

16.76663

0.09390516

0.42698984

0.10812153

0.053

0.0688

2010

HDBANK

-0.0681276

17.35325

0.0685574

0.33857569

0.1142704

0.0678

0.1175

2011

HDBANK

-0.1195493

17.62274

0.07879173

0.30443027

0.12021994

0.0589

0.1813

2012

HDBANK

-0.2521558

17.7817

0.10218751

0.3969541

0.06052009

0.0503

0.0681

2013

HDBANK

-0.2209405

18.27249

0.0997319

0.50254747

0.02530319

0.0542

0.0604

2007

ACB

-0.276453

18.26276

0.07328406

0.37095323

0.28121372

0.085

0.1236

2008

ACB

-0.2812075

18.47238

0.07375134

0.32860458

0.28464445

0.062

0.1989

2009

ACB

-0.1463013

18.93877

0.06019909

0.37144144

0.21780541

0.053

0.0688

2010

ACB

-0.0962517

19.13902

0.05546852

0.42512848

0.20522492

0.0678

0.1175

2011

ACB

-0.1402357

19.45393

0.04255612

0.36584373

0.26823449

0.0589

0.1813

2012

ACB

-0.1356767

18.98774

0.07160469

0.57463639

0.06210487

0.0503

0.0681

2013

ACB

-0.1948919

18.9311

0.07505569

0.63410972

0.06609722

0.0542

0.0604

2007

EXIMBANK

-0.1321245

17.33332

0.1867358

0.54737226

0.07361735

0.085

0.1236

2008

EXIMBANK

-0.1999164

17.69186

0.26621051

0.44006543

0.05535734

0.062

0.1989

2009

EXIMBANK

-0.0058765

17.99677

0.20402833

0.58644491

0.0848076

0.053

0.0688

2010

EXIMBANK

0.02720561

18.69155

0.1030482

0.47072841

0.13431085

0.0678

0.1175

2011

EXIMBANK

0.11108683

19.02809

0.08880963

0.40336501

0.18640456

0.0589

0.1813

2012

EXIMBANK

0.02267121

18.95223

0.09292769

0.43675185

0.13525343

0.0503

0.0681

2013

EXIMBANK

0.01867021

18.95034

0.08643847

0.48660789

0.04487001

0.0542

0.0604

2007

DONGA

0.12654618

17.12518

0.11795699

0.64997148

0.10289499

0.085

0.1236

2008

DONGA

0.06606869

17.36263

0.10125701

0.72894167

0.15327

0.062

0.1989

2009

DONGA

0.14198528

17.56549

0.09822083

0.7998704

0.1407072

0.053

0.0688

2010

DONGA

0.11556631

17.83859

0.09701063

0.67786351

0.12164088

0.0678

0.1175

2011

DONGA

0.11240723

17.98586

0.08980425

0.66948197

0.16291611

0.0589

0.1813

2012

DONGA

-0.0149265

18.05364

0.08811125

0.71820784

0.09456028

0.0503

0.0681

2013

DONGA

-0.1726338

18.13193

0.07855072

0.69612013

0.0557601

0.0542

0.0604

2007

VIETINBANK

-0.0735077

18.92818

0.0640921

0.60490299

0.10796401

0.085

0.1236

2008

VIETINBANK

-0.015666

19.08125

0.063723

0.61264248

0.14627438

0.062

0.1989

2009

VIETINBANK

0.05369126

19.3118

0.05157031

0.66295809

0.22857144

0.053

0.0688

2010

VIETINBANK

0.06939178

19.72281

0.04941463

0.62939144

0.18790747

0.0678

0.1175

2011

VIETINBANK

0.0719145

19.94805

0.06185552

0.63047185

0.21969709

0.0589

0.1813

2012

VIETINBANK

0.08058608

20.03715

0.06677758

0.65474285

0.18348744

0.0503

0.0681

2013

VIETINBANK

0.01473318

20.17226

0.09381962

0.64713598

0.10740664

0.0542

0.0604

2007

VIETCOMBANK

-0.2333794

19.10056

0.06854239

0.48402361

0.17597578

0.085

0.1236

2008

VIETCOMBANK

-0.2181526

19.21859

0.06279373

0.48907136

0.23056471

0.062

0.1989

2009

VIETCOMBANK

-0.1255424

19.35872

0.06540353

0.53619653

0.23466648

0.053

0.0688

2010

VIETCOMBANK

-0.1093709

19.54397

0.06721867

0.55651057

0.2039018

0.0678

0.1175

2011

VIETCOMBANK

-0.0625197

19.72012

0.07809369

0.55652326

0.14725992

0.0589

0.1813

2012

VIETCOMBANK

-0.1194067

19.84256

0.10023648

0.56910907

0.1058442

0.0503

0.0681

2013

VIETCOMBANK

-0.1335996

19.96282

0.09215328

0.57299907

0.10102029

0.0542

0.0604

2007

AGRIBANK

0.05228276

19.60516

0.046935

0.75587185

0.10795923

0.085

0.1236

2008

AGRIBANK

-0.0274997

19.80819

0.04397946

0.72147695

0.12059214

0.062

0.1989

2009

AGRIBANK

0.06205777

19.99125

0.0400355

0.75215613

0.09225359

0.053

0.0688

2010

AGRIBANK

0.07073167

20.09775

0.05204668

0.78585014

0.04386014

0.0678

0.1175

2011

AGRIBANK

0.06274642

20.14745

0.05514544

0.77310641

0.11421913

0.0589

0.1813

2012

AGRIBANK

-0.0591849

20.21043

0.07252298

0.77167442

0.09176471

0.0503

0.0681

2013

AGRIBANK

0.0666655

20.26578

0.08242929

0.93733115

0.09993471

0.0542

0.0604

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/04/2022