Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ RIÊNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS PHẠM VĂN NĂNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Riêng

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT1 DANH MỤC BẢNG BIỂU2

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Tổng quan về tình hình các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài 3

6. Những đóng góp của đề tài 5

7. Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1. Thanh khoản của ngân hàng thương mại 7

1.1.1. Khái niệm thanh khoản ngân hàng thương mại 7

1.1.2. Cung-cầu thanh khoản ngân hàng thương mại 8

1.2. Rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại 9

1.2.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại 9

1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản NHTM 11

1.3. Quản trị rủi ro thanh khoản 13

1.4. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản 14

1.5. Đo lường rủi ro thanh khoản 15

1.5.1. Phương pháp tiếp cận nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản 16

1.5.2. Đo lường rủi ro thanh khoản thông qua các chỉ số thanh khoản 16

1.5.3. Phương pháp khe hở tài trợ 18

1.6. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản NHTM 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 22

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 23

2.1. Tổng quan về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây 23

2.1.1 Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 23

2.1.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 26

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 31

2.2.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 31

2.2.2. Kết quả nghiên cứu 33

2.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 49

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 50

3.1. Đối với ngân hàng thương mại Việt Nam 50

3.1.1. Về chính sách tăng vốn, tăng tài sản, quản trị tài sản-nguồn vốn ngân hàng trong thời gian vừa qua. 50

3.1.2. Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn 51

3.1.3. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa Tài sản có và Tài sản nợ 51

3.1.4. Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô 52

3.1.5. Đẩy mạnh công tác huy động vốn và đa dạng hóa nguồn vốn huy động 52

3.1.6. Tăng cường công tác thấm định khách hàng và công tác kiếm toán 53

3.1.7. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp 53

3.1.8. Nâng cao công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng 54

3.1.9. Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ hợp lý 54

3.1.10. Thực hiện liên kết hệ thống 55

3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 56

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong công tác 56

3.2.2. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại 56

3.2.3. Tăng cường và nâng cao công tác giám sát từ xa hoạt động của các NHTM 57

3.2.4. Khoanh vùng các NHTM yếu thanh khoản 58

3.2.5. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 60

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌

Từ viết tắt

Diễn giải

CAR

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

ETA

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn

FGAP

Khe hở thanh khoản trên tổng tài sản

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

INF

Tỷ lệ lạm phát

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SIZE

Quy mô tổng tài sản

TCTD

Tổ chức tín dụng

TLA

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

TSC

Tài sản có

TSN

Tài sản nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 42 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU‌

Danh mục Bảng

Bảng 2.1. Kết quả thống kê mô tả 33

Bảng 2.2. Kết quả ước lượng với mô hình Pooled khi không có các nhân tố bên ngoài hệ thống ngân hàng 36

Bảng 2.3. Kết quả ước lượng với mô hình Pooled khi có các nhân tố bên ngoài hệ thống ngân hàng 37

Bảng 2.4. Kết quả ước lượng với mô hình FEM 38

Bảng 2.5. Kết quả ước lượng với mô hình REM 39

 .........................................................................41

ớc lượng với mô hình REM khi đã loại bỏ biến thừa 42

Bảng 2.8. Quy mô tổng tài sản các NHTM giai đoạn 2007-2013 46

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của một số NHTM Việt Nam qua các năm 30

Biểu đồ 2.2. Tình hình cho vay của một số NHTM Việt Nam qua các năm 35

Biểu đồ 2.3. Vốn tự có của một số NHTM Việt Nam qua các năm 36

MỞ ĐẦU‌‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Thanh khoản của ngân hàng thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng và khả năng bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro. Một khi rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy vào mức độ và sức lan truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là phải đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là mạch máu của nền kinh tế Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực của sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô và các cơ chế, chính sách của Nhà nước, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động đến thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng cũng như thấy được tính cấp thiết của việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của NHTM mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

làm đề tài luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.

- Đo lường mức độ tác động của từng biến nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam để từ đó xác định các nhân tố quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp tác động các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.‌

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu dùng để thực hiện nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 14 ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2013. Các dữ liệu về kinh tế vĩ mô được thu thập từ nguồn dữ liệu của IMF.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài của mình tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam từ 2007 đến 2013.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

5. Tổng quan về tình hình các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

Vấn đề thanh khoản và rủi ro thanh khoản là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều ngân hàng trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về những nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của NHTM và cũng đã có những kết luận có giá trị.

Trong bài nghiên cứu “Những nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến thanh khoản của các NHTM ở Anhcủa Valla và Saes-Escorbiac (2006), các tác giả cho rằng thanh khoản ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố sau: Lợi nhuận ngân hàng (-), Xác suất có được sự hỗ trợ từ người cho vay cuối cùng (-), Tăng trưởng tín dụng. (-), Quy mô của ngân hàng(-), Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (-), Lãi suất ngắn hạn, nói lên hiệu quả của chính sách tiền tệ (-)

Bài nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định rủi ro thanh khoản của các ngân hàng từ các nền kinh tế mới nổivới việc phân tích hồi quy dữ liệu bảng của Bunda và Desquilbet (2008) cho rằng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng được giả định

1Valla and Saes-Escorbiac, (2006),Bank-specific and macroeconomic determinants of liquidity of English banks

2Bunda and Desquilbet, (2008), Determinants of liquidity risk of banks from emerging economies,

working paper

phụ thuộc vào hành vi của các ngân hàng, thị trường, môi trường kinh tế vĩ mô và chế độ tỷ giá hối đoái, cụ thể là vào các yếu tố sau:

- Tổng tài sản đo lường kích thước của ngân hàng (-)

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tài sản đo lường an toàn vốn (+)

- Lãi suất cho vay (-)

- Tỷ lệ chi tiêu công trên tổng sản phẩm trong nước (+)

- Tỷ lệ lạm phát (+)

- Khủng hoảng tài chính.(-)

- Chế độ tỷ giá hối đoái

Bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa vốn, thanh khoản và rủi ro trong ngân hàng thương mại”của 2 tác giả Tamara Kochubey và Dorota Kowalczyk (2014) chỉ ra rằng các NHTM Mỹ phối hợp đồng thời những điều chỉnh ngắn hạn về vốn, rủi ro và thanh khoản ở 2 giai đoạn trước và trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Theo đó, trong giai đoạn trước khủng hoảng, những điều chỉnh ngắn hạn trong nguồn vốn có tác động nghịch chiều lên những điều chỉnh rủi ro trong ngắn hạn và ngược lại, một sự gia tăng trong việc chấp nhận rủi ro làm giảm tỷ lệ vốn của ngân hàng và gia tăng các chỉ số

thanh khoản. Trong giai đoạn khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng cắt giảm các rủi ro có thể xảy ra, tiến hành giảm rủi ro của danh mục tài sản, danh mục cho vay khi nguy cơ các tỷ lệ vốn sụt giảm. Bài nghiên cứu cũng kết luận rằng, một sự gia tăng rủi ro sẽ gây ra một sự sụt giảm về tỷ lệ vốn, cũng như thanh khoản ngân hàng và những điều chỉnh về vốn có mối quan hệ nghịch chiều với nhau.

Trong bài nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Slovakia”của Pavla Vodova (2011) cũng đã có nhiều kết

3Tamara Kochubey and Dorota Kowalczyk, (2014), The relationship between Capital, Liquidity and risk in Commercial Banks, working paper.

4Pavla Vodova, (2011) Determinants of Commercial Bank’ Liquidity in the Czech Republic, working

paper

luận có giá trị. Bằng việc xem xét dữ liệu của các ngân hàng thương mại Slovakia cùng với dữ liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2001-2010 và phân tích hồi quy dữ liệu bảng, tác giả đã kết luận rằng thanh khoản ngân hàng giảm chủ yếu là do kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Các ngân hàng thương mại có xu hướng nắm giữ những tài sản thanh khoản ít đi khi lợi nhuận ngân hàng tăng, tỷ lệ an toàn vốn cao và quy mô ngân hàng lớn, từ đó rủi ro thanh khoản của ngân hàng gia tăng. Theo đó, các biến về lãi suất (lãi suất cho vay, lãi suất giao dịch liên ngân hàng và lãi suất của chính sách tiền tệ), tỷ suất lãi suất, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát không có tác động đáng kể lên tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Slovakia.

Trong nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”5 của tác giả Trương Quang Thông (2013) đã kết luận rằng 

ữ 

ỉ lệ ồn ự ế

mô, tức những yếu tố  ặc biệt thể hiện qua các tác động của độ trễ chính sách.

6. Những đóng góp của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thanh khoản và rủi ro thanh khoản cũng như các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam. Do vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về rủi ro thanh khoản.

- Thông qua kết quả thu được từ việc chạy mô hình hồi quy dữ liệu bảng, tác giả rút ra kết luận rằng rủi ro thanh khoản chịu sự tác động nghịch chiều từ quy mô tổng tài sản của ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều lên rủi ro

5Trương Quang Thông, 2013. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 276, trang 50-62

thanh khoản. Kết luận này cho phép tác giả đưa ra một số kiến nghị hữu ích trong việc quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM trong thực tế. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, các nhân tố khác như tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát thì không có ý nghĩa thống kê trong việc phân tích ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản.

- Bên cạnh những đóng góp tích cực thì đề tài còn tồn tại một số hạn chế. Do những hạn chế về mặt thời gian nên tác giả chưa thể thu thập dữ liệu để đưa vào mô hình những biến tác động về mặt chính sách, những biến vĩ mô khác như tỷ lệ thất nghiệp, chế độ tỷ giá hối đoái, lãi suất liên ngân hàng…

- Trong tương lai với nguồn số liệu và kiến thức sâu hơn, tác giả mong muốn hoàn thiện mô hình đo lường với độ tin cậy cao hơn. Để từ đó có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn để tăng khả năng thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản một cách có hiệu quả hơn.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; đề tài được bố cục theo 3 chương như sau:

Chương I. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

Chương II. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương III. Các giải pháp tác động các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌‌‌

1.1. Thanh khoản của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm thanh khoản ngân hàng thương mại

Như chúng ta đã biết, trong nhiều công trình nghiên cứu, cụm từ “thanh khoản” đã được nhiều tác giả sử dụng tuy nhiên để định nghĩa nó thì không đơn giản. Định nghĩa thanh khoản mang tính trừu tượng và đòi hỏi sự tư duy cao. Theo dòng lịch sử, thanh khoản đã song hành với sự phát triển của khái niệm tiền tệ và đã thay đổi theo quá trình mở rộng tài chính, trong một phạm vi rộng hơn, nó thay đổi theo sự cải tiến trong cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính.

Lý thuyết tài chính cho rằng, với những bất hoàn hảo của thị trường vốn, dịch chuyển nguồn vốn giữa những thành phần kinh tế trong một khoảng thời gian yêu cầu một lượng tài sản tài chính phi rủi ro thích hợp trong nền kinh tế: để lưu giữ giá trị và là công cụ trao đổi được đông đảo những người tham gia trên thị trường chấp nhận. Đó chính là định nghĩa tiền giấy hay tiền pháp định, tiền vừa đảm nhiệm chức năng là đơn vị hạch toán, vừa giữ chức năng là trung gian trao đổi. Ở đây đề cập đến một dạng thanh khoản truyền thống và đơn sơ nhất là thanh khoản tài sản. Lý thuyết tài chính cũng lý giải vai trò của các ngân hàng thương mại như là những nhà cung cấp tính thanh khoản: bởi chức năng trợ cấp những khoản vay hoặc nắm giữ những chứng khoán nợ sơ cấp được phát hành bởi các thành phần kinh tế có nhu cầu được cung cấp thêm vốn, bởi chức năng tập trung nguồn vốn từ những nhà đầu tư bằng cách phát hành chứng khoán nợ gián tiếp. Do sự phát triển lớn mạnh và nhất là những đặc tính trong hợp đồng của các chứng khoán nợ này nên chúng đã được chấp nhận như là một sự thay thế cho cơ sở tiền tệ hợp pháp. Điều này đã dẫn đến định nghĩa của khái niệm thanh khoản ngân hàng.

Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh6. Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng các tiêu chí sau: có sẵn số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giao dịch, giá cả hợp lý.

Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh. Trong thực tế những tài sản có tính thanh khoản cao gồm các giấy tờ có giá như: Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, lệnh phiếu, hối phiếu…những tài sản có tính thanh khoản thấp như bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị…

1.1.2. Cung-cầu thanh khoản ngân hàng thương mại‌

Cung thanh khoản là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng. Cung thanh khoản bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, thu nhận tiền gửi từ khách hàng, khách hàng tín dụng hoàn trả các khoản gốc và lãi, bán các TSC của NHTM, vay từ thị trường liên ngân hàng, thu từ các khoản nợ phải thu khác.

Cầu thanh khoản: là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng. Cầu thanh khoản bao gồm: hoàn trả tiền gửi cho khách hàng, hoàn trả các khoản đi vay, chuyển tiền thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, chi các khoản chi phí hoạt động, chi trả các khoản nộp ngân sách nhà nước, trả cổ tức, chi trả các khoản nợ khác…

Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, với các chi tiết về nguồn và sử dụng nguồn thanh khoản có thể được các nhà quản trị thiết lập để phục vụ nhu cầu quản trị thanh khoản. Theo đó, trạng thái thanh khoản ròng được xác định như sau:

6PGS.TS. Trần Huy Hoàng, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động –Xã hội, 2011

Xem tất cả 42 trang.

Ngày đăng: 08/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí