Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sở Hữu Và Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Qua Một Số Nghiên Cứu Trước .


Đối với chủ thẻ (khách hàng sử dụng thẻ)

Khách hàng sử dụng thẻ chính là bên tham gia nhận được nhiều lợi ích nhất trong giao dịch thanh toán TTD thể hiện qua các vấn đề sau:

Nhanh chóng

Với chiếc TTD nhỏ gọn trong tay khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ở mọi lúc mọi nơi tại các điểm chấp nhận thẻ. TTD không bị giới hạn bởi lượng tiền mang theo người nên có thể giải quyết được những nhu cầu phát sinh đột xuất và có thể rút tiền mặt khi cần thiết tại các ngân hàng thanh toán thẻ hay tại các máy rút tiền tự động ở khắp nơi trên thế giới.Chủ thẻ cũng có thể thanh toán trực tuyến khi thanh toán trên các trang mạng mua sắmcủa các nhà cung cấp, đây là điều rất tiện lợi cho khách hàng trong thời đại công nghệ hiện nay.

Tiện ích

Chủ thẻ có thể kiểm soát việc chi tiêu hàng tháng của mình thông qua bảng sao kê ngân hàng gửi định kỳ. Chủ thẻ sẽ được cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu trước trả tiền sau (đây chính là tính “tín dụng” của sản phẩm) và tận dụng để phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn của mỗi khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro, chi phí so với việc sử dụng tiền mặt.

Ngoài ra, chủ thẻ còn được hưởng một số dịch vụ khác do NH phát hành và triển khai áp dụng cho chủ thẻ như: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế, trợ giúp toàn cầu.

An toàn

TTD có tính bảo mật cao nên an toàn hơn so với tiền mặt. Nếu trong quá trình sử dụng có rủi ro gì, khách hàng có thể thông báo cho NH phát hành để kịp thời xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.

Chủ thẻ khi thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ vì thông tin về giao dịch được lưu lại nên không thất thoát được tiền mặt cũng như tránh được tiền giả, giảm thiểu sự nhầm lẫn trong thanh toán.

Ưu đãi

Bên cạnh những lợi ích trên, khi sử dụng TTD khách hàng còn được hưởng các chương trình ưu đãi của ngân hàng (thanh toán được hoàn tiền, mở thẻ được tặng quà,…) cũng như các cơ sở kinh doanh (giảm giá, tích điểm đổi quà,…) khi thực hiện thanh toán thẻ.


Đối với ngân hàng thanh toán

Trong quy trình thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành thường mở tài khoản tại các NH thanh toán cho thuận tiện việc thanh toán. Điều này góp phần làm tăng lượng số dư tiền gửi và nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

Ngân hàng thanh toán sẽ có được một nguồn thu tương đối ổn định với các loại phí như: chiết khấu thương mại, phí rút tiền mặt, phí đại lý thanh toán…

3.2.2. Những rủi ro trong thanh toán TTD

Bên cạnh các lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, các chủ thể tham gia thanh

toán cũng phải đối mặt với nhiều rủi rỏ cụ thể như sau:

Đối với nền kinh tế

Khi hệ thống quản lý thẻ có sự cố liên quan đến xử lý dữ liệu hoặc kết nối, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu và an ninh sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Nó không chỉ ảnh hưởng đến riêng một khách hàng, đến riêng một ngân hàng hay tổ chức tài chính mà ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động kinh doanh thẻ của tất cả các tổ chức thẻ quốc tế và các khách hàng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Do đó, nếu có sự cố tổn thất xảy ra sẽ rất lớn và khó kiểm soát được. Chính vì vậy, việc đảm bảo hệ thống vận hành một cách chính xác, liên tục là yêu cầu hàng đầu đối với các thành viên khi tham gia kinh doanh thẻ.

Đối với Ngân hàng

Rủi ro tín dụng

Để được chấp nhận mở TTD, thông thường các khách hàng đều được ngân hàng thẩm định kỹ càng về khả năng thanh toán. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó làm cho các thông tin thẩm định không chính xác (thông tin giả tạo hoặc sự cẩu thả của nhân viên thẩm định) hay sự biến động bất ngờ trong thu nhập của chủ thẻ (mất việc làm, tai nạn,…) có thể dẫn đến việc mất khả năng thanh toán của chủ thẻ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng.

Rủi ro sử dụng thẻ

Đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo, thông đồng với tội phạm thẻ:các đơn vị này cố tình đăng ký các thông tin với ngân hàng không chính xác. Ngân hàng thanh toán sẽ gánh chịu tổn thất khi không thu được những khoản đã tạm ứng cho những đơn vị chấp nhận thẻnày trong trường hợp đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với


chủ thẻ cố tình tạo ra các hoá đơn hoặc các giao dịch giả mạo để chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Sao chép giả mạo băng từ giả (skimming): trên các thiết bị đọc thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻhoặc tại các máy ATM, các đối tượng tội phạm gắn thêm thiết bị để lấy cắp các thông tin trên băng từ của thẻ thật thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻvà máy ATM của ngân hàng, hoặc nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ cấu kết với các tội phạm để lấy thông tin trên thẻ thật, sử dụng trái phép tài khoản của khách hàng.

Các đơn vị chấp nhận thẻ cố tình gian lận: đơn vị chấp nhận thẻ cố tình không tuân thủtheo đúng các quy định hướng dẫn của ngân hàng, quy trình thanh toán thẻdẫn đến thanh toán cho những giao dịch không có thật như thanh toán khi không thực sự cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dễ dãi trong việc ký kết hợp đồng với đơn vị chấp nhận thẻ: Theo quy định chỉ những doanh nghiệp và cá nhân có địa điểm kinh doanh và giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp trong lĩnh vực cung ứng hàng hóa, dịch vụ tại VN mới được phép làm đơn vị chấp nhận thẻ. Nhưng do không kiểm tra chặt chẽ nên đã ký hợp đồng với đơn vị chấp nhận thẻ gian lận, mục đích của các đơn vị chấp nhận thẻ này là chỉ để thanh toán thẻ gian lận cho đồng bọn, thực chất không phải là đơn vị kinh doanh cung cấp hàng hóa dịch vụ.

Rủi ro trong thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại ( mail order, telephone order): các phương thức thanh toán này có độ rủi ro cao và khá mạo hiểm, trong trường hợp đơn vị chấp nhận thẻđồng ý cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại và chỉ dựa vào các thông tin như: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ... để thực hiện thanh toán thì đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng thanh toán có thể chịu tổn thất nếu như chủ thẻ thực không phải là khách hàng đặt mua hàng và giao dịch đó bị từ chối thanh toán.

Đối với Đơn vị chấp nhận thẻ

Thanh toán thẻ hết hiệu lực: Một số đơn vị đã thanh toán nhầm thẻ hết hiệu lực do NH nước ngoài phát hành, với nguyên nhân muốn bán được hàng nên các đơn vị thanh toán các giao dịch offline, sau khi chuyển về trung tâm thẻ mới phát hiện ra.


Thanh toán cho đối tượng không phải là chủ thẻ: Do cố tình gian lận, kẻ gian đã lấy cắp thẻ của người quen đi mua hàng. Vì không tuân thủ quy trình nên đơn vị chấp nhận thẻ đã không kiểm tra kỹ chữ ký và giấy tờ tùy thân của chủ thẻ nên đã thanh toán. Các trường hợp này thường mất nhiều công sức và thời gian để thương lượng với chủ thẻ, rủi ro phần lớn thuộc về các đơn vị chấp nhận thẻ.

Đối với khách hàng (chủ thẻ)

Thẻ mất cắp, thất lạc: là rủi ro xảy ra khi chủ thẻ bị mất thẻ mà chưa kịp thông báo cho ngân hàng về việc mất cắp thất lạc của chiếc thẻ và trước khi NH có các biện pháp chấm dứt sử dụng hoặc thu hồi thẻ thì chiếc thẻ đã bị sử dụng và lợi dụng.

Mất kiểm soát chi tiêu: TTD tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng và khách hàng thường không cảm nhận được rằng mình đã chi tiêu quá nhiều so với kế hoạch của mình dẫn đến lãng phí và mất khả năng thanh toán.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng qua một số nghiên cứu trước.

Để có cái nhìn tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTD cũng như cơ sở để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, tôi sẽ điểm qua một số nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này.

Nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar (2007) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng TTD của người tiêu dùng tại Ả-rập- sau-đi

Năm 2007, Alhassan G. Abdul – Muhmin và Yakubu A. Umar là giáo sư và phó giáo sư ngành marketing và tài chính của trường Cao đẳng Quản trị Công nghiệp và trường Đại học Nhiên liệu và Khoáng sản Vua Fahd ở thành phố Dhahran của Ả-rập-sau-đi đã thực hiện một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng TTD của người dân tại nước này. Nghiên cứu được thực hiện thông qua một cuộc khảo sát do NH tài trợ sử dụng cấu trúc bảng câu hỏi tự quản. Bảng câu hỏi được phát ngẫu nhiên cho người dân tại các ngân hàng, trung tâm thương mại và văn phòng mà không quan tâm đến việc họ có sử dụng TTD hay không.

Đối với những người tham gia trả lời rằng họ có sở hữu TTD sẽ trả lời tiếp các câu hỏi về số lượng thẻ mà họ sở hữu, thương hiệu và ngân hàng phát hành. Đồng thời họ cũng được hỏi một số câu hỏi về sử dụng thẻ như trung bình doanh số


sử dụng thẻ hàng tháng, các phương thức thanh toán số dư thẻ đồng thời đánh giá về

các thuộc tính của thẻ tín dụng mà họ lựa chọn.

Tổng cộng có 774 bảng câu hỏi hợp lệ thu thập được để làm cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu. Thống kê cơ bản cho thấy rằng 67% những người tham gia là nam giới và thu nhập của những người tham gia cũng ở mức trung bình (31% có thu nhập từ SR 5.000 đến SR 10.000). Tỷ lệ nam tham gia nghiên cứu nhiều hơn thể hiện sự khó khăn trong việc tiếp cận với phụ nữ ở quốc gia này để thực hiện nghiên cứu vì các rào cản của xã hội và tôn giáo. Gần 10% những người tham gia không phải là người Ả-rập-sau-đi nhấn mạnh mục tiêu nghiên cứu là nhằm vào tất cả những người tiêu dùng không phân biệt quốc tịch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, 63% những người tham gia sở hữu ít nhất 1 TTD, hơn 50% trong số đó sử dụng 1 thẻ trong khi 34% cho biết sở hữu 2 thẻ. Qua đó thấy rằng, phần lớn các chủ thẻ sở hữu tối đa 2 TTD.

Về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sở hữu TTD thì ngoài yếu tố quốc tịch, các yếu tố khác như giới tính, thu nhập, tuổi tác và trình độ giáo dục đều có ảnh hưởng. Đặc biệt, tỷ lệ sở hữu TTD tăng theo tuổi tác, thu nhập và giáo dục, xác nhận kỳ vọng của giả thiết.

Trong khi đó việc sử dụng TTD được xem xét theo 3 biến hành vi bao gồm: mục đích sử dụng thẻ, cường độ sử dụng thẻ và khuynh hướng quay vòng số dư chưa thanh toán.

Kết quả cho thấy, người tiêu dùng Ả-rập-sau-đi thường sử dụng TTD cho việc đi du lịch quốc tế (72,2% người tham gia chọn điều này ở vị trí đầu tiên), tiếp theo là sử dụng thẻ trong các trường hợp khẩn cấp và cuối cùng là để có được một khoản thanh toán bổ sung.

Về cường độ sử dụng thẻ thì doanh số giao dịch bình quân của chủ thẻ là vào khoản SR 2.084,46 (tương đương USD 555,86) mỗi tháng và các đặc điểm về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng đến cường độ sử dụng thẻ theo hướng tăng dần theo độ tuổi, thu nhập và số lượng thẻ sở hữu. Không có sự khác biệt trong giới tính liên quan đến cường độ sử dụng thẻ và yếu tố về thái độ đối với nợ cũng không có ảnh hưởng.

Về xu hướng xoay vòng thì trong tổng số 460 người tham gia trả lời câu hỏi này có 68,3% cho biết họ thanh toán toàn bộ số tiền phải trả hàng tháng và 31,7%


còn lại chuyển tiếp số dư hàng tháng của họ bằng cách thanh toán số tiền tối thiểu phải trả hoặc cao hơn một chút so với tối thiểu. Đặc biệt khả năng xoay vòng tăng theo giới tính (nam cao hơn so với nữ), trình độ giáo dục và số lượng TTD sở hữu.

Tác giả cũng thực hiện đánh giá các thuộc tính của TTD thông qua bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Kết quả cho thấy có 8 thuộc tính được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về mức độ đánh giá tích cực như sau: (1) Khả năng thanh toán quốc tế; (2) Sự tiện lợi trong việc sử dụng thẻ; (3) Khả năng thanh toán trong nước; (4) hạn mức thẻ; (5) Thủ tục xử lý khi thẻ bị mất cắp; (6) Sự an toàn; (7)Mức thanh toán hàng tháng; (8) Chi phí sử dụng thẻ.

Nghiên cứu của Okan Veli Safakli (2005) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD ở Bắc Síp.

Năm 2005, Okan Veli Safakli, Phó giáo sư Tiến sĩ và giảng viên trường Đại học Lefke Châu Âu, đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quết định sở hữu và sử dụng TTD của người tiêu dùng ở phía Bắc Cộng hòa Síp, hòn đảo lớn thứ 3 ở Địa Trung Hải và từng là thuộc địa của Anh.

Bài nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện bằng việc phát bảng câu hỏi cho người tiêu dùng ở những con phố lớn tại thủ đô Nicosia của Cộng hòa Síp từ tháng tháng 7 đến tháng 8 năm 2005. Bảng câu hỏi gồm 2 phần, phần 1 bao gồm các thông tin về nhân khẩu học của người tham gia như giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ, nghề nghiệp, mức thu nhập, phần 2 gồm các câu hỏi về thuộc tính TTD sử dụng thang đo Liker 5 mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong giả thiết.

Kết quả kiểm định giá trị trung bình cho thấy có 7 thuộc tính của TTD có điểm trung bình >=3 và được xem là có ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của người tiêu dùng ở Bắc Síp được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) TTD cho phép chi tiêu trước trả tiền sau, (2) TTD giúp mua hàng mà không cần mang theo tiền mặt, (3) sự tiện lợi của TTD khi mua sắm, (4) TTD có thể rút tiền mặt, (5) TTD an toàn hơn khi mang theo, (6) Mang theo tiền mặt rất rủi ro và (7) không thích mang theo tiền mặt.

Tiếp theo, Okan Veli Safakli tiến hành phân tích nhân tố để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của người tiêu dùng. Kết quả


phân tích nhân tố thu được 17 thuộc tính chia thành 5 nhân tố lớn có ảnh hưởng cụ thể như sau

Nhân tố 1: Khả năng đáp ứng nhu cầu trong trường hợp không đủ thu nhập

(C.12) sự suy giảm trong thu nhập

(C.7) thu nhập không đủ để trang trải các chi phí (C.14) đây là một nhu cầu không thể trì hoãn

(C.15) một nhu cầu và mong muốn không thể cưỡng lại (C.13) sự mong muốn có một tiêu chuẩn sống cao hơn

Nhân tố 2: Sự tiện lợi trong việc không dùng tiền mặt

(C.2) sự tiện lợi của TTD khi mua sắm

(C.5) TTD giúp mua hàng mà không cần mang theo tiền mặt (C.1) TTD cho phép chi tiêu trước trả tiền sau

(C.8) TTD có thể rút tiền mặt

Nhân tố 3: Xã hội hóa và hiện đại hóa

(C.17) đây là một phương thức thanh toán hiện đại

(C.6) tư tưởng tụt hậu về những sản phẩm mới và những nhu cầu mới (C.11) nhiều người xung quanh đã dùng TTD

Nhân tố 4: Sự tiện lợi và an toàn khi không mang theo tiền mặt

(C.19) mang theo tiền mặt rất rủi ro. (C.18) không thích mang theo tiền mặt (C.4) TTD an toàn hơn khi mang theo

Nhân tố 5: Mua sắm qua điện thoại và Internet (C.10) TTD cho phép mua sắm qua điện thoại (C.9) TTD cho phép mua sắm qua mạng Internet

Tuy nhiên, chỉ nhân tố 2 và nhân tố 4 là có giá trị trung bình >=3 nên đi đến kết luận rằng chỉ có 2 nhân tố này là thực sự có ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD ở Bắc Síp, trong đó nhân tố 2 có mức độ ảnh hưởng cao hơn nhân tố 4.

Okan Veli Safakli cũng đã tiến hành phân tích nhân tố ứng với từng nhóm nhân khẩu học khác nhau và kết quả thu được là cũng chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của người tiêu dùng ở Bắc Síp. Và điều đặc biệt là ở hầu hết các nhóm nhân khẩu học khác nhau,


ảnh hưởng của nhân tố 2 đều lớn hơn nhân tố 4, ngoại trừ đối với những người có trình độ thấp và mức thu nhâp thấp hơn thu nhập bình quân quốc gia thì ngược lại. Điều đó cho thấy rằng, những người có thu nhập và trình độ cao thường quan tâm đến lợi ích của TTD nhiều hơn là sự an toàn khi sử dụng thẻ và ngược lại.

Nghiên cứu của Vương Đức Hoàng Quân và Trịnh Hoàng Nam, 2017 về ứng dụng mô hình TPB và TAM trong nghiên cứu sự chấp nhận TTD của người tiêu dùng VN.

Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tuyến đối với các khách hàng sử dụng dịch vụnhận lương qua tài khoản ngân hàng tại VN. Bảng khảo sát với 27 câu hỏi tập trung vàocác thành phần trong mô hình lí thuyết đề xuất, bao gồm: . định sử dụng (4 biến), tínhchủ quan (5 biến), nhận thức hữu dụng (7 biến), kiểm soát hành vi cảm nhận (6 biến),nhu cầu cảm nhận (5 biến). Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng trong nghiên cứu (với1-hoàn toàn không đồng ý và 5-hoàn toàn đồng ý).

Kết quả khảo sát trực tuyến thu về được 385 phiếu trả lời thông qua phương phápchọn mẫu thuận tiện, trong đó có 302 phiếu trả lời đầy đủ thông tin, đáp ứng yêu cầu củanghiên cứu. Với 27 biến quan sát, kích thước mẫu cần thiết nằm trong khoảng từ 81 đến135 (Cattel, 1978). Do đó, dữ liệu từ 302 phiếu trả lời là thích hợp cho việc kiểm địnhcác giả thuyết trong mô hình đề xuất.

Theo kết quả phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp OLS, sự chấp nhậnTTD của người tiêu dùng VN chịu tác động từ bốn nhân tố, được sắp xếp từ mạnhnhất đến yếu tố thấp nhất, bao gồm: Nhận thức hữu dụng, tính chủ quan, kiểm soát hànhvi cảm nhận và nhu cầu cảm nhận. Ngoại trừ nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận tácđộng tiêu cực, các nhân tố còn lại tác động tích cực tới quyết định sử dụng TTD củangười tiêu dùng VN.

Vương Đức Hoàng Quân và Trịnh Hoàng Nam (2017) đã đề xuất mô hình lí thuyết về sự chấp nhận TTD của người tiêu dùng VN với bốn nhân tố tác động bao gồm: (1) Tính chủ quan; (2) Nhận thức hữu dụng; (3) Kiểm soát hành vi cảm nhận; và (4) Nhu cầu cảm nhận.

Tính chủ quan





Nhận thức hữu dụng





Kiểm soát hành vi cảm




Nhu cầu cảm nhận



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 6

Ý định sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022