1. Lý do chọn đề tài
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử loài người đã chứng kiến nhiều phát minh khoa học vĩ đại có tác dụng thay đổi cả một giai đoạn phát triển. Những phát kiến này ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào cuộc sống của con người. Vài năm trở lại đây, khi nền công nghệ khoa học phát triển, các thiết bị truyền thông như được thổi một luồng gió mới, trong đó lĩnh vực di động có tốc độ bùng nổ nhanh chưa từng thấy. Điện thoại đã không còn như trước đây mà được nhân cách hóa trở nên thông minh hơn, và các nhà khoa học đã đặt tên cho điện thoại một tên gọi mới là “smartphone”. Sau khi được giới thiệu từ cuối những năm 1990, smartphone đã làm thay đổi cách con người kết nối với thế giới. Từ chiếc smartphone đầu tiên được ra đời vào ngày 26/11/1992 tại hội chợ COMDEX diễn ra ở Las Vegas (Mỹ) do hãng IBM sản xuất với tên gọi là Simon, với các tính năng vượt bậc hơn so với một chiếc điện thoại thông thường như màn hình cảm ứng, gửi hay nhận email, thậm chí là gửi hay nhận fax. Bên cạnh đó, một chiếc smartphone còn được trang bị các ứng dụng như sổ địa chỉ, lịch, máy tính, đồng hồ thế giới, nhận diện chữ viết tay lên màn hình cảm ứng. Thậm chí, người dùng có thể tải và cài đặt thêm ứng dụng được phát triển từ bên thứ ba, giống với smartphone ngày nay. Simon như một điểm sáng giúp khơi nguồn cho sự cải tiến và phát triển của smartphone ngày
nay. Thế
giới công nghệ
đã chứng kiến những bước chạy thần tốc của thiết bị di
động thông minh, mà cụ thể là smartphone trong những năm vừa qua. Chính sự ra đời
của iPhone phiên bản đầu tiên từ năm 2007 là “phát súng” để bắt đầu cuộc đua trên thị trường này. Kể từ khi iPhone xuất hiện, sự phát triển của smartphone ngày càng trở nên nhanh hơn bao giờ hết, và mục tiêu mà các hãng sản xuất khác đặt ra chính là “lật đổ iPhone”. Sự phát triển nhanh chóng của smartphone vừa giúp cho người dùng có thể tận hưởng những công nghệ mới nhất trên những sản phẩm vừa ra mắt, nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho các sản phẩm trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp của người dân thành phố Huế - 2
- Quá Trình Ra Quyết Định Mua Của Người Tiêu Dùng
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trong Nước Và Ngoài Nước
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Nhiều mẫu sản phẩm đã nhanh chóng trở thành “hàng cũ” khi phiên bản mới ra mắt sau đó không lâu. Nếu như vào năm 1996, để tải một bài hát ta mất khoảng 25 phút. Nhưng giờ đây, ta chỉ cần 25 giây cùng với chiếc điện thoại. Đây chính là minh chứng cho tốc độ phát triển của lĩnh vực viễn thông, nó hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của smartphone.
Nhờ vào đó, một chiếc smartphone ngoài chức năng nghe gọi còn có thể dùng để giải trí, lướt web và xử lý công việc. Theo xu hướng thời đại, người dùng Việt Nam đang có xu hướng chuyển từ feature phone (điện thoại chỉ có chức năng nghe, gọi, nhắn tin) sang smartphone (điện thoại thông minh) cụ thể qua nghiên cứu của Ericsson
ConsumerLab (một tổ chức quốc tế có hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu
hành vi và giá trị của con người), tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam tăng 16%
(2011) lên 21% (cuối 2012) trên tổng số thuê bao di động. Theo báo cáo Vietnam
Digital Landscape của Moore Corporation (2015), số thuê bao 3G tại Việt Nam năm 2012 là 15,7 triệu (chiếm 11,9% trên tổng số thuê bao di động). Đến năm 2015, con số này đã đạt 29,3 triệu thuê bao 3G (chiếm 21,4% trên tổng số thuê bao di động). Qua thời gian, tỷ lệ người Việt Nam sử dụng smartphone đã đạt 57%, tỷ lệ người dùng feature phone là 43% (theo báo cáo của Nielsen, 2014). Theo báo cáo Vietnam Mobile Market (2014 – Q2 2015) của Sohagame, số lượng người dùng Việt Nam yêu thích smartphone năm 2015 là 37 triệu người, trong đó tốc độ tăng trưởng về smartphone ở Việt Nam đã đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Indonesia. Để hiểu rò hơn hành vi tiêu dùng của người Việt đối với dòng điện thoại smartphone, cụ thể hơn là smartphone cao cấp, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua smartphone cao cấp của người dân thành phố Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp của người dân thành phố Huế, đồng thời đề xuất giải pháp phát triển thị trường smartphone cao cấp ở địa bàn thành phố Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về smartphone và quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng.
Phân tích thực trạng tiêu dùng smartphone cao cấp tại thành phố Huế.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp của người dân thành phố Huế.
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường smartphone cao cấp trên địa bàn thành phố Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp của người dân thành phố Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2014 đến khi kết thúc đề tài, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi trong khoảng thời gian từ 4/2017 đến 6/2017.
Phạm vi không gian: Đề tài được điều tra nghiên cứu trên địa bàn thành phố Huế.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân trực tiếp thông qua phiếu điều tra được thiết kế theo mục tiêu và nội dung cần nghiên cứu kết hợp với điều tra online qua email, facebook; điều tra thử rồi mới tiến hành điều tra hàng loạt.
Phương pháp lấy mẫu: chọn mẫu thuận tiện, đơn giản, dễ thực hiện. Người nghiên cứu tiến hành điều tra những người đã mua smartphone cao cấp sinh sống trên địa bàn thành phố Huế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu này sử dụng 2 phương pháp: định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng trong thời kì đầu của quá trình nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu tham khảo và các thông tin phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng dùng kĩ thuật thu thập dữ liệu là điều tra theo bảng hỏi. Nghiên cứu này nhằm điều tra, đánh giá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế.
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường trong nghiên cứu này. Cụ thể tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp của người dân trên địa bàn thành phố Huế. Đầu tiên nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia, từ đó phác thảo ra các tiêu chí như: thương hiệu, giá, đặc tính sản phẩm, bán hàng và hậu mãi … để xây dựng bảng hỏi. Các chuyên gia bao gồm: cán bộ thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng,
trưởng phoǹ g kinh doanh, nhân viên kinh doanh cua một số doanh nghiệp kinh doanh
mặt hàng smartphone trên địa bàn thành phố Huế, là những người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn, giải quyết khiếu nại, sự cố, thắc mắc cho khách hàng. Tiến hành thảo luận nhóm (Focus group) gồm từ 810 khaćh haǹ g hiện đang sử dụng smartphone cao cấp. Mục đích kiểm tra mức độ nhận thức về bộ thang đo vàcać câu hoi liên quan.
Từ hai nguồn thông tin này kết hợp với mục tiêu nghiên cưú , phần lý thuyết và tham khảo một số nghiên cứu trong và ngoài nước làm cơ sở để xây dựng bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến khách hàng, phục vụ cho phần nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Nghiên cứu định lượng
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để tiến hành thiết kế bảng hỏi phục vụ việc thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu.
Phong vâń
thử 30 khaćh haǹ g xem mưć
độ hiểu thông tin, ý nghĩa của các câu
hỏi hay không, để sau đó tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi, hiệu chỉnh thang đo nhằm đảm bảo tính tin cậy của đề tài. Bảng câu hỏi sau khi được điều chỉnh sẽ đưa vào phỏng vấn chính thức khách hàng.
4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình kinh doanh mặt hàng
smartphone cao cấp ở một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gồm có : Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT tại Huế, Hệ thống bán lẻ Viettel Store tại Huế, Công ty TNHH Tin học Công nghệ Phi Long – chi nhánh Huế. Thu thập các tài liệu liên quan từ Internet, các bài báo nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn, luận án trong và ngoài nước… có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu này được thu thập bằng cách điều tra cać khaćh
haǹ g cánhân trên địa baǹ thaǹ h phốHuếthông qua khảo sát bảng hỏi.
Quy mô mâũ : Để giải quyết được muc tiêu nghiên cưú đềtài cósử dung kĩthuật
phân tićh nhân tố khám phá EFA và hồi quy bội. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.
Trong phiếu khảo sát ý kiến khách hàng có thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế
với 24 biến quan sát câǹ đảm bảo sốlượng mẫu tối thiểu là120 (n=24*5=120). Sốmẫu
điêù
tra caǹ g lơń
thìthông tin thu thập caǹ g chiń h xać, trong pham
vi nghiên cứu này để
đảm bảo độ tin cậy cỡmẫu cần điều tra là150.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tính điểm trung bình qua đó thấy được
một số thông tin cá nhân của người tiêu dùng; các đặc điểm của người tiêu dùng
smartphone cao cấp như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp; thu thập và thống kê các đặc
điểm về
tên smartphone, thương hiệu người tiêu dùng đang sử
dụng,… Ngoài ra,
nghiên cứu sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá các thang đo có ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone cao cấp. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu sơ cấp và sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá đối với số liệu thứ cấp.
5. Hạn chế của đề tài
Do hạn chế về thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung ở địa bàn thành phố Huế, điều này có thể ảnh hưởng đến tính đại diện của kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật kiểm định thống kê trong quá trình phân tích số liệu cho thấy kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê và độ tin cậy cao.
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm và tính năng của smartphone
1.1.1.1. Khái niệm smartphone
Smartphone là loại điện thoại di động cảm ứng được tích hợp bộ nhớ trong lớn, và được chạy bởi một hệ điều hành do nhà sản xuất thiết kế. Ngoài chức năng nghe, gọi, gửi tin nhắn, nghe nhạc, quay video, smartphone còn có thể lướt web, gửi mail, thực hiện các cuộc gọi video và đặc biệt là có thể tải và sử dụng các ứng dụng trả phí
hoặc miễn phí trên cửa hàng ứng dụng được thiết kế bởi nhà sản xuất. Ngoài là một phương tiện giải trí, smartphone còn là một phương tiện giúp xử lý công việc hữu hiệu.
1.1.1.2. Tính năng của smartphone cao cấp
Một chiếc máy điện thoại di động tiên tiến: Smartphone tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến trong cùng một máy, thậm chí còn có các chức năng cảm giác, xúc giác, cảm ứng… như con người. Ngoài ra smartphone còn có các tính năng công nghệ số được tích hợp như máy quay phim, chụp ảnh với chỉ số điểm ảnh cao, tích hợp công nghệ truyền hình di động, mô hình vô tuyến điện trang bị kỹ thuật quang học tăng giảm theo ý nghĩ điều khiển của người dùng, làm các thước phim video sống động,
đăng trực tiếp
ảnh lên blog…Tất cả
những đặc điểm trên đã giúp cho smartphone
khẳng định vị thế của một chiếc điện thoại di động tiên tiến, thông minh.
Kết nối: Smartphone luôn kết nối Internet đường truyền tốc độ cao. Sự truy cập tới Internet mobile đánh dấu “một hiện thực phát triển” hơn khi mà mạng Internet cho phép smartphone trở thành một chiếc mobile truyền thông đa phương tiện. Chức năng này khiến smartphone có thể thay thế một chiếc tivi, Ipod hay một máy tính cá nhân… Smartphone lướt web nhanh nhờ kết nối wifi tốc độ cao. Tuy nhiên, trong tương lai, người sử dụng vẫn mong muốn có những thế hệ kế tiếp smartphone “khai thác và tận hưởng” được hết lợi ích từ mạng 3G cho phép tích nạp chính thức các gốc thông tin hữu ích ẩn chứa khác.
Bản địa hóa: Smartphone luôn được trang bị một thiết bị thu có khả năng thu
phát sóng. Sự
bản địa hóa của smartphone
ở đây có nghĩa là tính năng bản đồ
chỉ
đường thông minh cho người sử dụng. Ngoài ra, người dùng smartphone có thể sử
dụng phần mềm quản lý sự di chuyển của mình trong trường hợp muốn ghi nhớ, nhắc nhở công việc, để quên hoặc làm rơi đồ…
Tự động hóa văn phòng: Smartphone được nhìn nhận một cách tương đối và được tiêu chuẩn hóa từ thế hệ laptop thứ nhất. Nó xứng đáng là một thiết bị tự động
hóa văn phòng hữu dụng nhờ vào nhiều chi tiết công nghệ văn phòng như việc truy cập mạng, đọc và lưu giữ file tài liệu với dung lượng bộ nhớ lớn. Smartphone được trang bị phần mềm nhận dạng các file word, excel, pdf,… như một chiếc PC (Personal Computer) hay một chiếc laptop, tuy nhiên người dùng smartphone hài lòng vì có thể xem tài liệu văn phòng dù đang ở bất cứ nơi đâu.
Máy ghi âm chuyên nghiệp và đầu đọc truyền thông đa phương tiện: Smartphone mang chức năng của một máy ghi âm chuyên nghiệp, có thể ghi âm rò âm thanh của người nói trong một không gian ồn ào. Chức năng này phù hợp và đáng để smartphone nằm trong túi của các phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp ở khắp nơi trên
thế
giới. Ngoài ra, như
đã nói
ở trên, smartphone còn là một chiếc đầu đọc truyền
thông đa phương tiện thay thế TV. Và người sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm bởi sẽ không bị mất hay bị tạm dừng bất kỳ một cuộc gọi đến nào khi đang sử dụng chức năng truyền thông của smartphone.
Walkman MP3, radio FM: Đây là một chức năng quen thuộc có mặt trên các dòng điện thoại di động khác nhau, tuy nhiên, với chiếc mobile thông minh smartphone, người dùng có thể nghe radio ngay cả khi đang ở những vùng xa xôi mà những chiếc mobile thông thường không thể bắt sóng được. Chức năng nghe nhạc như một chiếc iPod thực thụ, có thể tải và đăng nhạc trên web vào máy hoặc ngược lại tùy theo ý thích của người dùng.
Công nghệ kỹ thuật cao: Smartphone luôn sử dụng các con chip thông minh,
một nguồn pin dồi dào, cài đặt các ứng dụng phần mềm hiệu quả. Ngoài ra, ở một số chiếc smartphone đặc biệt khứu giác, trông nom nhà cửa, xem phong thủy…còn sử dụng các phần mềm ứng dụng khiến smartphone trở nên “nhạy cảm và linh hoạt” như con người. Bên cạnh đó, ở mỗi smartphone cao cấp còn có những chức năng đặc biệt khác như: Sản phẩm Lumia của Nokia có thể chụp ảnh động, chụp ảnh trong bóng tối; Iphone 4s và Iphone 5 của Apple có chức năng tìm kiếm Siri cho phép người tiêu