Để cụ thể hơn, tác giả cũng sẽ thực hiện mô hình hồi quy đa biến để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính trên đối với đánh giá về TTD của khách hàng. Biến đánh giá về TTD cũng được thể hiện dưới dạng câu hỏi với thang đo likert 5 mức độ, trong đó mức độ 1 là “Rất tốt”, mức độ 5 là “Rất không tốt).
Bảng 4.12: Model Summaryb
R | R Square | Adjusted R Square | Std. Error of the Estimate | Durbin- Watson | |
1 | .871a | .759 | .751 | .5161 | 1.348 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sở Hữu Và Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Qua Một Số Nghiên Cứu Trước .
- Phân Tích, Lựa Chọn Các Nhân Tố Và Đề Xuất Giả Thiết Kiểm Định.
- Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ttd Của Khách Hàng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
a. Predictors: (Constant), Chi phí sử dụng thẻ (lãi suất), Được chấp nhận thanh toán quốc tế, Sự tiện lợi trong thanh toán, Số tiền phải thanh toán tối thiểu, Hạn mức thẻ, Xử lý khi thẻ bị mất cắp, Được chấp nhận thanh toán tại Việt Nam, Sự an toàn khi sử dụng thẻ
b. Dependent Variable: Đánh giá về TTD
Bảng Model Summary ở trên thể hiện mức độ phù hợp của mô hình. Với hệ số R bình phương hiệu chỉnh = 75,1% nghĩa là các biến độc lập giải thích được 75,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Đây là một mức độ phù hợp khá cao, hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Bảng 4.13: ANOVAa
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
1 | Regression | 222.618 | 8 | 27.827 | 104.463 | .000b |
Residual | 70.858 | 266 | .266 | |||
Total | 293.476 | 274 |
a. Dependent Variable: Đánh giá về TTD
b. Predictors: (Constant), Chi phí sử dụng thẻ (lãi suất), Được chấp nhận thanh toán quốc tế, Sự tiện lợi trong thanh toán, Số tiền phải thanh toán tối thiểu, Hạn mức thẻ, Xử lý khi thẻ bị mất cắp, Được chấp nhận thanh toán tại Việt Nam, Sự an toàn khi sử dụng thẻ
Với giá trị sig của kiểm định F ở bảng trên < 0.05 chứng tỏ rằng R bình phương của tổng thể khác 0, đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy đa biến
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | Collinearity Statistics | ||||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | ||||
1 | (Constant) | -.760 | .132 | -5.735 | .000 | |||
Được chấp nhận thanh toán quốc tế | .196 | .029 | .223 | 6.672 | .000 | .812 | 1.232 | |
Sự tiện lợi trong thanh toán | .192 | .044 | .157 | 4.402 | .000 | .718 | 1.393 | |
Được chấp nhận thanh toán tại Việt Nam | .338 | .039 | .371 | 8.707 | .000 | .499 | 2.004 | |
Hạn mức thẻ | .215 | .051 | .179 | 4.256 | .000 | .514 | 1.945 | |
Xử lý khi thẻ bị mất cắp | .102 | .070 | .101 | 1.459 | .146 | .189 | 5.300 | |
Sự an toàn khi sử dụng thẻ | .259 | .086 | .221 | 3.020 | .003 | .170 | 5.883 | |
Số tiền phải thanh toán tối thiểu | .115 | .043 | .097 | 2.700 | .007 | .707 | 1.414 | |
Chi phí sử dụng thẻ (lãi suất) | .147 | .053 | .112 | 2.780 | .006 | .558 | 1.792 |
a. Dependent Variable: Đánh giá về TTD
Qua bảng kết quả hồi quy đa biến trên ta thấy rằng, ngoại trừ thuộc tính “Xử lý khi thẻ bị mất cắp” tất cả các thuộc tính còn lại đều có hệ số sig < 0, vì vậy kết luận rằng tác động của chúng lên biến phụ thuộc là có ý nghĩa thống kê. Mức độ tác động của các thuộc tính được thể hiện thông qua hệ số B. Hệ số B càng lớn thì mức độ tác động càng nhiều. Ví dụ, thuộc tính có hệ số B lớn nhất là “ Được chấp nhận thanh toán tại Việt Nam” với B = 0.338. Điều đó thể hiện rằng khi biến “ Được chấp nhận thanh toán tại Việt Nam” tăng lên 1 đơn vị thì biến “Đánh giá về TTD” tăng lên 0.338 đơn vị. Tuy nhiên, với hệ số phóng đại phương sai (VIF) của một số biến > 2 thì có thể tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến ở mức độ nhất định. Về mặt lý thuyết, hệ số VIF dược so sánh với 10, nếu VIF > 10 thì kết luận là có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Tuy nhiên, trong
thực tế người ta thường so sánh với 2. Ở đây hệ số VIF của biến “Sự an toàn khi sử dụng thẻ” là 5.883, tuy lớn hơn 2 nhưng vẫn bé hơn 10 nên phần nào vẫn có thể chấp nhận được.
Tóm tắt chương 4:
Trong chương 4, chúng ta đã thực hiện các kiểm định, hồi quy theo phương pháp nghiên cứu đã đề ra ở chương trước, kết quả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD Vietinbank tại Tp.HCM cũng như chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của chúng. Đây là tiền đề quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị ở chương sau.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIA TĂNG Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ TTD VIETINBANK TẠI TP.HCM
5.1 Cơ sở đưa ra giải pháp và kiến nghị
5.1.1 Ưu nhược điểm hình thức thanh toán TTD tại Vietinbank hiện
nay
Qua phần phân tích thực trạng, ta có thể thấy được một số ưu nhược điểm
của việc thanh toán qua TTD nói chung và TTD Vietinbank nói riêng thời gian qua
có các ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Thứ nhất: Thị trường TTD Việt Nam trong vài năm trở lại đây chứng kiến sự phát triển vượt bậc cả về số lượng thẻ và giá trị giao dịch. Việc thanh toán TTD phát triển giúp các ngân hàng trong đó có Vietinbank có thêm kênh cho vay cũng như huy động vốn hiệu quả. Đồng thời từ đó có thể phát triển thêm các dịch vụ khác nhằm phục vụ tốt nhất có thể các khách hàng của mình.
Thứ hai: Để thu hút khách hàng, các ngân hàng đã tích cực liên kết với các cơ sở kinh doanh nhằm mang lại những ưu đãi tốt nhất cho khách hàng. Từ việc chiết khấu giảm giá, hoàn tiền, mua hàng trả góp không lãi suất,… cho đến tích điểm đổi quà, phòng chờ vip ở các sân bay và các giá trị gia tăng khác
Thứ ba: Đẩy mạnh phát hành các loại thẻ đồng thương hiệu để tiếp cận lượng khách hàng của đối tác đồng thời cung cấp được thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng.
Thứ tư: Chú trọng đến sự an toàn sử dụng thẻ cho khách hàng cũng như ngân hàng khi đẩy mạnh phát triển thẻ chíp theo tiêu chuẩn EMV với mức độ bảo mật cao hơn.
Thứ năm: Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ không ngừng được hoàn thiện. Số lượng ATM/POS tăng lên nhanh chóng, hệ thống liên minh các ngân hàng cũng được thành lập để việc thanh toán ngoài hệ thông được thuận tiện và nhanh chóng hơn. Mạng internet được phổ cập ngày càng rộng rãi và tốc độ ngày càng nhanh hơn.
Thứ sáu: Hành lang pháp lý tiếp tục được hoàn thiện nhằm định hướng thị trường thẻ phát triển nhanh chóng, bền vững. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ,
ngành và đơn vị liên quan đảm bảo an toàn cho việc hệ thống thanh toán thẻ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thanh toán.
Nhược điểm
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, thị trường TTD Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập:
Thứ nhất: Mặc dù số lượng thẻ, số lượng giao dịch không ngừng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, chưa tương xứng với tiềm lực của một nền kinh tế với gần 100 triệu dân.
Thứ hai: Hạ tầng thanh toán thẻ tuy có phát triển liên tục nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng. Chủ yếu hệ thống ATM/POS tập trung ở các thương hiệu lớn tại những thành phố lớn. Mạng internet đôi khi chập chờn và chi phí sử dụng vẫn còn cao.
Thứ ba: Việc quản lý các điểm chấp nhận thẻ chưa được sâu sát. Nhiều điểm chấp nhận thẻ vì ngại mức phí thanh toán thẻ cao cố tình không cho khách hàng thanh toán qua thẻ dù biết rằng hành vi này là vi phạm pháp luật.
Thứ tư: Công tác đảm bảo an ninh thanh toán thẻ chưa được tốt, vẫn còn xảy ra nhiều vụ đánh cắp thông tin thẻ gây tổn hại đến lợi ích của các chủ thể tham gia thanh toán cũng như làm mất lòng tin của người dân dẫn đến tư tưởng e ngại sở hữu và thanh toán thẻ.
Thứ năm: Việc quảng bá TTD chưa được thực hiện tốt. Các ngân hàng thường chỉ chú tâm phát triển TTD quốc tế dành cho cá nhân còn các loại TTD nội địa hay thẻ cho doanh nghiệp thì rất ít người biết tới, trong khi sự phát triển của xã hội dẫn đến nhu cầu sở hữu loại thẻ này ngày càng gia tăng.
Việc tồn tại nhiều hạn chế trên thị trường thẻ ở VN do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản như sau:
Đầu tiên là thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn ăn sâu trong tâm trí. Đa số những người sử dụng thẻ ATM là để cất giữ và rút tiền khi cần chứ không phải dùng để thanh toán. Đây là một rào cản lớn cần phải vượt qua nếu muốn thị trường thẻ VN phát triển lớn mạnh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng cũng chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các ngân hàng chưa tạo ra được sự khác biệt về mặt kinh tế rò rệt để khuyến khích người dân sử dụng thẻ thay vì tiền mặt. Hệ thống thanh toán thường xuyên
gặp trục trặc làm cho việc thanh toán bị gián đoạn, khách hàng không thể yên tâm khi tiêu dùng mà chỉ mang theo thẻ không mang theo tiền mặt.
Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan công an, chưa quả lý tốt tội phạm thẻ. Các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin khách hàng vẫn thường xuyên diễn ra gây ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia thanh toán trong khi cơ quan công an chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Ngoài ra, nến kinh tế không chính thức cũng là một nguyên nhân quan trọng là cho thị trường thẻ kém phát triển. Với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ nhỏ lẻ, việc tiếp cận với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khá khó khăn. Song song đó, một bộ phận không nhỏ của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan đến buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại…Đối với các giao dịch này, không ai muốn sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho dù nó hữu ích, tiện lợi đến đâu đi chăng nữa.
5.1.2 Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu
Quyết định sở hữu TTD
Kiểm định Chi – bình phương cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu TTD đó là độ tuổi, thu nhập bình quân và cảm nhận về nợ. Trong đó, độ tuổi càng cao thì tỷ lệ sở hữu TTD càng thấp và ngược lại những người có thu nhập càng cao sẽ dễ sở hữu TTD hơn, trong khi những người cho rằng nợ TTD là tốt đa số đều sở hữu thẻ còn những người cho rằng nợ TTD là không tốt thường không sở hữu thẻ.
Kết quả mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sở hữu TTD cho ra kết quả 4 nhân tố được đưa vào mô hình bao gồm độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân và cảm nhận về nợ với hệ số mức độ ảnh hưởng lần lượt là -1,423, -0,883, 1,067 và 1,937. Với mô hình hồi qui trên, ta rút ra được mô hình dự báo xác suất sở hữu TTD đối với một khách hàng bất kỳ như sau:
𝑒𝑒(−1,423∗độ𝑡𝑡𝑡𝑡 ổ𝑖𝑖−0,883∗𝑡𝑡𝑡𝑡 ì𝑛𝑛ℎđộℎọ𝑐𝑐𝑐𝑐ấ𝑛𝑛+1,067∗𝑡𝑡ℎ𝑡𝑡𝑛𝑛 ℎậ𝑝𝑝𝑝𝑝 ì𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞𝑡𝑡 â𝑛𝑛+1,937∗𝑐𝑐ả𝑚𝑚𝑛𝑛 ℎậ𝑛𝑛𝑐𝑐 ề𝑛𝑛ợ)
𝑃𝑃𝑖𝑖=1 + 𝑒𝑒(−1,423∗độ𝑡𝑡𝑡𝑡 ổ𝑖𝑖−0,883∗𝑡𝑡𝑡𝑡 ì𝑛𝑛ℎđộℎọ𝑐𝑐𝑐𝑐ấ𝑛𝑛+1,067∗𝑡𝑡ℎ𝑡𝑡𝑛𝑛 ℎậ𝑝𝑝𝑝𝑝 ì𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞𝑡𝑡 â𝑛𝑛+1,937∗𝑐𝑐ả𝑚𝑚𝑛𝑛 ℎậ𝑛𝑛𝑐𝑐 ề𝑛𝑛ợ)
Quyết định sử dụng thẻ
Phân tích tần số rút ra được 5 mục đích sử dụng TTD được khách hàng quan tâm nhất trong tổng cộng 10 mục đích đưa vào nghiên cứu gồm: Dùng để mua trả
góp hàng hóa dịch vụ; Để nhận được các khoản chiết khấu khi thanh toán; Dùng để mua hàng qua internet; Có được khoản vay từ ngân hàng và Tránh mang theo tiền mặt khi di du lịch. Trong đó, 2 mục đích đầu tiên được sự quan tâm vượt bậc với tỷ lệ lần lược là 27% và 20%, 3 mục đích tiếp theo có tỷ lệ quan tâm nhất thấp hơn, đạt từ 11% đến 13%. Trong khi đó các mục đích còn lại có tỷ lệ quan tâm nhất không vượt quá 5%.
Về mức độ sử dụng thẻ, phân tích phương sai một yếu tố One way Anova cho kết quả là chỉ có nhân tố thu nhập bình quân là có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng (đủ bằng chứng cho thấy có sự khác biệt trong mức độ sử dụng thẻ giữa các nhóm thu nhập bình quân khác nhau).
Kiểm định Chi – bình phương đưa ra 2 nhân tố là thu nhập bình quân và số lượng thẻ sở hữu là có ảnh hưởng đến việc quay vòng số dư TTD. Trong đó, những người có thu nhập càng cao và sở hữu càng nhiều TTD thì thường sẽ duy trì số dư thẻ còn những người còn lại thì không.
Đánh giá mực độ ảnh hưởng của các thuộc tính thẻ đến quan điểm của khách hàng về TTD.
Kiểm định trung bình cho thấy rằng cả 8 thuộc tính đưa ra đều ảnh hưởng đến quan điểm của khách hàng về TTD (tốt hay không tốt) được xắp xếp theo thứ tự mức độ quan tâm giảm dần như sau: Chi phí sử dụng thẻ (lãi suất); Sự an toàn khi sử dụng thẻ; Xử lý khi thẻ bị mất cắp; Sự tiện lợi trong thanh toán; Hạn mức thẻ; Được chấp nhận thanh toán tại VN; Được chấp nhận thanh toán quốc tế và Số tiền phải thanh toán tối thiểu hàng kỳ.
Mô hình hồi quy đa biến lượng nhằm hóa mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính trên đến đánh giá của khách hàng về TTD cũng đã được thực hiện và cho kết quả là ngoại trừ thuộc tính “Xử lý khi thẻ bị mất cắp” là không phù hợp để đưa vào mô hình,các thuộc tính còn lại đều được chấp nhận. Mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính được xắp xếp theo thứ tự giảm dần thông qua hệ số ảnh hưởng như sau: “Được chấp nhận thanh toán tại Việt Nam (0,338)”; “Sự an toàn khi sử dụng thẻ (0,259)”; “Hạn mức thẻ (0,215); “Được chấp nhận thanh toán quốc tế (0,196)”; “Sự tiện lợi trong thanh toán (0,192)”; “Chi phí sử dụng thẻ (lãi suất) (0,147)” và “Số tiền phải thanh toán tối thiểu (0,115)”.
Trên đây là các kết quả thu được sau quá trình phân tích định lượng, các kết quả này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường TTD VN nói chung và Vietinbank nói riêng trong tương lai.
5.1.3 Định hướng phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian
tới
Tại các nước phát triển, xu hướng không thanh toán bằng tiền mặt đã xuất
hiện từ lâu. Một xã hội không tiền mặt với việc sử dụng thẻ ngân hàng đang trở thành mô hình nhiều quốc gia đang phát triển hướng tới, trong đó có VN.Theo báo cáo của MasterCard, nhờ giao dịch thẻ, các quốc gia tiết kiệm được 1% GDP so với những chi phí bỏ ra khi giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, con số này chỉ là một phần được hướng tới bởi thanh toán không dùng tiền mặt còn có thể hạn chế được những vấn đề thiếu minh bạch của việc thanh toán bằng tiền mặt.Xã hội không tiền mặt không chỉ là xu hướng của các quốc gia châu Âu mà còn là xu hướng mang tính toàn cầu (Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam, 2017).
Ngày 8/8/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành NH VN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược nêu rò quan điểm của Chính phủ coi hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các TCTD là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính VN. Ổn định hoạt động của hệ thống TCTD đóng vai trò chủ chốt trong ổn định tiền tệ và ổn định tài chính, là điều kiện tiên quyết để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững và phải được đảm bảo bằng sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, cùng sự phát triển hài hòa, cân đối giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm…( NHNN, 2019).
Thông qua chiến lược này, Chính phủ cũng đã đề ra các mục tiêu đối với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó thanh toán thẻ là một thành phần quan trọng cụ thể như sau: Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%; đến cuối năm 2025, con số này rút xuống còn 8%; Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung ứng. Tập trung phát triển các loại