Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 9

Bà Đào Thị Tân, sinh năm Tân Mùi (1931), là con thứ 4 của cụ Thư và cụ Lộc.

Lúc còn nhỏ ở nhà biết đọc biết viết và làm việc đồng bãi.


Năm 1952 ra Hà Nội ở với bà Vy đi buôn rau rồi khi cụ Thư ra Hà Nội chữa bệnh, bà về ở với gia đình ông Nhã ở 130 Quán Thánhđể giúp đỡ trông nom cụ Thư.

Sau ngày giải phóng thủ đô, bà về quê ở nhà rồi đi làm công nhân đường sắt.


Năm 1956, bà lấy chồng là Nguyễn Y cùng công tác một đơn vị. Khi tổng cục đường sắt giảm biên chế, hai vợ chồng bà về quê ở huyện Nam Sách, Hải Dương làm nông nghiệp. Được ít lâu cả gia đình theo hợp tác xã đi định cư lên vùng kinh tế mới, làm ăn cho đến nay là xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn, Hà Bắc. ông bà sinh được 2 người con trai và 2 người con gái (chết 1).

Con trai đầu tên là Chung, vợ là Thìn, hiện nay làm ruộng ở quê vợ thuộc Nam Sách, Hải Dương.

Con thứ hai tên là Thủy, tốt nghiệp đại học hán nôm, Đại học Tổng hợp, hiện đang dạy học trường cấp 2 huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Vợ là Minh công nhân ở Hà Nội.

Con gái thứ ba là Thu hiện nay hiệu trưởng trường tiểu học, thuộc huyện Lục Ngạn. Chồng là Hồng cán bộ thú y, hiện đang làm bảo vệ trường tiểu học Nghĩa Hồ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Chồng bà Tân là Nguyễn Y, vốn nông dân nhà nghèo, làm ăn chăm chỉ chịu khó, tính tình thẳng thắn nhưng hay nóng nảy. Năm 1994 ông đã ly hôn với bà Tân, về quê cũ ở Nam Sách, Hải Dương, lấy vợ khác. Năm 2000 ông đã chết. Hiện bà Tân đang ở với con gái (gia đình vợ chồng Hồng Thu) ở xã Nghĩa Hồ, Lục Ngạn, Bắc Giang.

12. Đào Văn Giáp

Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 9


Ông Đào Văn Giáp, sinh ngày 3 tháng 2 năm Giáp Tuất (1934), là con thứ của cụ Thư và cụ Lộc.

Cán bộ kỹ thuật ôtô 1-5 nghỉ hưu.


Nội.

Chỗ ở hiện nay, số nhà 628 đường Láng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà


Vợ: Nguyễn Thị Hòa sinh ngày 8 tháng 3 năm 1937, cán bộ y tế trường Đại học

Luật Hà Nội, nghỉ hưu, ông bà sinh được 4 người con:


1. Đào Tố Hoan SN 1960


2. Đào Ngọc Giao SN 1961


3. Đào Trọng Giang SN 1962


4. Đào Đức Cần SN 1971.


Ông Giáp tuổi nhỏ ở với cụ Lộc, đi học trường tiểu học Vĩnh Thọ ở quê. Do kháng chiến, việc học phải dở dang sau này khi đi làm được học bổ túc văn hóa hết phổ thông trung học. Năm 1950 ông ra Hà Nội tìm việc làm. Lúc đầu ông giúp việc gia đình ông Nhã là anh trai mở cửa hàng sửa chữa xe đạp và sau mở hiệu chụp ảnh. Được ít lâu ông đi học nghề sửa chữa ôtô và lái xe.

Cuối 1953 - 1954 để tránh bị bắt lính quân dịch trong Hà Nội của Pháp - Ngụy, ông đã tìm cách ra vùng tự do ở Hòa Bình. ở đây ông đi làm thuê, lao động tự do đến ngày Sơn Tây giải phóng 8-1954, ông về quê ở với gia đình làm nông nghiệp. Năm 1955, có giấy gọi đi thanh niên xung phong, ông vào đơn vị C218 đội đặt đường thuộc Tổng cục đường sắt. Đến 2-1959 ông được chuyển vào làm việc tại Xí nghiệp ôtô 1-5, đúng ngành nghề ông công tác ở đây cho đến ngày nghỉ hưu.

Ông Giáp là con út của gia đình (tính theo trai). Do ảnh hưởng chiến tranh và hoàn cảnh bố mẹ già, đang học dở dang cấp 1, ông đã thoát ly sớm tự tìm việc làm kiếm sống. Song không phải có được công ăn việc làm ngay như ý muốn, trải qua nhiều giai đoạn gian nan vất vả, từ việc này qua việc khác, có lúc đi làm nghề dập đinh, có thời gian làm thợ sơn cầu Long Biên v.v... mãi đến 1959 mới xin được vào nhà máy ôtô 1-5, hợp với khả năng ngành nghề, ông mới bắt đầu ổn định xây dựng cuộc sống. ở môi trường công tác nào ông cũng vui vẻ lạc quan làm tốt, có trách nhiệm và được tin cậy. Từ người thợ sửa chữa chuyên môn, gầm xe, ông tự học làm được cả thợ máy. Ông được học bổ túc văn hóa cấp 3, học tại chức chuyên môn trình độ trung cấp, tay nghề

giỏi, ông được giao làm việc phòng K.C.S của nhà máy với mức lương vượt khung thợ bậc 7/7...

- Việc riêng tư, ông cũng tự lực cánh sinh xây dựng gia đình. Quá trình công tác ở công trường, ông đã gặp bà Hòa một nữ thanh niên xung phong ý hợp tâm đầu rồi được phép gia đình hai bên, ông bà đã thành hôn với nhau và bắt đầu cuộc sống chung. Lúc đầu thuê 1 căn nhà nhỏ ở 92 cửa Bắc, sau một thời gian về số 9 ngõ Châu Long, cuộc sống mới bắt đầu, khó khăn mới phát sinh về công tác mỗi người ở đơn vị khác nhau, sinh con mau, 3 năm đôi, rồi chiến tranh phá hoại, từ 1965 trở đi nhà máy sơ tán, nơi ở gia đình cũng sơ tán, ông bà đã hết sức cố gắng khắc phục mọi khó khăn đảm bảo nuôi dạy các con được học hành. Ông bà đã mua được đất làm nhà và tự tay ông cùng các con với bạn bè giúp đỡ xây dần thành nhà ở như ngày nay ở số 628 đường Láng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa. Ông là người có nhiều nghị lực vươn lên trong cuộc sống, chịu khó chịu khổ và có trách nhiệm: Trong đối xử quan hệ gia đình và họ hàng, ông luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người giữ gìn đoàn kết với tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Quá trình công tác nhà nước, ông được tặng thưởng: 1 huân chương kháng chiến hạng hai

1 huy chương đảm bảo giao thông vận tải. 1 huy hiệu Nguyễn Văn Bé.

Vợ: Nguyễn Thị Hòa


Bà Nguyễn Thị Hòa sinh ngày 8-3-1937 là con gái thứ hai của cụ Bổng và cụ Thu, quê ở Gia Thụy, Gia Quất,Gia Lâm, Hà Nội. Mồ côi cha từ lúc 3 tuổi, mẹ đi tái giá. Bà ở với mẹ cùng bố dượng là cụ Trang, quê ở Thị Cầu, Bắc Ninh.

Lúc nhỏ được học đến đệ nhất. Sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, bà được học tiếp cấp 3 phổ thông rồi tình nguyện đi thanh niên xung phong. Qua một thời gian làm việc ở công trường, bà được cơ quan cho đi học y tá và từ đó biết nghề y tế, học xong được chuyển về nhà máy cơ khí nông cụ ở Hà Đông làm ngành

chuyên môn y tế. Sau mấy năm được chuyển về xí nghiệp lắp ráp đường dây thuộc Công ty điện lực Hà Nội.

Đến năm 1979, bà chuyển công tác về Tòa án tối cao, rồi về trường Đại học Luật làm việc y tế cho đến 1996 được nghỉ chế độ hưu. Hiện nay bà tham gia công tác đoàn thể phụ nữ mặt trận tổ quốc của phường Láng Hạ, và đang là đại biểu Hội đồng nhân dân khóa 6 của Phường. Bà Hòa là người phụ nữ ưa hoạt động, đầy nghị lực. Thoát ly công tác sớm, tự lực cánh sinh lập gia đình riêng, cùng với ông Giáp đã khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành tốt công tác của Nhà nước và làm các công việc gia đình riêng như trong hoàn cảnh chiến tranh phải sơ tán, gia đình đông con, ông bà đã rất cố gắng tích cực, vẫn tăng gia chăn nuôi thêm vừa để có thêm thu nhập cải thiện đời sống ngoài đồng lương hạn chế, vừa để rèn luyện lao động cho các con. Tấm gương cần cù chịu khó tự lực cánh sinh không sợ gian khổ của ông bà đã có tác dụng rất tốt cho các con noi theo. Quá trình công tác bà được Nhà nước khen thưởng: 1 huân chương kháng chiến hạng hai và nhiều bằng + giấy khen của các cơ quan và đoàn thể.

13. Đào Thị Thanh


Bà Đào Thị Thanh (có tên Đào Thị Kim Thanh), sinh năm 1941, là con út của cụ Thư và cụ Lộc. Tuổi nhỏ, đi học và làm lao động trong gia đình. Học xong tiểu học, bà tham gia công tác đoàn thể, phụ trách thiếu nhi của thôn Vĩnh Khang.

Đến năm 1960, bà ra Hà Nội ở với ông bà Giáp để tìm việc làm. Được anh Liễn giúp đỡ xin cho học nghề quân giới, học xong bà làm công nhân quốc phòng tại nhà máy Z111, sản xuất súng. Nhà máy lúc đầu ở Yên Bái, đến 1979 xảy ra chiến tranh biên giới, chuyển vào Thanh Hóa ở vùng huyện Thiệu Yên.

Nay bà đã về hưu, mua được nhà riêng ở Đình Hương, thành phố Thanh Hóa. Bà là một công nhân có tay nghề bậc 7/7, suốt thời gian công tác đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Về đời tư, bà xây dựng gia đình với ông Hồ Tùng Liệu, là cán bộ huấn luyện của nhà máy quê ở Nam Định nay cũng đã nghỉ hưu. Hai ông bà sinh được 4 người con:

1. Hoàng Anh Tuấn, công nhân cùng nhà máy đi lao động nước ngoài, hiện nay cư trú ở Cộng hòa Liên bang Đức, có 1 vợ, 1 con.

2. Hoàng Anh Tú, công nhân cùng nhà máy ở thành phố Thanh Hóa.


3. Hoàng Thị Vân Anh, công nhân cùng nhà máy, lấy chồng tên là Quy, kỹ sư cùng nhà máy. Có 2 con.

4. Hoàng Thị Vân Thoa, công nhân, lấy chồng cùng nhà máy, có 1 con.

Đời thứ bảy


I. Các con của ông Điển và Bà Chúc


1. đào ngọc liễn


Ông Đào Ngọc Liễn, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1928 (Mậu Thìn) tại Hoàng Hà, tổng Đào quán, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (nơi cha dạy học) là con trưởng của ông Điển và bà Chúc. Cha mất sớm (lúc 6 tuổi), trở về quê Vĩnh Khang được đi học hết tiểu học ở trường Vĩnh Thọ. Đến 13 tuổi, mẹ đi tái giá, được ông bà Nhã (chú ruột) đỡ đầu nuôi cho ăn học ở Hà Nội. Lúc đầu học năm thứ nhất ở trường tư thục Thăng Long, năm sau thi vào trường trung học Đỗ Hữu Vy Cửa Bắc (trường công lập)nay là Nguyễn Trãi. Học đến năm thứ 3 (hệ 4 năm) ông đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào học sinh cứu quốc. Đến kháng chiến toàn quốc (12-1946) ông thôi học về quê Vĩnh Khang tham gia các công tác địa phương như bí thư đoàn, thanh niên Việt Nam xã Vân Cốc, ủy viên Ban Thông tin tuyên truyền xã - Thư ký xã bộ Việt Minh, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 2 tháng 9 năm 1948 và chính thức 28-4-1949. Đầu năm 1949, được tuyển làm cán bộ của Ty thông tin tuyên truyền tỉnh Sơn Tây (ông Phong Nhã là trưởng Ty). Tháng 4-1951 được quyết định của tỉnh ủy Sơn Tây điều động nhập ngũ vào Bộ đội chuẩn bị lực lượng cho Tổng phản công. Đầu tiên được biên chế vào trung trạm vận tải Liên khu 3+4 (thuộc cục vận tải, tổng cục Hậu Cần). Đã tham gia chiến dịch Quang Trung (1951), Hòa Bình (1952) và Điện Biên Phủ (1953 - 7/1954).

Sau đó liên tục ở các đơn vị quân đội cho đến tháng 12-1984 thì được nghỉ hưu với tuổi quân 33 năm 8 tháng (tuổi đời 56), quân hàm trung tá và chức vụ Phó giám đốc nhà máy quốc phòng Z181. (Sau này là Công ty Điện tử Sao Mai thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế).

ở giai đoạn cuối đời quân ngũ, ông bị hỏng mắt (bong võng mạc mắt trái, mù hẳn, đã được điều trị phẫu thuật ở bệnh viện 108, 6 tháng và điều trị 2 tháng ở bệnh viện

Olomoue (Tiệp Khắc) nhưng không khỏi. Ông được đề bạt chính trị viện phó đại đội ngày 19-5-1954 tại Điện Biên Phủ và phong quân hàm trung úy năm 1958.

Quá trình công tác trong quân đội: chủ yếu là ở 2 cục quân giới và quân khí khoảng 18 năm gồm 7-8 năm ở cơ quan cục với nhiệm vụ công tác chính trị, tham mưu, hành chính. Hậu Cần 8-9 năm xây dựng kho tàng quân khi và trực tiếp chỉ huy quản lý kho tàng phục vụ hậu cần cho toàn quân và chiến trường. 9 năm công tác huấn luyện tại trường cán bộ quản lý xí nghiệp I thuộc Tổng cục Kỹ thuật (hai năm cuối là trưởng phòng huấn luyện) và 5 năm cuối được bổ nhiệm phó giám đốc nhà máy Z181 (1979 - 1984) với quân hàm trung tá.

- Suốt quá trình 38 năm công tác, ông Liễu đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác ở địa phương (5 năm ở xã và cơ quan tỉnh Sơn Tây) và tất cả các nhiệm vụ được giao trong quân đội, chủ yếu góp phần vào thành tích to lớn của 2 cục quân giới và quân khí trong 18 năm và các côg tác khác của tổng cục kỹ thuật phục vụ chiến đấu thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giành thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình công tác đã quan tâm giúp đỡ cho 8 người (con, cháu, em) nhập ngũ nối tiếp ngành quân khí, quân giới trở thành thợ giỏi trải qua hai cuộc kháng chiến, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng:

1 huy hiệu 40 năm tuổi đảng. 1 huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

1 huân chương kháng chiến hạng nhất 1 huân chương quân công hạng 3

1 huân chương chiến thắng hạng 3


3 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng 1, 2, 3 1 huy chương kháng chiến hạng 3

1 huy chương quân kỳ quyết thắng 1 huy hiệu Điện Biên Phủ.

Và nhiều kỷ niệm chương vì sự nghiệp quân giới, KNC chiến thắng, KNC toàn thắng, 10 giấy khen cấp cục.

Vợ: Đặng Thị Chỉnh


Bà Đặng Thị Chỉnh sinh năm 1926, người thôn Vĩnh Lộc cùng xã, là con cụ Đặng Văn Sâm chánh tổng Vĩnh Phúc ngày trước.

Tuổi nhỏ học đến sơ học yếu lược. Lấy chồng sớm (tảo hôn) về đi chợ cùng mẹ (bà Điển) bán hàng vải. Khi mẹ chồng tái giá, ra ở với chú Thím ngoài Hà Nội làm công việc nội trợ giúp đỡ gia đình (Ông bà Nhã nuôi cả ông Liễn, ông Lâm đi học và bà chỉnh ở giúp việc).

Trong kháng chiến chống Pháp, chồng đi công tác thoát ly, sau vào bộ đội, bà Chỉnh sinh con đầu lòng năm 1947, theo ông bà ngoại ra Hà Nội, làm ăn và kiên trì chờ chồng đi kháng chiến về. Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc và Thủ đô giải phóng, gia đình riêng ông bà có điều kiện được đoàn tụ và bắt đầu xây dựng lại tổ ấm. Bà tích cực tham gia công tác khu phố như đoàn thể phụ nữ, công tác bảo vệ tiểu khu Trúc Bạch và may máy làm hàng quân nhu. Bà được học y tế và làm công tác (sản khoa) ở quận Ba Đình. Sau ít lâu được điều về làm công tác y tế của bệnh viện nhà máy dệt 8-3 từ 1960 cho đến ngày nghỉ hưu. Suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chồng công tác ở đơn vị xa, bà vẫn một mình nuôi các con ăn học, trông nom mẹ chồng già yếu, đồng thời vẫn đảm bảo công tác của nhà máy thời kỳ Mỹ ném bom miền Bắc nước ta và Hà Nội, nhà ở của gia đình thuộc K95 khu tập thể của Tổng cục Hậu Cần tại Bãi Phúc xã gần cầu Long Biên là mục tiêu đánh phá của địch, nhưng Bà không đi sơ tán mà vẫn bám trụ nơi nhà ở và nhà máy dệt 8-3 để công tác (từ 1964 đến 1975) không sợ nguy hiểm khó khăn. Bà nghỉ hưu từ năm: 1981.

Là người ưa hoạt động, mặc dù sức khỏe của tuổi già có nhiều thay đổi như đau dây thần kinh hông to một thời gian dài và một số các bệnh khác, bà vẫn kiên trì bền bỉ tập luyện và làm tốt những công tác của hội phụ nữ, thường được biểu dương và giấy khen của quận, trải qua kháng chiến, bà được Nhà nước tặng thưởng: 1 huân chương kháng chiến hạng 3.

2. Đào Thị Lân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022