3.3. Xác định phương pháp nghiên cứu
Do các hạn chế về thời gian, kinh phí cũng như nguồn nhân lực nên việc thực hiện một mô hình nghiên cứu mới là không khả thi. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định lại mô hình của Abdul-Muhmin và Umar đã thực hiện năm 2007 với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD Vietinbank của khách hàng tại khu vực Tp.HCM. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi sẽ được thiết kế và gửi đến người tham gia một cách ngẫu nhiên tại các địa điểm công cộng như trụ sở ngân hàng, các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại,… Dự kiến sẽ có 700 bản khảo sát được phát ra, và chỉ những bản khảo sát nào được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, phù hợp với yêu cầu mới được đưa vào dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được sau khi tổng hợp sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Bảng khảo sát được thiết kế dựa trên nghiên cứu mô hình của Abdul- Muhmin và Umar. Trong bài nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar , bảng câu hỏi được phát ngẫu nhiên cho người dân tại các ngân hàng, trung tâm thương mại và văn phòng mà không quan tâm đến việc họ có sử dụng TTD hay không. Đối với những người tham gia trả lời rằng họ có sở hữu TTD sẽ trả lời tiếp các câu hỏi về số lượng thẻ mà họ sở hữu, thương hiệu và ngân hàng phát hành. Đồng thời họ cũng được hỏi một số câu hỏi về sử dụng thẻ như trung bình doanh số sử dụng thẻ hàng tháng, các phương thức thanh toán số dư thẻ đồng thời đánh giá về các thuộc tính của thẻ tín dụng mà họ lựa chọn. Từ mô hình nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar, tác giả đã xây dựng bảng khảo sát với các câu hỏi để nhằm thu thập cơ sở dữ liệu cho việc chạy mô hình.
Bài nghiên cứu hướng đến 2 mực tiêu chính là vấn đề sở hữu và vấn đề sử dụng TTD. Trong đó vấn đề sử dụng TTD thể hiện qua ba tiêu chí gồm mục đích sử dụng thẻ, mức độ sử dụng thẻ và xu hướng duy trì số dư. Bên cạnh đó, mô hình còn hướng đến việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính TTD đến việc sở hữu và sử dụng thẻ. Để đạt được các mục tiêu trên, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp thống kê, kiểm định cụ thể như sau:
Thứ nhất, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu TTD, kiểm định Chi – bình phương sẽ được sử dụng để kiểm tra mối liên quan giữa các nhân tố được xem xét (biến độc lập) với việc sở hữu TTD của khách hàng (biến phụ
thuộc). Bên cạnh đó, mô hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic) cũng được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xem xét đến quyết định sử dụng TTD của khách hàng. Từ mô hình hồi quy này, tác giả sẽ rút ra mô hình dự báo xác suất khách hàng sở hữu TTD Vietinbank. Trong kiểm định này, các biến độc lập lần lượt là: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, cảm nhận về nợ và biến phụ thuộc là quyết định sở hữuTTD.
Thứ hai, để xem xét mục đích sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng phân tích tần số để tìm ra các nhu cầu sử dụng thẻ được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Mười mục đích sử dụng thẻ được đưa ra để nghiên cứu bao gồm: Dùng để mua trả góp các hàng hóa dịch vụ; Để nhận được các khoản chiết khấu khi thanh toán; Dùng để mua hàng qua internet; Có được khoản vay từ ngân hàng; Tránh mang theo tiền mặt khi đi du lịch; Dùng để đặt hàng ở nước ngoài; Dùng để thanh toán chi phí ở nước ngoài; Sử dụng để đi du lịch nước ngoài; Sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và đáp ứng yêu cầu thanh toán của ngân hàng. Các mục đích nêu trên sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của số lượng người quan tâm nhất và phân tích này chỉ được thực hiện đối với những người có sử dụng TTD của Vietinbank.
Thứ ba, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (oneway Anova)nhằm phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính khách hàng đối với mức độ sử dụng TTD của họ. Trong phân tích này, các biến độc lập đưa vào nghiên cứu lần lượt là: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, cảm nhận về nợ,số lượng TTD sở hữu và biến phụ thuộc là mức độ sử dụng thẻ. Tương tự như trên, phân tích này cũng chỉ áp dụng đối với những người có sử dụng TTD Vietinbank.
Thứ tư, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng duy trì số dư của khách hàng, kiểm định Chi – bình phương sẽ lại được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố được xem xét và xu hướng duy trì số dư của khách hàng. Tương tự như phân tích Anova nêu trên, biến phụ thuộc trong kiểm định này cũng là giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, cảm nhận về nợ, số lượng TTD sở hữu và biến phụ thuộc sẽ là xu hướng duy trì số dư.
Cuối cùng, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính TTD đến quyết
định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng, tác giả sẽ sử dụng kiểm định trung
bình và mô hình hồi quy đa biến để xác định các thuộc tính TTDcó ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng thẻ của khách hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng.Các thuộc tính được đưa ra bao gồm: Sự an toàn khi sử dụng thẻ; Xử lý khi thẻ bị mất cắp; Hạn mức thẻ; Sự tiện lợi trong thanh toán; Được chấp nhận thanh toán quốc tế; Được chấp nhận thanh toán tại VN; Số tiền phải thanh toán tối thiểu; Chi phí sử dụng thẻ (lãi suất).
Để thực hiện các ý tưởng nêu trên, bảng khảo sát sẽ được thiết kế bao gồm bốn phần chính như sau: Phần đầu tiên bao gồm các thông tin cơ bản của người tham gia như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân; Phần thứ hai bao gồm các thông tin về việc sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng như số lượng thẻ sở hữu, doanh số sử dụng bình quân, mức độ duy trì số dư hàng kỳ. Trong phần thứ ba, người tham gia được yêu cầu sắp xếp 10 mục đích sử dụng TTD theo mức độ ưu tiên giảm dần (mức độ 1: ưu tiên cao nhất; mức độ 10: ưu tiên thấp nhất) đểtìm ra các nhu cầu được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Và cuối cùng, trong phần bốn là tám câu hỏi sử dụng thang đo likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính TTD đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD của khách hàng.
Cuộc khảo sát sẽ được thực hiện trong thời gian một tháng từ ngày 1/4/2019 đến ngày 30/4/2019. Kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp và xử lý trong vòng mười lăm ngày tiếp theo. Bài nghiên cứu dự kiến hoàn thành vào đầu tháng sáu để trình giáo viên hướng dẫn xem xét cho ý kiến và thực hiện các điều chỉnh cần thiết nếu có trước khi nộp bài hoàn chỉnh cho Viện Đào tạo sau đại học.
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 cho chúng ta cái nhìn khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng TTD qua một số nghiên cứu trước ở các quốc gia trên thế giới, qua đó giúp lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp. Đồng thời chúng ta cũng xác định được phương pháp nghiên cứu để làm tiền đề cho việc soạn thảo bảng câu hỏi cũng như sử dụng các loại phân tích, kiểm định sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG 4
THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH
4.1 Phân tích, lựa chọn các nhân tố và đề xuất giả thiết kiểm định.
Theo mô hình nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar, khoảng 63% số người trả lời nói rằng sở hữu ít nhất một TTD. Hơn một nữa trong số họ báo cáo rằng chỉ sở hữu một thẻ trong khi hơn 34% sở hữu 2 TTD. Điều đó có nghĩa là phần lớn các khách hàng sở hữu tối đa 2 TTD. Kết quả kiểm định Chi – bình phương cho thấy rằng ngoại trừ quốc tịch, các nhân tố còn lại là thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính và thái độ đối với nợ đều có ảnh hưởng đến quyết định sở hữu TTD của khách hàng. Trong đó, việc sở hữu TTD tăng theo độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn, trong khi nam có xu hướng sở hữu TTD nhiều hơn là nữ và những người xem việc nợ TTD là tốt hoặc tốt trong một số trường hợp thì thường dễ sở hữu thẻ hơn những người còn lại. Qua đó ta rút ra giả thiết đầu tiên như sau:
Giả thiết H1: Việc sở hữu TTD có mối quan hệ với thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính và thái độ đối với nợ của khách hàng; trong đó thu nhập, trình độ học vấn và độ tuổi càng cao thì khả năng sở hữu thẻ càng cao. Nam thường thường sở hữu TTD hơn là nữ và những người có thái độ tích cực với việc nợ TTD thì cũng dễ sở hữu thẻ hơn.
Về vấn đề cường độ sử dụng TTD, bài nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar cũng chỉ ra rằng, những người có thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi càng cao thì doanh số sử dụng TTD bình quân càng lớn. Cụ thể, những người có thu nhập dưới SR1.000 có doanh số sử dụng thẻ bình quân là SR1.108,33 trong khi những người có thu nhập hơn SR20.000 có doanh số sử dụng thẻ bình quân là SR4.412,82. Hay những người có trình độ từ trung học trở xuống có doanh số sử dụng thẻ bình quân là SR1.591,67 trong khi những người có trình độ đại học trở lên bình quân mỗi tháng sử dụng SR3.788,28. Những người có độ tuổi từ 18 đến 25 sử dụng mỗi tháng bình quân là SR1.394,29 trong khi những người hơn 50 tuổi bình quân mỗi tháng sử dụng SR4.021,74.
Bên cạnh đó, số lượng thẻ sở hữu cũng ảnh hưởng đến mức độ sử dụng thẻ theo hướng sở hữu càng nhiều TTD thì doanh số sử dụng thẻ càng cao. Ví dụ, những người chỉ sở hữu 1 TTD bình quân mỗi tháng chỉ sử dụng SR1.803,55 trong
khi những người sở hữu từ 4 thẻ trở lên mỗi tháng sử dụng đến SR2.747,22. Theo
như kết quả trên, chúng ta có kỳ vọng kết quả nghiên cứu như sau:
Giả thiết H2: Mức độ sử dụng TTD có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi và số lượng TTD khách hàng sở hữu.
Và cuối cùng, kết bài nghiên cứu của Abdul-Muhmin và Umar cho thấy rằng, với độ tin cậy 95%, có ba nhân tố ảnh hưởng đến việc quay vòng số dư TTD bao gồm trình độ học vấn, giới tính và số lượng thẻ sở hữu. Trong đó, những người có trình độ học vấn càng cao thường hiếm khi quay vòng số dư TTD và nữ thì ít khi quay vòng số dư mà sẽ thanh toán hết trong kỳ. Đặc biệt, những người sở hữu 1 TTD hoặc từ 4 TTD trở lên lại có tỷ lệ quay vòng số dư ít nhất, trong khi những người sở hữu 2 hoặc 3 thẻ thì lại thường khi quay vòng số dư hơn. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn các khách hàng đều không quay vòng số dư TTD. Bên cạnh đó, nếu chỉ xem xét với độ tin cậy 90% thì thái độ đối với nợ cũng có ảnh hưởng đến quyết định quay vòng số dư TTD theo hướng những người có thái độ tích cực đối với nợ sẽ quay vòng số dư nhiều hơn. Với các kết quả trên, chúng ta có thể rút ra giả thiết như sau:
Giả thiế H3: Mức độ quay vòng số dư TTD nghịch biến với trình độ học vấn. Nữ ít quay vòng số dư TTD hơn nam. Những người sở hữu 2 hoặc 3 thẻ ít quay vòng số dư hơn những người còn lại. Và những người có thái dộ tích cực đối với nợ thì quay vòng số dư nhiều hơn.
Bên cạnh việc kiểm định các giả thiết trên, bài nghiên cứu cũng sẽ lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và các thuộc tính TTD đến quyết định sử dụng TTD của khách hàng, đồng thời đánh giá xếp hạng các mục đích sử dụng TTD được khách hàng quan tâm nhất để giúp các nhà quản lý có được cái nhìn sâu sắc nhất có thể về thị hiếu của khách hàng từ đó đề ra phương hướng kinh doanh phù hợp.
4.2 Thực hiện kiểm định và phân tích kết quả mô hình.
4.2.1 Thống kê cơ bản dữ liệu thu thập
Đã có 700 bảng khảo sát được phát ra, sau quá trình thu thập và sàn lọc, có 485 bảng khảo sát được cho là phù hợp có thể đưa vào phân tích. Các bảng khảo sát được cho là phù hợp phải đạt được các yêu cầu sau:
- Bản câu hỏi phải được trả lời đầy đủ
- Không có những câu trả lời mâu thuẫn nhau (ví dụ như đã trả lời là không sử
dụng TTD nhưng lại chọn có doanh số sử dụng hàng tháng).
- Thái độ của người trả lời phải nghiêm túc (không chọn cùng một mức độ từ đầu tới cuối)
- Và cuối cùng, người trả lời phải có hiểu biết cơ bản về TTD. Thống kê cơ bản về bộ dữ liêu thu được như sau:
Bảng 4.1: Thống kê cơ bản dữ liệu thu thập được
NHÓM ĐỐI TƯỢNG | SỐ LƯỢNG | TỶ LỆ | ĐỐI TƯỢNG | NHÓM ĐỐI TƯỢNG | SỐ LƯỢNG | TỶ LỆ | |
Giới tính | Nam | 185 | 38% | Thu nhập BQ (triệu VND/tháng ) | <7 | 50 | 10% |
Nữ | 300 | 62% | 7-15 | 195 | 40% | ||
Tổng cộng | 485 | 100% | 16-25 | 130 | 27% | ||
Độ tuổi | 18-25 | 90 | 19% | 26-35 | 45 | 9% | |
26-35 | 240 | 49% | Trên 35 | 65 | 13% | ||
36-45 | 100 | 21% | Tổng cộng | 485 | 100% | ||
Trên 45 | 55 | 11% | Cảm nhận về việc nợ thẻ tính dụng | Không tốt | 50 | 10% | |
Tổng cộng | 485 | 100% | Tốt trong một số trường hợp | 375 | 77% | ||
Trình độ học vấn | Dưới đại học | 40 | 8% | Tốt | 60 | 12% | |
Đại học | 280 | 58% | Tổng cộng | 485 | 100% | ||
Trên đại học | 165 | 34% | Sở hữu TTD Vietinbank | Sở hữu | 275 | 57% | |
Tổng cộng | 485 | 100% | Không sở hữu | 210 | 43% | ||
Tổng cộng | 485 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Thẻ Tại Nh Tmcp Công Thương Việt Nam.
- So Sánh Một Số Chi Phí Sử Dụng Ttd Của Vietinbank Và Vpbank
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sở Hữu Và Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Khách Hàng Qua Một Số Nghiên Cứu Trước .
- Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ttd Của Khách Hàng.
- Ưu Nhược Điểm Hình Thức Thanh Toán Ttd Tại Vietinbank Hiện
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Trong số 485 bảng khảo sát được chọn, có 185 người tham gia là nam chiếm 38%, còn lại 300 người là nữ chiếm 62%. Những người tham gia trãi rộng trên nhiều nhóm tuổi, trong đó nhiều nhất là ở độ tuổi 26-35 với 240 người chiếm 49% và ít nhất là nhóm tuổi trên 45 với 55 người tương đương 11%. Trình độ học vấn của những người tham gia chủ yếu là đại học chiếm với 280 người chiếm 58% và một số lượng hạn chế dưới đại học với 40 người chiếm 8%. Thu nhập bình quân của người tham gia ở mức trung bình, đa số vào khoảng 7-25 triệu VND/tháng (325 người tương đương 67%).
Đa số những người tham gia có thái độ trung dung đối với nợ TTD, họ cho rằng việc sử dụng TTD là tốt trong một số trường hợp nhưng một số trường hợp khác thì không. Rất ít người có quan điểm cực đoan rằng nợ TTD là thật sự tốt hoặc thật sự không tốt. Trong số 485 người tham gia, số lượng người có sử dụng và không sử dụng TTD Vietinbank khá cân bằng với 275 người có sử dụng tương đương 57%, còn lại 210 người không sử dụng chiếm 43% (những người có sở hữu thẻ nhưng không sử dụng được xem như không sở hữu thẻ).
Bảng 4.2: Thống kê về việc sử dụng thẻ
NHÓM ĐỐI TƯỢNG | SỐ LƯỢNG | TỶ LỆ | ĐỐI TƯỢNG | NHÓM ĐỐI TƯỢNG | SỐ LƯỢNG | TỶ LỆ | |
Số lượng thẻ sở hữu | 1 thẻ | 120 | 44% | Doanh số sử dụng thẻ bình quân (triệu VND/tháng) | 1-10 | 126 | 46% |
2 thẻ | 40 | 15% | 11-20 | 92 | 33% | ||
3 thẻ | 70 | 25% | Trên 20 | 57 | 21% | ||
4 thẻ trở lên | 45 | 16% | Tổng cộng | 275 | 100% | ||
Tổng cộng | 275 | 100% | Xu hướng duy trì số dư | Không duy trì | 216 | 79% | |
Duy trì | 59 | 21% | |||||
Tổng cộng | 275 | 100% |
Trong số 275 người trả lời rằng có sử dụng thẻ thì đa số chỉ sở hữu 1 TTD (120 người chiếm 44%) trong khi chỉ có 45 người tương đương 16% là sở hữu từ 4 thẻ trở lên. Doanh số sử dụng thẻ bình quân của những người tham gia cũng không cao. Có 126 người sử dụng từ 1 đến 10 triệu VND/tháng chiếm 46%, chỉ một số ít người có doanh số sử dụng trên 20 triệu VND/tháng (57 người tương đương 21%).
Nhìn chung, do khó khăn về nhân lực trong quá trình thực hiện bản khảo sát nên việc lựa chọn địa điểm phát bản khảo sát chưa đa dạng, dẫn đến số lượng mẫu thu được phân bố không đều ở các nhóm khách hàng, có nhóm số lượng thu được nhiều trong khi một số nhóm khác thì ít hơn. Tuy nhiên về cơ bản, số lượng mẫu thu được vẫn đủ lớn để thực hiện mô hình. Sự đầy đủ của dữ liệu sẽ được thể hiện rò hơn trong quá trình thực hiện các phân tích và kiểm định.
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu TTD Vietinbank (giả thiết H1)
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu TTD Vietinbank của khách hàng ở khu vực Tp.HCM, trước tiên tác giả sẽ xem xét liệu có mối quan
hệ giữa các nhân tố đã được chọn với việc sở hữu thẻ tín dung của khách hàng hay không. Kiểm định Chi – bình phương sẽ được sử dụng để kiểm định sự liên quan giữa các biến độc lập (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân và cảm nhận về nợ TTD) và biến phụ thuộc (sở hữu TTD). Kết quả kiểm định được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Chi – bình phương
Nhân tố
Số lượng / tỷ lệ những người tham gia
Sở hữu Không sở hữu Chi - square p
Nam | 100 | 54% | 85 | 46% | 0,854 (1 d.f.) | 0,356 | |
Nữ | 175 | 58% | 125 | 42% | |||
Độ tuổi | 53,721 (3 d.f.) | 0,000 | |||||
18-25 | 55 | 61% | 35 | 39% | |||
26-35 | 165 | 69% | 75 | 31% | |||
36-45 | 45 | 45% | 55 | 55% | |||
Trên 45 | 10 | 18% | 45 | 82% | |||
Trình độ học vấn | 1,610 (2 d.f.) | 0,447 | |||||
Dưới đại học | 20 | 50% | 20 | 50% | |||
Đại học | 165 | 59% | 115 | 41% | |||
Trên đại học | 90 | 55% | 75 | 45% | |||
Thu nhập bình quân | |||||||
<7 | 10 | 20% | 40 | 80% | 49,973 (4 d.f.) | 0,000 | |
7-15 | 100 | 51% | 95 | 49% | |||
16-25 | 80 | 62% | 50 | 38% | |||
26-35 | 35 | 78% | 10 | 22% | |||
Trên 35 | 50 | 77% | 15 | 23% | |||
Cảm nhận về nợ | 44,827 (2 d.f.) | 0,000 | |||||
Không tốt | 10 | 20% | 40 | 80% | |||
Tốt trong một số trường hợp | 215 | 57% | 160 | 43% | |||
Tốt | 50 | 83% | 10 | 17% |
Kiểm định Chi – bình phương cho thấy rằng không có ô nào trong bảng chéo có tần suất mong đợi bé hơn 5, điều đó thể hiện số lượng quan sát là đủ lớn để kiểm định Chi – bình phương có ý nghĩa thống kê. Qua bảng tổng hợp kết quả ta thấy chỉ có 3 nhân tố là độ tuổi, thu nhập bình quân và cảm nhận về nợ là có giá trị sig <
0.05 (độ tin cậy 95%) vì vậy kết luận rằng chỉ có 3 nhân tố này có sự liên quan với việc sở hữu TTD của khách hàng.
Về độ tuổi, chúng ta thấy rằng tỷ lệ khách hàng sở hữu TTD cao nhất là từ 26
đến 35 tuổi và tỷ lệ này có xu hướng giảm khi độ tuổi càng tăng. Kết quả này đi