Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo‌


kết quả đạt được trong NC này, có thể khẳng định các nhân tố thuộc RRKT gồm

YKKT năm trước không phải là YKCNTP, YKKT về liên tục, sự tăng trưởng

khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu

và HTK trên tổng

TS, hành vi ĐCLN, rủi ro tài

chính (được đo lường bằng ZScore), khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT (đo lường bằng số lần thay đổi CTKT từ khi niêm yết/số năm mà công ty niêm yết), tính chính trực của NQL khách hàng (được đo lường thông qua số lượng các yếu tố rủi ro xuất hiện liên quan tới tính chính trực của NQL khách hàng) có ảnh hưởng ngược chiều tới quyết định DTKH; mức độ chuyên ngành của CTKT làm

tăng ảnh

hưởng ngược chiều

của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 276 trang tài liệu này.

rủi ro tài chính

đến quyết định DTKH; khả

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì khách hàng tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam - 22

năng của CTKT (đo lường qua số KTV được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng của CTKT trong năm/số khách hàng kiểm toán của CTKT tính trong năm trước) có ảnh hưởng cùng chiều với quyết định DTKH. Vì vậy, khi các nhân tố thuộc RRKT (gồm YKKT năm trước không phải là YKCNTP, YKKT về liên tục, sự tăng trưởng khách hàng, khoản mục nợ phải thu & HTK/TS, hành vi ĐCLN), rủi ro tài chính, khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT, tính chính trực của NQL khách hàng, mức độ chuyên ngành của CTKT tương tác với rủi ro tài chính tăng và khả năng của CTKT giảm thì sẽ làm giảm khả năng DTKH. Do

đó, để hỗ

trợ

cho việc ra

quyết định DTKH

tại các CTKT

độc lập

VN, trong

phần tiếp theo tác giả đề xuất một số hàm ý liên quan đến DTKH cho các CTKT độc lập để các CTKT đưa ra quyết định DTKH hợp lý, giúp giảm thiểu các rủi ro, nâng cao chất lượng kiểm toán và một vài kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tại VN.

5.2. Đóng góp của luận án‌

Với kết quả NC trên, luận án có những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn như sau:


5.2.1. Đóng góp về lý thuyết

­ Thứ nhất, luận án là công trình khoa học đầu tiên NC về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN. Luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN, đây là những vấn đề lý luận gần như chưa được công trình khoa học nào đề cập tới. Cụ thể, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN gồm có các nhân tố thuộc RRKT gồm YKKT năm trước không phải là YKCNTP, YKKT về HĐLT, sự tăng trưởng của khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và HTK/tổng TS, hành vi ĐCLN, rủi ro tài chính, khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT, khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT, tính chính trực của NQL khách hàng, mức độ chuyên ngành của CTKT và xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN. Trong đó, rủi ro tài chính và khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT là hai nhân tố thuộc RRKD của khách hàng; khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT và tính chính trực của NQL khách hàng là hai nhân tố thuộc RRKD của CTKT. Với mô hình gồm các nhân tố nêu trên, luận án đã bổ sung về mặt lý luận mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN.

­ Thứ hai, kết quả NC cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN như sau:

Các nhân tố

thuộc

RRKT gồm

YKKT năm trước không phải là YKCNTP,

YKKT về HĐLT, mức tăng trưởng của khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và HTK

trên tổng TS, hành vi ĐCLN ảnh hưởng ngược chiều tới quyết định DTKH.

Hai (02) nhân tố thuộc RRKD của khách hàng ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định DTKH là: khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT và rủi ro tài chính.

Hai (02) nhân tố thuộc RRKD của CTKT ảnh hưởng đến quyết định DTKH là: khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT và tính chính trực của NQL khách hàng. Trong đó, tính chính trực của NQL khách hàng có ảnh hưởng ngược chiều


tới

quyết định DTKH còn

khả

năng thực hiện kiểm toán của CTKT

có ảnh

hưởng cùng chiều tới quyết định DTKH.

Mức độ chuyên ngành của CTKT làm tăng ảnh hưởng ngược chiều của rủi ro tài chính đến quyết định DTKH.

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH, mức độ tác động của

các nhân tố

được xếp theo thứ

tự từ

cao đến thấp là:

hành vi điều chỉnh lợi

nhuận, mức độ chuyên ngành của CTKT tương tác với YKKT không phải là

YKCNTP, tỷ lệ nợ phải thu và HTK trên tổng TS, khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT, YKKT năm trước không phải là YKCNTP, YKKT về HĐLT, khách

hàng thường xuyên thay đổi CTKT, mức tăng trưởng của khách hàng, mức độ

chuyên ngành của CTKT tương tác với hàng, rủi ro tài chính.

RRTC, tính chính trực của NQL khách

­ Thứ ba, luận án đã thực hiện kiểm định mô hình hồi quy Logistic với thông số thay thế đó là RRKT được đo lường bằng thành phần chính thứ nhất từ phân

tích PCA của các nhân tố

thuộc RRKT

gồm

YKKT năm trước không phải là

YKCNTP, YKKT về HĐLT, sự tăng trưởng của khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và HTK/tổng TS, hành vi ĐCLN. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy Logistic với thông số thay thế phù hợp với kết quả kiểm định mô hình hồi quy Logistic ban đầu. Do đó, thước đo tóm lược RRKT sử dụng phân tích PCA có thể được sử dụng cho các NC tiếp theo.

­ Thứ tư, luận án đã tổng quan các NC trước liên quan về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định CN, DTKH. Đây được xem là tài liệu tham khảo cho các NC tiếp theo.

5.2.2. Đóng góp về thực tiễn:

­ Kết quả NC giúp các CTKT hoàn thiện chính sách CN, DTKH để giúp giảm thiểu các rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng kiểm toán.


­ Kết quả NC của luận án còn là tài liệu tham khảo cho cơ quan chức năng

tại VN, Hội nghề nghiệp kiểm toán (VACPA) trong việc

hoàn thiện,

bổ sung

hướng dẫn về

CN, DTKH bên cạnh các nhân tố

đã đề

cập trong chuẩn mực

kiểm toán để tăng cường chất lượng hoạt động kiểm toán tại các CTKT độc lập VN.

5.3. Một số hàm ý‌

Dựa vào kết quả nêu trên, luận án đề xuất một số hàm ý cho các CTKT và một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tại VN.

5.3.1. Đối với công ty kiểm toán


Kết quả NC của

luận án

cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới

quyết định

DTKH bao gồm: các nhân tố

thuộc

RRKT gồm

gồm

YKKT năm trước không

phải là YKCNTP, YKKT về HĐLT, mức tăng trưởng của khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và HTK trên tổng TS, hành vi ĐCLN, rủi ro tài chính, khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT, tính chính trực của NQL khách hàng có ảnh hưởng ngược chiều tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN. Mức độ chuyên ngành của CTKT ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định DTKH có rủi ro tài chính cao. Khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT có ảnh hưởng cùng chiều tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN. Tuy nhiên, mức độ tác động của các nhân tố không bằng nhau, cụ thể mức độ tác động của các nhân tố được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là: hành vi ĐCLN, mức độ chuyên ngành của CTKT tương tác với YKKT không phải là YKCNTP, tỷ lệ nợ phải thu và HTK trên tổng TS, khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT, YKKT năm trước không phải là YKCNTP, YKKT về HĐLT, khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT, mức tăng trưởng của

khách hàng, mức độ

chuyên ngành của CTKT tương tác với

RRTC, tính chính

trực của NQL khách hàng, rủi ro tài chính.


Quyết định liệu có DTKH hay không là một trong những yêu cầu của

VSQC1, VSA 220. Tuy nhiên, VSA 220 chỉ yêu cầu xem xét khả năng thực hiện


kiểm toán của CTKT, tính độc lập, tính chính trực chủ sở hữu chính, BGĐ và BQT khi CTKT đưa ra quyết định DTKH. Dựa trên kết quả NC, tác giả đề xuất là để quyết định DTKH, đầu tiên, các CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc RRKT

như YKKT năm trước không phải là YKCNTP hay có YKKT có đoạn vấn đề

cần nhấn mạnh về HĐLT, mức tăng trưởng khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và

HTK/TS và hành vi ĐCLN để ra quyết định phù hợp. Kế tiếp, CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc RRKD của khách hàng như hệ số khả năng phá sản của khách hàng, khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT. Cuối cùng, CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc RRKD của CTKT như khả năng thực hiện kiểm toán cho khách hàng này, tính chính trực của NQL khách hàng.

Một cách chi tiết hơn, nếu YKKT năm trước không phải YKCNTP, hoặc có đoạn nhấn mạnh về HĐLT, CTKT cần hết sức cân nhắc trong việc DTKH này.

Kế tiếp, cần xem xét mức tăng trưởng, các chỉ

số như tỷ

lệ nợ

phải thu và

HTK/TS, nếu các tỷ số này cao hơn những công ty trong cùng ngành là chỉ dẫn

cho thấy có

rủi ro

cao. Ngoài ra, CTKT cần xem xét yếu tố về gian lận (như

khoản dồn tích tùy biến các khoản thu nhập lớn), cũng như chỉ dẫn về khả năng phá sản của khách hàng (ZScore), dấu hiệu cho thấy có thể có RRKD của khách hàng như khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT, các yếu tố rủi ro xuất hiện liên quan đến tính chính trực của NQL khách hàng (như khách hàng đang có kiện tụng, tranh chấp; khách hàng đang có kiểm tra của cơ quan Nhà nước, cuộc điều tra liên quan đến các chủ sở hữu, BQT, Ban giám đốc của khách hàng hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; có dấu hiệu cho thấy có thể có sự lạm quyền (Chủ tịch HĐQT đồng thời là Giám đốc) hay quyền lực tập trung vào một số ít người, có sự thay đổi nhân sự phòng kế toán (kế toán trưởng) trong năm, có sự thay đổi NQL (Chủ tịch HĐQT, Giám đốc) trong năm). Nếu rủi ro tổng thể là cao, cộng với khách hàng là CTNY, mà số KTV của CTKT không nhiều, CTKT không nên CN, DTKH này khi mà chưa có chiến lược đối phó rủi ro phù hợp.


Việc chọn lựa được các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất để tập trung xem xét sẽ giúp các CTKT đưa ra quyết định DTKH phù hợp trong một nguồn lực cho phép, từ đó giúp giảm thiểu các rủi ro, nâng cao chất lượng kiểm toán và đem lại nhiều lợi ích hơn cho các CTKT.

5.3.2. Đối với Hội nghề nghiệp

Đối chiếu giữa kết quả NC với các quy định của chuẩn mực cho thấy, còn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa kết quả NC và nội hàm của chuẩn mực kiểm toán, cụ thể: kết quả NC cho thấy khá nhiều nhân tố cần chú ý khi CNKH nhưng chưa được đề cập chi tiết trong chuẩn mực kiểm toán. Các nhân tố đó là RRKT, RRKD của khách hàng, RRKD của CTKT. Cụ thể là đối với RRKT, các yếu tố quan trọng cần quan tâm đó là, YKKT năm trước không phải là YKCNTP, YKKT có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh HĐLT, mức tăng trưởng khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và HTK/TS, hành vi ĐCLN (đo lường thông qua khoản dồn tích tùy biến các khoản thu nhập). Đối với RRKD của khách hàng, đó là rủi ro tài chính (hệ số Z Score), khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT. Đối với RRKD của CTKT, đó là khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT, tính chính trực của NQL khách hàng.

Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy tính chính trực của NQL khách hàng (là yếu tố mà CTKT không thể kiểm soát) quan trọng hơn khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT (là yếu tố được kiểm soát bởi các CTKT) trong đánh giá RRKD của CTKT.

Dựa vào kết quả nêu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

1. VACPA nên bổ sung hướng dẫn về CN, DTKH bên cạnh các nhân tố đã đề cập trong chuẩn mực kiểm toán. Cụ thể như sau:

a. Đối với RRKT, cần quan tâm

loại YKKT của năm trước

(YKKT không

phải là YKCNTP, YKKT về HĐLT), mức tăng trưởng khách hàng, tỷ lệ nợ phải


thu và HTK/TS, hành vi ĐCLN (đo lường thông qua khoản dồn tích tùy biến các khoản thu nhập).

b. Đối với rủi ro tài chính của khách hàng, cần quan tâm xem xét hệ số khả năng phá sản của khách hàng (hệ số Z Score) để đưa ra quyết định phù hợp.

c. Đối với đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trên, cần nhấn mạnh tính chính trực của NQL trong đánh giá RRKD.

5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo‌

Một số hạn chế chính còn trong NC này như sau:


­ (1) Do các quy định hiện hành VN không bắt buộc các CTNY phải công

khai giá phí kiểm toán và do chính sách bảo mật của các CTKT nên thông tin về một số vấn đề không được cung cấp. Do vậy, nhân tố giá phí trong các NC trước

của

Johnstone và Bedard (2003); Johnstone và Bedard (2004), ... không thể

thu

thập được dữ liệu này từ BCTC, BCTN, website của công ty, cafef.vn ... để đưa

vào mô hình. Điều này dẫn đến mức độ

giải thích của mô hình chỉ

là 0.42

(NagelkerkeR2 = 0,42). Trong tương lai, khi các thông tin liên quan đến kiểm toán được yêu cầu bắt buộc phải công bố một cách rộng rãi thì có thể thu thập dữ liệu cho nhiều yếu tố hơn, tác giả tin rằng mức độ giải thích của mô hình cao hơn.

­ (2) NC chỉ tập trung xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN, chưa NC đến quyết định CNKH. Do vậy, NC chưa thể so sánh được điểm khác biệt trong ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định DTKH và quyết định CNKH.

Từ các hạn chế nêu trên, NC tiếp theo có thể tiếp tục mở rộng thêm nhân tố như giá phí ảnh hưởng như thế nào tới quyết định DTKH một khi VN có yêu cầu công bố đầy đủ thông tin này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5‌

Từ kết quả ở các chương trước, trong chương 5, tác giả đã trình bày các kết luận và đề xuất một số hàm ý liên quan đến quyết định DTKH cho các CTKT để các CTKT đưa ra quyết định DTKH hợp lý, giúp giảm thiểu các rủi ro, nâng cao chất lượng kiểm toán và một vài kiến nghị đối với các cơ quan chức năng tại VN cụ thể gồm có:

­ Đối với CTKT: Để quyết định DTKH phù hợp, đầu tiên, các CTKT cần

xem xét các yếu tố thuộc RRKT như YKKT năm trước không phải là YKCNTP

hay YKKT có đoạn vấn đề

cần nhấn mạnh về HĐLT, mức

tăng trưởng

của

khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và HTK/tổng TS, hành vi ĐCLN để đưa ra quyết định phù hợp. Kế tiếp, CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc RRKD của khách hàng như hệ số khả năng phá sản của khách hàng, khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT. Cuối cùng, CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc RRKD của CTKT như khả năng kiểm toán cho công ty này, tính chính trực của NQL khách hàng.

­ Đối với Hội nghề nghiệp: VACPA nên bổ sung hướng dẫn về CNKH bên cạnh các nhân tố đã đề cập trong chuẩn mực kiểm toán. Cụ thể, đối với RRKT, cần quan tâm loại YKKT của năm trước (YKKT không phải là YKCNTP, YKKT về HĐLT), mức tăng trưởng của khách hàng, tỷ lệ nợ phải thu và HTK/tổng TS, hành vi ĐCLN (đo lường bởi giá trị tuyệt đối khoản dồn tích tùy biến của các khoản thu nhập ước tính). Đối với rủi ro tài chính của khách hàng, cần quan tâm xem xét hệ số hệ số Z Score để đưa ra quyết định phù hợp. Đối với đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trên, cần nhấn mạnh tính chính trực của NQL trong đánh giá RRKD.

Trong phần cuối của chương, tác giả cũng nêu ra hạn chế chính của luận án đó là nhân tố giá phí không thể thu thập được dữ liệu để đưa vào mô hình. Từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022