Căn cứ vào tổng hợp điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau:
Bảng 3.8. Phân loại mức xếp hạng tín dụng
MỨC XẾP HẠNG | Ý NGHĨA | |
1 | AAA, AA+, AA | Đây là mức xếp hạng khách hang cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hang được xếp hạng này là đặc biệt tốt |
2 | A, A- | Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt |
3 | BBB | Khách hàng có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt |
4 | BB+, BB | Khách hàng có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đỏi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hang |
5 | BB-, B | Khách hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hang |
6 | D1, D2, D3 | Khách hàng được xếp hạng trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Khả Năng Trả Nợ Vay Và Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp
- Sơ Đồ Tổ Chức Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Long An (Đến 15/03/2019)
- Thực Trạng Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Bidv Long An
- So Sánh Mô Hình Hồi Quy Binary Logistic Và Hồi Quy Tuyến Tính
- Kết Luận Và Giải Pháp Nâng Cao Khả Năng Trả Nợ Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Long An
- Kiểm Định Tương Quan Từng Phần Của Các Hệ Số Hồi Quy :
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
(Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp như sau:
Bảng 3.9. Kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp
Hạng | Nhóm nợ | |
1 | AAA | Nhóm 1 |
2 | AA+ | |
3 | AA | |
4 | AA- | |
5 | A+ | |
6 | A | |
7 | A- | |
8 | BBB | |
9 | BB+ | |
10 | BB | |
11 | BB- | Nhóm 2 |
12 | B | |
13 | D1 | Nhóm 3 |
14 | D2 | Nhóm 4 |
15 | D3 | Nhóm 5 |
(Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)
3.5.2. Đánh giá dựa trên kết quả thẩm định khách hàng (Trước, trong và sau khi cho vay)
Trong quá trình xét duyệt một khoản vay, BIDV đều thực hiện các bước thẩm định nhằm đánh giá được khả năng thực hiện các nghĩa vụ của một khách hàng đối với ngân hàng.
Việc cấp tín dụng tuân theo nguyên tắc: đảm bảo tách bạch các khâu: Đề xuất
- Thẩm định rủi ro - Tác nghiệp. Cán bộ tín dụng thực hiện khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích đánh giá, phân tích tín dụng tuân theo quy trình tín dụng như sau:
Bước 1: Cán bộ QLKH tiếp nhận thông tin nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV từ khách hàng, sau đó dựa trên các hồ sơ khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được, khảo sát thực tế, lập báo cáo đề xuất phân tích tín dụng có đầy đủ các nội dung:
Đánh giá chung về khách hàng: Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp, Quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phân tích triển vọng của khách hàng; Tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Xác định người có liên quan của khách hàng…
Về tình hình tài chính của khách hàng: thông qua phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp và trực tiếp kiểm tra, thu thập thông tin tại doanh nghiệp
Đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có tính khả thi hay không và năng lực thực hiện các phương án kinh doanh đầu tư.
Đánh giá về biện pháp bảo đảm tiền vay: số lượng, loại tài sản bảo đảm, khả năng phát mãi của tài sản, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay sẽ góp phần làm giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra, BIDV xây dựng cho mỗi đối tượng khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ có một tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu bắt buộc.
Đánh giá các rủi ro và biện pháp phòng ngừa: bao gồm các rủi ro khách quan, chủ quan, và từ phía BIDV, từ đó, đưa ra được các phương án ứng phó, điều này sẽ giúp BIDV chủ động xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng KNTN của khách hàng.
Bước 2: Sau đó, CBQLKH sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho cán bộ thẩm định tín dụng, cán bộ thẩm định tín dụng sẽ thẩm định các thông tin nội dung, phân tích trên hồ sơ và báo cáo của CB QLKH, thẩm định sự tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và các nội dung liên quan khác theo quy định của BIDV.
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng.
Trường hợp cần phải thẩm định rủi ro, CB QLKH phải trình hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro, bộ phận này sẽ thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro, và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi có quyết định phê duyệt, BP QLKH sẽ đàm phán, thông báo cấp tín dụng cho khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng trong trường hợp đồng ý phê duyệt tín dụng.
Bước 3: Giải ngân: Bộ phận QLKH tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng, chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế…).Lập giấy nhận nợ và đề xuất giải ngân gửi bộ phận Quản trị tín dụng, bộ phận này có trách nhiệm: kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong Hợp đồng cấp tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng; thẩm quyền và chữ ký của người đề xuất giải ngân, người phê duyệt Đề xuất giải ngân, và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân.
Bước 4: Quản lý và giám sát sau khi cho vay: BIDV sẽ kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng, kiểm tra thực địa. Theo dòi, đánh giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ và các điều kiện tín dụng. Thường xuyên nắm bắt biến động kinh tế vĩ mô, ngành, lĩnh vực, các biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng để kịp thời nhận biết các ảnh hưởng bất lợi đến khách hàng, khoản tín dụng.
3.6. Nhận định về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An
3.6.1. Các mặt đạt được về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An
Các phương pháp đánh giá KNTN của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đã đáp ứng được các quy định về cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước, và đang dần hoàn thiện, hướng tới chuẩn Basel:
Các quy định, chính sách cấp tín dụng về mặt pháp lý luôn tuân thủ, và dựa trên khuôn khổ các quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước từng thời kỳ. Các bước đánh giá khách hàng xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã phân loại khách hàng doanh nghiệp thành nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ khách hàng xếp hạng tín dụng nội bộ: Từ hạng AAA đến hạng BBB, được xem là khách hàng có triển vọng, tiềm năng, đưa ra chính sách khuyến khích tiếp cận, phát triển quan hệ, khách hàng có xếp hạng tín dụng nội bộ từ BB+ đến BB: đối tượng khách hàng duy trì quan hệ, khách hàng còn lại: đối tượng hạn chế quan hệ hoặc giảm dần quan hệ. Như vậy sẽ giúp ngân hàng hạn chế tiếp cận các khách hàng có khả năng trả nợ yếu.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại không thể hiện số điểm của khách hàng, mà chỉ cho kết quả xếp hạng, và không công bố các tỷ trọng điểm số của từng chỉ tiêu, giúp hạn chế được cán bộ tín dụng nâng điểm cho khách hàng để tăng kết quả xếp hạng, nhằm tăng cường tính chính xác đối với kết quả xếp hạng.
Với các bước đánh giá về khách hàng như trên kèm theo quy trình tín dụng chặt chẽ, tách bạch giữa các khâu, giúp ngân hàng đưa ra cái nhìn tổng thể, và sẽ giảm thiểu được các rủi ro về đạo đức nghề nghiệp, nâng cao khả năng nhận diện khả năng trả nợ của KHDN.
3.6.2. Các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An
Các bước đánh giá còn mang tính chất định tính, dựa vào chủ yếu cán bộ thực hiện thẩm định tín dụng, nên có thể sẽ không đánh giá được toàn diện khách hàng.
Các thông tin thu thập của KHDN thường là do chính khách hàng cung cấp.
Các phương pháp đánh giá KNTN của KHDN chưa đề cập, phân tích đến các nhân tố liên quan sản phẩm tín dụng như lãi suất, thời gian vay,…. Mà chỉ tập trung vào các đặc điểm của khách hàng, do đó có thể không phù hợp với một số đối tượng hoặc loại hình đăc thù.
3.6.3. Nguyên nhân gây ra các hạn chế về phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV Long An
Các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Long An đa phần là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Một số doanh nghiệp nhỏ, trình độ kế toán và hạch toán còn yếu kém, có thể dẫn đến nhiều hạn chế cho độ tin cậy của báo cáo tài chính, hoặc do DN cố tình làm sai lệch các số liệu để thể hiện tình hình tài chính của mình tốt hơn so với thực tế. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thẩm định tín dụng của ngân hàng.
Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, gánh nặng các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, công tác đánh giá khách hàng tại một số cán bộ, Phòng giao dịch chỉ mang tính hình thức, chưa phản ánh được tính chính xác của nhu cầu và năng lực của khách hàng.
Trong giai đoạn sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, đã có nhiều sự thay đổi nhân sự trong nội bô chi nhánh, nhiều cán bộ tín dụng của phòng doanh nghiệp có kinh nghiệm đã được điều chuyển vị trí khác, thay vào đó, là các cán bộ mới, hoặc từ bộ phận khác, có ít kinh nghiệm trong hoạt động cho vay, chịu áp lực từ khách hàng, chưa có đủ thời gian thích ứng, có thể dễ đánh giá sai về KNTN của doanh nghiệp.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, tác giả trình bày thực trạng về hoạt động cho tín dụng nói chung và của khách hàng doanh nghiêp nói riêng tại BIDV Long An, thực trạng về KNTN của khách hàng doanh nghiệp và các nguyên nhân dẫn đến không trả nợ được của KHDN, đồng thời phản ánh các phương pháp đánh giá KNTN của KHDN tại ngân hàng. Từ thực trạng tác giả thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến KNTN nợ của KHDN tại BIDV Long An bao gồm: nhân tố từ phía khách hàng, nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm vay, nhân tố từ phía ngân hàng,… Từ thực trạng trên cho thấy cần xây dựng mô hình đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An.
CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về KNTN vay đối với KHDN, tác giả nhận thấy mô hình binary logistic (gọi tắt là mô hình logit) được các tác giả trước sử dụng đáp ứng các tiêu chí lựa chọn mô hình của tác giả để đo lường KNTN vay của KHDN tại BIDV Long An. như sau:
Là mô hình thống kê nên có thể khắc phục được những hạn chế từ các phương pháp đánh giá KNTN vay của KHDN dựa vào nhận định chủ quan của CBTD;
Mô hình có khả năng lượng hóa được xác suất trả nợ của khách hàng, dùng làm cơ sở lượng hóa rủi ro đối với từng khách hàng để có quyết định đúng đắn trong cấp tín dụng;
Mô hình đơn giản, dễ sử dụng và có thể cho ra kết quả nhanh chóng;
Mô hình không có hạn chế về phân phối, dạng biến độc lập, cũng như các giả định về phân phối. Các biến đưa vào mô hình có thể định tính hoặc định lượng để có thể đưa ra kết quả khách quan nhất. Các biến định tính có thể dễ dàng xử lý thông qua biến giả.
Mô hình tương đối thuận lợi khi áp dụng thực tế, được hỗ trợ đầy đủ về phương tiện kỹ thuật qua các phần mềm thống kê chuyên dụng.
Ngoài các tiêu chí thích hợp như trên, việc lựa chọn mô hình logistic thay vì mô hình hồi quy tuyến tính là do các đặc tính riêng có của mô hình: