Tỷ lệ nợ xấu ( nợ nhóm 3,4,5) của BIDV Long An tăng mạnh từ năm 2016 đến 2017, đến năm 2018, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của toàn bộ tập thể chi nhánh, đã giảm được mức nợ xấu từ 4,99% xuống còn 0,29%.
Dư nợ nợ xấu tăng mạnh trong năm 2017, chủ yếu ở các khách hàng doanh nghiệp, do có dư nợ tín dụng lớn, nên số lượng KHDN vay không có KNTN càng lớn, sẽ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ nợ xấu và kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Nợ xấu năm 2017, tập trung vào các doanh nghiệp lúa gạo, do tình hình kinh tế, năm 2017, giá cả lên xuống thất thường, nhiều doanh nghiệp lúa gạo đang gặp khó khăn.
Dựa vào biểu đồ 3.4, nợ xấu của KHDN tại BIDV Long An chiếm tỷ lệ lớn, tuy số lượng khách hàng nợ xấu không nhiều so với khách hàng cá nhân, nhưng dư nợ của khách hàng này lại rất lớn. Trong năm 2017, nợ xấu KHDN tăng vượt bậc, nhưng đến 2018, tỷ lệ này đã giảm mạnh, cho thấy BIDV Long An đã có các phương pháp xử lý nợ xấu hiệu quả.
Tuy nhiên, đó là dư nợ theo nhóm nợ, trên thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng khách hàng đang có nợ quá hạn, nhưng vẫn chưa bị chuyển nhóm nợ, do ngân hàng đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng, cụ thể, tình hình trả nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An theo thời gian quá hạn thực tế như phần sau.
3.3. Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An
Trong ba năm 2016-2018, với 318 quan sát thì có 86 quan sát là không có KNTN. Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Long An có thể được nhìn nhận đánh giá tiêu chí KHDN có nợ quá hạn trên 90 ngày và đang có dư nợ cơ cấu. Kết quả này thể hiện khách hàng doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn tạm thời (nhóm quá hạn từ 1 đến 90 ngày), hoặc có khả năng sẽ không thể /trả toàn bộ hoặc một phần nợ vay cho ngân hàng ( quá hạn trên 90 ngày).
Bảng 3.7. Dư nợ KHDN của BIDV Long An theo số ngày quá hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
Nợ trong hạn | 958.376 | 1.143.389 | 1.426.153 |
NQH từ 1 đến 90 ngày | 37.846 | 5.016 | 25.995 |
NQH từ 91 đến 180 ngày | 250 | 1.015 | 0 |
NQH từ 181 đến 360 ngày | 227.981 | 3.000 | 0 |
Nợ quá hạn trên 360 ngày | 1.290 | 155.098 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Lý Thuyết Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Mối Quan Hệ Giữa Khả Năng Trả Nợ Vay Và Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp
- Sơ Đồ Tổ Chức Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Long An (Đến 15/03/2019)
- Kết Quả Xếp Hạng Và Nhóm Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
- So Sánh Mô Hình Hồi Quy Binary Logistic Và Hồi Quy Tuyến Tính
- Kết Luận Và Giải Pháp Nâng Cao Khả Năng Trả Nợ Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Long An
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
(Nguồn: Từ báo cáo nội bộ BIDV Long An từ năm 2016-2018)
Các khoản vay quá hạn từ 91 ngày trở lên của khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh năm 2016 chiếm tỷ lệ 18% tổng dư nợ KHDN, năm 2017 là 12%, năm 2018 là 0%. Tỷ lệ này còn khá cao, nhưng giảm dần theo thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Đến năm 2018, chi nhánh đã xử lý quyết liệt các khoản nợ chưa thu hồi được, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, để hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận của chi nhánh.
Các DN không trả được nợ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực lúa gạo và bất động sản, một số doanh nghiệp có tiềm ẩn rủi ro trong thời gian dài nhưng chưa được giám sát chặt chẽ. Các DN không trả được nợ nguyên nhân chủ yếu do tình hình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, tình hình kinh tế không được thuận lợi, ví dụ như một số doanh nghiệp ngành lúa gạo, do giá cả biến động thất thường, tình hình xuất khẩu bị trì trệ, khó khăn, bị giới hạn bởi các hạn ngạch xuất khẩu của các nước, vì vậy, nếu DN không phản ứng kịp thời, sẽ dễ bị thua lỗ. Một số DN không có khả năng trả nợ, nguyên nhân chủ yếu do sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng vay ngắn hạn, để đầu tư dài hạn, do quá trình kiểm tra giám sát sau cho vay chưa chặt chẽ.
3.4. Các nguyên nhân dẫn đến không trả được nợ của KHDN tại BIDV Long An
3.4.1 Nhân tố từ phía khách hàng
3.4.1.1. Sử dụng vốn vay không đúng như cam kết
Một trong các quy định về tín dụng của các ngân hàng, là khách hàng vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trước khi quyết định chấp thuận một khoản vay, căn cứ trên mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và các thông tin khác, ngân hàng sẽ tìm hiểu, thẩm định đề nghị của khách hàng có phù hợp với nhu cầu, và mục đích của doanh nghiệp không.
Mặc dù , trải qua các khâu thẩm định và quản lý các khoản vay nghiêm ngặt, nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích. Việc sử dung vốn vay không đúng mục đích, sẽ gây khó khăn cho việc giám sát sau cho vay của ngân hàng và cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền, nguồn trả nợ của khách hàng. Cụ thể, tại chi nhánh đã từng xảy ra trường hợp, khách hàng đã cố tình che dấu ngân hàng, dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào các nhu cầu vốn dài hạn như đầu tư máy móc, nhà xưởng, hoặc dùng tiền vay của doanh nghiệp để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác, dẫn đến khi đến hạn thanh toán gốc cho ngân hàng, dòng tiền bị thiếu hụt, dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.
3.4.1.2. Đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả
Để hạn chế rủi ro, tăng thêm doanh thu, lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh. Trong trường hợp bước sang lĩnh vực mới, nếu chủ doanh nghiệp có đủ năng lực quản lý, kiến thức, và kinh doanh có hiệu quả, sẽ nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, tạo thêm doanh thu, đồng thời, có thể sử dụng đươc thêm các dịch vụ của ngân hàng, còn ngược lại, nếu chưa đủ năng lực trong lĩnh vực mới, đa dạng hóa ngành nghề không hiệu quả, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến ngành nghề chính. Về lâu dài, có thể làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
3.4.1.3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa chuẩn xác
Đa số báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không chuẩn xác và không được kiểm toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp lớn vẫn có sự khác nhau giữa số liệu đã kiểm toán, và số liệu thực tế, còn nhiều hạn chế. Chưa phản ánh hết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Số liệu của báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, sẽ được dùng để ngân hàng đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng nội bộ, trong trường hợp số liệu sai, sẽ dẫn đến đánh giá không đúng về KNTN của khách hàng.
3.4.2 Nhân tố từ phía ngân hàng
3.4.2.1. Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Đối với một cán bộ tín dụng mới được tuyển vào BIDV đều phải trải quy một quy trình xét tuyển nghiêm ngặt, sau đó sẽ đươc đào tạo, và bồi dưỡng thêm các lớp về chuyên môn. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá trình thẩm định cho vay đóng vai trò quan trọng. Kinh nghiêm này phải được tích lũy nhiều năm, học hỏi từ các cán bộ đi trước. Một cán bộ nếu thiếu kinh nghiệm trong công tác cho vay, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định, và dễ đánh giá sai lầm đối với khả năng trả nợ của khách hàng.
3.4.2.2. Kiểm tra giám sát sau khi giải ngân các khoản vay
Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, định kỳ kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng, để kịp thời phát hiện các sai sót, tình hình sức khỏe của khách hàng hoặc các bất ổn có thể ảnh hưởng KNTN của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều cán bộ còn kiểm tra lỏng lẻo, hoặc chỉ kiểm tra trên chứng từ khách hàng cung cấp. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu năm, CBTD thường có tâm lý chủ quan, tin tưởng vào khách hàng, mà không thực hiện kiểm tra , giám sát sau cho vay. Hoặc đối với các khoản vay nhỏ, khách hàng ít phát sinh vay, CBTD có thể buông lỏng, không thực hiện khâu kiểm tra giám sát sau cho vay.
3.4.2.3. Tài sản bảo đảm
Khi khách hàng không còn khả năng khả nợ cho ngân hàng, thì tài sản bảo đảm sẽ là biện pháp cuối cùng để ngân hàng hạn chế rủi ro, bù đắp tổn thất. Một số trường hợp, khi cho vay, tài sản bảo đảm được định giá cao hơn so với giá trị thực tế để khách hàng có thể vay với số tiền lớn, điều này có thể dẫn đến tâm lý chủ quan, sẽ làm giảm KNTN của khách hàng, vì nếu kháchkhông có khả năng thanh toán khoản vay, thì rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Thêm vào đố, sự tăng giá đột ngột nhanh chóng của các tài sản thế chấp, thúc đẩy ngân hàng cho vay, nhưng khi có sự suy thoái kinh tế xảy ra, giá trị tài sản thế chấp bị sụt giảm, dẫn đến sự suy giảm tổng thể trong tiêu chuẩn tín dụng, ngân hàng xử lý tài sản vẫn không đủ bảo đảm cho khoản tín dụng cấp cho khách hàng.
Bên cạnh đó, BIDV vẫn chưa có các văn bản cụ thể nào về việc nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba không có mối quan hệ trực tiếp với DN, trong trường hợp nhận tài sản bảo đảm bên thứ ba như vậy, khi bên thứ ba và bên vay không còn mối quan hệ tốt đẹp sẽ dễ xảy ra tranh chấp, hoặc bên vay cố tình lừa đảo, hoặc sẽ có tâm lý: nếu khoản vay không được hoàn trả thì ngân hàng sẽ chỉ xử lý tài sản bên bảo đảm, … dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng.
3.4.2.4. Thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay
Các thông tin thu thập trong quá trình cho vay đòi hỏi phải đáng cậy, chính xác thì các phán đoán tín dụng mới đạt chất lượng và hiệu quả. Trên thực tế, việc thu thập các thông tin từ các cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan khác vẫn còn nhiều hạn chế. Các số liệu khách hàng cung cấp còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng, còn nhiều cán bộ chưa chủ động tìm kiếm xác thực nguồn thông tin, hay nói cách khác có tình trạng bất cân xứng nguồn thông tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng
Các thông tin mà cán bộ thu thập từ ngành, đặc điểm hoạt động kinh doanh, diễn biến thị trường chủ yếu từ internet, hoặc các thông tin tín dụng từ tổ chức tín dụng khác như thông tin của CIC…các thông tin này thường có độ trễ về thời gian,
và chưa phản ánh kịp thời diễn biến của thị trường. Để tra cứu thông tin CIC đôi khi phải mất thời gian từ 1 đến 2 ngày mới có kết quả, đặc biệt là về thông tin tài sản bảo đảm. Nếu một ngân hàng nào đó, chậm trễ trong việc báo cáo, hoặc báo cáo chưa chính xác về nhóm nợ, có thể ảnh hưởng công tác thẩm định cho vay của cán bộ, và dễ đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng.
3.5. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Long An
3.5.1. Đánh giá dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ
Mỗi ngân hàng đều có một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, để đánh giá được mức độ rủi ro của từng khách hàng, trong quá trình xét duyệt cho vay. BIDV cũng không ngừng xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình, BIDV đã ban hành công văn số 10546/BIDV – QLTD ngày 15/12/2016 về việc Hướng dẫn triển khai Hệ thống XHTDNB mới đối với Khách hàng TCKT và khách hàng cá nhân, trong đó hướng dẫn cụ thể các bước để cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng.
Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của KHDN tai BIDV:
Bước 1: Tạo thông tin của khách hàng trên hệ thống.
Bước 2: Lựa chọn ngành: xác định ngành kinh doanh của khách hàng dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu của khách hàng) hoặc xác định ngành có tiềm năng nhất của khách hàng.
Bước 3: Nhập các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính thường xuyên, phi tài chính định kỳ của khách hàng.
Bước 4: Kiểm tra và phê duyệt các chỉ tiêu đã nhập.
Bước 5: lập báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
Bước 6: Kiểm tra, thẩm định kết quả chấm điểm, điều chỉnh kết quả xếp hạng (Nếu có).
Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để đồng thời là công cụ để BIDV thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo quy định của NHNN và theo thông lệ quốc tế, trích lập dự phòng rủi ro và áp dụng chính sách khách hàng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dựa trên 2 thông tin: thông tin định kỳ và thông tin thường xuyên để đánh giá, mỗi thông tin đều có các chỉ tiêu riêng, và thang điểm nhất định. Trong đó, thông tin định kỳ bao gồm: các thông tin tài chính (dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản và khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng) và phi tài chính định kỳ (gồm các thông tin đánh giá dựa trên năng lực của chủ sở hữu doanh nghiệp, ban điều hành, môi trường hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với BIDV và các tổ chức tín dụng khác (hiện tại và lịch sử) và các yếu tố khác như: môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng phát triển của khách hàng,… có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.). Thông tin phi tài chính thường xuyên bao gồm: gồm các dấu hiệu cảnh báo sớm và dấu hiệu không trả được nợ. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, bảo đảm tính khác quan, cán bộ tín dụng muốn nâng hạng cho khách hàng, chương trình sẽ không công bố thang điểm của khách hàng, mà sẽ tự tính toán và cho ra kết quả xếp hạng.
Cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng doanh nghiệp của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng cụ thể được minh họa trong hình 3.4.
Hình 3.4. Sơ đồ cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV
KHÁCH HÀNG
NGÀNH NGHỀ
QUY MÔ
Biến tài chính 1
……
Biến tài
chính n
Biến định tính 1
……
Biến đính
tính m
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Điểm tài chính
Điểm định tính
TỔNG ĐIỂM
Dấu hiệu cảnh
báo sớm
Xếp hạng đơn lẻ
Hỗ trợ từ công ty mẹ, chính
phủ
Xếp hạng hỗ trợ
Điều chỉnh
bên ngoài
XẾP HẠNG CUỐI CÙNG
(Nguồn: quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)