Phương Pháp Và Kết Quả Nghiên Cứu



của một tổ chức tín dụng Việt Nam

Một nhà đầu tư nước ngoài và người có

liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài đó

Không được vượt quá 20% vốn điều lệ

của một tổ chức tín dụng Việt Nam

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà

đầu tư nước ngoài

Không được vượt quá 30% vốn điều lệ

của một tổ chức tín dụng Việt Nam


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 7

Tỷ lệ sở hữu quy định nêu trong Nghị định số 01 bao gồm cả phần vốn nhà đầu tư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần tại ngân hàng trong nước.

Theo Nghị định, tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỷ USD đối với nhà đầu tư nước ngoài là ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính hoặc có mức vốn điều lệ tối thiểu tương đương 1 tỷ USD đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khác vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.

Chỉ có ngân hàng nước ngoài mới có thể trở thành nhà đầu tư chiến lược tức được nắm tối đa 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước, và phải có tổng tài sản tối thiểu 20 tỷ USD vào năm liền kề trước, không nắm từ 10% trở lên cổ phần tại một tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu từ 10% trở lên cổ phần tại một tổ chức tín dụng Việt Nam không được chuyển nhượng cổ phần trong vòng 3 năm kể từ thời điểm sở hữu từ 10% trở lên. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng yếu kém phải xây dựng phương án mua cổ phần và cơ cấu lại tổ chức tín dụng gửi lên Ngân hàng Nhà nước thẩm định và trình Thủ tướng quyết định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương này khái quát sơ lược về ngành ngân hàng ở một số quốc gia Đông Nam Á cũng như hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Có thể thấy rằng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, ngành ngân hàng ở các quốc gia Đông Nam Á đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, vấn đề thách



thức lớn nhất là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống cũng như các vấn đề lien quan đến cấu trúc sở hữu. Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng đang hướng tới giải quyết các vấn đề trọng tâm này.


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Phương pháp nghiên cứu:

4.1.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Phần này sẽ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu chính của luận văn về vai trò của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dựa trên các lý thuyết cũng như bằng chứng thực nghiệm trước đây.

4.1.1.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Cho đến lúc này, lập luận về quan điểm chính trị và bất cân xứng thông tin dường như đang chi phối khi các bằng chứng thực nghiệm chủ yếu cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Các nghiên cứu trên một thị trường có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc cũng cho thấy tác động của loại hình sở hữu nhà nước lên mức độ bất cân xứng thông tin, và từ đó ảnh hưởng lên hiệu quả của ngân hàng. Vì vậy, dựa theo nghiên cứu của Berger cùng cộng sự (2008), Lin và Zhang (2009), Cornett cùng cộng sự (2010) và Carvalho (2014), đề tài đề xuất một mối tương quan ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, cụ thể như sau:

Giả thuyết H1: Sở hữu nhà nước làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân

hàng

4.1.1.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Như đã đề cập ở trên, lý thuyết cũng như bằng chứng thực nghiệm về tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng vẫn chưa có sự nhất quán. Tuy nhiên, Việt Nam là một thị trường đang phát triển, do đó đề tài nghiêng về phía giả thuyết sở hữu nước ngoài sẽ có tác động tích cực lên hiệu quả của các ngân hàng do sự chuyển giao công nghệ và năng lực quản trị tốt hơn. Bằng chứng thực nghiệm từ các thị trường mới nổi như Berger cùng cộng sự (2008), Rokhim và Susanto (2013) cũng ủng hộ cho lập luận này. Do đó, thống nhất với các nghiên cứu trước đây, đề tài kỳ vọng một mối tương quan cùng chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, cụ thể như sau:



Giả thuyết H2: Sở hữu nước ngoài gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân

hàng.

4.1.2. Dữ liệu

Đề tài muốn tập trung vào nghiên cứu trường hợp các ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn giao dịch khá ít (chỉ có khoảng 9 ngân hàng) dẫn đến việc ước lượng có thể bị hạn chế. Để gia tăng kích thước mẫu cũng như tính vững của kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ mở rộng ra nghiên cứu trên mẫu các ngân hàng ở các quốc gia Đông Nam Á. Như vậy, bên cạnh việc nghiên cứu trên mẫu các ngân hàng Việt Nam, đề tài còn mở rộng trên mẫu các ngân hàng ở các quốc gia bao gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia. Đề tài chọn các quốc gia này vì các lý do sau. Thứ nhất, các quốc gia này đều nằm trong khu vực Đông Nam Á và đều được xem là các quốc gia đang phát triển, do đó nền kinh tế của các quốc gia này sẽ có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, và việc nghiên cứu trên mẫu mở rộng các quốc gia này sẽ củng cố thêm tính vững cho kết quả. Thứ hai, đây là các quốc gia có dữ liệu về các ngân hàng niêm yết tương đối đầy đủ và có thể thu thập. Giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2007 đến 2015. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng niêm yết được tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của Thomson Reuters. Chi tiết về quy mô mẫu cụ thể trên từng quốc gia sẽ được trình bày ở phần thống kê mô tả.

4.1.3. Mô hình thực nghiệm

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam, dựa trên các nghiên cứu của Micco cùng cộng sự (2007) và Lin và Zhang (2009), đề tài sẽ sử dụng mô hình sau:

BPit = β1DSOit + β2DFOit + β3SIZEit + β4LEVit + β5FEEit+ αi + λ + εit(1) Trong đó:

BP là hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (COI) và tỷ lệ nợ xấu (NPL).

Hai biến chính trong nghiên cứu này là sở hữu nhà nước và sở hữu nước



ngoài. Trong các nghiên cứu trước đây về vấn đề này, sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài được đo lường bằng nhiều phương thức khác nhau, chủ yếu là hai cách đo lường bao gồm sử dụng biến giả và sử dụng trực tiếp tỷ lệ sở hữu. Các nghiên cứu của Micco cùng cộng sự (2007), Lin và Zhang (2009) hay Rokhim và Susanto (2013) đều sử dụng biến giả để xem xét tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động, trong khi tỷ lệ sở hữu chỉ được sử dụng trong một số ít nghiên cứu như Lensink và Naaborg (2007). Lý giải cho điều này có thể xuất phát từ thực tế là tác động của tỷ lệ sở hữu nhà nước hoặc nước ngoài lên hiệu quả hoạt động nói chung có thể không ở dạng tuyến tính và do đó để nghiên cứu sự hiện diện của các hình thức sở hữu này lên hiệu quả hoạt động, các học giả trên thế giới thường lựa chọn sử dụng biến giả. Nhất quán với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng sử dụng biến giả để đo lường sự hiện diện của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp. Cụ thể, biến DSO ứng với mỗi ngân hàng sẽ nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ sở hữu nhà nước ở ngân hàng này lớn hơn 0 và biến này nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại. Tương tự đối với biến DFO, biến này nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ sở hữu nước ngoài lớn hơn 0 và bằng 0 trong trường hợp ngược lại.

Các biến số khác bao gồm SIZE là quy mô ngân hàng, LEV là tỷ lệ đòn bẩy,FEE đại diện cho cấu trúc thu nhập, αi đại diện cho đặc tính không quan sát được và không thay đổi theo thời gian của từng công ty, λ là biến giả theo năm và εitlà sai số. Chi tiết cách đo lường các biến sẽ được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1Cách thức đo lường các biến


Ký hiệu

Tên

Cách thức đo lường

Nhóm các biến đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên

tổng tài sản

Lãi ròng/Tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên

vốn cổ phần

Lãi ròng/Vốn cổ phần

NPL

Tỷ lệ nợ xấu trên

tổng nợ

Tổng nợ xấu/Tổng dư

nợ tín dụng

COI

Tỷ lệ chi phí

Tỷ lệ chi phí trên thu

nhập hoạt động

Nhóm biến nghiên cứu



DSO

Sở hữu nhà nước

Bằng 1 nếu tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn hơn 0 và bằng 0 trong trường

hợp ngược lại

DFO

Sở hữu nước ngoài

Bằng 1 nếu tỷ lệ sở hữu nước ngoài lớn hơn 0 và bằng 0 trong trường

hợp ngược lại

Nhóm biến kiểm soát

SIZE

Quy mô

Logarit tổng tài sản

LEV

Đòn bẩy

Tổng nợ/Tổng tài sản

FEE

Cơ cấu thu nhập

Tỷ lệ thu nhập không phải lãi vay/Tổng thu

nhập của ngân hàng


Các biến kiểm soát Quy mô

Lập luận về tác động của yếu tố quy mô lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng được xây dựng dựa trên lý thuyết đại diện. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường được xem là có bất cân xứng thông tin thấp, dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động. McAllister and McManus (1993) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng lớn có các cơ hội để đa dạng hóa loại bỏ rủi ro tốt hơn các ngân hàng nhỏ, dẫn đến chi phí thấp hơn. Ngoài ra, Berger cùng cộng sự (2004) xem quy mô là một biến đại diện cho sức mạnh tuyệt đối của ngân hàng trên thị trường. Các nghiên cứu của Micco cùng cộng sự (2007), Iannotta cùng cộng sự (2007) cũng tìm thấy bằng chứng về tác động cùng chiều của quy mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng khi sử dụng nhiều thước đo hiệu quả khác nhau. Dựa trên các nghiên cứu trước đây, quy mô ngân hàng trong đề tài này được đo lường bằng logarit của tổng tài sản. Nhất quán với lập luận lý thuyết cũng như các bằng chứng thực nghiệm của nhiều học giả, đề tài kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Đòn bẩy

Đòn bẩy là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả doanh nghiệp nói chung và hiệu quả ngân hàng nói riêng. Trong một thế giới hoàn



hảo, MM cho rằng cấu trúc vốn không có tác động lên hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, cấu trúc vốn rõ ràng có những ảnh hưởng quan trọng lên hiệu quả công ty và ngân hàng. Trong trường hợp các ngân hàng, các lập luận nghiêng về chiều hướng đòn bẩy có thể có tác động ngược chiều lên hiệu quả. Cụ thể, theo Berger (1995), các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ đối mặt với rủi ro phá sản thấp hơn, điều này dẫn đến chi phí sử dụng vốn thấp hơn và do đó gia tăng hiệu quả. Cũng dựa trên lập luận này, các bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu của Iannotta cùng cộng sự (2007) hay Lensink và Naaborg (2007) tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa đòn bẩy và hiệu quả ngân hàng. Do vậy, trong nghiên cứu của mình, tôi cũng kỳ vọng một mối tương quan âm giữa đòn bẩy và hiệu quả ngân hàng.

Cơ cấu thu nhập

Tỷ lệ thu nhập đến từ các tài sản không phải các khoản cho vay phản ánh cơ cấu danh mục tài sản của ngân hàng. Các khoản cho vay thường là các tài sản sinh lợi nhiều hơn các tài sản khác, vì vậy phần lớn các nghiên cứu tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa thu nhập đến từ các tài sản không phải các khoản vay và hiệu quả của ngân hàng (Iannotta cùng cộng sự, 2007; Micco cùng cộng sự, 2007). Vì vậy, nghiên cứu này cũng kỳ vọng một mối tương quan âm giữa biến số này và hiệu quả của ngân hàng

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, đề tài sẽ sử dụng mô hình phân tích hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên trên dữ liệu bảng để giải quyết vấn đề các biến đặc thù không quan sát được. Đề tài sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange vàHausman để lựa chọn phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó, đề tài cũng tiến hành các kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi trong mô hình. Nếu xảy ra các hiện tượng này, đề tài sẽ áp dụng các phương thức xử lý phù hợp để đưa ra các kiểm định thống kê đáng tin cậy.

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Thống kê mô tả

Phần này trình bày thống kê mô tả về mẫu dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu



này. Như đã trình bày ở trên, đề tài này sử dụng dữ liệu của các ngân hàng ở 5 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia. Bảng 4.2trình bày tổng quan về số lượng ngân hàng và số quan sát ở từng quốc gia.

Bảng 4.2 Mô tả mẫu



Tổng mẫu

Việt Nam

Thái Lan


Indonesia


Malaysia


Philippines

Số ngân hàng

79

9

11

38

8

13

Số quan sát

711

81

99

342

72

117





Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.3 sẽ trình bày thống kê mô tả các biến trong mô hình ở cấp độ toàn mẫu cũng như trên từng quốc gia để cung cấp một cái nhìn tổng quan. Ngoài ra đề tài cũng đưa thêm biến tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các quốc gia để có những nhận định ban đầu về vai trò của từng loại hình sở hữu trong hệ thống ngân hàng tại các quốc gia này.

Bảng 4.3 Thống kê mô tả


Toàn mẫu





Việt Nam




Variable

Mean

Std. Dev.

Min

Max

Mean

Std. Dev.

Min

Max


ROA


0.012


0.018


-0.120


0.2727


0.011


0.0061


0.000


0.031

ROE

0.140

0.052

0.051

0.2416

0.138

0.0567

0.051

0.230

NPL

0.034

0.029

0.003

0.1169

0.045

0.0360

0.003

0.117

COI

0.350

0.100

0.187

0.5774

0.251

0.0646

0.187

0.452

DFO

0.321

0.467

0.000

1

0.346

0.4786

0.000

1.000

DSO

0.249

0.433

0.000

1

0.383

0.4891

0.000

1.000

LEV

0.890

0.041

0.790

0.9453

0.914

0.0335

0.790

0.945

FEE

0.177

0.120

-0.398

0.9612

0.164

0.0801

0.027

0.446

SO

0.0932

0.2204

0

0.9576

0.2829

0.3966

0

0.9576

FO

0.1155

0.2391

0

0.98

0.0521

0.0876

0

0.30

SIZE

1.58E+10

2.52E+10

2278565

1.83E+11

1.09E+10

9.02E+09

6.18E+08

3.78E+10

ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, NPL là tỷ lệ nợ xấu,

COI là tỷ lệ chi phí, DFO là biến giả đại diện cho sở hữu nước ngoài, DSO là biến giả đại diện cho sở hữu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022