Bảng 4.7. Mô phỏng phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn theo hàm Weibull
OTC | α | β | χ205 tính | χ205 tra bảng | k=l-r-1 | Kết luận |
1 | 0,0296 | 1,7348 | 11,1497 | 12,5916 | 6 | H+ |
2 | 0,0317 | 1,7882 | 5,4057 | 9,4877 | 4 | H+ |
3 | 0,0077 | 2,2143 | 1,6041 | 11,0705 | 5 | H+ |
4 | 0,0074 | 2,4531 | 4,8965 | 11,0705 | 5 | H+ |
5 | 0,0816 | 1,3893 | 8,2460 | 9,4877 | 4 | H+ |
6 | 0,0355 | 1,9242 | 7,9518 | 9,4877 | 4 | H+ |
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Sách Các Chủ Rừng Đã Được Cấp Chứng Chỉ Tại Việt Nam
- Đề Xuất Một Số Hoạt Động Góp Phần Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Rừng Tự Nhiên Bền Vững
- Phân Loại Và Phân Bố Các Trạng Thái Tại Khu Vực Nghiên Cứu
- Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị Rừng thế giới (FSC) tại bản Phon Song huyện Bolikhan tỉnh Bolikham Xay - CHDCND Lào giai đoạn 2018 – 2022 - 7
- Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị Rừng thế giới (FSC) tại bản Phon Song huyện Bolikhan tỉnh Bolikham Xay - CHDCND Lào giai đoạn 2018 – 2022 - 8
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Các ÔTC được mô phỏng bằng phân bố Welbull đều được chấp nhận với mức ý nghĩa α = 0,05; χ205 tính < χ205 tra bảng. Nhìn vào biểu đồ phân bố N/Hvn cho thấy, phân bố số cây theo cấp chiều cao chủ yếu tập trung ở cỡ chiều cao 10 - 18m. Phân bố thực nghiệm có dạng nhiều đỉnh, điều này thể hiện cấu trúc phức tạp của rừng trước đây đã bị tác động.
Hình 4.4. Mô phỏng phân bố N/Hvn OTC 01
4.1.2.2. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh
Tái sinh rừng là một trong những quá trình quan trọng nhất của động thái rừng. Biểu hiện tái sinh rừng là sự xuất hiện lớp cây non dưới tán rừng hoặc trên đất còn mang tính chất đất rừng.
Rừng tái sinh theo những quy luật nhất định, chúng phụ thuộc vào đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài cây, điều kiện địa lý và tiểu hoàn cảnh
rừng. Tái sinh rừng thúc đẩy cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục, đảm bảo kinh doanh rừng bền vững. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm tái sinh là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận vừa là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm xúc tiến tái sinh rừng theo hướng sử dụng bền vững.
Để đánh giá được xu hướng diễn thế rừng trong tương lai của các trạng thái, đề tài tìm hiểu trên cơ sở xác định tổ thành cây tái sinh, đánh giá mật độ tái sinh, chất lượng tái sinh và nguồn gốc tái sinh.
a) Tổ thành cây tái sinh
Tổ thành tầng tái sinh có ý nghĩa sinh vật học sâu sắc, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính ổn định, bền vững, đa dạng của cây rừng, mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa chúng với môi trường xung quanh. Nếu tổ thành loài cây phong phú chứng tỏ cây rừng sinh trưởng trên điều kiện lập địa tốt và các nhân tố môi trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, để đánh giá được chất lượng rừng trong tương lai cần chú ý đến các loài cây có giá trị. Đây là thế hệ góp phần ổn định hệ sinh thái rừng trong tương lai. Do đó, qua công thức tổ thành có thể điều chỉnh tổ thành cho phù hợp với mục đích kinh doanh và phòng hộ lâu dài. Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh được tính toán chi tiết tại phụ biểu 8a, 8b, 8c và được tổng hợp tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Công thức tổ thành cây tái sinh ở các ÔTC
OTC | mtg | mưt | Công thức tổ thành theo số cây N% |
1 | 4 | 3 | 20,0 Ct +18,0X+13,3 S +12,5Gm+36,2CLK |
2 | 4 | 3 | 32,4S+16,1R+9,6Cax+7,6Trq+34,3CLK |
3 | 3 | 2 | 30,4Cax+22,0Trv+16,1S+31,4CLK |
4 | 3 | 3 | 26,4S+17,3X+20,4R+36,0CLK |
5 | 4 | 3 | 25,5S+19,0Trv+11,D+9,2Trq+35,2CLK |
6 | 4 | 3 | 25,4 Trq +20,6S+13,6 Trv+5,5R+34,9CLK |
Chú giải: | |||||
Sao | S | Trâm vối | Trv | Căm xe | Cax |
Xoay | X | Dầu | D | Trường quánh | Trq |
Cồng tía | Ct | Re | R |
Kết quả tại bảng 4.9 cho thấy
Số loài tham gia công thức tổ thành: dao động từ 3 đến 4 loài. Số loài tham gia công thức tổ thành cao nhất là các ô tiêu chuẩn số 1, 2, 5, 6 với 4 loài tham gia và thấp nhất tại các ô tiêu chuẩn số 3, 4 với 3 loài tham gia công thức tổ thành.
Số loài cây ưu thế: dao động từ 2 đến 3 loài, trung bình là 3 loài. Các loài cây ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Sao, Căm xe, Trâm vối, Trường quánh, Cồng tía,... Loài Sao vẫn chiếm ưu thế lớn nhất và xuất hiện trong 100% số ô tiêu chuẩn điều tra.
b) Các chỉ tiêu đánh giá tái sinh rừng
* Mật độ cây tái sinh
Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng của quần thể. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá triển vọng phát triển của rừng và lựa chọn biện pháp tác động bảo đảm cho rừng phục hồi nhanh.
Số cây tái sinh triển vọng là đại lượng biểu thị khả năng kế cận của lớp cây tái sinh đối với tầng cây cao. Cây tái sinh triển vọng là những cây được đánh giá là có khả năng tham gia vào tầng tán chính của lâm phần trong tương lai, có phẩm chất trung bình và tốt trở lên. Thông qua đánh giá về số cây tái sinh triển vọng trong lâm phần có thể dự đoán được một cách sơ bộ đặc điểm của tầng cây cao trong tương lai. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.9.
Bảng 4.9. Mật độ cây tái sinh
OTC | Mật độ tái sinh chung (cây/ha) | Mật độ tái sinh triển vọng (cây/ha) |
1 | 2220 | 1162 |
2 | 2260 | 1241 |
3 | 2360 | 1359 |
4 | 2210 | 1424 |
5 | 2090 | 1121 |
6 | 2080 | 1525 |
TB | 2203 | 1305 |
Min | 2080 | 1121 |
Max | 2360 | 1525 |
Kết quả tại bảng 4.10 cho thấy:
Mật độ tái sinh chung dao động từ 2080 đến 2360 cây/ha, bình quân 2203 cây/ha.
Mật độ cây tái sinh triển vọng dao động từ 1121 đến 1525 cây/ha, bình quân 1305 cây/ha.
Như vậy, mật độ cây tái sinh triển vọng bình quân đều lớn hơn 1000 cây/ha. Điều này rất thuận lợi để tầng cây tái sinh có thể chuyển cấp thành công lên tầng cây cao. Tuy nhiên, cần phải có các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tầng cây tái sinh có thể sinh trưởng và phát triển tốt tránh sự xâm lấn của cỏ dại, dây leo bụi rậm.
* Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Kết quả nghiên cứu chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp tại bảng 4.10.
Bảng 4.10. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
OTC | Trạng thái | Tổng | Phẩm chất (%) | Nguồn gốc (%) | |||
T% | TB% | X% | Hạt% | Chồi% | |||
1 | IVA | 2220 | 63,1 | 20,9 | 16,0 | 94,8 | 5,2 |
2 | 2260 | 30,3 | 51,1 | 18,5 | 95,7 | 4,3 | |
3 | 2360 | 33,9 | 36,6 | 29,5 | 97,5 | 2,5 | |
4 | IIIB | 2210 | 43,3 | 40,3 | 16,4 | 97,1 | 2,9 |
5 | 2090 | 25,9 | 62,2 | 11,9 | 93,5 | 6,5 | |
6 | 2080 | 44,9 | 48,9 | 6,2 | 96,1 | 3,9 | |
TB | 2203 | 40,2 | 43,3 | 16,4 | 95,8 | 4,2 | |
Min | 2080 | 25,9 | 20,9 | 6,2 | 93,5 | 2,5 | |
Max | 2360 | 63,1 | 62,2 | 29,5 | 97,5 | 6,5 |
Chất lượng cây tái sinh: Cây tái sinh chất lượng tốt chiếm tỷ trọng từ 25,9 đến 63,1% trung bình chiếm 40,2%. Cây tái sinh chất lượng trung bình chiếm tỷ trọng từ 20,9 đến 62,2% trung bình chiếm 43,3%. Cây tái sinh chất lượng xấu chiếm tỷ trọng từ 6,2 đến 29,5% trung bình chiếm 16,4%. Điều này cho thấy phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là một thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên.
Nguồn gốc: Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ rất lớn 96,1% còn lại 4,2% là tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi. Các cây tái sinh từ chồi có đặc điểm sinh trưởng nhanh nhưng đời sống ngắn, chỉ phù hợp với yêu cầu kinh doanh gỗ nhỏ. Khi yêu cầu kinh doanh gỗ lớn và đáp ứng được khả năng phòng hộ lâu dài thì cần có những cây có nguồn gốc từ hạt. Ở các khu vực nghiên cứu đều có cây tái sinh nguồn gốc từ hạt cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên cũng như việc kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. Muốn cho quá trình phục hồi rừng diễn ra một cách thuận lợi, nhằm đưa rừng đến một cấu trúc ổn định, lâu dài trong tương lai cần có các biện pháp tác động phù hợp giúp cho số cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt có thể sinh trưởng, phát triển tốt.
4.2. Xác định chức năng rừng và phân khu quản lý
4.2.1. Xác định các chức năng rừng
Bằng các phương pháp xác định khác nhau, đề tài đã xác định được 11 chức năng trong nhóm 3 chức năng chính của rừng tại Bản Phon Song, cụ thể được trình bày như sau:
4.2.1.1. Chức năng kinh tế
Được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, với tổng diện tích rừng dùng để sản xuất kinh doanh tại khu vực nghiên cứu và có diện tích 8.405ha rừng (chiếm 52,90%).
4.2.1.2. Chức năng sinh thái, môi trường
* Bảo vệ và bảo tồn đất
Tại địa bàn nghiên cứu các khu vực này có tính chất bảo vệ nên được xác định là khu vực bảo vệ đất. Khu vực bảo vệ đất có tổng diện tích 599,87 ha chiếm 3,78% tổng diện tích rừng của Bản.
Để phòng ngừa thiệt hại do lở đất, đá rơi và các tác động vật lý khác gây ra, và để bảo vệ đất chống xói mòn và duy trì độ màu của đất, nghiêm cấm chặt cây. Cần tránh xây dựng đường sá, trong trường hợp xây dựng đường sá là bất khả kháng thì phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để ngăn chặn xói mòn đất.
- Bảo tồn đất: Để giảm thiểu hoặc ngăn chặn tác động tiêu cực của việc sử dụng tài nguyên rừng nhằm bảo vệ đất, chống xói mòn và các quá trình suy thoái khác, đồng thời để duy trì độ màu của đất, tất cả các khu vực có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, khu vực có khối lượng đất bị đào đắp nhiều, khu vực có nguy cơ xói mòn cao được phân loại thành khu vực bảo tồn đất, tổng cộng có 385,6ha chiếm 2,43% tổng diện tích rừng của Bản.
* Chức năng bảo tồn lưu vực nước
Qua khảo sát và nghiên cứu cho thấy thượng nguồn của hai lưu vực sông Nặm Măng có diện tích 396,82 ha chiếm 2,91% tổng diện tích Bản Phon Song được phân loại là bảo tồn lưu vực nước.
* Bảo vệ động vật hoang dã
Để ngăn chặn tác động của con người đến cuộc sống của các loài động vật quý hiếm bị đe doạ, phải loại trừ khu vực bảo vệ động vật hoang dã. Chỉ được phép sử dụng rừng tại chỗ (hái nấm, thu hái cây thuốc....) nếu bảo đảm được việc sử dụng này không làm thay đổi chất lượng và cấu trúc sinh cảnh động vật rừng. Chỉ làm đường trong trường hợp không còn biện pháp nào khác. Cấm săn bắn.
Căn cứ vào kết quả điều tra đa dạng động vật rừng, đã xác định được khu vực tại Bản Phon Song với tổng diện tích 1.164,3ha (chiếm 7,33% diện tích rừng) có quần thể các loài: 170 loài chim, có đến 22 loài dơi, 26 loài động vật lưỡng cư, 5 loài rùa, 9 loài thằn lằn và 9 loài rắn vốn sống phụ thuộc vào môi trường rừng.
* Bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã
Khu vực bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã là những nơi tập trung đông các loài động vật quý hiếm bị đe doạ cư ngụ. Đối lập với khu vực bảo vệ động vật rừng, sinh cảnh của các loài động vật rừng ở đây đã qua tác động và phân bố rải rác trong rừng lá rộng. Do đó được phép tiến hành các hoạt động lâm nghiệp nhưng phải có kế hoạch và thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới thú rừng trong mùa giao phối và sinh sản. Ngoài ra không được làm thay đổi lớn chất lượng sinh cảnh và phải duy trì cấu trúc đa tầng tán của rừng. Cấm khai thác trắng. Không bài chặt cây ăn trái và cây bị mục vốn là nơi cư ngụ và là nguồn thức ăn của động vật rừng. Phải để mở những khoảng trống và độ mở tán nhỏ. Phải kiểm soát các hoạt động săn bắn.
Khu vực này bao gồm các hành lang di chuyển của chúng sang các khu vực bảo vệ động vật hoang dã khác.Theo kết quả điều tra đa dạng động vật rừng, phần lớn diện tích rừng tự nhiên của Bản Phon Song có rất nhiều loại động vật rừng nhất là ở khu vực phía Tây và phía Bắc của Bản. Tổng cộng khoảng 2.475,1ha, chiếm 15,58% tổng diện tích rừng để bảo tồn động sinh cảnh động vật hoang dã.
* Bảo vệ hệ sinh thái đại diện
Hệ sinh thái đại diện là những hệ sinh thái ổn định không bị xáo trộn dùng làm mẫu đại diện cho các nghiên cứu sinh thái và thực vật. Không tiến hành các hoạt động ở những khu vực này bao gồm các hoạt động sử dụng tại chỗ và sử dụng thương mại. Kết quả điều tra nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu tác giả xác định được tại bản Son một diện tích rừng chưa bị tác động nhiều. Căn cứ vào bản đồ hiện trạng tác giả xác định được diện tích 687,2ha là hệ sinh thái đại diện cho rừng lá rộng thường xanh.
* Bảo vệ hệ sinh thái quý hiếm
Mục tiêu của chức năng này là bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt quý hiếm. Không tiến hành các hoạt động quản lý rừng ở trong những khu vực này. Khu vực rừng trên núi đá vôi ở phía Bắc được xác định là khu vực bảo vệ hệ sinh thái. Căn cứu vào bản đồ hiện trạng để xác định diện tích vào khoảng 566,72 ha. Không được phép tiến hành các hoạt động quản lý rừng trong khu vực này ngoại trừ thu hái lâm sản phụ như trái cây, nấm, cây thuốc... để sử dụng tại chỗ.
* Phòng hộ dọc sông suối
Khu vực phòng hộ dọc sông suối là những diện tích nằm dọc hai bên bờ sông suối. Diện tích này bao gồm cả lòng sông suối, những diện tích bị nằm trong khu vực ngập lụt theo mùa. Những khu vực này trải dài từ đáy lòng sông suối cho đến chỗ cao nhất của bờ sông suối.
Ở cấp độ này chưa thể khoanh vẽ và xác định khu phòng hộ dọc sông suối của từng con sông suối riêng lẻ được, nên diện tích phòng hộ dọc sông
suối sẽ được áp dụng theo Nghị định rừng phòng hộ của văn phòng thủ tướng. Số 333/thủ tướng, ngày 19/07/2010. Đã dược qui định diện tích khu phòng hộ theo hai dọc hai bên sông của các sông, suối là 50m trở lên.
Tổng diện tích phòng hộ dọc sông suối khoảng 757,32 ha chiếm 4,77% diện tích rừng. Khu vực phòng hộ dọc sông suối là diện tích phải bảo vệ nghiêm ngặt. Không được phép tiến hành bất cứ hoạt động lâm nghiệp nào trừ hoạt động cần thực hiện để nâng cao chất lượng rừng và phục hồi nguyên trạng điều kiện tự nhiên. Vì những lý do thực tế, không thể cấm làm đường nhưng cần hạn chế làm đường ở những khu vực có thể. Nếu các tuyến đường buộc phải đi qua những khu vực phòng hộ dọc sông suối thì phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể (làm rãnh thoát nước, cầu vượt...) để ngăn chặn xói mòn đất và tạo điều kiện khơi thông dòng chảy.
4.2.1.3. Chức năng xã hội
* Sử dụng tại chỗ kết hợp sử dụng thương mại
Phần lớn diện tích rừng này là rừng nghèo và rừng tái sinh được thỏa thuận với người dân sở tại để hộ sử dụng thu hái lâm sản ngoài gỗ. Tổng diện tích khu vực này là 382,4ha chiếm 2,41% tổng diện tích rừng. Bản Phon Song cam kết cho phép người dân sở tại được phép tiếp cận các khu vực rừng này để duy trì quyền sử dụng theo truyền thống của họ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch khai thác, cần giải quyết thoả đáng các nhu cầu của người dân sở (không bài chặt các cây mà người dân sở tại sử dụng).
* Vùng đệm cho các tuyến đường
Vùng đệm cho các tuyến đường là những khu vực nằm dọc theo các tuyến đường mà nếu tiếnh hành các hoạt động quản lý rừng thì có thể gây tác động tiêu cực trực tiếp đến các tuyến đường hoặc an toàn giao thông. Mục đích của khu vực phòng hộ các tuyến đường là bảo vệ các con đường chống đá lăn, lở đất, cuốn trôi lớp và sói mòn do mưa lớn và bảo đảm an toàn giao thông
Dọc theo tuyến đường 15 và 13, đã xác định được một vùng đệm có chiều ngang 30m có diện tích khoảng 66,96 ha chiếm 0,42% tổng diện tích
rừng. Cấm khai thác thương mại trong vùng đệm của các tuyến đường, kể cả chặt hạ và vận chuyển cây cho sử dụng tại chỗ. Tuy nhiên, những cây là nguồn gốc gây nguy hiểm cho các tuyến đường hoặc giao thông thì phải chặt càng sớm càng tốt. Những cây này là những cây chết, mục hoặc những cây có thể đổ gẫy khi có bão hay gió lớn. Người dân địa phương được phép thu hái lâm sản ngoài gỗ như trái cây, cây thuốc, nấm và lấy củi để sử dụng tại chỗ.
Bảng 4.11. Tổng hợp diện tích các chức năng rừng
Chức năng rừng | Ký hiệu | Diện tích | |
ha | Tỷ lệ (%) | ||
1. Chức năng sinh thái, môi trường | |||
- Bảo vệ đất | SP | 599,87 | 3,78 |
- Bảo tồn đất | SC | 385,6 | 2,43 |
- Bảo tồn lưu vực nước | WCC | 396,82 | 2,50 |
- Bảo vệ động vật hoang dã | NWP | 1.164,3 | 7,33 |
- Bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã | NWC | 687,2 | 4,33 |
- Bảo vệ hệ sinh thái đại diện | NREP | 2.475,1 | 15,58 |
- Bảo vệ hệ sinh thái quy hiếm | NEP | 566,72 | 3,57 |
- Phòng hộ dọc sông suối | WRB | 757,32 | 4,77 |
2. Chức năng xã hội | |||
- Sử dụng tại chỗ kết hợp sử dụng thương mại | SocLC | 382,4 | 2,41 |
- Vùng đệm cho các tuyến đường | ORB | 66,96 | 0,42 |
3. Chức năng kinh tế | |||
- Sản xuất kinh doanh | TP | 8.405 | 52,90 |
4.2.2. Phân khu quản lý và xây dựng bản đồ
Trong công tác quản lý kinh doanh rừng, tùy thuộc vào từng chức năng cụ thể của rừng để điều chỉnh các mức độ tác động khác nhau. Một số chức
năng rừng đòi hỏi phải loại bỏ tất cả các hoạt động quản lý rừng, một số chức năng khác chỉ cho phép khai thác gỗ thương mại hoặc chỉ sử dụng tại chổ, còn một số chức năng khác chỉ áp dụng biện pháp quản lý đơn giản. Căn cứ vào chức năng rừng và biện pháp quản lý cho mỗi chức năng, diện tích rừng được chia ra làm 3 vùng chức năng. Trong nhiều trường hợp, chức năng rừng có thể trùng lặp và trường hợp này phải tuân thủ tất cả các biện pháp hạn chế.
Bảng 4.12. Các chức năng rừng theo phân khu chức năng
Phân khu không sản xuất (NTP) | Phân khu sản xuất hạn chế (RTP) | Phân khu sản xuất (TP) |
Bảo vệ đất | Bảo tồn đất | Khu vực sản xuất |
Phòng hộ dọc sông suối | Bảo tồn lưu vực nước | |
Bảo vệ động vật hoang dã | Bảo tồn sinh cảnh, hành lang di chuyển động vật hoang dã | |
Bảo vệ hệ sinh thái đại diện | Sử dụng tại chỗ kết hợp sử dụng thương mại | |
Bảo vệ hệ sinh thái quý hiếm | ||
Vùng đệm cho tuyến đường |
Với chức năng được nhóm theo các khu quản lý trên, diện tích rừng được tổng hợp theo các phân khu quản lý theo hiện trạng rừng theo các bảng sau:
Bảng 4.13. Các phân khu quản lý rừng
Phân khu quản lý rừng | Ký hiệu | Diện tích (ha) | |
Ha | % | ||
Phân khu sản xuất | TP | 8.405 | 52,90 |
Phân khu sản xuất hạn chế | RTP | 3.639,92 | 22,91 |
Phân khu không sản xuất | NTP | 3.842,37 | 24,19 |
Tổng cộng | 15.887,29 | 100 |
Trên cơ sở kết quả xác định chức năng và phân khu quản lý, tiến hành sử dụng phần mềm Mapinfo để số hóa và biên tập bản đồ. Kết quả bản đồ phân khu quản lý rừng tỷ lệ 1/25.000 được trình bày dưới đây.
Hình 4.5. Bản đồ chức năng rừng Bản Phon Song huyện Bolikhan
4.3. Xác định rừng có giá trị bảo tồn cao
4.3.1. Xác định các loại rừng có giá trị bảo tồn cao
Như vậy, rừng được coi là một HCVF nếu nó chứa đựng một hay nhiều giá trị được nêu ở trên. Các giá trị có liên quan nhiều đến chức năng của một khu rừng, đó có thể là những chức năng như phòng hộ đầu nguồn hoặc duy trì nguồn thực phẩm cho người dân địa phương. Tuy nhiên nó cũng bao gồm những yếu tố mang tính tự có như một quần thể loài đặc hữu có thể không có giá trị kinh tế nhưng có tầm quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng của sự
sống. Ở khu vực nghiên cứu gồm một số HCVF sau đây:
4.3.1.1. Rừng có giá trị bảo tồn cao - HCVF4
Rừng cung cấp các dịch vụ cơ bản của tự nhiên trong những tình huống quan trọng.
HCF4 có 2 thuộc tính:
Thứ nhất là đóng vai trò quan trọng trong duy trì và điều tiết nguồn nước cho sin hoạt và tưới tiêu: Thuộc tính này có diện tích là 396,82 ha được nhận diện là HCVF trong khu vực Bản Phon Song. Dẫn chứng là cộng đồng dân cư sinh sống gần khu rừng sử dụng trên 90% nhu cầu nước sinh hoạt, tưới tiêu từ nguồn sinh thủy khu rừng này.
Thứ hai là phòng chống sạt lở đất, lũ quét, xói mòn, gió bão và phòng hộ: Thuộc tính này có diện tích 6.685,1ha hiện hữu HCVF.
4.3.1.2. Rừng có giá trị bảo tồn cao - HCVF5
Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng.
Giá trị HCVF5 có 3 thuộc tính và các thuộc tính này được xác định dựa trên 3 vấn đề sau: Có các cộng đồng đang sinh sống trong hoặc gần rừng hay không; Những cộng đồng này có sử dụng rừng để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ không và Những nhu cầu đó có nền tảng đối với cộng đồng hay không (Theo FSC, nhu cầu nền tảng là nhu cầu mà rừng đóng góp từ 15 – 20% thu nhập hoặc thực phẩm thường ngày của cộng đồng; hoặc là nhu cầu nếu bị mất sẽ tác động đến nhận diện văn hóa của họ).
Kết quả xác định được cả 3 thuộc tính này đều hiện hữu trong Bản Phon Song. Tổng diện tích các khu rừng có giá trị HCVF5 của Bản Phon Song có diện tích là 8205,5 ha.
4.3.1.3. Rừng có giá trị bảo tồn cao - HCVF6
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hóa truyền
thống của cộng đồng địa phương (Nhận diện văn hóa truyền thống: Văn hóa vật thể như đền thờ, nhà mồ, nhà cửa, đồ đạc, trang phục,… Văn hóa phi vật thể như lễ hội, tín ngưỡng, thơ ca, trường ca, truyền thuyết, điệu múa, luật tục kiến thức bản địa,...
Giá trị HCVF6 có 3 thuộc tính và các thuộc tính này được xác định dựa trên 3 vấn đề sau: Có cộng đồng nào sống trong hay gần khu rừng hay không; Họ có sử dụng rừng cho mục đích nhận diện văn hóa của họ hay không và Khu vừng này có quan trọng trong việc nhận diện văn hóa hay không.
Kết quả xác định được cả 3 thuộc tính này đều hiện hữu trong Bản Phon Song. Tổng diện tích các khu rừng có giá trị HCVF6 của Bản Phon Song có diện tích là 1,58 ha. HCVF6 cũng thiết yếu như đối với sinh kế và sự tồn tại của dân bản địa, rừng là nơi hình thành và lưu giữ những giá trị để nhận diện văn hóa truyền thống của người dân Bản Phon Song.
4.3.2. Xây dựng bản đồ rừng có giá trị bảo tồn cao
Trên cơ sở kết quả xác định các rừng có giá trị bảo tồn cao, tiến hành sử dụng phần mềm Mapinfo để số hóa và biên tập bản đồ, kết quả bản đồ rừng có giá trị bảo tồn cao tỷ lệ 1/90.000 được trình bày dưới đây.
Hình 4.6. Bản đồ rừng có giá trị bảo tồn cao