Khả Năng Thanh Khoản Và Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Cận Biên


ROA là 1.78% và 1.81%, khả năng thanh khoản trong thời gian này lại sụt giảm cho thấy ngân hàng tập trung vào mục tiêu đeo đuổi khả năng sinh lời và giảm đầu tư vào thanh khoản. Từ sau khủng hoảng cuối 2007, 2008 thì tỷ suất sinh lợi bị ảnh hưởng do khó khăn của nền kinh tế và sụt giảm mạnh ở năm 2008 còn 1.16% so với đỉnh cao là 1.81% năm 2007. Năm 2009, 2010 tỷ suất sinh lợi tăng trở lại nhờ tác dụng của kích cầu kinh tế 2009 giúp tín dụng tăng tốc trở lại, ước tính năm 2009 theo IMF là 37.5%. Khả năng thanh khoản cũng được cải thiện tăng đạt 25.45% năm 2009. Quan hệ cùng chiều thể hiện rõ từ 2011-2016. Trong đồ thị cho thấy từ 2011 trở đi cùng với sụt giảm ROA thì khả năng thanh khoản cũng bị ảnh hưởng và sụt giảm. Năm 2015 ROA lớn nhất là VIB (1.34%), MBB (1.19%), nhỏ nhất là EIB (0.03%), MSB và Seabank (0.11%).

Biểu đồ 3.11: Khả năng thanh khoản và tỷ suất sinh lợi ROA


KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ ROA

40.00

37.64

35.00


30.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

29.68

25.32

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

25.45

26.05

25.00


20.00

23.50

17.45

15.00

12.10 12.20

10.00

11.33

11.14

5.00

1.78 1.81

1.56

1.61

1.25

0.89

0.67

0.53 0.55

0.00

0.61

1.16

2006 2007 2008 2009 2010 2011

LIQ

2012

ROA

2013

2014 2015

ĐVT: %

2016

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)

Qua đồ thị 3.12 có thể thấy khả năng thanh khoản và ROE có mối quan hệ cùng chiều. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại khi gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao giúp cho việc duy trì tốt tỷ lệ thanh khoản, đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động. Năm 2015, Các ngân hàng có ROE cao nhất là VPBank (21.42%), BID (16.87%), VCB và MBB xấp xỉ 12%.Các ngân hàng có ROE nhỏ


nhất năm 2015 là NCB (0.20%), EIB (0.29%). ACB cũng có ROE trung bình cao từ 2006-2011 xấp xỉ 30% tuy nhiên, từ 2012 đến nay thì sụt giảm mạnh chỉ còn xấp xỉ 7.8%.

Biểu đồ 3.12: Khả năng thanh khoản và tỷ suất sinh lợi ROE


KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ ROE

40.00

37.64

35.00

29.68

30.00

25.32

25.45

26.05

25.00

23.50

20.00

17.45

15.00

15.76

12.10

12.20

11.33

10.00

16.69

15.50

16.65

11.14

11.12

14.13

5.00

9.29

7.90

7.09

6.86

6.76

0.00

2006 2007 2008 2009

2010

LIQ

2011 2012 2013

2014 2015

ĐVT: %

2016

ROE

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)

3.3.6 Khả năng thanh khoản và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên kích thích ngân hàng để tập trung hơn vào hoạt động cho vay, làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trên đồ thị 3.13, Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và khả năng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều thể hiện ở năm 2006-2007. Khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên gia tăng thì khả năng thanh khoản cũng sụt giảm. Thời kỳ kinh tế khó khăn 2008-2009 thì khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sụt giảm từ từ 2.49% năm 2008 thành 2.47% năm 2009 thì khả năng thanh khoản tăng từ 25.32% năm 2008 thành 25.45% năm 2009. Từ 2009 trở đi lãi cận biên có xu hướng gia tăng liên tục từ 2.49% năm 2009 thành 3.29% năm 2012. Trong khi đó, khả năng thanh khoản có xu hướng sụt giảm nhưng lại biến động tăng từ 2010-2011. Từ 2013-2016 lãi biên dao động quanh xấp xỉ 2.6%. Các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao nhất năm 2015 là VP bank (5.34%), Techcombank


(3.75%), SGB (3.51%). Các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thấp là SeaBank (1.35%), MSB (1.52%), NCB (1.58%).

Biểu đồ 3.13: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên


KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ TỶ LỆ

40.00

37.64

THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN

35.00

30.00

29.68

25.32

25.45

26.05

25.00

23.50

20.00

17.45

15.00

12.10

12.20

11.33 11.14

10.00

5.00

0.00

2.53

2.18

2.49

2.47

2.53

3.25 3.29

2.60

2.42

2.70

2.67

2006 2007 2008 2009 2010

LIQ

2011

NIM

2012 2013 2014 2015 2016

ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)

3.3.7 Khả năng thanh khoản và tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản

Trên đồ thị 3.14, tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản và khả năng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều, thể hiện rõ trong giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản tăng từ 1.26% đến 1.81% năm 2013, thì khả năng thanh khoản sụt giảm từ 26.05% năm 2011 và sụt giảm còn 12.10 % năm 2013. Khi ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động thì làm tăng thêm chi phí hoạt động như các chi phí về quản lý, chi phí nhân viên...thì làm giảm khả năng thanh khoản. Năm 2015 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 1.72% năm 2015, so với mức là 1.65% năm 2014. Các ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp nhất, quản lý tốt chi phí hoạt động năm 2015 là SHB (1.02%) VietABank (1.05%), SeaBank (1.14%), VCB (1.23%). Trong khi đó, VPbank (2.94%), HDBank, KLB (2.26%) là những ngân hàng có chi phí hoạt động cao.


Biểu đồ 3.14: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài

sản


40.00

KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ TỶ LỆ

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG/TỔNG TÀI SẢN

37.64

35.00

30.00

25.00

29.68

25.32

25.45

26.05

20.00

23.50

17.45

15.00

12.10

12.20

11.33

11.14

10.00

5.00

1.09

0.96

1.52

1.26

1.34

1.57 1.97 1.81

1.65

1.72 1.66

0.00

2006 2007 2008 2009

2010

LIQ

2011

2012 2013

CEA

2014 2015 2016

ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)

3.3.8 Khả năng thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 3.15: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu


KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ TỶ

40.00

37.64

LỆ NỢ XẤU

35.00

30.00

29.68

25.45

25.00

26.05

20.00

25.32

23.50

17.45

15.00

12.20

12.10

11.33 11.14

10.00

5.00

2.99

2.03

2.32

2.91

1.97

1.09

1.64

1.60

2.29

2.42

2.18

0.00

2006 2007 2008 2009

2010

LIQ

2011 2012 2013 2014 2015 2016

NỢ XẤU

ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)


Biểu đồ thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản. Tỷ lệ nợ xấu 2008 tăng cao với mức 2.32% so với mức 2007 là 1.09%. Đây là kết quả của thời gian tăng trưởng nóng 2006-2007 và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính cuối 2007 là xấu đi môi trường kinh doanh ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhân doanh nghiệp trong nền kinh tế gây mất khả năng thanh toán khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu giảm vào năm 2009 nhưng lại có xu hướng tăng cao từ năm 2010-2013. Khả năng thanh khoản trong thời gian này có xu hướng gia tăng để tăng đáp ứng các nhu cầu thanh toán đến hạn trong điều kiện ngân hàng bị suy giảm lợi nhuận do nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Những thay đổi vĩ mô thể hiện qua GDP và Lạm phát giai đoạn từ 2006 cho tới nay đã có nhiều ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Việt Nam và lĩnh vực ngành Tài chính ngân hàng. Các chính sách biến đổi của chính sách tiền tệ cho phù hợp với tình hình kinh tế, có khi thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát từ 2007 đến đầu 2008 và thực hiện các biện phát nới lỏng từ nửa sau 2008 tới 2010 để kích thích nền kinh tế sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2007 đã gây ra nhiều thay đổi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Nhiều ngân hàng đã đối mặt khó khăn về thanh khoản (năm 2007- 2008, năm 2011) do nhiều nguyên nhân như: những quy định về quản lý của NHTW, thay đổi các chính sách tiền tệ thông qua việc thắt chặt và nới lỏng tiền tệ quá nhanh, các NHTM không đảm bảo an toàn thanh khoản nên không kịp đối phó với những biến động đột xuất và phải phụ thuộc thị trường liên ngân hàng. Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng cũng biến động qua các thời kỳ kinh tế. Có thể thấy nhiều ngân hàng có quy mô tài sản lớn chọn dự trữ thanh khoản thấp để theo đuổi tỷ suất sinh lời cao. Và cơ cấu tài sản thanh khoản cũng thay đổi theo từng ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều ưa chuộng tiền mặt và tiền gửi tại TCTD. Một số các ngân hàng khác đầu tư vào chứng khoán kinh doanh theo các tỷ lệ khác nhau. Trong chương này cũng phân tích một số các nhân tố vi mô ngân hàng và vĩ mô tác động lên khả năng thanh khoản đo lường bằng tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản của 20 ngân hàng trong giai đoạn


2006-2016. Ngoài ra dấu hiệu khó khăn thanh khoản ở các ngân hàng còn thể hiện trong việc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng vào 2008 và 2011 khiến cho lãi suất huy động tăng vượt trần và lãi suất liên ngân hàng cũng liên tục biến động mạnh do đáp ứng cho nhu cầu vốn của các ngân hàng.


CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình để thực hiện bài nghiên cứu. Sau đó, Chương 3 đã cho thấy thực trạng của khả năng thanh khoản và tác động của một số các nhân tố lên khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Tiếp theo, chương 4 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu đã được thu thập.

4.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu của Vodová (2013), Choon và cộng sự (2013) về nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản. Các nghiên cứu này đều sử dụng các nhân tố vi mô ngân hàng và nhân tố vĩ mô, trong đó có xem xét đến biến giả là Khủng hoảng tài chính. Từ đó, Luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Mô hình nghiên cứu:

LIQit = α + β1. SIZE i,t + β2.CAPi,t + β3.ROAi,t + β4.NIMi,t + β5. NPLi,t + β6.TATSAi,t+ β7.CEAi,t+ β8.GDPi,t + β9.INFi,t + β10.FIC + ε

Trong đó:

SIZE i,t : Quy mô tài sản của ngân hàng thứ i trong năm t

CAPi,t: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tài sản của ngân hàng thứ i trong năm t

ROAi,t :Tỷ suất sinh lợi trên tài sản bình quân của ngân hàng thứ i trong năm t NIMi,t :Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thứ i trong năm t

NPLi,t : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thứ i trong năm t

TATSAi,t: Thị phần về tài sản của ngân hàng thứ i trong năm t so với tổng tài sản của các ngân hàng trong năm t

CEAi,t : Tỷ lệ chi phí hoạt động/Tài sản của ngân hàng thứ i trong năm t GDPi,t : Tăng trưởng GDP trong năm t

INFi,t : Tỷ lệ lạm phát trong năm t

FIC: Khủng hoảng tài chính, có giá trị 1 ở các năm 2008,2009 và giá trị 0 ở các năm khác (Đặt biến giả: ficyes: có giá trị 1, ficno: có giá trị 0)

β1: Hệ số chặn


βi: Hệ số hồi quy

i: đại diện cho các NHTM (i=1,....,20) t: đại diện cho thời gian từ 2006-2016

Tổng hợp các nghiên cứu trước về khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Chương 2 cho thấy, khả năng thanh khoản của ngân hàng chịu tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng và cả các yếu tố vĩ mô.

Biến phụ thuộc:

Có rất nhiều chỉ số đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng như trình bày cụ thể ở chương 2. Trên cơ sở những lý thuyết về thanh khoản ngân hàng đã phân tích và để thuận tiện cho việc lấy dữ liệu nghiên cứu trong bài nghiên cứu này tác giả lựa chọn Biến phụ thuộc đo lường khả năng thanh khoản ngân hàng được tính bằng công thức:

L1= Tài sản thanh khoản

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Trong đó, Tài sản thanh khoản được tính gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác, chứng khoán kinh doanh có khả năng thanh khoản cao. Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên, giá trị cao của tỷ lệ này cũng có thể được hiểu là không hiệu quả. Tài sản thanh khoản với thu nhập thấp hơn làm xuất hiện chi phí cơ hội cao cho ngân hàng.

Biến độc lập:

Trong bài lựa chọn 10 biến độc lập. Trong đó có 7 biến độc lập thuộc về nội tại mỗi ngân hàng, bao gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ xấu, thị phần ngân hàng, hiệu quả hoạt động chi phí và 3 biến độc lập vĩ mô nền kinh tế: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng tài chính. Trong đó Biến khủng hoảng tài chính là biến giả, được xác định là có 2 tính chất: có khủng hoảng ở những năm 2008- 2009, không có khủng hoảng ở các năm khác.

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí