vào thị trường 2 để huy động vốn (vay liên ngân hàng) và với những biến động mạnh của lãi suất liên ngân hàng; (iii) vay tái cấp vốn từ NHNN. Trong Báo cáo Thường niên 2011, NHNN đã nhận định: “Cuối tháng 6/2011, lãi suất huy động VND bình quân ở mức 15,6%/năm, so với mức 12,44% thời điểm cuối năm 2010, cao hơn trần lãi suất 14%/năm do một số các TCTD khó khăn về thanh khoản “lách” quy định trần lãi suất của NHNN”. Tình hình vi phạm trần lãi suất tiếp diễn cho đến đầu tháng 9, khi Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 được ban hành,yêu cầu chấp hành quy định trần lãi suất huy động của các NHTM là 14%/năm đối với VND; huy động USD là 2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/năm đối với tổ chức. Chỉ thị 02/CT-NHNN cũng nêu rõ những biện pháp xử lý đối với các NHTM cố tình vi phạm trần lãi suất huy động nhằm xác lập lại kỷ luật thị trường. Tuy nhiên, cho đến khi NHNN ban hành Thông tư 30/TT-NHNN ngày 28/9/2011, quy định rõ trần lãi suất huy động 14%/năm được áp dụng đối với tiền gửi VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên, với kỳ hạn dưới 1 tháng và không kỳ hạn,lãi suất huy động tối đa là 6%/năm thì tình trạng vi phạm trần lãi suất huy động mới được kiểm soát. Trong suốt năm 2011, lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh, có nhiều lúc lên tới 30-40%/năm, cá biệt có lúc lên tới trên 50%/năm. Nguyên nhân biến động về thanh khoản năm 2011 là do tiền gửi suy giảm trong toàn bộ ngành kinh tế và nguyên nhân từ tăng trưởng tín dụng bất hợp lý giai đoạn 2007-2010.
Từ năm 2012, tỷ lệ thanh khoản giảm dần từ 17.45% năm 2012 còn 11.33% năm 2015. Tỷ lệ thanh khoản từ 2012-2016 không có nhiều biến động, trung bình là 11.69%, dao động từ khoảng 11%-12%. Năm 2012 cũng cho thấy tình trạng thanh khoản còn bị ảnh hưởng bởi uy tín của các nhà lãnh đạo NH với trường hợp ông Nguyễn Đức Kiên nguyên phó chủ tịch ACB bị bắt ngày 20/8/2012 để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế. Sự kiện “bầu” Kiên bị bắt đã làm cho cổ phiếu của NH tụt dốc thê thảm. Sau 2 ngày bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn đứng trước áp lực bán dữ dội, đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm kịch sàn. Thậm chí, ngay cả các mã NH không liên quan đến ACB cũng quay đầu giảm như MBB, VCB và CTG. Chỉ trong hai ngày, khách hàng đã rút tiền khỏi
ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Vào thời điểm này, cung tiền trên thị trường mở và lãi suất LNH tăng vọt lên 8,8% từ mức 8% trước đó do sự mất thanh khoản tạm thời của một số NH liên quan. Kết quả kinh doanh của ACB năm 2012 cũng ảnh hưởng nặng nề. Tiền gửi khách hàng giảm 140.700 đồng, gần 24% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46%, tăng so với mức 0,89% tại thời điểm đầu năm.
Bảng 3.4: Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản 20 NHTM Việt Nam từ 2006- 2015
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
CTG | 25.22 | 9.52 | 7.66 | 12.46 | 14.89 | 16.97 | 7.25 | 12.70 | 12.91 | 10.87 |
BID | 25.99 | 6.60 | 8.25 | 7.00 | 7.00 | 5.22 | 10.50 | 9.53 | 11.27 | 9.98 |
VCB | 39.25 | 9.49 | 28.72 | 29.80 | 30.23 | 24.18 | 19.88 | 24.50 | 20.91 | 19.32 |
STB | 24.64 | 24.82 | 28.06 | 24.53 | 21.74 | 16.55 | 12.29 | 9.53 | 10.40 | 5.61 |
MBB | 47.91 | 50.15 | 2.56 | 3.84 | 3.13 | 35.44 | 14.62 | 8.63 | 14.44 | 13.94 |
EIB | 31.69 | 22.04 | 36.03 | 24.20 | 30.57 | 40.31 | 30.46 | 20.05 | 23.65 | 10.08 |
MSB | 45.73 | 48.89 | 50.59 | 41.55 | 27.60 | 26.89 | 21.41 | 6.60 | 7.58 | 7.11 |
ACB | 46.00 | 46.54 | 34.16 | 27.36 | 23.86 | 33.83 | 19.01 | 7.09 | 6.04 | 6.70 |
Techcombank | 45.87 | 28.07 | 33.22 | 33.50 | 35.86 | 29.47 | 17.82 | 11.27 | 8.85 | 8.08 |
SHB | 53.12 | 45.67 | 25.90 | 27.06 | 24.38 | 27.25 | 21.07 | 14.06 | 16.98 | 15.77 |
HDBank | 89.51 | 17.49 | 25.71 | 34.18 | 29.33 | 26.24 | 11.54 | 10.30 | 14.15 | 11.19 |
VPBank | 25.16 | 12.80 | 15.43 | 31.12 | 24.53 | 31.43 | 20.33 | 12.29 | 7.12 | 7.57 |
SeABank | 37.93 | 38.01 | 46.04 | 54.28 | 29.61 | 60.70 | 47.32 | 18.18 | 23.07 | 18.73 |
VIB | 40.00 | 35.48 | 26.06 | 30.61 | 29.29 | 30.27 | 13.96 | 10.49 | 6.56 | 9.88 |
ABB | 51.40 | 36.14 | 24.08 | 35.02 | 24.72 | 21.51 | 18.84 | 6.95 | 5.98 | 5.57 |
OCB | 19.01 | 29.21 | 6.34 | 13.13 | 30.41 | 19.36 | 13.58 | 14.25 | 10.32 | 15.09 |
VietABank | 29.18 | 34.20 | 29.72 | 19.03 | 22.60 | 15.94 | 15.18 | 9.11 | 8.85 | 12.52 |
SGB | 12.59 | 18.32 | 18.31 | 6.17 | 14.49 | 10.64 | 9.62 | 7.62 | 5.80 | 11.49 |
NCB | 39.31 | 50.18 | 42.47 | 31.04 | 27.42 | 19.49 | 7.12 | 19.24 | 14.18 | 16.87 |
KLB | 23.37 | 30.06 | 17.17 | 23.06 | 18.38 | 29.28 | 17.18 | 9.66 | 14.91 | 10.27 |
Trung bình 20 NH | 37.64 | 29.68 | 25.32 | 25.45 | 23.50 | 26.05 | 17.45 | 12.10 | 12.20 | 11.33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Tổng Hợp Kết Quả Các Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng.
- Tỷ Suất Sinh Lợi Roa, Roe Của 20 Nhtm Việt Nam Giai
- Khả Năng Thanh Khoản Và Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Cận Biên
- Mô Tả Biến Phụ Thuộc, Biến Độc Lập Và Kỳ Vọng Dấu
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Độc Lập
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên 20 NHTM Việt Nam từ 2006-2015
Tỷ lệ thanh khoản trung bình của 20 ngân hàng từ 2006-2015 là xấp xỉ 21%. Các ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản trung bình cao giai đoạn này là các ngân hàng SeABank, MSB ở xấp xỉ 37% và 29%. Tiếp theo là SHB, HDBank, EIB, NCB gần nhau, dao động từ 26%-27%. Các ngân hàng như có tỷ lệ tài sản thanh khoản trung bình thấp nhất là BID xấp xỉ 10%. SGB (11%), CTG (13%), OCB, STB và VP bank (xấp xỉ 18%). Có thể thấy là các ngân hàng có quy mô tài sản lớn như BID, CTG, STB trong nhóm 20 ngân hàng trong mẫu có tỷ lệ tài sản thanh khoản thấp (Tổng tài sản năm 2015 BID: 850,670 tỷ đồng, CTG: 779,484 tỷ đồng, STB: 292,542 tỷ đồng). Như vậy khi có thiếu hụt về thanh khoản bất thường, các ngân này phải phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng do dự trữ thanh khoản không nhiều. VCB cũng là có quy mô tài sản lớn (Tổng tài sản năm 2015 Vietcombank : 674,395 tỷ đồng) thì lại cũng có tỷ lệ dự trữ tài sản trung bình khá cao, khoảng 24%. Mặc khác các ngân hàng có quy mô tài sản thấp như SeABank, MSB, HDBank thì lại có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao (Tổng tài sản 2015 của SeABank là hơn 84,000 tỷ, MSB và HDBank xấp xỉ gần 105,000 tỷ).
Tỷ lệ tài sản thanh khoản của các ngân hàng cũng biến động qua các năm. ACB là một ví dụ, từ 2012 với vụ án Nguyễn Đức Kiên ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng, tỷ lệ tài sản thanh khoản của ACB năm 2012 giảm mạnh còn 19%, so với mức 33% năm 2011 cho thấy khó khăn về thanh khoản năm 2012. Từ năm 2013- 2016, ACB duy trì tỷ lệ này xấp xỉ 8%.
Bảng 3.5: Cơ cấu tiền mặt và Tiền gửi/Tài sản thanh khoản của 20 NHTM Việt Nam năm 2006-2015
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
CTG | 97.46 | 95.30 | 94.62 | 99.00 | 99.58 | 99.29 | 99.22 | 99.10 | 95.72 | 96.02 |
BID | 99.79 | 94.21 | 90.05 | 95.43 | 94.79 | 95.09 | 91.69 | 97.02 | 88.46 | 89.51 |
VCB | 99.13 | 91.52 | 99.37 | 99.99 | 99.99 | 99.07 | 99.37 | 99.83 | 91.61 | 92.73 |
STB | 95.68 | 74.07 | 97.53 | 99.44 | 98.30 | 97.84 | 92.38 | 81.30 | 60.81 | 99.24 |
MBB | 94.92 | 98.00 | 81.61 | 74.21 | 47.00 | 97.57 | 99.11 | 74.35 | 63.57 | 88.27 |
100 | 99.89 | 100 | 99.31 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
MSB | 100 | 100 | 100 | 99.71 | 99.71 | 99.71 | 99.60 | 97.29 | 97.46 | 97.35 |
Techco mbank | 63.81 | 100 | 98.94 | 98.63 | 98.95 | 99.18 | 97.50 | 94.85 | 86.58 | 83.24 |
ACB | 96.88 | 98.73 | 98.97 | 98.39 | 97.61 | 98.90 | 100 | 90.87 | 89.78 | 99.24 |
SHB | 100 | 99.84 | 86.72 | 99.78 | 99.20 | 99.81 | 99.83 | 99.74 | 99.82 | 99.78 |
HD Bank | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 96.60 | 92.48 | 93.35 | 92.26 |
VP Bank | 100 | 94.30 | 97.06 | 99.14 | 85.32 | 92.60 | 93.45 | 42.89 | 63.34 | 86.05 |
SeA Bank | 93.19 | 92.39 | 91.01 | 96.80 | 91.06 | 99.90 | 99.97 | 99.86 | 99.95 | 100 |
VIB | 61.52 | 99.97 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
ABB | 100 | 99.22 | 98.87 | 99.68 | 99.82 | 99.88 | 99.95 | 99.88 | 100 | 100 |
OCB | 99.06 | 93.25 | 87.84 | 95.94 | 98.60 | 99.03 | 60.43 | 92.21 | 97.65 | 100 |
VietA Bank | 95.99 | 96.63 | 90.01 | 95.26 | 92.19 | 96.30 | 90.23 | 92.63 | 99.29 | 97.95 |
SGB | 100 | 100 | 100 | 100 | 98.56 | 97.86 | 97.55 | 96.87 | 96.19 | 100 |
NCB | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
KLB | 100 | 100 | 100 | 96.50 | 95.48 | 98.58 | 100 | 99.98 | 100 | 100 |
Trung bình | 96.05 | 95.32 | 97.45 | 98.77 | 97.95 | 98.84 | 97.66 | 95.03 | 90.12 | 93.80 |
Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Báo cáo thường niên 20 NHTM Việt Nam
năm 2006-2015
Về cơ cấu tài sản thanh khoản, các ngân hàng có chiến lược phòng bị thanh khoản rất khác nhau. Đa số các ngân hàng lựa chọn dự trữ thanh khoản chủ yếu ở tiền mặt và tiền gửi cao, nhằm đảm bảo các nhu cầu thanh toán tức thời. Một phần các ngân hàng đầu tư một phần vào chứng khoán kinh doanh. NCB, EIB, ABB, MSB, KLB có tài sản thanh khoản là tiền mặt và tiền gửi rất cao, trung bình chiếm 99%-100%. Trong đó, các ngân hàng EIB, NCB, VIB nhiều năm có tỷ lệ này là 100%, tức là không đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. Các ngân hàng đầu tư chứng khoán kinh doanh lớn nhất là MBB, VPbank. Các ngân hàng này chỉ dự trữ thanh khoản ở dạng tiền mặt và tiền gửi khoảng 85%, phần còn lại trung bình 15% dành cho chứng khoán kinh doanh, và tỷ lệ đầu tư chứng khoán kinh doanh cũng khá biến động qua các năm. Theo sau đó là STB giữ dự trữ tiền mặt và tiền gửi khoảng 90% và dành 10% đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. BID, OCB, Techcombank có tỷ lệ đầu tư dự trữ thanh khoản cho chứng khoán kinh doanh gần
bằng nhau là 7%. CTG, HDBank, VCB, ACB chỉ đầu tư một tỷ lệ vừa phải là khoảng 3%.
3.3 Ảnh hưởng các nhân tố đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2006-2016
3.3.1 Khả năng thanh khoản và tăng trưởng GDP
Biểu đồ 3.7: Khả năng thanh khoản và tăng trưởng GDP
KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ
TĂNG TRƯỞNG GDP
40.00
37.64
35.00
30.00
29.68
25.45
26.05
25.00
20.00
25.32
23.50
17.45
15.00
LIQ
GDP
12.10
12.20
11.33
10.00
11.14
7.13
6.42
5.25 5.42 5.98 6.68
5.00
6.24
6.30
6.98
5.66 5.40
0.00
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
(Nguồn: Worldbank, Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
Đồ thị biểu thị mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và khả năng thanh khoản. Bùng nổ tăng trưởng kinh tế 2006-2007 giúp GDP tăng trưởng mạnh từ 6.98% năm 2006 lên 7.13% năm 2007. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đòi hỏi các ngân hàng phải tập trung nguồn vốn để phát triển và đeo đuổi lợi nhuận làm tỷ lệ thanh khoản giảm từ 37.64% năm 2006 thành 29.68% năm 2007. Tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh còn 5.66% năm 2008, là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu và tiếp tục sụt giảm vào 2009. Từ 2012 đến nay tăng trường GDP gia tăng trở lại từ 5.25% đến năm 2016 là 6.30%. Khả năng thanh khoản sụt giảm từ 17.45% năm 2012 còn 11.14% năm 2016.
3.3.2 Khả năng thanh khoản và lạm phát
Biểu đồ 3.8: Khả năng thanh khoản và lạm phát
KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ LẠM
PHÁT
40.00 37.64
35.00
30.00
25.32
29.68
25.45
23.50
26.05
25.00
20.00
18.68
LIQ
15.00
23.12
17.45
12.20
INF
11.33
10.00
12.10
11.14
5.00 7.39
8.30
8.86
9.09
0.63
4.85
7.05
0.00
6.59
4.09
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
(Nguồn: Worldbank, Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng thanh khoản. Lạm phát tăng từ 8.3% năm 2007 lên mức đỉnh cao của giai đoạn này là 23.12% vào năm 2008, sau đó sụt giảm lại năm 2009 còn 7.05% do ảnh hưởng của ảnh hưởng khủng hoảng tài chính cuối 2007 và thực hiện thắt chặt tiền đầu năm 2008. Khả năng thanh khoản từ 2007-2009 có xu hướng ngược chiều với tỷ lệ lạm phát từ 2007-2009. Tuy nhiên từ 2009 trở đi thì có xu hướng cùng chiều. Mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và khả năng thanh khoản thể hiện rõ từ 2011-2015. Từ năm 2011 trở đi, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trở lại trong điều kiện lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại sau 2 năm nới lỏng tiền tệ 2009-2010 kích thích kinh tế. Lạm phát giảm dần từ năm 2011 và còn 0.63% năm 2015, trong khi đó khả năng thanh khoản cũng liên tục giảm. Như vậy có thể thấy khi tình hình lạm phát được kiểm soát, thì khả năng thanh khoản cũng giảm dần.
3.3.3 Khả năng thanh khoản và tổng tài sản bình quân
Trên đồ thị 3.9 cho thấy quy mô tổng tài sản bình quân và khả năng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều. Khi quy mô tài sản bình quân ngân hàng gia tăng thì khả năng thanh khoản giảm dần. Mối quan hệ này thể hiễn rõ nét trong thời
kỳ 2006-2007 là thời kỳ kinh tế thuận lợi gia tăng mạnh quy mô, mở rộng mạng lưới và hoạt động ngân hàng sau gia nhập WTO. Từ năm 2012 trở đi, quy mô ngân hàng tiếp tục gia tăng, nhưng chậm hơn giai đoạn 2007-2011 (tốc độ tăng trưởng quy mô từ 2007-2011 là 24.87%, từ 2012-2015 là 17.14%). Khả năng thanh khoản có xu hướng giảm từ 26.05% năm 2011 còn 11.33% năm 2015. Các ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất 2015 là các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước như BID (850,670 tỷ), CTG (779,483 tỷ), VCB (674,394 tỷ đồng). Các ngân hàng thương mại cổ phần khác có quy mô tài sản lớn là STB (292,542 tỷ đồng), MBB (221,042 tỷ đồng). Các ngân hàng có quy mô nhỏ nhất 2015 là SGB (17,748 tỷ đồng), KLB (25,322 tỷ đồng), VietABank (41,878 tỷ đồng).
Biểu đồ 3.9: Khả năng thanh khoản và tổng tài sản bình quân
450
40.00
400
35.00
350
29.68
30.00
300
25.45
26.05
25.00
250
25.32
23.50
218.09
20.00
200
17.45
150
12.10
12.20
15.00
11.33
100
146.6
140.75
185.51
10.00
11.14
50
116.55
161.42
5.00
5
58.96
80.65
0
0.00
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
ĐVT: LIQ: %, QUY MÔ TÀI SẢN: nghìn tỷ đồng QUY MO TAI SAN LIQ
37.64
393.88
32.76
5
0.4
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
3.3.4 Khả năng thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là phần tài sản nợ của NH mà không cần phải hoàn trả và do vậy đóng vai trò là nguồn bảo vệ và giá trị đệm cho trường hợp giá trị tài sản có của NH suy giảm và kinh doanh thua lỗ. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản, tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn,
lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Có thể thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhất năm 2006 là 16.10% và sụt giảm liên tục, bắt đầu từ 2008-2011. Đây cũng là thời gian các ngân hàng thực hiện việc gia tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 là phải tăng vốn pháp định lên mức tối thiểu là
1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cuối năm 2010. Việc thực hiện được CP gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ đến 31/12/2011. Như vậy cho thấy khó khăn trong việc các ngân hàng đáp ứng quy định tăng vốn và quy mô tổng tài sản liên tục gia tăng qua các năm nên làm cho tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản sụt giảm liên tục. Khả năng thanh khoản lại có xu hướng gia tăng, cho thấy có xu hướng ngược chiều giữa tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tài sản với khả năng thanh khoản.
Biểu đồ 3.10: Khả năng thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu
40.00
35.00
30.00
25.00
20.00
15.00
10.00
5.00
0.00
KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ TỶ
LỆ VỐN CHỦ SỞ HỮU
37.64
29.68
25.32
25.45
23.50
26.05
16.10
17.45
11.63
13.85
12.10
12.20
11.33
10.59
10.16
10.00
10.59
11.14
10.22
9.22
8.99
7.02
2006 2007 2008
2009
LIQ
2010
2011
CAP
2012 2013 2014 2015 2016
ĐVT: %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)
3.3.5 Khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời
Qua đồ thị 3.11, tỷ suất sinh lợi ROA và khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều. Trong hệ thống NHTM, các ngân hàng càng hoạt động hiệu quả, cấu trúc vốn hợp lý, kiểm soát tốt chi phí, thẩm định các khoản cho vay chắc chắn và khách quan thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Từ đó, ngân hàng hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì có bất kỳ rủi ro nào xảy ra. ROA cao nhất đạt năm 2006, 2007 là thời kỳ bùng nổ kinh tế sau với gia nhập WTO, với