Tổng Hợp Kết Quả Các Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng.


quan trọng có thể dẫn đến môi trường kinh doanh của các ngân hàng. Sau đó, bất ổn kinh tế sẽ bắt đầu làm xấu đi môi trường kinh doanh của khách hàng vay và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ, cuối cùng dẫn đến một sự suy giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Choon và cộng sự (2013) nghiên cứu 15 ngân hàng Malaysia từ 2003-2012 cũng sử dụng biến giả khủng hoảng tài chính cho năm 2007-2008 và tìm thấy khủng hoảng có mối tương quan âm với thanh khoản. Tuy nhiên, Vodová (2013) chọn biến giả khủng hoảng cho năm 2009-2010 khi nghiên cứu ở các ngân hàng Hungary từ năm 2001-2010 lại không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê của khủng hoảng kinh tế với khả năng thanh khoản.

2.3 Xác định khe hở nghiên cứu.

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ngân hàng. Xem Bảng 2.2, cho thấy tổng hợp các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại bao gồm các yếu tố vi mô ngân hàng và các nhân tố vĩ mô. Tuy nhiên vẫn ít bài nghiên cứu ở Việt Nam xem xét có các nhân tố như khủng hoảng tài chính, Chi phí hoạt động ngân hàng vào bài nghiên cứu thanh khoản. Do đó, bài nghiên cứu này lựa chọn thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ngân hàng với khung thời gian từ 2006-2016 để xem xét lại ảnh hưởng của các nhân tố trên.

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng.

ST T

BIẾN

TÁC ĐỘNG DƯƠNG (+)

TÁC ĐỘNG ÂM (-)

KHÔNG TÁC ĐỘNG


1


Quy mô ngân hàng


Akhtar và cộng sự (2011)

Bunda và Desquilbet (2008),

Vodová (2012),

Moussa (2015), Singh và Sharmar (2016)



2

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Bunda Desquilbet (2008), Vodová

(2013)


Moussa (2015)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 5



3

Tỷ suất sinh lợi trên Tài sản (ROA)

Akhtar và cộng sự (2011), Singh và

Sharmar (2016)


Moussa (2015)



4


Tỷ suất sinh lợi trên Vốn cổ phần (ROE)

Akhtar và cộng sự (2011), Vodová

(2013), Moussa

(2015)




5


Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)



Gounder và Sharma (2012), Moussa

(2015)


6

Chi phí hoạt động/Tổng tài sản


Moussa (2015)



7


Tỷ lệ an toàn vốn


Akhtar và cộng sự (2011), Singh và

Sharmar (2016)



8

Tỷ lệ nợ xấu

Choon và cộng sự (2013)

Munteanu (2012)

Vodová (2013)

9

Thị phần ngân

hàng


Roman và Sargu

(2015)



10


Tăng trưởng GDP

Vodová (2013),

Moussa (2015), Choon và cộng sự (2013)

Bunda và Desquilbet (2008), Singh và Sharmar (2016)



11


Tỷ lệ lạm phát

Vodová (2012),

Muntenu (2012),

Chagwiza (2014), Singh và Sharmar (2016)


Muntenu (2012),

Moussa (2015)


12

Tỷ lệ thất nghiệp

Singh và Sharmar (2016)

Vodová (2012)

Vodová, (2013)


13

Khủng hoảng tài chính


Vodová (2012),

Choon và cộng sự (2013)


Vodová (2013)

Tổng hợp của tác giả về kết quả của các nghiên cứu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thanh khoản được định nghĩa là khả năng của ngân hàng để có được nguồn tiền cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn. Các ngân hàng về cơ bản cần phải giữ không chỉ một nguồn vốn tối ưu mà còn duy trì mức thanh khoản cho hiệu quả


và hoạt động. Thông qua định nghĩa, phân tích trạng thái thanh khoản, các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản ngân hàng sẽ giúp dễ tìm hiểu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ngân hàng nhằm giúp các ngân hạn chế được rủi ro về vấn đề thanh khoản.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ngân hàng chia thành 2 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố vi mô ngân hàng và các yếu tố vĩ mô. Các yếu tố vi mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tài sản, Tỷ suất sinh lợi ROA, ROE, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng tài sản, thị phần ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu. Các yếu tố vĩ mô là: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, khủng hoảng tài chính.

Thông qua việc nghiên cứu về cơ sở lý thuyết cũng như khảo sát các nghiên cứu trước đây, người thực hiện tiến hành vận dụng, lựa chọn biến nghiên cứu từ đó làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tại chương 4.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về tình hình hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. NHNN vừa đóng vai trò Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương mại. Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Hệ thống ngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Ngành ngân hàng Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng về cả số lượng lẫn quy mô.

Từ ngày 1/4/2007, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, các NH 100% vốn nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam, tạo thêm một mảng mới cho hệ thống NH tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành quy chế thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần.

Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng từ năm 1991-2016


Ngân

hàng


1991


1993


1995


1997


2001


2005


2008


2010


2011


2012


2015


2016

NHTMNN

4

4

4

5

5

5

5

5

5

5

4

4

NHTMCP

4

41

48

51

39

37

38

38

37

34

33

31

NH liên

doanh


1


3


4


4


4


4


5


5


5


5


4


2

NH 100%

vốn nước ngoài


0


0


0


0


0


0


5


5


5


5


5


8

Chi nhánh

NH nước ngoài


0


8


18


24


26


29


41


48


54


50


49


51

Tổng số

ngân hàng


9


56


74


84


74


75


94


101


106


99


95


96

(Báo cáo thường niên NHNN)


Với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 7,8% giai đoạn 2002 – 2007, Việt Nam được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 8,3%. Đây là kết quả của việc mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong suốt thời gian từ năm 2001-2006 nhằm thúc đẩy kinh tế. Nguồn vốn FDI tăng mạnh từ cuối năm 2006 với nhiều cải cách về chính sách và môi trường đầu tư đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi làm gia tăng luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam một cách mạnh mẽ. Năm 2007 vốn FDI tăng 20.3 tỷ USD vốn đăng ký, so với 10.3 tỷ đô năm 2006. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng trên 6 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán. Thuận lợi về kinh tế giúp cho ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh tăng trưởng về số lượng ngân hàng, thì quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh. Tăng trưởng quy mô tài sản ngân hàng năm 2007 là 35.07% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng quy mô bị sụt giảm vào năm 2008 đạt 14.43% do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế cuối 2007, sau đó tăng lại vào năm 2009 và 2010. Từ năm 2013-2015, tốc độ tăng trưởng quy mô trong khoảng 9%-14%.

Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản và tăng trưởng tài sản 20 NHTM Việt Nam

5,000,000

4,500,000

4,000,000

3,500,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0

40

35

30

25

20

15

10

5

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

TỒNG TÀI SẢN TỪNG NĂM TĂNG TRƯỞNG TÀI SẢN

ĐVT: tỷ đồng

ĐVT :%

giai đoạn 2006-2015


(Nguồn: Báo cáo thường niên của 20 NHTM Việt Nam)


Biểu đồ 3.2: Quy mô tổng tài sản của 20 NHTM Việt Nam năm 2015

Đơn vị: Tỷ đồng


BID

CTG VCB STB MBB SHB ACB

VPBank Techcom…

EIB

HDBank

MSB

SeABank

VIB ABB OCB NCB

VietABank

KLB

SGB

850,670

779,484

674,395

292,542

221,042

204,704

201,457

193,876

191,994

124,850

106,486

104,311

84,757

84,309

64,375

49,447

48,230

41,878

25,322

17,749

(Nguồn: Báo cáo thường niên 20 NHTM Việt Nam năm 2015)

Quy mô ngành ngân hàng cũng mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Hình 3.2 cho thấy quy mô tổng tài sản của 20 NHTM Việt Nam năm 2015. Trong đó có thấy tài sản của những Ngân hàng đứng đầu là NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BID), NHTMCP Công thương Việt Nam (CTG), NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB). Tiếp đến là các ngân hàng như NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), NHTMCP Quân Đội (MBB), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Nhóm ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ nhất trong danh sách 20 NHTM này là NHTMCP Sài Gòn Công Thương (SGB), NHTMCP Kiên Long (KLB), NHTMCP Việt Á (VietAbank).


Theo số liệu năm 2016 thì tài sản của BID đứng đầu hệ thống sau khi ngân hàng này nhận sáp nhập NHTMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) thì khối tổng tài sản lên tới 930 nghìn tỷ đồng, thay thế vị trí của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đứng đầu hệ thống với tổng tài sản là 560 nghìn tỷ đồng năm 2012. Tuy nhiên top 4 ngân hàng dẫn đầu vẫn là 4 ngân hàng quốc doanh là BID, Agribank, CTG, VCB. Đến năm 2016, NHTMCP Đại Á (DaiABank) và NHTMCP Phát triển Mê Kông (MDBank) biến mất khỏi thị trường do sáp nhập vào NHTMCP phát triển TP.HCM (HDBank) và NHTMCP Hàng Hải (MSB). Trong nhóm các ngân hàng nhỏ thì NHTMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) vẫn nằm dưới ngưỡng 20 nghìn tỷ đồng về quy mô tổng tài sản.

Tín dụng và tăng trưởng tín dụng

Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng tín dụng thời thời kỳ 2006-2016


Tăng trưởng tín dụng thời kỳ 2006-2016

60

(%)

50

53.89

40

37.53

30

31.19

25.44

20

23.38

17.26

14.33

12.52

14.16

18.25

10

8.85

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tăng trưởng tín dụng thời kỳ 2006-2016

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng có mức độ rủi ro cao, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Hầu hết các NHTM tập trung vào lĩnh vực tín dụng, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao. Thời kỳ 2006-2009 tỷ trọng cấp tín dụng cao nhất là của khối NHTM Nhà nước, chiếm tỷ trọng trên 55% và tỷ trọng đầu tư nông nghiệp và sản xuất nông thôn là cao nhất (chiếm khoản 28% toàn ngành kinh tế). Khối NHTM


cổ phần cũng tăng trưởng thị phần tín dụng mạnh mẽ qua các năm, thể hiện ở mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống xấp xỉ 44%.

Từ năm 2010 trở đi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị của các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng giá trị ngành Nông nghiệp trong sản phẩm quốc nội. So với tồng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế thì tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng chiếm trỉnh trọng cao nhất đạt 30%, thay thế vị trí chiếm lĩnh của ngành nông nghiệp nông thôn cho những năm trước.

Biểu đồ 3.4:Tỷ trọng dư nợ các ngành năm 2016


Tỷ trọng dư nợ các ngành năm

2016 (%)

10%

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thuỷ sản

37%

Công nghiệp và xây

dựng

31%

22%

Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông

Các hoạt động dịch vụ khác

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước. Năm 2016 dư nợ tín dụng đối với ngành kinh tế là 5.505.406 đồng, tăng 18.25% so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động dịch vụ khác chiếm tỷ trọng cao

nhất trong dư nợ các ngành kinh tế, đạt xấp xỉ 37%.

Hiệu suất sinh lời của ngành ngân hàng thể hiện qua tỷ suất sinh lợi ROA và ROE cũng có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Tỷ suất sinh lợi ROA, ROE của 20 ngân hàng tăng trưởng mạnh năm 2006 và năm 2007, với ROA là 1.26% và 1.41%, ROE là 19.3% và 18.48%. Tỷ suất sinh lời giảm mạnh năm 2008 với ROA 1.14%, ROE còn 13.43%. Trung bình từ năm 2009-2011, ROA toàn hệ thống dao động trong khoảng 1%-1.1%, trong khi đó ROE trung bình giai đoạn này là 14.3%. Hiệu quả sinh lời này được cải thiện đáng kể sau khủng hoảng cuối 2007 do các

Ngày đăng: 03/02/2024