Tỷ Suất Sinh Lợi Roa, Roe Của 20 Nhtm Việt Nam Giai


biện pháp nới lỏng tiền tệ, ổn định lạm phát đã tác động làm cải thiện lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và nỗ lực kiểm soát chi phí hoạt động của ngành.

Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lợi ROA, ROE của 20 NHTM Việt Nam giai

đoạn 2006-2016


TỶ SUẤT SINH LỢI ROA - ROE CỦA

20 NHTM GIAI ĐOẠN 2006-2016 (%)

25

20

15

10

5

0

1.6

1.4

1.2

1

0.8

0.6

0.4

0.2

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

ROE

19.3

18.48

13.43

17.06

18.39

17.07

11.61

9.55

9.36

9.6

9.2

ROA

1.26

1.41

1.14

1.4

1.39

1.25

0.9

0.79

0.75

0.71

0.63

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2016 của 20 NHTM Việt Nam)

Năm 2012, Triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Đề án Cơ cấu lại các TCTD), số lượng các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong năm 2012 giảm so với năm 2011, các ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn đến việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường năng lực tài chính và các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Rủi ro thanh khoản hệ thống được cải thiện đáng kể so với năm 2011. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có chiều hướng gia tăng trong điều kiện kinh tế khó khăn, hệ số sinh lời của hệ thống ngân hàng giảm mạnh. Số lượng các TCTD giảm so với năm 2011 do hoạt động hợp nhất, sáp nhập ngân hàng được thực hiện. ROA và ROE toàn hệ thống giảm. ROA giảm từ mức 1,10% cuối năm 2011 xuống 0,4%, ROE giảm từ 14.3% xuống 4.7% vào cuối năm 2012. Tương tự, ROA của 20 ngân hàng giảm còn 1.25% năm 2011, giảm 0.14% so với năm 2010. ROE của 20 ngân hàng năm 2011 còn 17.07%, giảm 1.32% so với năm 2010. Khả năng sinh lợi của tài sản có ROA và vốn chủ sở hữu ROE cải thiện năm 2014 nhưng ở mức thấp, tăng nhẹ so với năm 2013 (Năm 2013 là 0.5% và 5.6%). ROA và ROE có xu hướng


giảm ở năm 2015 và 2016. Đến 2016 thì ROA toàn hệ thống đạt 0.45% tăng 0.01% so với 2015. ROE đạt 5.66%, tăng 0.71% so với năm 2015.

Về tình hình nợ xấu:

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ Nợ xấu các NHTM Việt Nam từ năm 2006-2016 (%)


10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

CTG

BID VCB STB MBB EIB ACB SHB

VPBank

VIB

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên 2006-2016 của 20 NHTM Việt Nam.

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng lên trong giai đoạn (2006-2013) nhưng đã được điều chỉnh giảm dần xuống dưới 3% trong năm 2016.

Giai đoạn 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, khó khăn của ngành ngân hàng bộc lộ rõ khi tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh từ 2010 đến đầu 2011. Tỷ lệ nợ xấu từ mức 2,2% kể từ năm 2009, liên tục tăng dần qua các năm,lên mức 3,4% của năm 2011, tiếp tục tăng lên mức 4,08% cuối năm 2012.

Đến hết 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính …để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện. Năm 2013, nợ xấu tăng nhanh và thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. NHNN quyết định thành lập VAMC và nợ xấu giảm vào năm 2014 nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống và bán nợ cho VAMC.

Trong suốt giai đoạn từ 2007 - 2014, trong những giai đoạn nền kinh tế suy thoái, cũng đi kèm theo việc nợ xấu/tổng tài sản ngân hàng gia tăng, năm 2008, 2011 và 2012 là những năm như vậy. Nợ xấu là kết quả của quá trình tăng trưởng


nóng tín dụng, tập trung ở mảng đầu tư kinh doanh bất động sản và những mảng không phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của 20 NHTM Việt Nam từ năm 2006-2015


TỶ LỆ NỢ XẤU (%)

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

MSB

3.76

2.08

1.49

0.62

1.87

2.65

2.65

2.71

5.16

3.41

Techcombank

3.11

1.39

2.52

2.49

2.28

2.83

2.69

3.65

2.38

4.03

HDBank

2.78

0.31

1.93

1.10

0.83

2.11

2.35

3.67

2.27

1.59

SeABank

0.23

0.24

2.14

1.88

2.14

2.75

2.98

2.84

2.80

1.60

ABB

2.70

1.51

4.18

1.45

1.16

2.79

2.13

4.08

2.75

2.42

OCB


1.39

2.87

2.64

2.05

2.79

2.38

2.91

3.00

1.90

VietABank

1.94

0.68

1.79

1.31

2.52

2.56

4.65

2.88

2.33

2.26

SGB

0.48

0.42

0.69

1.78

1.91

4.75

2.93

2.24

2.08

1.88

KLB

1.60

1.27

1.66

1.17

1.15

2.77

2.93

2.47

1.95

1.13

CTG

1.41

1.02

1.81

0.61

0.66

0.75

1.47

1.00

1.12

0.92

BID

8.81

3.60

2.60

2.68

2.53

2.76

2.70

2.26

2.03

1.68

VCB

2.75

3.29

4.61

2.47

2.83

2.03

2.40

2.73

2.31

1.84

STB

0.72

0.23

0.60

0.64

0.54

0.58

2.05

1.46

1.19

1.22

MBB

2.78

1.01

1.83

1.58

1.26

1.59

1.84

2.45

2.73

1.61

EIB

0.85

0.88

4.71

1.83

1.42

1.61

1.32

1.98

2.46

1.86

ACB

0.19

0.08

0.89

0.41

0.34

0.89

2.50

3.03

2.18

1.32

SHB

1.37

0.50

1.89

2.79

1.40

2.23

8.81

4.06

2.02

1.72

VPBank

0.58

0.49

3.41

1.63

1.20

1.82

2.72

2.81

2.54

2.69

VIB

1.45

1.20

1.85

1.28

1.59

2.69

2.62

2.82

2.51

2.07

NCB

1.04

0.16

2.91

2.45

2.24

2.92

5.64

6.07

2.52

2.15

TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA 20 NH


3.76


1.92


2.59


1.70


1.65


1.85


2.49


2.33


2.01


1.69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2015 của 20 NHTM Việt Nam Tỷ lệ nợ xấu 2008 của 20 ngân hàng là 2.59%, 2011 là 1.85% và 2012 là 2.49%. Ngược lại khi nền kinh tế phục hồi thì nợ xấu/tổng tài sản giảm. Năm 2008, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao là Ngân hàng TMCP An Bình (ABB), VCB, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (EIB) (trên 4%). Năm 2011 các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) (4.7%); Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), ABB, KLB, BID và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) (trên 2.7%). Năm 2012 thì là các ngân hàng SHB


(8.81%); NCB (5.64%); VietABank (4.65%); KLB, SGB, SeABank (xấp xỉ 2.9%);

BID và VPBank (xấp xỉ 2.7%).

Năm 2014, kết quả xử lý nợ xấu đạt được ấn tượng. Năm 2015, NHNN và toàn hệ thống đang nỗ lực cho mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% trước cuối năm theo chỉ tiêu Chính phủ giao. Tỷ lệ nợ xấu trung bình 20 ngân hàng năm 2014 và 2015 lần lượt là 2.01% và 1.69% giảm mạnh so với năm 2012 (2.49%)

Theo báo cáo tình hình kinh tế năm 2016 và dự báo năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống theo báo cáo của các TCTD giảm nhẹ từ 2.9% năm 2015 xuống 2.8%. Song việc xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD còn chậm và chưa triệt để, còn áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật. Trong số nợ xấu bán cho VAMC, chỉ mới xử lý được khoảng 38 ngàn tỷ đồng, tương đương 15% (qua bán tài sản đảm bảo và bán nợ: 14.5 ngàn tỷ đồng, ủy thác TCTD thu hồi nợ: 23.3 ngàn tỷ đồng) và chiếm 4.3% tổng dư nợ tín dụng.

Trong năm 2016, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 95 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong đó qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52.6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26.6%, bán cho VAMC chiếm 21%.

Theo Trung tâm nghiên cứu độc lập của Financial Times, ngày 16/11/2015 đã đưa ra nhận định, tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng Việt Nam cao hơn nhiều so với mức tỷ lệ được NHNN công bố. Trung tâm này cũng công bố số liệu về nợ xấu của hệ thống NH tại Việt Nam, do các tổ chức tài chính quốc tế thu thập, và cho thấy, những số liệu về nợ xấu cao gấp 4-6 lần so với số liệu báo cáo của NHNNVN tùy theo từng thời kỳ khác nhau.

3.2 Tổng quan về thực trạng khả năng thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngày 19/04/2005 Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, yêu cầu các TCTD “đưa ra các dự kiến và phương án (kể cả phương án dự phòng) thực hiện đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng


chi trả, cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản. Quy định này đánh dấu bước đầu về việc hướng dẫn, kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHNN với các ngân hàng thương mại. Trong Quyết định 297 thì những chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Basel 1 và một số chuẩn mực khác đã được đưa vào. Hệ số an toàn vốn tối thiểu đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NH Việt Nam. Quy định này yêu cầu “Tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản “Có”, kể cả các cam kết ngoại bảng, được điều chỉnh theo

114 mức độ rủi ro. Nhằm đảm bảo hệ số hoạt động an toàn và đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, tỷ lệ an toàn vốn được nâng lên 9% năm 2010 với sự ra đời của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, có hiệu lực từ ngày 1/10/2010. Sau đó với Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ tháng 2/2015 tiếp tục có điều chỉnh về quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản, chi tiết ở Phụ Lục 1, cho thấy NHNN đang tiếp tục hoàn thiện và tăng cường khuôn khổ pháp lý để kiểm soát tốt hơn hoạt động NH, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành về thanh khoản, hạn chế rủi ro, giúp hệ thống NH phát triển bền vững.

Bảng 3.3: Tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng biến động qua các năm từ 2006-2016

NĂM

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

TỶ LỆ THANH KHOẢN TB 20 NGÂN HÀNG

(%)


37.64


29.68


25.32


25.45


23.50


26.05


17.45


12.10


12.20


11.33


11.14

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Báo cáo thường niên 20 NHTM Việt Nam

năm 2006-2016

Với số liệu thu thập từ 2006-2016 từ Báo cáo thường niên của 20 NHTM Việt Nam, khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam được đánh giá bằng Tỷ lệ thanh khoản. Tỷ lệ thanh khoản được tính bằng Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản. Trong đó, tài sản thanh khoản được tính toán là tổng Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các Tổ chức tín dụng và chứng khoán kinh doanh, là các tài sản có tính


thanh khoản cao. Tỷ số này càng cao phản ánh khả năng thanh khoản càng tốt cho các nhu cầu thanh toán tức thời.

Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 8,3%. Đây là kết quả của việc mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong suốt thời gian từ năm 2001-2006 nhằm thúc đẩy kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đòi hỏi các ngân hàng phải tập trung nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh dẫn đến tuy quy mô tài sản ngân hàng có tăng lên, nhưng tài sản thanh khoản tăng ít hơn, do đó tỷ lệ tài sản thanh khoản giảm mạnh từ mức 37.64% thành 29.68% năm 2007. Năm 2007 và đầu 2008, để trung hòa lượng thanh khoản dư thừa trong hệ thống ngân hàng do dòng ngoại tệ đổ vào mạnh và cũng để thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN cũng tăng dự trự bắt buộc (DTBB) đối với các TCTD vào giữa năm 2007, đầu năm 2008 và điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB. Quyết định 187 về việc điều chỉnh DTBB đối với TCTD vào tháng 01/2008. Theo đó, kể từ tháng 2/2008, tỷ lệ DTBB tăng thêm 1% đối với các loại tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ dưới 12 tháng tăng thành 11%, Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ trên 12 tháng dưới 24 tháng là 5%.

Bên cạnh đó, trong năm 2008, NHNN cũng mở rộng thêm diện tiền gửi phải DTBB có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ quy định DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hút tiền về của NHNN. Năm 2008 là năm khó khăn về thanh khoản của các ngân hàng thương mại khi NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. Song song với việc thay đổi chính sách lãi suất, trong tháng 3/2008 NHNN đã phát hành và yêu cầu các NHTM phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc với lãi suất cố định 7,8% kì hạn 1 năm và không được sử dụng trong giao dịch tái cấp vốn trên thị trường LNH. Có thể nói, những biện pháp này đã làm cả hệ thống NHTM gặp khó khăn thanh khoản nghiêm trọng. Các NHTMCP nhỏ và vừa bước vào cuộc chạy đua lãi suất nhằm giải quyết khó khăn thanh khoản, đồng thời giữ lượng khách hàng của mình. Năm 2008, lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục tăng nóng, các Ngân hàng thương mại chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất


huy động liên tục tăng từ mức 12% lên tới 18,6%/năm. VP bank điều chỉnh lãi suất lên đến 10.5% vào năm 2008. Tiếp đó NH Đông Nam Á (Seabank) huy động lãi suất 10.68%. Các ngân hàng khác như NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), NHTMCP An Bình (ABBank) cũng nâng lãi suất huy động khắp các kì hạn. ABBank huy động lãi suất 14.4%/năm vào 27/02/2008. Năm 2008, tỷ lệ tài sản thanh khoản của các ngân hàng này cũng sụt giảm, như SHB sụt giảm còn 25.9% so với 45.67% năm 2007 ; ABB sụt giảm còn 24.08% từ 36.14% năm 2007 cho thấy tình trạng thanh khoản vẫn luôn bị những áp lực rất căng thẳng. Việc cho vay đối với khách hàng tại các Ngân hàng hầu như bị đình chỉ, hầu hết các ngân hàng chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách hàng truyền thống. Kết quả kinh doanh của các Ngân hàng giảm sút đáng kể, nhiều Ngân hàng bị lỗ hàng trăm tỷ và hầu hết các Ngân hàng đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2008 khoảng 30 - 40%, ROA trung bình năm 2008 giảm còn 1.14%. Khả năng thanh khoản của ngân hàng sụt giảm từ mức đỉnh cao 2006 là 37.64% còn 29.68% năm 2007, và còn 25.32% năm 2008.

Năm 2008-2010 tỷ lệ thanh khoản xấp xỉ 25%, tuy có tăng hơn so với năm 2007, tuy nhiên thấp hơn gần 12% so với năm 2006. Có thể thấy từ giữa năm 2008, với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ cuối 2007, trong bối cảnh NHNN vừa thắt chặt chính sách tiền tệ ở Việt Nam ở nửa đầu năm 2008 để tái lập ổn định vĩ mô thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, NHNN đã chuyển hướng thay đổi từ thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ từ với việc điều chỉnh giảm DTBB do áp lực lạm phát giảm liên tục nhằm giảm áp lực thanh khoản cho TCTD, giảm chi phí huy động vốn qua đó khuyến khích TCTD tăng cường huy động và cho vay ra nền kinh tế.

Vấn đề lạm phát trong thời gian này cũng có những diễn biến phức tạp. Sau khi lạm phát đạt đỉnh điểm là năm 2008 đạt trên 20%. Sang năm 2009 lạm phát giảm còn 7.055% do tác động của suy thoái kinh tế thế giới và kỳ vọng lạm phát giảm. Tuy nhiên đến giữa năm 2009 thì lại có xu hướng tăng trở lại do đầu tư, tiêu dùng tăng với tác động của các giải pháp kích cầu của Chính phủ; thị trường tài sản phục hồi. Ngoài ra, giá một số mặt hàng nhà nước quản lý (điện, than, giá nước


sạch) và giá các mặt hàng cơ bản thế giới có xu hướng tăng đã tác động làm tăng giá thành và mặt bằng giá trong nước (giá xăng trong nước điều chỉnh tăng 9 lần với tổng mức tăng 45%). Khả năng thanh khoản của ngân hàng đã cải thiện tăng từ 21.32% năm 2008 lên 25.45% năm 2009. Năm 2009 và năm 2010 tiếp tục thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích nền kinh tế bằng triển khai gói kích cầu và chương trình hỗ trợ lãi suất mà theo đó, các ngân hàng thương mại được hỗ trợ lãi suất ở mức 4%/năm trong thời gian tối đa 8 tháng.

Năm 2011, tỷ lệ thanh khoản là 26.05%, tuy nhiên đã sụt giảm mạnh vào năm 2012. Năm 2011 là năm có nhiều biến động về thanh khoản do tiền gửi suy giảm trong toàn bộ ngành kinh tế và nguyên nhân từ tăng trưởng tín dụng bất hợp lý giai đoạn 2007-2010. Tỷ lệ nợ xấu cũng bắt đầu tăng nhanh từ 2010 đến 2011. Rủi ro tín dụng gia có chiều hướng tăng trong điều kiện kinh tế khó khăn và hoạt động hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng bắt đầu được thực hiện. Tình trạng bất ổn về thanh khoản năm 2011 bắt nguồn từ dấu hiệu chạy đua lãi suất huy động từ cuối năm 2009. Với chính sách nới lỏng tiền tệ, kết quả là tín dụng tăng tốc trở lại từ tháng 3/2009. Theo IMF, tăng trưởng tín dụng nội địa của Việt Nam năm 2009 là 45,3%. Đến thời điểm cuối tháng 12/2009 - tăng trưởng tín dụng đã đạt mức 37,7% (thống kê của Ngân hàng Nhà Nước) Cùng lúc thì lạm phát có dấu hiệu gia tăng do sự hấp thụ nguồn vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu kém. Thực thi chính sách tiền tệ hạn chế lạm phát quay trở lại, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm theo đó lãi suất huy động bị khống chế không quá 10,5%/năm và lãi suất cho vay không quá 12%/năm. Do tình trạng thiếu hụt thanh khoản một số NH đã liên tục đẩy mạnh lãi suất huy động các kì hạn vào cuối 2010, như Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng phát triển Mê Kông (MDBank) từ 13.2 tới 13.9%. Các ngân hàng BID, Agribank cũng phải nâng lãi suất huy động nhằm ngăn chặn trường hợp chuyển tiền sang các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn. Do đó lãi suất thị trường cuối năm 2010 đến gần 17%.

Như vậy, tình trạng khó khăn về thanh khoản vào đầu năm 2011 được biểu hiện bởi việc các NHTM: (i) đua lãi suất tiền gửi để huy động vốn; (ii) phụ thuộc

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí