Nhiều các nghiên cứu lấy biến quy mô ngân hàng, được thể hiện qua tổng tài sản ngân hàng, có tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Các tác giả sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Trên cơ sở đó biến quy mô được đưa vào mô hình nghiên cứu để lựa chọn đo lường là:
Quy mô ngân hàng (SIZE) = Ln (Tổng tài sản)
Akhtar và cộng sự (2011) đã tìm ra mối tương quan dương, trong khi Bunda và Desquilbet (2008), Vodová (2012), Moussa (2015), Singh và Sharmar (2016) tìm thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa biến số này và khả năng thanh khoản. Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản, tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Bunda và Desquilbet (2008), Vodová (2013) cho thấy tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có tương quan dương với khả năng thanh khoản. Như vậy, luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H2: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
ROA đo lường mức sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng tài sản hay suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) thể hiện hiệu suất quản lý tài sản của ngân hàng. Bài nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi ngân hàng là ROA để xem xét ảnh hưởng lên khả năng thanh khoản của ngân hàng. ROA được tính như sau:
ROA = Hiệu quả sử dụng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ngân hàng bình quân
Với Tổng tài sản ngân hàng bình quân=(Tổng tài sản năm t + Tổng tài sản năm t-1)/2
Akhtar và cộng sự (2011), Singh và cộng sự (2016) đều tìm thấy có mối quan hệ đồng biến của chỉ số này với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H3: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và đeo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
NIM = Thu nhập từ lãi - Chi phí trả lãi /Tổng tài sản
Thu nhập từ lãi và Chi phí trả lãi được thu thập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên kích thích ngân hàng để tập trung hơn vào hoạt động cho vay và kết quả là, giảm tỷ trọng tài sản thanh khoản, làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng (Vodová, 2013). Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
Giả thuyết H4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Hiệu quả chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là các chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động ngân hàng.
Hiệu quả về chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động/Tổng Tài sản. Với chi phí hoạt động thu thập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Moussa (2015) tìm thấy có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê cao giữa tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng Tài sản và khả năng thanh khoản ngân hàng. Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H5: Hiệu quả chi phí hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là nguyên nhân khiến ngân hàng mất vốn và ảnh hưởng đến dòng tiền. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 02, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng định nghĩa: Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Biến nợ xấu được ước lượng như sau:
NPL=Nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng
Với nợ xấu thu thập từ Thuyết minh báo cáo tài chính là tổng của Nợ nhóm 3, Nhóm 4, Nhóm 5.
Tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng tín dụng. Munteanu (2012), Choon và cộng sự (2013) cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu làm suy giảm khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Từ đó luận văn đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H6: Tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thị phần ngân hàng
Roman và Sargu (2015) tìm thấy thị phần ngân hàng về tài sản có mối tương quan âm giữa thị phần tài sản với chỉ báo thanh khoản là Nợ vay/Tổng tài sản. Nghĩa là một ngân hàng có thị phần tài sản so với Tổng tài sản các ngân hàng càng lớn thì khả năng thanh khoản càng cao. Biến này được đưa vào mô hình để xem xét độ ảnh hưởng về thị phần tài sản của ngân hàng đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng đó.
Thị phần ngân hàng = Tổng tài sản ngân hàng i năm t/Tổng tài sản toàn ngành năm t Như vậy, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
Giả thuyết H7: Thị phần ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tăng trưởng GDP
Ngân hàng sẽ giữ nhiều thanh khoản trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi mà cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngược lại trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng lại có xu hướng giảm dự trữ thanh khoản để cho vay nhiều hơn. Vodová (2013), Moussa (2015), tìm thấy có mối tương quan dương, trong khi Bunda và Desquilbet (2008), Singh và Sharmar (2016) lại tìm thấy mối tương quan âm. Trong bài luận văn , tác giả kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP là khả năng thanh khoản. Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
Giả thuyết H8: Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát thường được đo lường qua tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát ổn định là cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng giảm phát cao cũng gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Vodová (2012), Chagwiza (2014), Singh và Sharmar (2016) tìm thấy có mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng thanh khoản ngân hàng. Từ đó, bài luận văn đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H9: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Khủng hoảng tài chính.
Vodová (2012) tìm thấy mối tương quan nghịch giữa cuộc khủng hoảng tài chính và thanh khoản ngân hàng. Khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến môi trường kinh doanh của các ngân hàng xấu đi, suy giảm trả năng trả nợ của khách hàng vay và làm sự suy giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Trong bài được sử dụng biến giả khủng hoảng tài chính cho các năm 2008-2009, và không có khủng hoảng ở những năm khác. Trong bài luận văn, tác giả kỳ vọng có mối tương quan nghịch giữa khả năng thanh khoản và khủng hoảng tài chính. Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
Giả thuyết H10: Khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bảng 4.1 tổng hợp các mô tả về biến phụ thuộc, biến độc lập, kỳ vọng dấu và nguồn dữ liệu thu thập để thu thập các biến này.
Bảng 4.1: Mô tả biến phụ thuộc, biến độc lập và kỳ vọng dấu
BIẾN | TÊN BIẾN | KÝ HIỆU | CÁCH ĐO LƯỜNG | KỲ VỌNG DẤU | NGUỒN DỮ LIỆU | |
Biến phụ thuộc | ||||||
1 | Khả năng thanh khoản | LIQ | =Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản | Báo cáo thường niên | ||
Biến độc lập | ||||||
1 | Quy mô ngân hàng | SIZE | Logarit Tổng tài sản | + | Báo cáo thường niên | |
2 | Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản | CAP | =Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản | + | Báo cáo thường niên | |
3 | Tỷ suất sinh lợi trên Tài sản | ROA | =Thu nhập ròng/Tổng tài sản bình quân | + | Báo cáo thường niên | |
4 | Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên | NIM | =(Thu nhập từ Lãi -Chi phí trả Lãi) /Tổng tài sản | - | Báo cáo thường niên | |
5 | Tỷ lệ nợ xấu | NPL | =Tỳ lệ nợ xấu/Tổng nợ | - | Báo cáo thường niên | |
6 | Thị phần ngân hàng | TATSA | Tổng tài sản ngân hàng i năm t/Tổng tài sản toàn ngành năm t | + | Báo cáo thường niên | |
7 | Hiệu quả chi phí hoạt động | CEA | Chi phí họat động/Tổng tài sản | - | Báo cáo thường niên | |
8 | Tăng trưởng GDP | GDP | - | IMF | ||
9 | Tỷ lệ lạm phát | INF | + | IMF | ||
10 | Khủng hoảng tài chính (Biến giả) | Ficyes | (1 ở năm 2008-2009, 0 ở các thời kỳ khác) | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Suất Sinh Lợi Roa, Roe Của 20 Nhtm Việt Nam Giai
- Tỷ Lệ Tài Sản Thanh Khoản/tổng Tài Sản 20 Nhtm Việt Nam Từ 2006- 2015
- Khả Năng Thanh Khoản Và Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Cận Biên
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Độc Lập
- Tổng Hợp Kết Quả Từ 4 Mô Hình Hồi Quy
- Quy Định Về Các Tỷ Lệ Đảm Bảo An Toàn Trong Hoạt Động Của Các Tổ Chức Tín Dụng
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng mô hình Pooled OLS. Sau đó, sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để lựa chọn mô hình phù hợp hơn. Ngoài ra, sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả
thi FGLS (Feasible generalized least squares) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình (nếu có) và so sánh các kết quả có được từ các mô hình.
Các bước thực hiện nghiên cứu như sau:
Bước 1: Xác định các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản ngân hàng
Bước 2: Mã hóa các biến quan sát
Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu
Bước 4: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Bước 5: Hồi quy mô hình Pooled OLS
- Xem xét tương quan của các biến
- Kiểm định phương sai thay đổi
- Kiểm định đa cộng tuyến
- Kiểm định tự tương quan
Bước 6: Ước lượng lần lượt các mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Bước 7: Các kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp
- Kiểm định F cho việc lựa chọn mô hình giữa mô hình Pooled OLS và FEM
- Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
- Kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian cho việc lựa chọn giữa mô hình Pooled và REM.
- Kiểm định phương sai thay đổi
Bước 8: Ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS trong trường hợp có tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình OLS.
4.3 Thu thập và xử lý dữ liệu
Mẫu nghiên cứu gồm 20 ngân hàng thương mại Việt Nam, không xét ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài theo sắp xếp quy mô vốn điều lệ từ giảm dần với thời gian nghiên cứu là từ 2006-2016. Đây là giai đoạn nền kinh tế vĩ mô có
nhiều biến đổi, trong đó có lĩnh vực ngành tài chính ngân hàng. Tính tới thời điểm hiện tại một số ngân hàng chưa công bố Báo cáo thường niên 2016 nên dữ liệu bị khuyết, tạo nên dữ liệu bảng không cân bằng. Các biến nội tại ngân hàng được thu thập chính dựa trên Báo cáo thường niên và Báo cáo thường niên hợp nhất của các ngân hàng từ năm 2006-2016. Các biến vĩ mô được thu thập từ 2 nguồn từ IMF và Word Bank. Như vậy, mẫu nghiên cứu bao gồm 20 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006-2016. Theo Báo cáo NHNN, tổng tài sản năm 2015 của hệ thống ngân hàng là 7.153.831 tỷ đồng. Quy mô tài sản năm 2015 của mẫu nghiên cứu là 4.361.876 tỷ đồng (chiếm 60.97% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng) cho thấy mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao.
4.4 Thống kê mô tả và dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến
Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | |
LIQ | 0.215 | 0.133 | 0.026 | 0.895 |
SIZE | 11.021 | 1.373 | 6.718 | 13.822 |
CAP | 0.109 | 0.065 | 0.037 | 0.463 |
ROA | 1.153 | 0.760 | 0.010 | 5.540 |
NIM | 0.026 | 0.010 | 0.004 | 0.066 |
NPL | 2.127 | 1.251 | 0.080 | 8.810 |
TATSA | 5.213 | 5.890 | 0.130 | 25.510 |
CEA | 0.015 | 0.005 | 0.004 | 0.031 |
GDP | 6.133 | 0.620 | 5.247 | 7.130 |
INF | 8.968 | 6.171 | 0.631 | 23.116 |
Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm STATA. Giá trị trung bình của khả năng thanh khoản LIQ đo bằng tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản là 0.215, độ lệch chuẩn 0.133, có nghĩa là giá trị trung bình của khả năng thanh khoản dao động từ 0.082 đến 0.348. Giá trị lớn nhất là 0.895 (Ngân hàng HDBank năm 2006), giá trị nhỏ nhất là 0.026 (Ngân hàng MBB năm 2008). Tùy thuộc vào tình hình biến động kinh tế trong từng giai đoạn, các NHTM Việt
Nam có khả năng thanh khoản thay đổi.
Giá trị trung bình của quy mô ngân hàng đo bằng Ln (Tổng tài sản) là 11.021, độ lệch chuẩn 1.373, có nghĩa là giá trị trung bình của Biến quy mô ngân hàng dao động từ 9.648 đến 12.394. Giá trị lớn nhất là 13.822 (Ngân hàng BID năm 2016), giá trị nhỏ nhất là 6.718 (Ngân hàng KLB năm 2006).
Giá trị trung bình của Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản là 0.109, độ lệch chuẩn 0.065, có nghĩa là giá trị trung bình của Biến vốn chủ sở hữu dao động từ 0.044 đến
0.175 . Giá trị lớn nhất là 0.463(NCB năm 2006), giá trị nhỏ nhất là 0.037 (ACB năm 2006).
Giá trị trung bình của hiệu quả sinh lời ROA là 1.153, độ lệch chuẩn 0.76, có nghĩa là giá trị trung bình của Biến ROA dao động từ 0.393 đến 1.913 . Giá trị lớn nhất là 5.540 (Ngân hàng SGB năm 2010), giá trị nhỏ nhất là 0.010 (NCB năm 2012).
Giá trị trung bình của thu nhập lãi cận biên NIM là 0.026, độ lệch chuẩn 0.010, có nghĩa là giá trị trung bình của lãi biên dao động từ 0.016 đến 0.037 . Giá trị lớn nhất là 0.066 (Ngân hàng VPBank năm 2016), giá trị nhỏ nhất là 0.004 (Ngân hàng HDBank năm 2013).
Giá trị trung bình của tỷ lệ nợ xấu là 2.127, độ lệch chuẩn 1.251, có nghĩa là giá trị trung bình của tỷ lệ nợ xấu dao động từ 0.877 đến 3.378. Giá trị lớn nhất là 8.810 (Ngân hàng BID năm 2006 và Ngân hàng SHB năm 2012), giá trị nhỏ nhất là
0.080 (Ngân hàng ACB năm 2007).
Giá trị trung bình của thị phần tài sản ngân hàng là 5.213, độ lệch chuẩn 5.890, có nghĩa là giá trị trung bình của thị phần tài sản ngân hàng dao động từ - 0.676 đến 11.103. Giá trị lớn nhất là 25.510 (Ngân hàng VCB năm 2006), giá trị nhỏ nhất là 0.130 (Ngân hàng KLB năm 2006).
Giá trị trung bình của Chi phí hoạt động/Tổng tài sản là 0.015, độ lệch chuẩn
0.05 có nghĩa là giá trị trung bình của hiệu quả chi phí hoạt động dao động từ 0.009 đến 0.020. Giá trị lớn nhất là 0.031 (Ngân hàng KLB năm 2012), giá trị nhỏ nhất là
0.004 (Ngân hàng MBB năm 2006).