Đánh Giá Chung Về Khả Năng Sinh Lợi Của Các Nhtm Việt Nam Trong Thời Gian Gần Đây:


Nhìn chung, tỷ lệ ROA của các ngân hàng Việt Nam tương đối ổn định trong giai đoạn 2005 đến 2007. Giai đoạn 2007 - 2012 là giai đoạn kinh tế vĩ mô bất ổn với lạm phát cao, chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng bất động sản giảm từ 2009 - 2010 và đóng băng từ 2011, tín dụng cấp cho khối doanh nghiệp nhà nước cũng bị thắt chặt trong tỷ trọng dư nợ cho vay. Kết quả trên dẫn đến khối tài sản có của các ngân hàng có sự giảm sút. Khi tín dụng thắt chặt, thu nhập lãi thuần giảm và từ đó kéo theo ROA giảm. Số liệu bảng 4.2 cho thấy, ROA giảm dần từ 1,41% (năm 2007) xuống 1,28% (năm 2011), đặc biệt là các ngân hàng Sacombank và ACB. Những con số này vẫn chưa có sự khả quan hơn trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, khi đây là giai đoạn quản lý chặt chẽ hoạt động của ngân hàng, công cuộc tái cơ cấu, xiết chặt tín dụng, và tích cực giải quyết nợ xấu là những biện pháp NHNN đặt ra cho ngành. Năm 2013, ROA tiếp tục giảm xuống còn 0,8% và có phần cải thiện bắt đầu từ 2014; đến năm 2015, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đã tăng lên 1,2%.

4.1.3 Tình hình huy động vốn


Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2015, hoạt động huy động vốn của các NHTMCP Việt Nam luôn có sự tăng trưởng khá cao, số dư tiền gửi bình quân đều tăng qua các năm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng huy động vốn lại có xu hướng giảm xuống kể từ sau năm 2010 cho đến năm 2015. Các ngân hàng có quy mô nhỏ thường có tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi cao hơn các ngân hàng có quy mô lớn, do các ngân hàng nhỏ hơn dễ rơi vào tình trạng khan hiếm vốn hơn nên thường duy trì mức lãi suất ưu đãi hơn và đi kèm vào các gói khuyến mại hấp dẫn người gửi tiền.


Bảng 4.3: Tổng tiền gửi khách hàng bình quân tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

SD BQ

(tỷ đồng)

13,8

18,9

25,5

28,5

35,6

48,6

54,4

69,1

85,8

100.9

114,4

Tốc độ tăng trưởng(%)


32,1


36,5


34,9


11,9


24,8


36,4


11,9


26,9


24,1


17,6


13,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


Trong những tháng đầu năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, phát hành tín phiếu bắt buộc. Mặt bằng lãi suất tiền gửi khách hàng biến động làm cho hoạt động huy động vốn của các NHTM gặp khó khăn. Để đảm bảo khả năng thanh toán, các NHTM liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cao nhất lên tới 13,8%/năm. Bên cạnh việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn, các NHTM còn áp dụng các chương trình tiết kiệm siêu lãi suất với mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 13-14,4%/năm. Cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều hướng phức tạp làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng trung bình năm 2008 đạt 11,93% và tăng đều đến năm 2010 (theo số liệu bàng 4.3), đạt 36,4%. Từ năm 2011, tốc độ tăng trưởng giảm dần, bình quân chỉ tăng trưởng khoảng 20%/năm, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng chỉ còn ở mức 13,6%.


4.1.4 Hoạt động tín dụng


Đồ thị 4.1: Tỷ trọng tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2005 - 2015

(Nguồn: World Bank)


180%

160%

140%

120%

100%

80%

60%

40%

20%

0%

53.90%

36.20%

27.70%

25.40%

10.90%

125%

8.90%

12.50% 13%

108%

97%

13.50%

31% 26%

113%

110%

105%

88%

87%

95%

65%

69%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tăng trưởng tín dụng

Tín dụng/GDP


Nhìn vào đồ thị 4.1, ta thấy quy mô cấp tín dụng của ngành ngân hàng trên tổng GDP tăng hàng năm từ 2005 đến 2015 và đỉnh điểm là vào năm 2010. Trong giai đoạn 2007 - 2009, tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và doanh nghiệp nhà nước, biểu hiện là tốc độ tăng trưởng tính dụng giai đoạn này khá cao: năm 2007 tín dụng tăng trưởng 53,9%, đến năm 2009, tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn còn khá cao ở mức 32,9%. Tuy nhiên, với quy mô tín dụng lớn, ngành ngân hàng đồng thời gánh chịu hậu quả, đó chính là thanh khoản và nợ xấu. Sau đây là bảng số liệu về thực trạng nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.


Bảng 4.4: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015


Đơn vị tính: %



Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ lệ nợ

xấu


3,18


2,8


2,0


3,5


2,2


2,21


3,07


4,08


3,61


3,25


2,6

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)


Năm 2008, giá bất động sản và CPI tăng cao khiến Chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế tín dụng phi sản xuất. Lãi suất bắt đầu tăng đột biến, có khi lên đến 24% khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Tồn kho bất động sản tăng trong giai đoạn 2008 - 2013. Giá bất động sản làm suy giảm giá trị đảm bảo cho khoản vay, từ đó làm tăng phần khoản vay không được đảm bảo, dẫn đến nguy cơ không thu hồi nợ được và dẫn đến nợ xấu. Tương tự, các khoản cho vay doanh nghiệp nhà nước không được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dẫn đến hoạt động thua lỗ không thanh toán được nợ vay đúng hạn, và khoản vay trở thành nợ xấu. Điều này giải thích vì sao nợ xấu gia tăng mạnh trong những năm 2010 - 2013. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng cùng với những hệ quả để lại, Chính phủ tiến hành các phương án tái cấu trúc hệ thống TCTD, cùng với việc thành lập công ty mua bán nợ VAMC, đến năm 2013, nợ xấu đã giảm xuống 3,61% và tiếp tục giảm còn 2,6 % vào cuối năm 2015 (theo số liệu trình bày tại bảng 4.4)

4.2 Đánh giá chung về khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây:

Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống các NHTM nói riêng. Tăng trưởng tín dụng trong những năm đầu giúp cho ngân hàng có được lợi nhuận cao, nhưng đi sau sự tăng trưởng nóng, lạm phát tăng cao và kèm sự đóng băng của thị trường bất động sản đã khiến ngân hàng gặp phải khó khăn về vấn đề thanh khoản (2009 – 2010), lãi suất biến


động bất thường (2010 – 2011)… đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng, nợ xấu cũng từ đó gia tăng. Khả năng sinh lợi suy giảm và nhiều ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu trong năm 2013.

Đồ thị 4.2: ROE và ROA trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015


25.00

19.00

19.70

20.00

16.46

16.30

17.70

14.30

15.00

14.79

11.80

10.00

11.70

10.00

10.90

5.00

1.44 1.66 1.41 1.22

1.39

1.24 1.28

0.86

0.80

1.17 1.20

0.00

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

ROE ngành

ROA ngành


(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam)

Các nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các NHTMCP của khách hàng đang tiếp tục phục hồi, có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn năm 2014 - 2015 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong các năm tiếp theo, đặc biệt là nhu cầu gửi tiền và vay vốn. Trạng thái thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu cũng có chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2013

- 2014, Nhờ đó, tình hình khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam có thể khả quan hơn trong những năm sắp tới.


4.3 Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy


4.3.1 Kết quả thống kê mô tả


Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu



Biến

Trung

bình

Trung vị

Tối đa

Tối thiểu

Độ lệch

chuẩn

Độ xiên

ROA

0,011977

0,011823

0,055423

0,009074

0.007653

1,168209

ROE

0,118636

0,111848

0,442489

0,000634

0,075782

0,794451

SIZE

4,609940

4,597059

5,929761

2,161368

0,672400

-0,513630

LA

0,549446

0,555252

0,880636

0,198243

0,134464

-0,125427

EA

0,115957

0.097840

0,710344

0,034464

0,076019

3,470622

NLP

0,022396

0,020000

0,279092

0,000813

0,022975

7,377818

NIIR

0,303074

0.320000

0,660000

0,000000

0,173467

-0,131491

FC

0,067223

0.057264

0,477898

0,016389

0.046012

5,644902

CIR

0,469882

0.249651

0,926536

0,180921

0.151185

0,709434

DL

0,676442

0,696695

0,965933

0,270621

0.144700

-0,323395

GDP

0,061490

0.061800

0,069800

0,052500

0.005956

-0,236484

INF

0,093290

0,068100

0,198900

0,006300

0.055901

0,618576

Bảng 4.5 trên trình bày số liệu thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy. Tất cả các biến đều có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn dương. Kết quả này còn cho ta hình dung được sự phân phối của các giá trị của một biến, các biến có độ xiên dương chứng tỏ các biến có phân phối lệch phải, các giá trị cực lớn hơn giá trị trung bình (mean) sẽ ở xa hơn các giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình. Ở đây, hầu hết các biến trong mô hình đều có phân phối lệch phải, các giá trị trung bình có xu hướng lớn hơn giá trị trung vị.

4.4 Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM


Như đã trình bày ở phương pháp nghiên cứu trong phần 3, nghiên cứu sẽ tiến hành cả ba phương pháp ước lượng, đó là phương pháp bình phương nhỏ nhất


(Pooled OLS), tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để phân tích dữ liệu bảng. Lần lượt chạy mô hình hồi quy cho các biến phụ thuộc ROA, ROE và các nhân tố ảnh hưởng, ta được kết quả thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc là ROA



Biến

Mô hình

Pooled OLS

Mô hình

FEM

Mô hình

REM

Dấu kỳ

vọng

SIZE

-0.001762**

-0.001513

-0.001732***

(+)

LA

-0.002119

-0.001799

-0.001957

(+)

NLP

-0.040367***

-0.013329

-0.036587***

(-)

EA

0.026419***

0.024895***

0.026442***

(-)

NIIR

0.000352

0.004579**

0.000881

(+)

FC

-0.011279

-0.016767**

-0.012028

(-)

CIR

-0.031017***

-0.028833***

-0.030817***

(-)

DL

0.003333

-0.007228**

0.001884

(+)

GDP

-0.019967

-0.009543

-0.018804

(+)

INF

0.014131**

0.008853

0.013353**

(+)

R2

0.591293

0.701912

0.590391


Dubin - Watson

stat


1.516831


1.812365


1.540212


Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Các giá trị trong ngoặc đơn biểu thị các sai số của biến giải thích


Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình với biến phụ thuộc là ROE



Biến

Mô hình

Pooled OLS

Mô hình

FEM

Mô hình

REM

Dấu kỳ

vọng

SIZE

-0.002463

-0.029107***

-0.004138

(+)

LA

-0.076807**

-0.065680*

-0.073177***

(+)

NLP

-0.495338***

-0.354587**

-0.471882***

(-)

EA

-0.332924***

-0.272586***

-0.317557***

(-)

NIIR

0.007039

0.026713

0.012271

(+)

FC

-0.082376

-0.044203

-0.081575

(-)

CIR

-0.287688***

-0.235844***

-0.286504***

(-)

DL

0.071999**

-0.053015

0.052098*

(+)

GDP

0.519418

0.172029

0.508506

(+)

INF

0.235999***

0.107361

0.216085***

(+)

R2

0.519106

0.692822

0.509683


Dubin - Watson

stat


1.197363


1.338254


1.218133


Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Các giá trị trong ngoặc đơn biểu thị các sai số của biến giải thích

Kết quả chi tiết của các mô hình sẽ được thể hiện tại phụ lục 4 và phụ lục 5.


Giá trị trung bình của hệ số R2 khoảng 59% (đối với mô hình Pooled OLS và REM), và 70% (đối với mô hình FEM). Về mặt dấu của các biến trong từng mô hình, chỉ có biến giải thích GDP trong mô hình sử dụng biến phụ thuộc là ROA hoàn toàn ngược dấu với kỳ vọng ban đầu, còn lại đa số các biến khác đều cùng dấu với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy mô hình khá phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Vấn đề tiếp theo cần thực hiện là nghiên cứu sẽ kiểm định một số giả thuyết để xem dữ liệu có vướng phải các vấn đề về đa cộng tuyến và tự tương

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí