hàng, biết cách sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, có văn hoá, trang phục gọn gàng, đúng quy định của ngân hàng, đón tiếp khách hàng với thái độ tươi cười, niềm nở, nhiệt tình, thân thiện… Biết lắng nghe một cách hiệu quả, biết cách nói, cán bộ giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phải biết hướng về phía khách hàng, luôn nhìn vào mắt họ và biết mỉm cười đúng lúc. Khi khách hàng đang nói, cán bộ giao dịch cần bày tỏ sự chú ý và không nên ngắt lời trừ khi muốn làm rò một vấn đề nào đó. Cán bộ giao dịch cần khuyến khích khách hàng chia sẻ những mong muốn của họ về loại sản phẩm đang sử dụng, biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh giải quyết các tình huống khi gặp sự phản ứng gay gắt của khách hàng; biết lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng để việc trao đổi tiếp nhận thông tin mang tính hai chiều, giúp cho cán bộ giao dịch nắm bắt thông tin kịp thời, qua đó tham mưu cho cấp trên đưa ra những quyết định phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
+ Trung thực trong giao dịch với khách hàng: Mỗi cán bộ giao dịch cần hướng dẫn cẩn thận, tỉ mỉ, nhiệt tình và trung thực cho khách hàng những thủ tục hành chính đúng với quy định của ngân hàng; quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng khi sử dụng loại hình dịch vụ đó.
+ Nguyên tắc kiên nhẫn: Trong quá trình tiếp xúc trực tiếp, cán bộ giao dịch cần biết chờ đợi, biết chọn điểm dừng, biết tạo ấn tượng để khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, hiểu được tâm lý, nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về lợi ích khi họ sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tìm điểm tương đồng, mối quan tâm chung để cung cấp dịch vụ, hợp tác hai bên cùng có lợi.
+ Nguyên tắc gây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Trên thực tế, nếu muốn gây dựng niềm tin bền vững, muốn duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài thì cán bộ giao dịch nên hiểu rằng việc khách hàng chấp nhận sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mới chỉ là bắt đầu cho một chiến lược tiếp cận làm hài lòng khách hàng, mà còn phải thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi giao dịch đã được thực hiện.
Ngoài ra, đối với các nhân tố như: đối thủ cạnh tranh, thu nhập của người gửi tiền, động cơ của người gửi tiền, các nhân tố quốc tế, các nhân tố thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội, tâm lý khách hàng, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước... là những nhân tố mang tính khách quan, bản thân ngân hàng không thể kiểm soát
được. Tuy nhiên, với những tác động của các nhân tố này đều có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng HĐVTG của Vietcombank Nha Trang. Do đó, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do những thay đổi bất thường của các nhân tố khách quan thì ngân hàng phải củng cố năng lực của chính ngân hàng, khi đó ngân hàng sẽ dễ dàng thích nghi, ứng phó với những thay đổi đó và vẫn giữ vững lợi thế vốn có.
3.3 Giải pháp hỗ trợ
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Sự Khác Biệt Trong Đánh Giá Khả Năng Hđvtg Đối Với Khcn Theo Giới Tính
- Kết Quả Kiểm Định Lsd Trong Hộp Thoại Post Hoc Test
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Phát Triển Công Nghệ
- Hình Thức Gửi Tiền Mà Người Gửi Tiền Ưa Chuộng.
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Của Các Thành Phần Thang Đo Theo Mô Hình Ban Đầu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang - 14
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Với vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ thông qua điều hành chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Do đó, các NHTM cần sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước từ nhiều mặt như sau:
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với định hướng điều hành tổng phương tiện thanh toán để thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Về điều hành lãi suất và tỷ giá: Điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất của NHNN để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét không quy định trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc. Theo dòi sát diễn biến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối, thường xuyên rà soát số liệu dự báo cán cân thanh toán quốc tế để có cơ sở đánh giá cung cầu ngoại tệ, theo đó điều hành tỷ giá phù hợp, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Phối hợp chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá và lãi suất theo hướng khuyến khích nắm giữ đồng Việt Nam, hạn chế sự dịch chuyển sang đồng Đô La Mỹ.
3.3.2 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Chiến lược huy động vốn của Vietcombank được xây dựng trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, phù hợp với diễn biến thị trường, nhu cầu của khách hàng và định hướng phát triển của Vietcombank.
- Xây dựng cơ chế điều hành lãi suất cạnh tranh linh hoạt: Đây là yếu tố tác động đến tâm lý của người gửi tiền, một khoản chênh lệch về lãi suất huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank cao hơn hoặc bằng kết hợp với gửi tiền vào Vietcombank được an toàn, được sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng tiện ích khác thì sẽ thu hút được nhiều KHCN gửi tiền vào ngân hàng.
- Ban hành các văn bản quy định các mức lãi suất chỉ đạo chung cho toàn hệ thống một cách kịp thời phù hợp với diễn biến thị trường, thực trạng kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế các rủi ro về lãi suất.
- Trao quyền tự chủ cho chi nhánh hoạt động, xây dựng chỉ tiêu về doanh số HĐVTG đối với KHCN phù hợp với đặc thù về địa bàn hoạt động của từng chi nhánh.
- Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên nguyên tắc đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn.
- Tăng cường và phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng, giữ vững thị phần… đồng thời, Vietcombank chú trọng đẩy mạnh công tác khách hàng, coi đây một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quyết định trong năm 2014.
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới; tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao khả năng phát hiện sớm rủi ro.
- Có kế hoạch đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, hoàn thiện và phát triển các sản phẩm chiến lược, phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Chú trọng công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ thông qua các chương trình đào tạo về IPCAS, nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn, kỹ năng giao tiếp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những phân tích thực trạng các nhân tố và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang ở chương 2, chương 3 đã trình bày định hướng phát triển của Vietcombank Nha Trang giai
đoạn 2012 – 2020 và đề xuất các giải pháp phát huy các nhân tố tích cực nhằm nâng cao khả năng HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang. Bên cạnh các giải pháp đã đề ra, Vietcombank Nha Trang cần kết hợp với các chủ trương, đường lối, chính sách của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, Hội sở chính Vietcombank và các Bộ - Ngành liên quan. Điều này làm tăng khả năng HĐVTG đối với KHCN tại ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước và quốc tế.
KẾT LUẬN
Một trong những khác biệt về vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp là nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phần lớn là do huy động từ tiền gửi của khách hàng mà có. Do đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của ngân hàng và việc thu hút khách hàng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh như hiện nay được các NHTM đặc biệt quan tâm.
Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng HĐVTG đối với KHCN tại Vietcombank Nha Trang. Qua phân tích định tính và kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến cho thấy khả năng HĐVTG đối với KHCN tại ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như uy tín, cơ sở vật chất, sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, sản phẩm huy động vốn tiền gửi, đội ngũ nhân sự và các nhân tố khách quan, trong số đó nhân tố uy tín của ngân hàng chịu tác động mạnh nhất. Đồng thời, kết quả phân tích cũng cho thấy các nhân tố này giải thích được khoảng 88,3% sự biến động của khả năng HĐVTG đối với KHCN tại ngân hàng.
Cuối cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp đối với Vietcombank Nha Trang trong việc xây dựng và hoàn thiện năng lực hoạt động của mình về uy tín, cơ sở vật chất, sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, sản phẩm huy động vốn tiền gửi, đội ngũ nhân sự... nhằm nâng cao khả năng HĐVTG đối với KHCN tại ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân ngân hàng. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính Vietcombank cũng là các nhân tố tích cực hướng đến sự thành công của Vietcombank Nha Trang trong thời gian tới.
Bên cạnh những thành công nhất định trong quá trình nghiên cứu, luận văn vẫn tồn tại nhiều hạn chế là do thời gian nghiên cứu có hạn, đối tượng khảo sát là KHCN – có trình độ khác nhau, không phải KHCN nào cũng có thể trả lời các vấn đề phức tạp nên luận văn chỉ phân tích các nhân tố như uy tín, cơ sở vật chất, sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, sản phẩm huy động vốn tiền gửi, đội ngũ nhân sự mà chưa đi sâu phân tích các nhân tố khách quan. Trên cơ sở nghiên cứu này các nghiên
cứu tiếp theo sẽ có hướng tiếp cận, đánh giá đầy đủ, tổng quan hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng HĐVTG đối với KHCN tại các NHTM.
Mặt dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình thực hiện luận văn, nhưng luận văn cũng rất khó để đạt được sự hoàn thiện, kính mong sự góp ý chân thành, kịp thời của quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----
1. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.
2. Trầm thị Xuân Hương, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
3. Huỳnh Huy Khánh, 2011. Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương chi nhánh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cao Thị Thu Lan, 2013. Tăng cường huy đồng vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tiền Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, TP.HCM.
6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
7. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học kinh tế quốc dân: Nhà xuất bản Tài chính.
8. Nguyễn Thị Thanh Vân, 2012. Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
10. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 6(29).2008
11. Website: vietcombank.com.vn
12. Website các ngân hàng thương mại.
13. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-the-gioi-nam-2012-di-qua-bong-toi- 680179.htm
14. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien?categor yId=100002927&articleId=10052743
15. Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
16. http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/107850/Von-u-nhieu- ngan-hang-van-tang-huy-dong.html
17. http://vietstock.vn