Mô Hình Kiểm Định Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sinh Lời Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Việt Nam:


Chi phí nhân viên tăng chủ yếu do nhu cầu phát triển kinh doanh, tăng cường giám sát và mở rộng mạng lưới hoạt động. Chi phí thuê tài sản tăng do công tác phát triển mạng lưới thành lập các điểm giao dịch mới, chuyển đổi địa điểm giao dịch của các nơi không thuận lợi cho kinh doanh, chi phí thuê địa điểm đặt máy ATM, thuê máy phát điện. Ngoài ra, do tình hình kinh tế hiện đang có nhiều biến động và chính sách thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc ngành ngân hàng của chính phủ gây ảnh hưởng lớn đến thanh khoản, do đó các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau trong lĩnh vực huy động. Để giữ được và thu hút khách hàng, các ngân hàng phải thực hiện nhiều giải pháp như: quảng bá thương hiệu, tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, thực hiện trách nhiệm với xã hội, môi trường... đưa thương hiệu ngân hàng đến gần khách hàng hơn, cũng như đặt pano quảng cáo tại các địa điểm trên khắp cả nước. Các ngân hàng còn triển khai các chương trình khuyến mãi trực tiếp bằng các chương trình quay số trúng thưởng có giá trị lớn, tặng quà có giá trị cho khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Trong các chi phí quản lý công vụ, Chi phí xăng dầu phát sinh tăng cao hơn trong năm do phát sinh thêm xe phục vụ cho chi nhánh / phòng giao dịch mới mở đồng thời cũng phục vụ cho công tác thu tiền điện, dịch vụ thu chi hộ đang tăng. Các chi phí khác như phát sinh chi phí giấy tờ in, vật liệu văn phòng khác, chi phí khám sức khỏe CBCNV, bưu phí điện thoại, điện nước vệ sinh cơ quan. Các chi phí này tăng theo nhu cầu phát triển và mở rộng mạng lưới cũng như đơn giá tăng do tình hình lạm phát trong năm 2012.

Bảng 2-2 - Tỷ lệ CIR của một số quốc gia trong khu vực


Quốc gia

Úc

Trung Quốc

Singapore

Thái Lan

Việt Nam

Tỷ lệ Chi phí hoạt động

42%

40%

38%

44%

49%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Nguồn: KPMG

Hiện tại, Chi phí hoạt động của các ngân hàng Việt Nam chiếm đến 49% tổng thu nhập từ hoạt động của các ngân hàng. Trong đó có khảng 20 ngân hàng có chi phí hoạt động chiếm trên 50% tổng thu nhập. Theo KPMG, So với hoạt động ngân hàng của các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương khác, Việt Nam có tỷ lệ chi phí hoạt động sao với thu nhập từ hoạt động cao nhất, và vì thế, các ngân hàng cần tìm kiếm nhiều biện pháp hơn để cắt giảm chi phí. Chính tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập


cao đã khiến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng không được như mong đợi. do đó, các NHTM Việt Nam cần cố gắng cắt giảm tỷ lệ chi phí nhằm đạt hiệu quả sinh lời như mong muốn.

2.2. Mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam:

2.2.1. Giới thiệu các biến:

Bài viết dựa trên nghiên cứu của tác giả của Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) về các yếu tố quyết định hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của nước Kenya.

Mô hình nghiên cứu được sử dụng là mô hình hồi quy OLS:

4 2

ROE = C + Σ αiXi,kt + Σ βiYi,t + e

i=1 i=1

4 2

ROA = C + Σ αiXi,kt + Σ βiYi,t + e


Trong đó:

i=1

i=1


Xi : (i =1, 4 ): nhóm các nhân tố chủ quan, là những biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng như: quy mô, chi phí hoạt động/tổng thu nhập, dư nợ vay/tổng huy động, tỷ lệ nợ xấu.

Yi: (i = 1, 2): nhóm các nhân tố khách quan, bao gồm biến về môi trường hoạt động gồm tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát.

k : đại diện cho ngân hàng thứ k (k = 1, 18) t: đại diện cho năm t (t = 2008, 2012)

c : hệ số tự do e: sai số

Các biến được xác định như sau:


Bảng 2-3 - Các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy


Biến

Tên biến

Cách xác định

Bài nghiên cứu đã sử dụng


ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

=Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân

Husni Ali Khrawish (2011)

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012)


ROE

Tỷ suất sinh lời vốn cổ phần

=Lợi nhuận sau thuế/tổng vốn chủ sở hữu bình quân

Husni Ali Khrawish (2011)

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012)

LDR

Tính thanh

khoản

= tổng cấp tín dụng /

nguồn vốn huy động

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa

(2012)


NPLs

Chất lượng tài sản


= tổng nợ xấu / tổng dư nợ

TS. Nguyễn Việt Hùng (2008 )

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012)


CIR

Hiệu quả quản lý

= chi phí hoạt động/thu nhập từ hoạt động kinh

doanh

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012)


TTS


Quy mô ngân hàng


=ln(tổng tài sản)

Husni Ali Khrawish (2011) TS. Nguyễn Việt Hùng (2008)

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa

(2012)


GDP

Tăng trưởng kinh tế

= (GDP năm n / GDP năm (n-1))-1

Husni Ali Khrawish (2011)

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012)


CPI


Lạm phát


= CPI

Husni Ali Khrawish (2011)

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012)


Các biến độc lập và phụ thuộc trong bài nghiên cứu này được chọn dựa trên kinh nghiệm lựa chọn biến của những bài nghiên cứu trước.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:

Bài nghiên cứu lấy số liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên cùa 18 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008-2012:

04 NHTM quốc doanh: NH đầu tư và phát triển VN, NHTMCP Công Thương VN, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN, NH ngoại thương VN

08 NHTM cổ phần có quy mô vốn <100.000 tỷ: NH TMCP Nam Việt, NH TMCP An Bình, NH TMCP Nhà TP. HCM, NH TMCP Quốc tế, NH TMCP Liên

Việt, NH TMCP Đông Á, NH TMCP Phương Nam.


08 NHTM cổ phần có quy mô vốn >100.000 tỷ: NH TMCP Á Châu, NH TMCP Xuất nhập khẩu, NH TMCP Quân Đội VN, NH TMCP Hàng Hải VN, NH TMCP Sài Gòn Thương tín', NH TMCP Kỹ Thương, NH TMCP Ngoài Quốc doanh

2.2.3. Kết quả kiểm định mô hình:

Để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE, tôi sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội Pooled OLS với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy tất cả 6 biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc ở mỗi mô hình. Kết quả nhận được cho thấy hệ số xác định R2 = 51,9 % ở mô hình ROA và R2= 54,1% ở mô hình ROE chứng minh cho sự phù hợp của mô hình (theo phụ lục)

Đây là bảng mô tả kết quả kiểm định của 2 mô hình hồi quy ROA và ROE sau khi được chạy bằng phần mềm SPSS 18:

Bảng 2-4 – Kết quả hồi quy mô hình ROE

Coefficientsa

Model


Unstandardized Coefficients

Standardized

Coefficients


t


Sig.

B

Std. Error

Beta

1

(Constant)

.041

.016


2.531

.013


TTS

-.001

.001

-.152

-1.917

.059


NPL

-.184

.056

-.270

-3.278

.002


LDR

.005

.003

.142

1.821

.072


CIR

-.038

.005

-.605

-7.556

.000


GDP

-.095

.140

-.055

-.680

.498


CPI

.000

.000

.107

1.356

.179

a. Dependent Variable: ROE


Bảng 2-5 – Kết quả hồi quy biến ROA


Coefficientsa

Model


Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients


t


Sig.

B

Std. Error

Beta

1

(Constant)

-.353

.173


-2.041

.044


TTS

.030

.006

.387

4.757

.000


NPL

-1.495

.593

-.213

-2.524

.014


LDR

-.007

.031

-.017

-.207

.836


CIR

-.319

.053

-.491

-5.998

.000


GDP

.327

1.481

.018

.221

.826


CPI

.001

.001

.086

1.060

.292

a. Dependent Variable: ROA


- Từ bảng kết quả trên ta có thể đưa ra 02 mô hình nghiên cứu: ROE = -0.041-0.01.TSS-0.184.NPL+0.05.LDR-0.038.CIR+e ROA = -0.353+0.030.TSS-1.495.NPL-0.319.CIR+e

Theo kết quả của mô hình ROA, biến TTS có mối tương quan dương đến ROA, và các biếnNPL, CIR có mối tương quan âm đến ROA. Trong đó biến NPL có hệ số hồi quy rất lớn.

Theo kết quả của mô hìnhROE, các biến TTS, NPL, CIR có tương quan nghịch chiều với ROE, còn biến LDR có tương quan dương. Tương tự như mô hình ROA, biến NPL có hệ số hồi quy rất lớn.

Như vậy, Các yếu tố NPL, CIR đều có tương quan âm đến ROA và ROE. Điểm khác biệt là yếu tố TTS lại có tương quan dương với ROA và tương quan âm với ROE. Những kết quả này khá phù hợp với kỳ vọng về dấu của mô hình.

Hệ số hồi quy của biến Quy mô NH – tính bằng Logarit tự nhiên của Tổng tài sản đúng với kỳ vọng là có sự tương quan dương với ROA nhưng lại tương quan âm đến ROE ở mức ý nghĩa 10%.Điều này có nghĩa là đối với toàn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả sinh lời ROA của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 – 2012 tăng khi tổng tài sản của các NH tăng.Tuy nhiên, dù có mối quan hệ dương giữa quy mô tổng tài sản với hiệu quả sinh lời ROAtrong hoạt động của các NH nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các NH cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động hiện tại của mình. Các NHTM ở Việt Nam nên đầu tư phát triển theo chiều sâu và cung cấp các loại hình dịch vụ NH mới, trong đó các dịch vụ này cần phải dựa trên nền tảng tiến bộ công nghệ NH. Có vậy, các NHTM ở Việt Nam mới có thể nâng cao năng suất các yếu tố đầu vào.

Hệ số hồi quy của biến NPL:Yếu tố tỷ lệ nợ xấu cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua.Hệ số hồi quy đạt mức ý nghĩa 5% và có tương quan âm đến ROA và ROE. Như vậy, việc các NH sử dụng không tốt nguồn vốn huy động và cho vay chạy theo doanh số đã tạo ra nguy cơ nợ xấu tăng lên và làm giảm hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh


của NH. Để có thể nâng cao hiệu quả sinh lời trong thời gian tới, các NHTM cần quan tâm đến công tác quản trị và nâng cao năng lực cho các cán bộ tín dụng. Đồng thời, cần tăng cường chuyên môn hóa nghiệp vụ, phân tách các chức năng định giá tài sản, thẩm định và tiếp xúc khách hàng thành các bộ phận độc lập để giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng. Hiện nay không có nhiều NH xây dựng được tiêu chuẩn này, một nhân viên tín dụng thường kiêm luôn các khâu tiếp xúc và thẩm định khách hàng.

Hệ số hồi quy của biến Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập: Mô hình đã đưa ra gợi ý đáng chú ý đó chính là mối tương quan âm khá cao giữa yếu tố Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập đối với ROA, với mức ý nghĩa thống kê 1%, điều này cho thấy việc quản lý chi phí của các NHTM hiện nay đang gặp phải vấn đề.Một trong những nguyên nhân chính là do việc mở rộng mạng lưới quá mức của nhiều NH nhưng lại khó bù đắp chi phí, dẫn đến tỷ lệ chi phí/Tổng thu nhập tăng, và vấn đề này cũng làm gia tăng thêm rủi ro cho các NH. Theo nguyên tắc, chi phí trên tổng tài sản thấp hơn 1% NH có thể chịu đựng được tỷ lệ nợ xấu 15%, nhưng nếu tỷ lệ này tăng lên 2%, khả năng chống đỡ tỷ lệ nợ xấu trên 5% rất khó khăn. Do đó, vấn đề mở rộng chi nhánh các NH cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

2.2.4. Những hạn chế của mô hình:

Mô hình của chúng tôi chưa làm rò được tác động của nhóm yếu tố vĩ mô lên hiệu quả sinh lời trong hoạt động của các NHTM.Lý do là các chính sách tăng trưởng kinh tế và lạm phát là khá linh hoạt và có độ trễ nhất định, nên rất khó để giải thích được biến độc lập khi đưa vào mô hình. Muốn đánh giá được yếu tố chính sách như vậy, cần phải quan sát trong thời gian ngắn hơn (theo tháng hoặc theo quý) để có thể phản ánh chính xác những thay đổi chính sách ở từng thời kỳ.

Nguồn dữ liệu của các NHTM Việt Nam bị hạn chế: rất nhiều NH nhỏ không công bố đầy đủ các thông tin chi tiết nên mô hình của chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát được 18NHTM Việt Nam, bao gồm 4 NHTM nhà nước và 14 NHTM cổ phần. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này có tính đại diện tốt do tập hợp được khá


nhiều NH với quy mô lớn nhỏ khác nhau, chiếm hơn 50% tổng tài sản trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

2.3. Đánh giá hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian vừa qua:

2.3.1. Thành tựu:

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống NH Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

Thông qua số liệu về tổng tài sản NH thời gian qua, ta có thể thấy hệ thống các NHphát triển cả về số lượng, loại hình hoạt động, quy mô mạng lưới, phương thức quản trị điều hành; huy động vốn và cho vay tăng nhanh, sản phẩm, dịch vụ NH từng bước được đa dạng hoá, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các NHcho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 29,4%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010 và bắt đầu chững lại trong giai đoạn 2011-2012. Hàng ngàn tỷ đồng vốn tín dụng được đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, hệ thống các NHđóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội. Với quy mô và vai trò quan trọng như vậy, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các NHlà nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô.Cơ sở hạ tầng và công nghệ NH được chú trọng đầu tư và hiện đại hoá, tạo thay đổi căn bản trong phương thức giao dịch giữa NH với khách hàng và trong quản lý, điều hành hoạt động NH. Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, đặc biệt là thẻ NH.

Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ NH ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế: Mạng lưới NH mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch



2.3.2. Hạn chế:‌

Thời gian sau khủng hoảng cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu của hệ thống NH Việt Nam. Có thể nhận thấy từ năm 2011 khi mà tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức thấp thì giá trị các khoản nợ quá hạn, nợ xấu lại tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, bộc lộ sự suy giảm chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng đã trở thành mối quan ngại sâu sắc đối với việc quản trị NH. Quy mô và Tốc độ nợ xấu tăng nhanh và tăng ở tất cả các NH. Trong năm 2012, tuy tốc độ tăng nợ xấu có giảm nhưng quy mô nợ xấu rất lớn và suốt cả năm 2012 chưa có biện pháp xử lý cơ bản nợ xấu; công tác quản trị, điều hành của một số NH còn thấp; năng lực thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu v.v... Do vậy, rủi ro hệ thống vẫn còn tồn tại và một cuộc khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng những NH có quy mô lớn hơn thì tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Ngoải ra những NH lớn thường phải chịu gánh nặng nợ từ những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả.

Tuy quy mô tổng tài sản có tăng nhưng các NH trong nước nhìn chung có năng lực tài chính còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp: Theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 141/2006/NĐ-CP các NHTM phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010, tuy nhiên đên nay còn 3 NHTM chưa đáp ứng được mức vốn tối thiểu nói trên. Số NHTM có mức vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng (tương đương gàn 240 triệu USD) còn khá lớn (30 NHTM).

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí