Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 12


thời. Từ đó, tính an toàn hệ thống mới được củng cố và duy trì. Đồng thời, nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp nguồn thu từ nợ xấu, nhà nước cần Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Rà soát và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi thu hút kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài, kiểm soát việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế ở nước ngoài và tạo cơ sở pháp lý cho các cá nhân, tổ chức thực hiện, góp phần ổn định thị trường ngoại hối trong nước phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các luồng vốn vào-ra, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, phục vụ công tác quản lý điều hành thị trường ngoại hối, tỷ giá. Xây dựng và triển khai Đề án bình ổn thị trường vàng thông qua sử dụng nguồn lực trong nước tổ chức triển khai Nghị định thay thế Nghị định số 1 4/1 /NĐ-CP ngày 0 /12/1 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng sau khi được Chính phủ ban hành nhằm tổ chức sắp xếp lại một bước thị trường vàng, tăng cường khả năng điều tiết của NH Nhà nước Việt Nam và góp phần bình ổn thị trường.

Tái cơ cấu DNNN:

Như đã thảo luận, việc nợ xấu tăng cao trong hệ thống NH có một phần nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động yếu kém nhưng được sự bảo hộ của chính phủ nên gây ra khoản dư nợ xấu cao. Để khắc phục tình trạng này, tái cơ cấu DNNN cần được thực hiện nhanh, dứt khoát và phải đồng bộ với tái cấu trúc NH bởi các khoản nợ xấu có sự đan xen lẫn nhau giữa chúng. Cải cách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại các NHTM quốc doanh cao. Vì vậy nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng là khó thực hiện.

Đối với vấn đề tín dụng bất động sản:


Nợ xấu bất động sản cũng là một vấn đề nhức nhối trong thực trạng nợ xấu hiện nay tại các NH. Để kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích (trong đó có một phần là tín dụng bất động sản) theo tinh thần


của Chỉ thị 01/2012, NHNN nên thực hiện một số biện pháp như việc NHNN nên cân nhắc lại cách định nghĩa về hạng mục tín dụng bất động sản không khuyến khích. NHNN có thể xác định việc điều chỉnh đích danh các hạng mục tín dụng trên theo hướng hạn chế tối đa việc cho vay: (1) Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, văn phòng, cao ốc cho thuê; (2) Xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương; (3) Xây dựng sửa chữa nhà và mua nhà để bán, cho thuê; (4) Mua quyền sử dụng đất. Thực hiện các giải pháp trên góp phần khơi thông thị trường bất động sản ở phân khúc nhà cho người có thu nhập thấp và trung bình, tránh những sức ép không cần thiết từ Quốc hội đối với NHNN trong việc hỗ trợ thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, phải có chế tài mạnh với các NHTM thực hiện việc “lách” hoặc “đối phó” chính sách đối với các quy định về cơ cấu tín dụng của NHNN.

Nhằm minh bạch hóa thông tin nợ xấu, NHNN cần nâng cao chất lượng công tác dự thảo, thống kê tiền tệ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo, thống kê tiền tệ. Tập trung xây dựng hệ thống thống kê hoạt động thị trường liên NH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

3.2.2. Giải pháp đối với quy mô ngân hàng:


Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Quy mô tổng tài sản có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trong hoạt động kinh doanh của NH. Do đó, để tăng chỉ tiêu này, NHNN có thể Tiếp tục nâng cao vốn điều lệ tối thiểu - điều này không chỉ hạn chế sự gia nhập ngành mà còn sàn lọc được các NH thực sự khỏe mạnh trong nền kinh tế, nâng cao năng lực tài chính của các NH – sức khỏe tài chính của cả hệ thống NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, hạn chế sự tăng lên đáng kể của các NH nhỏ bằng cách quy định nghiêm ngặt hơn về các điều kiện tham gia vào ngành này vì sự tham gia của nhiều NH nhỏ nhưng chất lượng thấp sẽ làm cho hệ thống NH giảm hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh vốn có của nó.


3.2.3. Giải pháp đối với hiệu quả quản lý:‌


Khắt khe hơn trong tiêu chuẩn về việc mở thêm chi nhánh: Như đã thảo luận, việc mở các kênh phân phối không phù hợp đã làm tăng đáng kể chi phí hoạt động của các NH nên NHNN cần thiết sửa đổi quy định khắt khe hơn trong tiêu chuẩn về việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch của các NH để tránh tình trạng mở tràn lan, nơi thừa, nơi thiếu, dẫn đến tăng chi phí hoạt động lãng phí và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống NHTM Việt Nam.

3.2.4. Giải pháp đối với tính thanh khoản


Để giải quyết vần đề thanh khoản, NHNN có thể tái cấp vốn kịp thời đối với các NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời theo quy định của Luật NHNN để bảo đảm khả năng chi trả của từng NHTM và toàn bộ hệ thống các NHTM, đồng thời bảo đảm chu chuyển vốn bình thường trên thị trường tài chính và đáp ứng nhu cầu vốn, phương tiện thanh toán của nền kinh tế. NHNN có thể đưa ra cơ chế thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch phi tiền mặt như bảo lãnh các khoản vay trên thị trường liên NH để tạo sự tin tưởng khi các NH và các tổ chức cho vay lẫn nhau. Khi tiến hành bảo lãnh, NHNN sẽ công khai tính phí bảo lãnh rất cao nhằm cứu thanh khoản của các NH gặp khó về luồng tiền. Ngoài ra, để giải quyết thanh khoản, NHNN có thể cho vay nhưng có đảm bảo dưới hình thức trái phiếu có bảo đảm. NHNN cho phép NHTM mất khả năng chi trả phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu dài hạn đề tạo điều kiện cho các NHTM này tăng vốn cấp 2 và có nguồn vốn dài hạn cơ cấu lại tài chính, hoạt động. Các NHTM được NHNN tái cấp vốn phải tập trung thu hồi vốn đầu tư, cho vay để trả nợ NHNN và thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn, đồng thời củng cố thanh khoản của NHTM. Đồng thời, thực hiện giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với NHTM được NHNN tái cấp vốn. Các NHTM này phải chịu sự giám sát của NHNN về tài chính, hoạt động và việc sử dụng vốn vay của NHNN.NHNN tăng cường giám sát thị trường tiền tệ để kịp thời phát hiện NHTM thừa hoặc thiếu thanh khoản nhằm kết nối các nhu cầu vay mượn ngắn hạn giữa các NHTM, giảm bớt nhu cầu vay tái cấp vốn từ NHNN; chỉ định NHTM lành mạnh, thừa thanh khoản cho vay đối với NHTM tạm thời thiếu hụt thanh khoản.


Để giải quyết vấn đề thanh khoản, NHNN có 2 lựa chọn: trần lãi suất huy động hoặc trần lãi suất cho vay. Tuy nhiên cả 02 biện pháp này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Về trung và dài hạn, lãi suất là công cụ cạnh tranh giữa các NH, là giá cả của các dịch vụ do NH cung cấp và biểu hiện của tình hình cung cầu vốn trong nền kinh tế, nên lãi suất phải do thị trường quyết định; NHNN nên dỡ bỏ biện pháp hành chính đối với lãi suất để thị trường tự quyết định và chỉ sử dụng các công cụ điều hành như nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu và tái cấp vốn để điều chỉnh lãi suất thị trường.

NHNN có thể nghiên cứu áp dụng biện pháp hành chính quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ cho nền kinh tế trên nguồn huy động ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong nước. Về nguyên tắc, tỷ lệ này phải nhỏ hơn 100% đối với các NHTM trong nước trên cơ sở phù hợp với kiểm soát thanh khoản ngoại tệ và chủ trương hạn chế đôla hóa nền kinh tế giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn cục bộ của cả hệ thống.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, khoa học thực tiễn ở chương 2 và định hướng phát triển của các NHTM Việt Nam, trong chương 3 đã xác định mục tiêu, lộ trình phát triển hoạt động NHTM trong thời gian tới, để trên cơ sở đó, đề xuất những nhóm giải pháp vừa mang tính khắc phục những tồn tại cũ vừa tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sinh lời trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Theo đó có những giải pháp nội tại đối với NHTM, những giải pháp hổ trợ từ NHNN và chính phủ. Những giải pháp đưa ra đều trên cơ sở lý luận, có tính thực tiển và được kiểm chứng qua kết qủa khảo sát thực tế.


KẾT LUẬN


Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập có nhiều cơ hội cho các NHTM đứng trước nhiều thách thức, trở ngại. Vấn đề quan trọng nhất là biết tận dụng những cơ hội nào cho mình, biết những thách thức nào để có thể khắc phục và vượt qua.Với những lý luận cơ bản về NHTM và từ những thực trạng hoạt động NHTM Việt Nam, luận văn đã tập trung nghiên cứu hiệu quả sinh lời của các nhtm và những nhân tố ảnh hưởng. Qua phân tích và nghiên cứu, ta thấy các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế về nợ xấu, hiệu quả quản lý, quy mô hoạt động,… Những giải pháp đều xuất đều có nghiên cứu trên những cơ sở lý luận cũng như tính thực tiển của các giải pháp. Đặc biệt, bản thân đã cố gắng thực hiện khảo số liệu của các NHTM nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất, gần vối thực tế nhất và dựa trên ý kiến của những nhà hoạch định chiến lược, cơ chế, chính sách của NHTW, những nhà quản lý ở tầm vĩ mô hoạt động của NHTM, những chuyên gia lý luận để đưa ra những giải pháp đề xuất; nhìn chung đều thống nhất cao với những tình hình hoạt động và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM. Tuy nhiên, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung hết sức chân tình và quý báu của quý thầy cô và những người có quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn !


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2012.

2. Dự thảo Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng việt nam giai đoạn 2011 – 2015

3. Đỗ Khắc Hưởng (2013). Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính,số 5, tr.17-21

4. KPMG. (2013) Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam 2013

5. Liễu Thu Trúc và Vò Thành Danh (2010). Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam’, Tạp chí Khoa học, số 21a, tr.158-168

6. Liễu Thu Trúc và Vò Thành Danh (2010). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam giai đoạn 2006-2009, Tạp chí Khoa học, số 21a, tr.148-157

7. Ngân hàng nhà nước, Báo cáo thương niên ngân hàng nhà nước 2008-2011

8. Nguyễn Đại Lai (2010). Những thành tựu của ngân hàng Việt Nam sau một năm đối mặt với nền kinh tế suy giảm và những vấn đề đặt ra cho hậu 2009, Tạp chí ngân hàng, số 2-3, tr.38-43

9. Nguyễn Quang Thái (2013). Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2012 và triển vọng 2013, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

10. Nguyễn Thanh Dương (2013). Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng,

Tạp chí phát triển & hội nhập, số 19, tr. 29-39

11. Nguyễn Thành Nam, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách với lạm phát ở Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Thi-truong-Gia- ca/Moi-quan-he-giua-tang-truong-kinh-te-tham-hut-ngan-sach-voi-lam-phat-o-Viet- Nam/25965.tctc (truy cập ngày 25/09/2013)


12. Nguyễn Việt Hùng (2008).Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Phạm Thị Thúy, Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường,http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/ngan-hang-thuong-mai-va-vai-tro- cua-no-trong-nen-kinh-te-thi-truong.html(truy cập ngày 25/09/2013)

14. Sanjay Kalra (2012). Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tái cơ cấu hệ thống tài chính và ngân hàng, Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012.

15. Tô Ánh Dương. (2013) Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam: Một năm nhìn lại, Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 - Kinh tế Việt Nam năm 2013: tái cơ cấu nền kinh tế một năm nhìn lại.

16. Tô Ngọc Hưng , Nguyễn Đức Trung (2012). Hoạt động ngân hàng Việt Nam- Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 2012, Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng, số 118, tr.14-25

17. Tô Ngọc Hưng (2013). Nợ xấu từ các khu vực kinh tế - Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách, Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 - Kinh tế Việt Nam năm 2013: tái cơ cấu nền kinh tế một năm nhìn lại.

18. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2008-2012

19. Trịnh Quang Anh (2013). Vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp xử lý, Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 - Kinh tế Việt Nam năm 2013: tái cơ cấu nền kinh tế một năm nhìn lại.

20. Trịnh Quang Anh (2012). Tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng: Bàn thêm về cách tiếp cận, Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012.

21. Vò Trí Thành và Lê Xuân Sang (2012). Tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam: Vấn đề và định hướng những giải pháp cơ bản, Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012.

22. Vũ Văn Thực (2013). Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Tạp chí phát triển & hội nhập, Số 10, tr.17-21

23. WB, Điểm lại báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, Báo cáo của ngân hàng thế giới – 2008-2012

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí