nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều đó có nghĩa là với các yếu tố khác không đổi khi lạm phát tăng 1% thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng 0.022% và ngược lại. Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhưng Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) vẫn dẫn đầu tàu lợi nhuận của hệ thống những năm gần đây, cũng vừa có thông tin kết quả kinh doanh cơ bản nửa đầu năm: tổng tài sản tăng 3,5%; nguồn vốn tăng 4% và dư nợ tín dụng tăng trưởng 3%; lợi nhuận trước thuế đạt 56% kế hoạch đại hội đồng cổ đông 2014 đề ra, tương ứng với khoảng 4.000 tỷ đồng; nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.
2.5.. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank
2.5.1. Thành tựu
Mặc dù nền kinh tế nói chung và thị trường ngân hàng còn nhiều khó khăn, nhưng vietinbank đã nỗ lực cao trong phát triển kinh doanh, tận dụng mọi lợi thế của mình, duy trì lãi suất ở mức hợp lý, nâng cao hiệu quả, mở rộng thị phần theo hướng ổn định , bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất . Điều này thể hiện ở lợi nhuận sau thuế đều tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2002-2012,tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR luôn cao hơn mức 9% của NHNN, đặc biệt năm 2012, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn còn nặng nề. Nhưng trong bối cảnh đó, toàn hệ thống VietinBank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Kết quả các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng trưởng, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. Kết thúc năm tài chính 2012, VietinBank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản của VietinBank đạt 503,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm trước, trong đó dư nợ tín dụng tăng 13,6%, nguồn vốn huy động tăng 9,3%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 8.168 tỷ đồng; tỷ lệ ROE đạt 19,9%, ROA đạt 1,7%; là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012.
Năm 2012 được xem là một năm thành công đối với VietinBank. Tháng 5/2012 VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã phát hành thành công 250 triệu trái phiếu quốc tế, được tổ chức xuất bản tin tức tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu Châu Á
- FinanceAsia bình chọn là Ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam. Trong năm qua, VietinBank đã khai trương hoạt động Chi nhánh VietinBank tại Viêng Chăn – CHDCND Lào và Chi nhánh VietinBank tại Berlin – CHLB Đức, những sự kiện này không chỉ là niềm tự hào của VietinBank nói riêng mà còn là của ngành ngân hàng tài chính Việt Nam nói chung, là cột mốc đánh dấu nỗ lực vươn cao, vươn xa của VietinBank trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang dè dặt với thị trường Việt Nam, thì cuối năm 2012, VietinBank đã ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd – ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, là thành viên chính của tập đoàn MUFG – tập đoàn tài chính đứng thứ 3 trên thế giới. Thương vụ bán 20% vốn thu về xấp xỉ 750 triệu USD được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam từ trước tới nay. Sự kiện này không chỉ nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của VietinBank lên tầm cao mới mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trước các nhà đầu tư quốc tế.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Vietinbank
- Phân Tích Định Tính Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Vietinbank
- Bảng Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Sau Khi Bỏ Biến X3
- Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Kinh Doanh, Giảm Thiểu Chi Phí Hoạt Động, Cải Tiến Công Nghệ Ngân Hàng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 11
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Nguồn nhân lực còn hạn chế, trình độ công nghệ còn có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng chưa đạt được mức độ tối ưu, ngân hàng còn phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá…
Còn nhiều bất cập trong công tác quản trị của chính ngân hàng. Còn bộc lộ nhiều điểm yếu, ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển bền vững của ngân hàng. Những điểm yếu này xuất phát từ những nguyên nhân như: vietinbank không có nhiều thanh viên độc lập trong hội đồng quản trì, sự thiếu rò ràng về vai trò của hội đồng quản trị , ban kiểm soát và ban điều hành.
Ngoài ra các sản phẩm dịch vụ của các NHTMCP Việt Nam còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng và phức tạp của khách hàng. Các ngân hàng cũng như vietinbank vẫn tập trung nhiều vào hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động và cấp tín dụng. Đây là những hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng thương mại nhưng đồng thời cũng
là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Việc cấp tín dụng chưa tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cơ bản , chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cán bộ tín dụng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay. Việc cấp tín dụng cho các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa được phân bổ một cách hợp lý tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản nhiều rủi ro với nguy cơ nợ xấu ngày gia tăng.
Ngoài ra, hạn chế của vietinbank cũng xuất phát từ đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam. Cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối,tình trạng bất cân xứng thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thẩm định và cấp tín dụng của ngân hàng, Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng và vi phạm đạo đức trong lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác, những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hình lạm phát cũng có những tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã khái quát lại quá trình phát triển cũng như những thành tựu mà ngân hàng Công Thương Việt Nam đã đạt được trong những năm vừa qua. Tiếp theo, tác giả trình bày qua kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2002-2013 với một số chỉ tiêu như tổng tài sản, hoạt động huy động, cho vay, dịch vụ, lợi nhuận…Thông qua các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương VN, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank có chiều hướng giảm sút do bối cảnh kinh tế nhưng so với các NHTMCP trong ngành Ngân hàng thì Vietinbank vẫn đạt mức khá cao về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu, đính hướng phát triển của Vietinbank đến năm 2020
3.1.1. Tầm nhìn phát triển
Vietinbank tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý , bền vững, củng cố nền tảng, nâng tầm vị thế và phát triển Vietinbank trở thành tập đoàn tài chính –ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam ,đa năng, theo chuẩn quốc tế, được xếp hạng cao trên thế giới với phương châm: An toàn-hiệu quả-Hiện đại-Phát triển bền vững , tập trung chủ yếu vào hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.
3.1.2. Mục tiêu
- Vietinbank chủ trương tiếp tục phát triển kinh doanh theo chiều dọc và chiều ngang để chiếm lĩnh thị trường, giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực thi chính sách của Đảng, nhà nước và chính phủ, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra
- Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm kinh doanh an toàn hiệu quả
- Nâng cao tiềm lực tài chính , năng lực cạnh tranh
- Tăng cường quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, tiếp cận với thông lệ quốc tế
- Phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh,chủ lực, là nhà tạo lập thị trường Việt Nam, phát triển cả bán buôn và bán lẻ , cả ngân hàng thương mại, đầu tư và dịch vụ tài chính.
- Tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông, cán bộ công nhân viên và khách hàng
- Đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực Quốc tế;… đảm bảo hoạt động của vietinBank tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm của vietinBank với cộng đồng.
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển trung và dài hạn
Chiến lược phát triển của vietinBank tập trung vào mục tiêu xây dựng một ngân
hàng
đa năng hiện đại, với hai trụ cột chính là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư với các mục tiêu cụ thể:
- VietinBank tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; giữ vững vị thế chủ lực, đi đầu trong thực thi chính sách chỉ đạo của nhà nước, chính phủ và ngân hàng nhà nước, tuân thủ pháp luật. Tiếp tục đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua kết quả. Là ngân hàng thương mại không chỉ chú trọng vào kinh doanh mà còn chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thông qua các chương trình an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…
- VietinBank đẩy mạnh tái cấu trúc, hoàn thiện, chuẩn hóa mô hình tổ chức. Tái cơ cấu tổ chức ngân hàng thông qua việc thành lập các khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro, khối vận hành, khối tài chính… nhằm tập trung chức năng quản lý xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành từ Trụ sở chính đến chi nhánh, phù hợp với thông lệ các NHTM hiện đại trên thế giới.
- VietinBank đổi mới cơ chế quản trị điều hành, quản trị rủi ro hướng tới chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và hiện đại. Chuẩn hóa lại quy trình, quy định, cơ chế chính sách đảm bảo linh hoạt theo đặc điểm của thị trường việt nam nhưng phù hợp thông lệ quốc tế, trên cơ sở tăng trưởng đi đôi với kiểm soát rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế (chuẩn mực Basel ii).
- VietinBank chú trọng phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nền tảng cơ bản quyết định sự thành công của ngân hàng. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển - dụng - đào tạo/bồi dưỡng - quy hoạch, đặt ra lộ trình chức danh đảm bảo thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn cho các vị trí chủ chốt trong tương lai của ngân hàng. áp dụng cơ chế trả lương theo Kpi nhằm tạo động lực tài chính phù hợp, khuyến khích người lao động tập trung cống hiến cho sự phát triển của vietinBank
- VietinBank phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh doanh và quản trị điều hành, chú trọng hiện đại hóa cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc, tạo hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại. Đổi mới toàn diện hoạt động của ngân hàng thông qua việc hoàn thành chiến lược tổng thể công nghệ thông tin đến năm 2015, đảm bảo ứng dụng thành công công nghệ phục vụ kinh doanh cũng như tạo
lập cơ sở dữ liệu, thông tin và các hệ thống phục vụ công tác quản trị rủi ro, quản trị điều hành hiệu quả, hiện đại. Cơ sở vật chất trong và ngoài nước được kiện toàn, nâng cấp đảm bảo đồng bộ với hạ tầng công nghệ và hệ thống nhận diện thương hiệu vietinBank.
- VietinBank phát triển hoạt động kinh doanh và tăng trưởng bền vững. Lấy khách hàng làm trọng tâm, liên tục cải tiến sản phẩm và các kênh phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ với mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu về mặt thị phần hoạt động trong nước và ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực. Tiếp tục hội nhập thị trường tài chính quốc tế thông qua việc mở rộng mạng lưới tại anh, cộng hoà Séc, Ba Lan… phục vụ nhu cầu của các kiều bào tại mọi vùng lãnh thổ. Mở rộng quan hệ đại lý, tiếp tục tham gia thành viên các tổ chức/hiệp hội tài chính ngân hàng trên thế giới. nâng cao năng lực tài chính thông qua kết quả kinh doanh hiệu quả, tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu đảm bảo tương xứng với tăng trưởng quy mô hoạt động.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.2.1. Giải pháp về quy mô tài sản ngân hàng
Theo kết quả nghiên cứu quy mô tài sản ngân hàng càng tăng thì lợi nhuận ngân hàng càng giảm điều này thể hiện tính phi kinh tế nhờ quy mô. Vì vậy, ngân hàng cần phải có chiến lược quản lý chặt chẽ, cân nhắc mở rộng quy mô hoạt động một cách hợp lý để vừa có thể tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng giao dịch và vừa tiết kiệm chi phí hoạt động của mình. Việc đầu tư vào thành lập chi nhánh, phòng giao dịch cần được cân nhắc với việc đầu tư vào hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng cần mở rộng, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán tự động đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đồng thời cũng góp phần làm giảm chi phí chứng từ, chi phí quản lý và chi phí nhân viên.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
Báo cáo tài chính của Vietinbank trong giai đoạn 2002-2013 đã cho thấy trong cơ cấu tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Điều này thể hiện sự phụ thuộc rất lớn của lợi nhuận ngân hàng vào kết quả của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Rủi ro tín dụng càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của vietinbank càng giảm và ngược lại.
Để hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng, Vietinbank cần tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, xây dựng và ban hành các sổ tay quản lý rủi ro, sổ tay kiểm toán nội bộ , hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý rủi ro: chỉ tiêu đo lường, chương trình quản lý, tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất, nâng cao vai trò đạo đức của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần đánh giá mức độ rủi ro của danh mục đầu tư tín dụng, xác định mức tài trợ tối tưu vào mỗi đối tượng khách hàng, mỗi ngành nghề- lĩnh vực kinh doanh, mỗi khu vực, vùng miền để mức rủi ro là thấp nhất
Đánh giá tín dụng tốt hơn, nâng cao trình độ thẩm định dự án, thu thập thông tin đầy đủ, đa chiều, thẩm định kỹ khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, không mở quan hệ tín dụng với khách hàng yếu kém, giám sát tình trạng của bên đi vay sử dụng vốn vay; thông qua việc bổ sung, hoàn thiện quy trình thẩm định; nghiên cứu, xét duyệt cho vay một cách chặt chẽ, thận trọng hơn; quy định rò trách nhiệm và quyền lợi vật chất trong việc cấp tín dụng, thiết lập hệ thống quản lý rúi ro; giám sát tình hình tài chính đối với bên vay có số dư nợ lớn
Thực hiện tốt công tác tác xếp hạng tín dụng nội bộ: xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả , mang tính khoa học trong quản trị RRTD thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp , vì vậy hệ thống XHTDNB ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các tác quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD của các NHTM. Do đó, ngân hàng cần khẩn trương xây dựng , triển khai và hoàn thiện hệ thống XHTDNB của mình bám sát các thông lệ quốc tế nhằm tăng cường khả năng quản lý và ứng phó với những bất ổn có thể xảy ra
Họp xử lý nợ xấu bởi Ủy ban quản lý tài sản nợ có, họp hội đồng ALCO để quản trị rủi ro ngân hàng… Tăng cường công tác kiểm tra sau của ban kiểm soát, bộ phận