Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Của Ngân Hàng Tmcp Quân Đội‌


Chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau).

Phương trình hồi quy:

Y = 0.457 * X1 + 0.390 * X2 + 0.106 * X3

Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình

Hệ số R2 (R Square) = 0.611 và R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0.605 nói lên rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội được giải thích đến bởi các biến độc lập.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0.000 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.

Giải thích kết quả các biến:

- Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội là yếu tố về phía ngân hàng với hệ số hồi quy là β = 0.457. Điều này đúng với thực tế vì đối với một ngân hàng, năng lực về vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, khả năng sinh lợi, … có giá trị hơn mọi nhân tố khác. Từ đó, ngân hàng mới tạo ra uy tín và niềm tin của khách hàng. Một khi ngân hàng xây dựng được thương hiệu nổi tiếng sẽ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng khi giao dịch, nhờ đó mà tăng thêm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

- Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội là yếu tố từ bên ngoài với hệ số hồi quy là β = 0.390. Các nhân tố này làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng tốt hơn, hiệu quả hơn và tránh được những rủi ro.

- Nhân tố ảnh hưởng cuối cùng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố khách hàng với hệ số hồi quy là β = 0.106. Khi ngân hàng có một tài chính lành mạnh, kiểm soát được rủi ro xảy ra để tránh nợ xấu cao. Từ đó, tạo được uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 8


2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh của ngân hàng TMCP Quân Đội‌

2.4.1 Nhân tố khách quan:‌‌

2.4.1.1 Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước

- Môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế năm 2012 diễn biến không thuận lợi. Kinh tế thế giới ảm đạm, khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Mỹ suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực. Kinh tế nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do chưa được giải quyết. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2012 chỉ đạt 2,3%, tăng trưởng thương mại 3,6%, giảm sút liên tục trong 3 năm trở lại đây. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động lớn, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đóng băng, tổng cầu suy giảm. Tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 5,03%, bước đầu kiểm soát được lạm phát (CPI 6,81%).

Ngành ngân hàng chịu tác động rất lớn từ những khó khăn của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng như các chính sách của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, lãi suất huy động và cho vay VNĐ giảm mạnh.

Hoạt động các ngân hàng khó khăn: tăng trưởng tín dụng thấp (toàn ngành là 8,91%); nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 8,6%. Chính phủ, NHNN ban hành nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát (6 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động VNĐ từ 14% xuống 8%, điều chỉnh lãi suất cho vay VNĐ giảm từ trên 20% xuống 12%/năm). Thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thương mại; hạn chế việc mở chi nhánh, phòng giao dịch. Tổ chức thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu, đưa ra các phương án cơ cấu, xử lý nợ xấu nhằm giảm thiểu nợ xấu trong các ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phát triển tuy nhiên chưa thực sự đạt hiệu quả.

- Môi trường văn hóa, xã hội


Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Đặc biệt hệ thống thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, an toàn, chính xác nhưng khối lượng thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế vẫn còn rất lớn. Mặt dù, thị trường thẻ phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng thẻ thanh toán rất lớn 300% đến 400% hàng năm nhưng các chủ thẻ chưa biết hết các tiện ích nên sử dụng rất hạn chế, tỷ lệ thanh toán qua thẻ chỉ đạt 1,6% trong tổng khối lượng thanh toán qua ngân hàng. Tất cả các điều này cho thấy người tiêu dùng chưa mặn mà với các hình thức thanh toán qua ngân hàng, tập quán sử dụng tiền mặt của người dân còn phổ biến. Đây là một trở ngại lớn đối với các ngân hàng khi triển khai các dịch vụ bán lẻ nhưng cũng cho thấy thị trường tiềm năng cần được ngân hàng khai thác triệt để. Trình độ dân trí và sự hiểu biết của người dân về hệ thống ngân hàng mặt dù đã có bước tiến đáng kể nhưng chưa thực sự tin tưởng vào độ an toàn của ngân hàng khi gửi tiền, họ luôn lo sợ bị mất vốn. Đây cũng khó khăn cho ngân hàng khi có những tin đồn thất thiệt, đặc biệt là đối với những ngân hàng chưa khẳng định được uy tín thương hiệu trên thị trường.

Một thuận lợi rất lớn đối với các NHTM trong nước là tâm lý thích giao dịch với các ngân hàng Việt Nam của người dân. Đây là điểm lợi thế của ngân hàng nội khi cạnh tranh với các ngân hàng ngoại trong quá trình mở cửa tự do hóa ngành ngân hàng. Tuy vậy, xét về lâu dài yếu tố này chắc chắn sẽ mất đi do các ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai các dịch vụ chất lượng cao nên các doanh nghiệp lẫn người dân sẽ bị thuyết phục. Vì vậy, các ngân hàng một mặt cần quan tâm khai thác cơ hội này, mặt khác phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng.

2.4.1.2 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng dần dần phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý các hoạt động ngân hàng – tiền tệ ngày càng đa dạng và có tính nghiệp vụ cao của một thị trường tài chính – tiền tệ trong tiến trình hội nhập, nhiều văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong thời gian qua, như: Luật Công cụ chuyển nhượng; Pháp lệnh Ngoại hối; Nghị định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và văn phòng đại


diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Nghị định về mức vốn pháp định của các TCTD; Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối; Hàng loạt văn bản pháp lý khác cho hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng đã được hoàn thiện.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất ổn, hành lang pháp lý còn chưa rò ràng, cơ chế bảo vệ cho những giao dịch tự nguyện, tự thỏa thuận còn thiếu minh bạch, nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch trong thị trường tài chính, ngân hàng. Chính điều này là cơ sở để những chủ thể (gồm cả các khách hàng lẫn các định chế tài chính, ngân hàng) với ý thức kinh doanh kém sẵn sàng hy sinh uy tín, danh dự thoái thác trách nhiệm, bắt vạ đối tác, trốn tránh xử lý tài sản..

2.4.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ

Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển vũ bảo như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng là một xu thế tất yếu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nhờ vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã phát triển và ứng dụng phần mềm quản lý dữ liệu, xử lý tự động các thao tác nghiệp vụ, truy xuất thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản trị điều hành. Bên cạnh đó nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng điện tử ra đời như: Internet Banking, Phone Banking, Home Banking, E-Banking, thanh toán thẻ, máy ATM,… đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, khả năng ứng dụng công nghệ của cả nước còn hạn chế, trong khi đó công nghệ ngân hàng thuộc nhóm cao cấp và hiện đại nhất của nền kinh tế nên các ngân hàng việc ứng dụng cũng còn hạn hẹp. Mặt khác, do tiềm lực tài chính có hạn nên các NHTM Việt Nam chưa đầu tư triệt để cho lĩnh vực công nghệ. Theo quan niệm:”khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất”, nên đây là lĩnh vực quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến sự thành bại của một NHTM trong thời đại ngày nay.

2.4.1.4 Đối thủ cạnh tranh

Sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN) có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết; quản trị nội bộ; tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại.


Trong quá trình hoạt động, MB cũng đã xác định đối thủ cạnh tranh của mình là các NHTM cổ phần vì có sự tương đồng về vốn, mạng lưới, kinh nghiệm hoạt động, đặc biệt là các MHTM cổ phần có trụ sở chính tại địa bàn TP.HCM. Trong nhóm các NHTM cổ phần đó, nổi bật lên là các ngân hàng “tốp trên” như: Á Châu, Vietcombank, Vietinbank,… đó là tất cả các ngân hàng trên đều là đối thủ cạnh tranh hiện tại của MB.

Do đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh của ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ tương tự nhau, các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa trên tiềm lực tài chính, uy tín, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chất lượng sản phẩm dịch vụ,… Mặt khác, xu hướng hoạt động hiện nay của các ngân hàng là chuyển sang ngân hàng bán lẻ, phục vụ kể cả thị trường nhỏ, khách hàng nhỏ để phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động nên MB không chỉ cạnh tranh với các NHTM cổ phần mà thậm chí cả với các NHTM quốc doanh, liên doanh và nước ngoài.

Những làn sóng đầu tư từ bên ngoài vào ngân hàng nội vẫn là một cơn sốt, các ngân hàng nước ngoài ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngân hàng Việt Nam thông qua việc mua cổ phần. Cùng với việc cổ phần hóa các NHTM quốc doanh đã tạo ra những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, lúc này thì bản đồ cạnh tranh giữa các NHTM cổ phần có nhiều thay đổi.

Nhóm các đối thủ trong tương lai được đánh giá là rất cao, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài. Do đó mục tiêu đặt ra cho MB không dừng lại ở việc vượt lên các đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết đón đầu vận hội và hạn chế các thách thức do quá trình hội nhập kinh tế đem lại.

2.4.1.5 Khách hàng

TP. Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động tài chính ngân hàng diễn ra rất sôi nổi và hiệu quả nhất cả nước. Mỗi nhóm NHTM đều định vị khách hàng mục tiêu của mình. Đối với các NHTM thì đối tượng chính là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh. Với các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh thì tập trung khai thác đối tượng khách hàng là các công ty nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam, các công ty liên doanh. Đối với nhóm các NHTM cổ phần thì đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân.


Việt Nam là một nước có dân số khá đông, nhất là ở TP.HCM dân cư tập trung đông đúc. Bên cạnh đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện, nhu cầu chi tiêu chuyển sang mức cao hơn. Nhờ đó môi trường kinh doanh của ngân hàng ngày càng thuận lợi và hấp dẫn, nhu cầu số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng.

Cùng với xu hướng cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng gay gắt nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn và được đánh giá là khó tính hơn trước. Khách hàng luôn quan tâm đến lãi suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, phong cách phục vụ của nhân viên,.. nếu ngân hàng không khả năng đáp ứng nhu cầu thì khách hàng sẵn sàng thay đổi ngân hàng khác để giao dịch.‌

2.4.2 Nhân tố chủ quan:

2.4.2.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện qua hai chỉ tiêu là vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Vì vốn chủ sở hữu của ngân hàng có sự đóng góp chủ yếu của vốn điều lệ nên khi phân tích vốn chủ sở hữu luận văn đã thông qua chỉ tiêu vốn điều lệ.

Sau 19 năm qua, kể từ ngày thành lập vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng với mục đích là cung cấp tài chính cho một số doanh nghiệp quân đội. MB từng bước vươn lên trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. So với năm 1994, quy mô vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng gấp 500 lần, mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch tính đến cuối năm 2012 là 182. Năm 2012, MB đã chuyển đổi thành công mô hình tổ chức theo chiến lược phát triển 2010 – 2015. Lợi nhuận trước thuế đạt

3.090 tỷ đồng, dẫn đầu trong khối các NHTM CP (không kể các ngân hàng do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối), dẫn đầu về ROE và khẳng định vị trí chắc chắn trong TOP 5 ngân hàng thương mại lớn mạnh nhất Việt Nam. Đặc biệt, nếu xét về quy mô hoạt động, MB đang dẫn đầu lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam ở nhiều chỉ tiêu như năng suất lao động, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng huy động, tín dụng, lợi nhuận,…

2.4.2.2 Năng lực quản trị điều hành

Ngay cả trong thời điểm ngành ngân hàng hết sức khó khăn như năm 2008, không ít tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản, MB vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng các


chỉ số ở mức 20-30%. Lợi nhuận trước thuế của MB trong giai đoạn 2004-2008 cũng đạt mức tăng trưởng bình quân đến 61%/năm.

Đặc biệt, trong năm 2012, khi thị trường đang khó khăn thì MB vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường về tăng trưởng huy động vốn, tín dụng và lợi nhuận, các chỉ số ROA, ROE. Năm 2013, dù tình hình không khả quan hơn, kết thúc 9 tháng đầu năm, MB vẫn hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu cơ bản.

Ý thức kỷ luật và tinh thần thượng tôn pháp luật là một trọng điểm cốt lòi của văn hóa doanh nghiệp MB. Các quy định của pháp luật, ngành và của MB luôn được cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh, luôn được Bộ Quốc phòng, NHNN Việt Nam cùng nhiều cơ quan quản lý nghiệp vụ đánh giá cao. Nhìn nhận trên khía cạnh nghiệp vụ, bản chất các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng là bằng các quy trình, quy chế, là sản phẩm vô hình. Rủi ro rất dễ đến nếu như các sản phẩm, quy định được vận dụng không đúng nhằm tư lợi cá nhân. Vì vậy, ý thức tuân thủ pháp luật là then chốt để bảo đảm an toàn cho hoạt động các ngân hàng nói chung.

Nhờ môi trường văn hóa đó, cán bộ, nhân viên MB luôn cảm thấy như sống dưới một mái nhà, được tạo thêm động lực, sức sáng tạo để không ngừng cống hiến cho sự phát triển của ngân hàng. Điều này tạo sự gắn bó, cam kết rất cao với tổ chức. MB luôn tự hào là ngân hàng nơi mà cán bộ, nhân viên gắn bó nhất trong hệ thống ngân hàng. Văn hóa của MB không chỉ có ý nghĩa với người MB, mà nó còn lan tỏa, lay động tới mọi khách hàng, đối tác của MB và cộng đồng.

2.4.2.3 Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ‌

- Triển khai chiến lược công nghệ thông tin MB Group.

- Các dự án CNTT theo giải pháp chiến lược được triển khai (DW, BPM, F2B,…)

- Đầu tư hiện đại hóa năng lực hệ thống CNTT và tăng cường hệ thống an ninh mạng: lắp đặt bổ sung hệ thống máy chủ (DC), hệ thống dự phòng (DR), đường truyền dự phòng,…

2.4.2.4 Trình độ nhân sự

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức trên 500 khóa đào tạo, với 34.000 lượt tham dự. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu chất lượng dịch vụ toàn hệ thống.


- Quy hoạch nhân sự TOP 50, TOP 500. Chương trình quản trị nhân sự tiềm năng (HIPO).

- Áp dụng bộ chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs) cho từng vị trí chức danh.

- Tổng nhân sự toàn MB Group khoảng 6.128 người.

2.5 Đánh giá chung về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Quân Đội‌

2.5.1 Kết quả đánh giá rút ra từ việc phân tích mô hình CAMELS

Năm 2013 trong bối cảnh hoạt động ngân hàng khó khăn, MB vẫn duy trì được hoạt động ổn định, an toàn, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu (huy động vốn, dư nợ) hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch, nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể:

- Các chỉ số hiệu suất sinh lời ROA đạt 1,26%, ROE đạt 15,05% là một trong những ngân hàng có chỉ số hiệu quả kinh doanh tốt.

- Tổng tài sản đạt 180.432 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2012.

- Tổng huy động vốn từ dân cư và TCKT đạt 136.654 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2012, vượt 5% so với kế hoạch.

- Dư nợ cho vay đạt 88.253 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012, vượt 6% so với kế hoạch.

- Tổng thu nhập ngoài lãi tăng 34% so với năm 2012. Các hoạt động dịch vụ tăng: doanh số thanh toán quốc tế 7,35 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2012; doanh số kiều hối đạt 885 triệu USD, tăng 130% so với năm 2012; hoạt động ngân hàng điện tử và thẻ đều tăng trưởng tốt (thẻ ATM tăng 65%, Bankplus tăng 53%, eMB tăng 36%).

- MB tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 11%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn là 12,8%. Thanh khoản ngân hàng được duy trì tốt. Nợ xấu kiểm soát chặt chẽ (<2,5%).

2.5.2 Kết quả đánh giá rút ra từ mô hình nghiên cứu

Như đã giới thiệu ở chương 1, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo mô hình CAMELS: Vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, độ nhạy cảm của thị trường. Dựa trên chỉ tiêu này và tham khảo ý kiến chuyên gia thì có hai nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nhân tố từ phía ngân hàng và nhân tố bên ngoài.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí