phần xây dựng thương hiệu ngân hàng trên thị trường. Các chính sách tiền lương và thưởng cần phải phù hợp để có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động nhưng vẫn kích thích được sự nỗ lực của từng nhân viên. Để thực hiện điều này đòi hỏi:
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên.
+ Ngoài chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng , cần bổ sung kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định vay vốn
+ Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác
+ Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này và đây cũng là biện pháp hữu hiệu để thu hút khách hàng.
+ Cần tạo điều kiện để nhân viên tiếp cận với công nghệ thông tin cũng như nắm bắt kịp thời các tính năng , ứng dụng của công nghệ thông tin , hệ thống thông tin nhằm phục vụ tốt hơn cho việc phục vụ khách hàng.
+Tiếp tục hoàn thiện cơ chế môi trường làm việc thân thiện để thu hút và giữ nhân tài.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Công Thương Việt Nam
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ
Nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi suy thoái, đảm bảo môi trường kinh tế-chính trị-xã hội ổn định vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước. Đây là điều kiện tiên quyết để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng được ổn định , hiệu quả
Hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống pháp lý phải không ngừng được cải thiện, môi trường pháp lý rò ràng, minh bạch để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có ngân hàng hoạt động kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.
Hoàn thiện phương pháp tính toán và dự báo các chỉ tiêu của chính sách tiền tệ và
kinh tế vĩ mô như: Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán, dự báo các chỉ tiêu lạm phát , tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng một cách đồng bộ, có hệ thống và có mối liên hệ mật thiết với nhau
Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nội dung kinh tế của lãi suất cơ bản trở thành lãi suất chuẩn, lãi suất định hướng để điều hành cho hoạt động thị trường tiền tệ. Xây dựng, hoàn thiện phương pháp xác định các loại lãi suất và cơ chế điều hành các loại lãi suất
Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng , nhà nước cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ các ngân hàng thương mại vượt qua giai đoạn khó khăn
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN
Nhanh chóng giải quyết tình trạng nợ xấu của nền kinh tế, đưa hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định trở lại
Thực hiện tốt vai trò giám sát hoạt động của các TCTD, bảo đảm tính công bằng minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các TCTD
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM , chủ động triển khai kế hoạch tái cơ cấu dài hạn nhằm nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế , tránh gây tình trạng đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tạo điều kiện để các NHTM hiện đại hóa công nghệ thông tin phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống NHTM và các chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện đại theo chuẩn mực quốc tế
Thực hiện tốt công tác soạn thảo , tư vấn cho chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động tài chính-ngân hàng , đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích , đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2002-2013, luận văn đã đưa ra những giải pháp thực tế và cụ thể , phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian sắp tới. Để thực thi những giải pháp này đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải bám sát với tình hình diễn biến thực tế của thị trường và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng , sử dụng linh hoạt các biện pháp tùy vào tình hình thực tế. Đồng thời , đòi hỏi có sự đồng lòng hợp tác của các đơn vị , phòng ban , nhân viên ngân hàng nhằm giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả , phát triển bền vững trong tương lai
KẾT LUẬN CHUNG
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn , các NHTM cạnh tranh gay gắt về mọi lĩnh vực: nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng,đa dạng hóa sản phẩm…với mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng nhằm cạnh tranh thị phần , thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, qua đó hướng đến mục tiêu lợi nhuận , nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng
Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM, Vietinbank đòi hỏi cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể mang lại các sản phẩm dịch vụ phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng phải hoàn thiện về mọi mặt:nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu,đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc, cải tiến cơ cấu tổ chức, đổi mới công nghệ nhằm hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, đa năng theo chuẩn quốc tế
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và nhận thức còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được quý thầy cô cũng như toàn thể bạn đọc đóng góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính Vietinbank các năm
2. Báo cáo thường niên Vietinbank các năm
3. Dữ liệu thông tin tài chính-kinh tế cafef.vn
4. Dữ liệu vĩ mô trên vietstock
http://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/52/cpi.htm
5. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
6. Liễu Thu Trúc và Vò Thành Danh,2012, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2009, Tạp chí khoa học 2012.
7. Nguyễn Khắc Minh, 2006, Giáo trình ngân hàng, NXB Thống kê
8. Nguyễn Thị Mùi, 2008. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB tài chính, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Tiến, 2006, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Chính trị quốc gia.
10. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007. Quản trị rủi ro tài chính. NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Việt Hùng, 2008, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam , Luận án tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội.
12. Phan Thị Thu Hà ,2006. Giáo trình ngân hàng thương mại. NXB Thống kê
2006.
13. Peter S. Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính.
14. Quốc hội (2010), “Luật các Tổ chức tín dụng”.
ass_id=1 &mode=detail&document_id=96074 > 15. Quyết định số 254 (2012), “Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, Thủ tướng chính phủ ban hành. 16. Quyết định số 457 (2005), “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Ngân hàng nhà nước ban hành 17. Trần Ngọc Thơ, 2007.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống Kê. 18. Thông tư số 13 (2010), “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Ngân hàng nhà nước ban hành 19. Trần Huy Hoàng (Chủ biên), 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Lao động xã hội. B. Tài liệu Tiếng Anh 1. Abuzar M.A., 2013 , Internal and external determinants of profitability of Islamic banks in Sudan: evidence from panel data, Afro-Asian J. of Finance and Accounting, 3, 222-240 2. Athanasouglau, P.P., Brissimis, S.N., & Delis, M.D., 2008, Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability, International Financial Market Institutions &Money, 18, 121-136 3. Alper & Anbar , and Gur, Irshad and Zaman ,2011, Factors Affecting Bank Profitability in Turkey 4. Ali, Khizer, Akhtar,Farhan Muhammad and Ahmed, Zafar Hafiz, 2011, Banks- specific and macroeconomic indicators of profitability Factors Affecting Bank Profitability-Empirical Evidence from the commercial banks of Pakistan, International Journal of Business and Social Science 2, 235-242 5. Ajadi và Boujelbene, 2011, The Determinant of the Profitability of the Tunisian Deposit Banks, IBIMA Business Review, 1-21 6. Benton E. Gup, James W. Kolari , 2006. Commercial Banking. 7. Deger Alper and Adem Anbar, 2011,”Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey. 8. Dietrich Andreas & Wanzenried Grielle, 2011 Determinants of Banks Profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland, Journal of International Financial Markets, Institution &Money, 21, 307-327 9. Fadzlan Sufia & Royfaizal Razali Chong ,2008, Determinant Of Bank Profitability in A Developing Economy: Empirical Evidence From The Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, 4, 91-112 10. Irshad và Zaman ,2011, Factors Affecting Bank Profitability in Paskistan 11. Muhammad Farhan Akhtar , Khizer Ali and Shama Sadaqat , 2011, “Factors Influencing the Profitability of Conventional Banks of Pakistan 12. Peter S. Rose, Sylvia C. Hudgins, 2008. Bank Management & Financial Services, Seventh Edition 13. Richard S. Barr, Kory A. Killgo và Thomas F. Siems,1999, “Evaluating the productive efficiency performance of U.S. commercial banks 14. S. Scott MacDonald, Timothy W. Koch,2006, Management of Banking, Thomson South-Western. 15. Syafri, 2012, Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia, The 2012 international Conference on Business and Mangement 6-7 September 2012, Phuket-Thailand 16. Sufian ,2011, Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank-Specific And Macroeconomic Determinant. Journal of Economics and Management, 7,43-72 17. Trujilo-Ponce,2010, What determines the profitability of banks: Evidence from Spain, Finance Journal 18. Zeitun ,2012, Determinant of Islamic and Conventional Banks Performance in Gcc Countries Using Panel Data Analysis, Global Economy And Finance Journal,5,53-72 PHỤ LỤC 1 Tổng tài sản, cho vạy, vốn chủ sở hữu, dự phòng rủi ro tín dụng và thu nhập ngoài lãi của Vietinbank giai đoạn 2009-2014 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Quý Tổng tài sản Cho vay Vốn chủ sở hữu Dự phòng RRTD Thu nhập ngoài lãi 2009 Quý 1 193,280,787 125,509,443 13,371,059 - 280,724 Quý 2 218,561,995 139,645,184 13,381,740 (78,575) 489,796 Quý 3 226,569,995 159,210,458 16,411,375 732,466 864,517 Quý 4 245,411,855 164,524,765 16,988,991 (82,185) 188,152 2010 Quý 1 263,811,694 178,629,602 17,509,827 281,465 496,799 Quý 2 295,009,569 189,394,565 13,298,728 424,753 472,850 Quý 3 321,339,287 210,693,325 17,174,049 370,463 523,821 Quý 4 367,931,807 238,457,402 17,460,721 1,941,567 1,224,347 2011 Quý 1 395,843,604 254,122,856 22,615,899 1,983,020 881,940 Quý 2 395,852,473 266,107,485 22,735,987 255,150 586,946 Quý 3 414,985,844 276,394,581 24,313,306 471,005 353,629 Quý 4 460,838,203 296,934,366 28,509,348 2,707,211 665,729 2012 Quý 1 406,852,355 290,160,303 30,005,957 844,958 680,912 Quý 2 404,867,884 287,169,581 30,587,139 1,490,292 794,021 Quý 3 443,006,977 319,823,067 32,990,452 466,253 942,278 Quý 4 503,605,815 369,788,595 33,633,283 1,550,888 1,119,811 2013 Quý 1 499,847,289 364,999,445 34,647,245 1,346,409 637,828 Quý 2 522,220,602 378,160,921 47,930,929 514,689 698,810 Quý 3 528,608,920 390,289,688 50,109,676 796,826 1,275,943 Quý 4 576,383,612 389,950,222 54,076,455 1,465,122 893,248 2014 Quý 1 558,784,227 359,880,618 55,192,443 1,024,813 763,683 Quý 2 597636191 373144972 53364042 692642 588967 Có thể bạn quan tâm!