Ví dụ: để làm thành viên của Megastar và được nhận những quyền lợi, khuyến mại từ hệ thống rạp chiếu phim này, người tiêu dùng sẽ nhắn tin đến số tổng đài của Megastar để đăng kí làm thành viên. Việc đăng kí bao gồm những thông tin về cá nhân như độ tuổi, giới tính, chủng loại phim ưa thích… Dựa trên những thông tin thu thập được, Megastar sẽ phân loại nhóm khách hàng và gửi thông tin quảng cáo phim mới cho từng nhóm khách hàng theo những nhu cầu về loại phim khác nhau. Họ cũng có thể lựa chọn một gói khuyến mại nào đó để gửi kèm như một hình thức tạo sự hấp dẫn cho khách hàng. Hình thức này một mặt giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại, mặt khác cũng thông qua chương trình này để thu hút thêm khách hàng mới đến với doanh nghiệp.
- Điều tra thị trường qua điện thoại di động
Ở một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hoạt động điều tra thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của các doanh nghiệp. Hầu như tất cả các phương tiện có thể tiếp cận người tiêu dùng đều được sử dụng làm công cụ điều tra thị trường.Vì thế, khi điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến đã cung cấp cho hoạt động nghiên cứu thị trường một công cụ mới – điều tra thị trường qua điện thoại di động (Mobile Survey). (Hình 4, Phụ lục 1)
Nghiên cứu thị trường qua điện thoại di động có thể được triển khai qua tin nhắn SMS, tin nhắn MMS hoặc một trang mobiweb. Tuy nhiên, do hạn chế của kích cỡ màn hình điện thoại di động nên những nghiên cứu được thực hiện qua kênh này thường được xây dựng đơn giản, trực tiếp và ngắn gọn. Hơn nữa, thông tin điều tra thị trường được gửi tới điện thoại di động của khách hàng nên sẽ rất phản cảm và gây phiền nhiễu nếu nó quá dài và
khó hiểu. Do đó, hình thức này rất phù hợp với những nghiên cứu đòi hỏi tính thời sự cao và được thực hiện trong thời gian ngắn.
- Nhắn tin trúng thưởng
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Khác Biệt Trong Quan Điểm Sử Dụng Thuật Ngữ Mobile Marketing
- Hỗ Trợ Khả Năng Tương Tác Hai Chiều
- Quy Trình Triển Khai Một Chiến Dịch Mobile Marketing
- Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Mobile Marketing Chuyên Nghiệp
- Lý Thuyết Về Hành Vi Người Tiêu Dùng Đối Với Hoạt Động Mobile Marketing
- Mô Hình Và Giả Thuyết Nghiên Cứu 2.9.2.1Mô Hình Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Nhắn tin trúng thưởng hay “M txt and Win” (Hình 5, Phụ lục 1) là kịch bản hấp dẫn nhất đối với người tiêu dùng. Các chương trình trò chơi trúng thưởng qua điện thoại di động thường là được thực hiện dễ dàng như dự đoán đáp án đúng hoặc trả lời một số câu hỏi dự đoán mà doanh nghiệp đưa ra với nội dung tìm hiểu thương hiệu để nhận được quà tặng thường có rất nhiều người tham gia.
Ở các quốc gia Châu Á, hình thức này cũng rất phổ biến, đặc biệt như nhắn tin để dự đoán kết quả tỉ số bóng đá, tham gia trả lời câu hỏi trên truyền hình.
2.4.1.5 Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng
Như đã đề cập ở trên, Mobile Marketing không phải là một kênh Marketing độc lập như truyền hình, báo giấy hay radio nên doanh nghiệp phải sử dụng kết hợp một cách khéo léo các kênh truyền thông khác để quảng bá và thu hút người đăng ký tham gia (Minh họa tại phụ lục 2). Theo Pelau & Zegreanu (2010), các chương trình quảng bá cần làm rõ bốn nội dung chính bao gồm: (1) nội dung của hoạt động Mobile Marketing mà doanh nghiệp đang định thực hiện là gì? (2) người tiêu dùng phải nhắn tin đến đầu số nào để đăng ký tham gia chương trình? (3) từ khóa của chương trình là gì? và (4) người tiêu dùng được hưởng lợi ích gì khi tham gia chương trình? [63].
2.4.2 Bước 2: Triển khai chiến dịch
Sau khi hoàn tất các công tác chuẩn bị, doanh nghiệp bắt đầu bước 2 cũng là bước chủ đạo của toàn bộ chiến dịch đó là triển khai chiến dịch. Ở
bước này doanh nghiệp sẽ phải thực hiện ba công đoạn chính là xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện chương trình và báo cáo thống kê
2.4.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho chương trình Mobile Marketing
To: 8086
DK TOPCARE
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu (MMA 2008a), các chương trình Mobile Marketing chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp nhận được sự đăng ký và cho phép của người tiêu dùng (opt-in) (hình 2.3).
Hình 2.3: Tin nhắn đăng ký
Trước khi thực hiện các hoạt động Mobile Marketing, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu riêng cho chương trình. Thông tin của cơ sở dữ liệu càng chi tiết càng tốt, tuy nhiên ít nhất cũng phải có những nội dung cơ bản như: số điện thoại di động, nhóm tuổi, giới tính, khu vực sinh sống. Bên cạnh đó thông tin xác nhận đăng ký của người tiêu dùng cũng là một yêu cầu bắt buộc phải có trong cơ sở dữ liệu mà doanh nghiệp xây dựng. Do đó, cơ sở dữ liệu một mặt phải có tính cập nhật, chính xác, mặt khác phải nhận được sự đồng ý, cho phép và đăng ký của người tiêu dùng. Cơ sở dữ liệu được thu thập qua các nguồn không chính thống đều không nên dùng cho các chương trình Mobile Marketing. Việc nhắn tin đăng ký đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã chính thức trở thành khách hàng thân thuộc của đơn vị thực hiện chương trình, nó cũng đồng nghĩa với việc người đó cho phép đơn
vị thực hiện chương trình Mobile Marketing nhắn tin tới điện thoại của họ. Khi nhận được tin nhắn đăng ký của khách hàng, hệ thống Mobile Marketing sẽ tự động nhắn trả lại một tin nhắn cảm ơn và xác nhận đăng ký (hình 2.4).
From: 8086
Cảm ơn bạn đã tham gia chương trình của Topcare.Hãy mang tin nhắn này đến Topcare để nhận khuyến mại của chúng tôi.
Hình 2.4: Tin nhắn xác nhận đăng ký
Thông tin của những người đăng ký sẽ được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu của đơn vị cung cấp đầu số nhắn tin và sẽ được báo cáo và tự động cập nhật hai chiều với hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) của doanh nghiệp. Ban đầu thông tin được cung cấp chỉ có thông tin đăng ký và số điện thoại di động của người tiêu dùng.
Tuy nhiên để có thể xác định chính xác nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp còn thu thập thêm thông tin về thị hiếu, nhu cầu, giới tính, độ tuổi… của khách hàng. Việc này có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau nhưng chủ yếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp đề nghị khách hàng trả lời, cung cấp thông tin để nhận quà tặng khuyến mại.
Mức độ chi tiết và chính xác của thông tin phụ thuộc nhiều vào độ trung thành, sự tin cậy và sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2.4.2.2 Thực hiện kịch bản Marketing
Dựa trên kịch bản được hệ thống hóa, lập trình và cài đặt sẵn trong hệ thống máy chủ Mobile Marketing (Mobile Marketing server), doanh nghiệp sẽ tiến hành bước thực hiện kịch bản Marketing vào các thời điểm đã định sẵn.
2.4.3 Bước 3: Báo cáo, thống kê, điều chỉnh chương trình Mobile Marketing
Hoạt động thống kê, báo cáo kết quả chương trình đối với các chương trình Marketing truyền thống như truyền hình, báo giấy… thường chỉ có thể thực hiện được sau khi chương trình đã kết thúc. Việc đong đếm hiệu quả của các chương trình Marketing không thể thực hiện được một cách trực tiếp mà phải thông qua công tác điều tra thị trường. Những việc làm này không chỉ mất thời gian mà còn khiến doanh nghiệp tốn kém. Thêm vào đó, những chương trình không mang lại nhiều hiệu quả nhưng do không có thống kê, báo cáo kịp thời đã gây ra lãng phí thậm chí phản cảm cho người tiêu dùng.
Khắc phục điểm yếu này, hoạt động báo cáo, thống kê của kênh Mobile Marketing diễn ra đồng thời với thời gian diễn ra chương trình (báo cáo thời gian thực).
Báo cáo được thiết kế và xây dựng dưới dạng một ứng dụng trên web, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể truy cập và kiểm soát chương trình của mình ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng được thường xuyên cập nhật cho doanh nghiệp thông qua Email và điện thoại di động. Đây cũng là một tính năng nổi trội của hệ thống Mobile Marketing. Dựa trên các thông số thống kê như: số lượng người đăng ký (subcribers), số lượng người bỏ đăng ký (unsubcribers) và số tin nhắn đã được gửi đi, doanh nghiệp có thể quyết định đẩy mạnh, giảm tốc độ hoặc điều chỉnh kịch bản cũng như nội dung thông điệp chương trình Mobile Marketing của mình.
Ngoài ra, còn một chỉ tiêu mà doanh nghiệp cần quan tâm khi phân tích hiệu quả của một chương trình Mobile Marketing đó là số lượng và nội dung tin nhắn phản hồi của khách hàng. (Hình 2.5)
Hình 2.5: Minh họa website báo cáo, thống kê chiến dịch Mobile Marketing
2.5 Công nghệ của Mobile Marketing
Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông di động, nền tảng công nghệ được sử dụng cho các hoạt động Mobile Marketing ngày càng được nâng cao. Hiện nay, đã có rất nhiều công nghệ được sử dụng, tuy nhiên xét về độ phổ biến và hiệu quả, có 3 công nghệ chính đang được sử dụng để thực hiện các chương trình Mobile Marketing; đó là công nghệ tin nhắn ngắn (SMS), công nghệ tin nhắn đa phương tiện (MMS) và công nghệ Mobiweb.
2.5.1 Công nghệ SMS
Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS – Short Messaging Service) là một dịch vụ cơ bản và quan trọng của hệ thống mạng điện thoại di động, nó cho phép
người dùng điện thoại gửi và nhận những ký tự hoặc chuỗi ký tự với một độ dài hạn chế (Iddris, 2006) [40]. Điểm đặc biệt của dịch vụ này là số lượng ký tự của một tin nhắn SMS bị giới hạn ở mức 160 ký tự và tin nhắn SMS chỉ cho phép người dùng soạn những nội dung bằng ký tự chứ không hỗ trợ những nội dung đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh… Tuy nhiên, theo Tsirulnik (2011), năm 2010 có 6,1 nghìn tỉ tin nhắn SMS được gửi đi khắp toàn cầu, tương đương với 192.192 tin nhắn SMS được gửi đi một giây. Con số này sẽ tăng lên 8,7 nghìn tỉ tin nhắn/năm vào năm 2015 [75]. Đây là con số ấn tượng đánh giá sự phát triển và phổ biến của dịch vụ này. Điều này còn được nhấn mạnh ở sự bùng nổ của trào lưu đang lan mạnh trong xã hội - nhắn tin thay cho gọi điện thoại để liên lạc.
Bên cạnh đó, chi phí cho một tin nhắn SMS thấp hơn nhiều so với các dịch vụ khác như dịch vụ thoại (gọi điện) và các dịch vụ nội dung trên di động khác. Trong báo cáo của MIC (2011), ở Mỹ, giá cước của một tin nhắn SMS có mức trung bình là 0,04 đô la Mỹ/tin nhắn (bảng cước của hàng AT&T), ở Châu Âu, T-Mobile đặt mức 0,032 EUR/tin nhắn và ở Việt Nam, VNPT áp mức giá 300 VND/tin nhắn [6]. Cho dù có sự chênh lệch nhau giữa các khu vực nhưng trên thực tế giá của tin nhắn SMS là mức giá thấp nhất trong bảng cước viễn thông di động của tất cả các hãng.
Hơn thế nữa, kể từ khi ra đời, tin nhắn SMS luôn được coi là dịch vụ dễ sử dụng và được sử dụng phổ biến nhất trong các dịch vụ của điện thoại di động. Tsirulnik (2011) giải thích lý do của sự phổ cập này bởi vì tất cả những chiếc điện thoại sản xuất ra đều được tích hợp sẵn dịch vụ này bất kể đó là một chiếc điện thoại đắt tiền hay rẻ tiền, một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc điện thoại chỉ có những tính năng cơ bản [75]. Vì vậy, Bose (2010) nhận xét: “với những người đang sử dụng điện thoại di động, rất nhiều người
trong số họ có thể rất lâu không thực hiện cuộc gọi nhưng hầu hết mọi người đều nhắn tin SMS” [25].
Nhận biết được những đặc điểm này, các công ty Marketing đã sử dụng SMS làm công nghệ chính cho hoạt động của hệ thống Mobile Marketing (Minh họa ở Hình 1, Phụ lục 3). Ngoài ra, do tin nhắn SMS thường được dùng để thực hiện các chiến dịch Mobile Marketing nên trong cả thực tế cũng như trong các nghiên cứu,đôi khi thuật ngữ SMS Marketingcũng được dùng để thay thế cho thuật ngữ Mobile Marketing. Điều này cho thấy vai trò và vị trí “độc tôn” của công nghệ SMS trong lĩnh vực Mobile Marketing. Theo Suher, Ispir & Oztuk (2009), các chương trình SMS Marketing hiện đang chiếm khoảng 80% tổng doanh thu của toàn ngành Mobile Marketing. Tuy nhiên, con số này sẽ giảm xuống trong tương lai gần do sự ra đời của các công nghệ viễn thông di động mới và việc giảm mạnh giá cước dịch vụ của các nhà mạng di động cho các dịch vụ băng thông rộng [69].
2.5.2 Công nghệ MMS
Cũng tương tự như công nghệ SMS, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS – Multimedia Messaging Service) cũng là một công nghệ cho phép người dùng gửi và nhận tin nhắn. SMS và MMS có những nguyên tắc, phương pháp truyền dữ liệu tương tự nhau nhưng chỉ có công nghệ MMS mới cho phép gửi và nhận những tin nhắn có đính kèm những nội dung đa phương tiện như một bài hát, đoạn nhạc, hình ảnh, thậm chí một đoạn phim. Chuẩn công nghệ này được phát triển bởi OMA (Open Mobile Alliance) và được sử dụng nhiều trong giai đoạn điện thoại tích hợp máy ảnh số mới ra đời. Năm 2009, báo cáo của hội nghị công nghệ MMS diễn ra tại Thượng Hải đã thống kê được năm 2008 toàn thế giới đã có 50 tỉ tin nhắn MMS được gửi đi, con số