Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Mobile Marketing Chuyên Nghiệp


này cũng được dự báo sẽ tăng lên 75 tỉ vào cuối năm 2012 (Lee, Hsieh và Huang, 2011) [47].

Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là một công nghệ có dự báo sẽ không có nhiều sự tăng trưởng và thậm chí đi vào ngõ cụt trong thời gian tới do tin nhắn MMS thường đính kèm những tập tin đa phương tiện nên rất dễ bị lợi dụng để hacker đính kèm những đoạn mã virus. Tuy chưa quá phổ biến như virus máy tính nhưng virus trên điện thoại di động lại vô cùng nguy hiểm do điện thoại di động là thiết bị mang tính cá nhân cao nhất và những thông tin chứa trong đó có thể coi là những thông tin cần bảo mật ở mức độ cao. Hơn thế nữa về mặt thao tác kỹ thuật, để có thể gửi và nhận tin nhắn MMS người dùng phải tiến hành các thao tác đăng ký tương đối phức tạp và khác với SMS không phải bất kỳ điện thoại nào cũng hỗ trợ công nghệ này.

Những hạn chế trên đã tạo ra một tương lai phát triển không sáng sủa cho công nghệ này nhưng trong lĩnh vực Mobile Marketing, MMS lại là một công nghệ được dùng rất phổ biến chỉ đứng sau SMS. Hiện nay, những chương trình tin nhắn Marketing đa phương tiện được đính kèm hình ảnh, âm thanh và mã vạch đang được rất nhiều công ty sử dụng thay cho những tin nhắn SMS chỉ có ký tự (Minh họa ở hình 2, Phụ lục 3).

Việc sử dụng tin nhắn đa phương tiện làm công cụ Marketing giúp tăng sức hấp dẫn đối với người nhận và mở rộng khả năng truyền tải cho thông điệp. Với những tin nhắn Marketing chỉ có ký tự, người nhận sẽ rất khó để hình dung ra sản phẩm, dịch vụ đang được Marketing. Tin nhắn MMS lại hỗ trợ việc này thông qua những hình ảnh sống động có kèm video và âm thanh. Nó giúp cho người nhận tin có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của thông điệp Marketing hơn là việc tưởng tượng ra nó như với tin nhắn SMS.


2.5.3 Công nghệ Mobiweb


Công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ ba - 3G và sắp tới là thế hệ thứ tư - 4G đang và sẽ góp phần tạo ra những thay đổi lớn cho hệ thống viễn thông di động toàn cầu. Những công nghệ mới này cho phép người sử dụng điện thoại di động truy cập những ứng dụng trên Internet với tốc độ cao hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có xu hướng thay thế những chiếc điện thoại di động có tính năng cơ bản bằng những chiếc điện thoại thông minh, đa chức năng. Vì vậy, trong tương lai không xa điện thoại di động và máy tính cá nhân chắc chắn sẽ hội tụ làm một.

Tuy nhiên, do được sử dụng nhiều vào mục đích đàm thoại nên màn hình điện thoại di động thường nhỏ hơn nhiều lần so với màn hình máy vi tính, do đó yêu cầu đặt ra là : “phải phát triển công nghệ website sử dụng cho các thiết bị di động”. Đây chính là tiền đề ra đời của Mobiweb – website được dành riêng cho các thiết bị di động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Mobiweb được thiết kế đơn giản hơn về hình thức và gọn nhẹ hơn về nội dung sao cho người dùng không cảm thấy khó chịu do hạn chế về tốc độ truy cập của điện thoại di động gây ra. Nội dung đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video được nén lại với kích thước và dung lượng nhỏ hơn nhiều lần kích thước thực, nhưng vẫn phải đảm bảo những nội dung chính mà website đang chuyển tải. Đặc biệt, cũng giống như website, ở một số vị trí trên trang như phần đầu trang, chân trang của Mobiweb cũng có các vị trí dành cho banner quảng cáo. Nhưng, do hạn chế về kích thước màn hình nên các mobi banner có kích thước nhỏ hơn và ít chuyển động hơn (Minh họa tại hình 3, Phụ lục 3).

Ngoài ra, các thiết bị di động có kích thước và tiêu chuẩn rất đa dạng, vì vậy việc thiết kế hình thức và xây dựng nội dung sao cho ấn tượng và hấp


dẫn người xem đang là một thách thức lớn với những người làm Mobile Marketing. Để tránh sự thiếu thống nhất về kích cỡ của banner quảng cáo trên Mobiweb, MMA (2008b) đã có những hướng dẫn chi tiết về kích cỡ banner trên Mobiweb (Phụ lục 4) [54].

Hình thức này có tính thể hiện cao hơn hai hình thức Marketing qua SMS và MMS, nhưng giá thành cao cũng như hạn chế về đối tượng sử dụng đang là những vấn đề mà Marketing qua Mobiweb cần giải quyết. Tuy nhiên, trong tương lai khi máy tính và điện thoại hội tụ làm một, đây có thể là sự bùng nổ lần thứ hai của Online Marketing – hình thức Marketing trên website.

2.6 Chuỗi cung cấp dịch vụ Mobile Marketing


Nester, Lyall (2003) cho rằng có 5 đối tượng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ Mobile Marketing, đó là (1) Doanh nghiệp, (2) Công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing, (3) Công ty tích hợp công nghệ , (4) Nhà mạng điện thoại di động, (5) Người tiêu dùng.(Hình 2.5) [58]


Hình 2 6 Chuỗi cung cấp dịch vụ Mobile Marketing Nguồn Nester Lyall 2003 2 6 1 1

Hình 2.6: Chuỗi cung cấp dịch vụ Mobile Marketing


(Nguồn: Nester, Lyall 2003)


2.6.1 Doanh nghiệp – Nhãn hàng


Doanh nghiệp với các nhãn hàng cần làm Marketing (Companies, Brands) là đối tượng đầu tiên và cũng là điểm xuất phát của chuỗi cung cấp dịch vụ Mobile Marketing. Các ý niệm ban đầu cho các chương trình, chiến dịch Mobile Marketing đều được bắt đầu từ doanh nghiệp. Như đã bàn đến ở phần quy trình hoạt động của Mobile Marketing, doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm phần công việc đầu tiên đó là xác định ý tưởng chủ đạo cho toàn bộ chiến dịch Mobile Marketing. Ngoài ra doanh nghiệp cũng tham gia vào tất cả các khâu khác của quá trình xây dựng và triển khai chiến dịch Mobile Marketing. Họ sẽ đóng vai trò quản lý, giám sát, điều chỉnh và tạo đầu mối hợp tác giữa các đơn vị tham gia vào chiến dịch này.

Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn được coi là chất keo kết dính hoạt động của các đơn vị, đảm bảo cho chiến dịch diễn ra một cách suôn sẻ và thành công.

2.6.2 Công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing


Để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp tự xây dựng và triển khai chiến dịch Mobile Marketing, tuy nhiên việc này được đánh giá là thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả còn hạn chế. Vì thế, doanh nghiệp thường thuê các công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing (Mobile Marketing agencies) để triển khai những công việc cụ thể cho mình. Công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing sẽ dựa trên mục tiêu, định hướng và bản kế hoạch tổng thể do doanh nghiệp vạch ra để sáng tạo và phát triển nội dung, kịch bản cho chiến dịch Mobile Marketing.

Trên thị trường hiện nay có hai loại công ty chuyên đảm nhiệm phần công việc này đó là: công ty cung cấp dịch vụ Marketing truyền thống và công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing chuyên nghiệp.


2.6.2.1 Công ty cung cấp dịch vụ Marketing truyền thống


Đây là những công ty đang hoạt động trong lĩnh vực Marketing, quảng cáo và truyền thông. Công ty cung cấp dịch vụ Marketing truyền thống thường thực hiện các hoạt động như đại lý quảng cáo, tổ chức sự kiện, quản lý quan hệ công chúng (PR – Public Relation), thực hiện các chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp…

Các công ty cung cấp dịch vụ Marketing truyền thống thường có thâm niên và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt họ cũng có sự tiếp cận và nghiên cứu những hình thức, kênh Marketing mới để mở rộng hoạt động chuyên môn của họ.Vì vậy họ sẽ không gặp khó khăn khi phát triển và cung cấp dịch vụ Mobile Marketing.

Ngoài ra, do đồng thời quản lý và cung cấp nhiều kênh quảng cáo và truyền thông nên những đơn vị này có nhiều lợi thế khi triển khai các chiến dịch Mobile Marketing – những chiến dịch đòi hỏi sự hỗ trợ của các kênh truyền thông đa phương tiện khác.

2.6.2.2 Công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing chuyên nghiệp


Cũng đóng vai trò là đơn vị sáng tạo và phát triển nội dung, kịch bản cho chiến dịch Mobile Marketing, công ty Mobile Marketing chuyên nghiệp chỉ hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực Mobile Marketing. Công ty này thường không cung cấp các dịch vụ Marketing và truyền thông khác mà chỉ tập trung vào dịch vụ và ứng dụng của Mobile Marketing.

Chính vì vậy, xét từ góc độ chuyên môn sâu, công ty thuộc nhóm này có mức độ chuyên nghiệp cao hơn các công ty cung cấp dịch vụ Marketing truyền thống. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thuê đơn vị này triển khai chiến dịch Mobile Marketing cho mình, họ lại phải tìm kiếm những kênh truyền thông khác để quảng bá cho chương trình.


2.6.3 Công ty tích hợp công nghệ di động


Công ty tích hợp công nghệ viễn thông di động (Mobile Technology Integrator) đóng vai trò bản lề trong quá trình triển khai chiến dịch Mobile Marketing. Sau khi công ty Marketing hoàn thiện phần nội dung, kịch bản chiến dịch MobileMarketing sẽ tiếp tục được chuyển giao cho công ty tích hợp công nghệ di động để lập trình ứng dụng và thiết lập hạ tầng công nghệ. Các ứng dụng này thường được các công ty phần mềm phát triển và cung cấp dưới dạng các gói dịch vụ hoặc do các công ty Mobile Marketing xây dựng sẵn. Trên thế giới có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này, bởi bất kì công ty phần mềm nào cũng đều có thể xây dựng các hệ thống kỹ thuật cho Mobile Marketing.Nhưng để có thể xây dựng tốt hệ thống kỹ thuật cho các chương trình mobile Marketing, các công ty tích hợp công nghệ cần phải thấu hiểu cả ý tưởng Marketing của các công ty Marketing lẫn hệ thống kỹ thuật viễn thông của các nhà mạng.

2.6.4 Nhà mạng viễn thông di động


Thông điệp Mobile Marketingđược chuyển và phát tán thông qua hệ thống viễn thông di động của các nhà mạng di động, vì vậy nhà mạng viễn thông thông di động (Mobile network Operator) là thành phần không thể thiếu của chuỗi giá trị của Mobile Marketing.Thiếu mất khâu này, hoạt động Mobile Marketing sẽ không thể thực hiện được. Theo hiệp hội GSM toàn cầu, hiện nay toàn thế giới có hơn 750 nhà mạng viễn thông di động (GSM world, 2011) và toàn bộ những nhà mạng này đều có thể cung cấp dịch vụ SMS – nền tảng công nghệ chính của Mobile Marketing

2.6.5 Người tiêu dùng


Người tiêu dùng là điểm cuối cùng của chuỗi giá trị của Mobile Marketing. Nhưng đây lại là cái đích hội tụ mọi mục tiêu và hoạt động của


các chương trình Mobile Marketing. Do đó, hiểu rõ nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng sẽ là chìa khóa cho sự thành công của các chiến dịch Mobile Marketing nói riêng và các hoạt động Marketing nói chung. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về thái độ và phản ứng của người tiêu dùng đối với các hoạt động quảng cáo, Marketing, thì hầu hết những người được hỏi đều có thái độ không tích cực. Vì vậy, để có thể thành công, các đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Marketing cần nghiên cứu kĩ về hành vi của người tiêu dùng để giảm thiểu những rào cản tâm lý và nâng cao hiệu quả của chương trình Marketing

2.7 Hệ thống luật pháp và qui định đối với Mobile Marketing


Như đã đề cập ở phần trên, có rất nhiều đơn vị tham gia vào quá trình triển khai một chiến dịch Mobile Marketing nên về mặt luật pháp, hoạt động Mobile Marketing bị quản lý và điều chỉnh bởi rất nhiều các hệ thống luật và quy định khác nhau.Cụ thể là ba hệ thống luật và quy định chính sau: (1) Viễn thông,(2)Marketing – Quảng cáo và (3) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thực tế tại Việt Nam cho thấy hoạt động này đang được điều chỉnh và quản lý thông qua 3 văn bản pháp luật chính là (1) Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, (2) Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 và (3) Nghị định về chống thư rác năm 2008. Trong đó, nghị định 90/2008/NĐ- CP hay còn được gọi phổ thông là Nghị định “Chống thư rác” được ban hành tháng 08/2008 là văn bản được đánh giá là thiết thực nhất, sát sườn nhất đối với công tác quản lý hoạt động Mobile Marketing tại Việt Nam (Thủ tướng chính phủ, 2008) (Phụ lục 7). Bên cạnh đó, các Bộ, Ban, Ngành và các nhà mạng cũng có những qui định chi tiết hơn, điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Marketing trên thị trường.

Song, do là lĩnh vực mới, thực tiễn còn chưa nhiều nên hướng dẫn và quy định của đơn vị quản lý nhà nước còn rất mỏng và sơ sài. Hầu hết quy


định cho hoạt động Mobile Marketing thường bị lẫn vào các quy định của dịch vụ viễn thông, thương mại điện tử hoặc Marketing điện tử (E- Marketing). Mỗi quốc gia khác nhau lại có các quy định cụ thể khác nhau đối với hoạt động Mobile Marketing. Tuy nhiên hầu hết chúng đều xoay quanh các yêu cầu cụ thể sau:

- Nội dung thông điệp Marketing phải rõ ràng , dễ hiểu và không gây nhầm lẫn.

- Tin nhắn cần ngắn gọn và dễ đọc (tránh viết tắt, dùng các ký tự quá đặc biệt)

- Hoạt động được Marketing phải là hoạt động thực (ví dụ: thông tin về một chương trình khuyến mại phải là thông tin thực chứ không chỉ là công cụ để Marketing)

- Các vấn đề phát sinh từ phía người tiêu dùng cần được trả lời và giải đáp trong thời gian ngắn nhất.

Bên cạnh đó, để giúp các quốc gia và các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để dễ dàng quản lý, điều phối hoạt động Mobile Marketing ở quốc gia mình, năm 2008, hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu đã ban hành bộ tài liệu có tên: Code of Conduct Document for Mobile Marketing (MMA 2008a). Bộ tài liệu này đưa ra những tiêu chuẩn và định hướng chungcho hoạt động Mobile Marketing, nội dung được thể hiện bằng nguyên lý 5C. Đây là 5 chữ cái đầu của 5 từ trong tiếng Anh là Choice (tự do chọn lựa), Control (kiểm soát), Constraint (giới hạn), Consideration (Tôn trọng) và Confidentiality (bảo mật) [53].

Căn cứ trên nội dung của bộ tài liệu này, các quốc gia trong đó có Việt Nam đã được tham khảo để xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động Mobile Marketing ở quốc gia mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022