Nhóm Đề Xuất Đối Với Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Mobile Marketing


Bên cạnh đó, quà tặng khuyến mại cũng được xác định là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing. Để thúc đẩy thái độ và hành vi tích cực của người tiêu dùng đối với các chương trình Mobile Marketing, doanh nghiệp cần tạo thêm các giá trị gia tăng và quà tặng khuyến mại cho người tiêu dùng. Việc này nhắm vào hai mục đích chính: thể hiện thành ý của doanh nghiệp và chứng minh chương trình Mobile Marketing mà doanh nghiệp đang thực hiện là chương trình “thật”.

Đặc biệt là với những khách hàng thân thiết, trung thành, doanh nghiệp cần có những chương trình chăm sóc và quà tặng riêng.Ví dụ, doanh nghiệp có thể gửi bưu thiếp điện tử, phiếu khuyến mại điện tử tới điện thoại di động của khách hàng nhân ngày sinh nhật hoặc các dịp lễ tết. Những khách hàng thân thiết là một phần không thể thiếu trong các chương trình Mobile Marketing bởi “chăm sóc” họ, các doanh nghiệp không chỉ giữ chân được một số lượng khách hàng cố định mà còn là cầu nối để thu hút thêm những khách hàng mới.Đồng thời việc làm này còn thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng – một việc làm còn hiếm và manh mún ở các doanh nghiệp Việt Nam.

- Kết hợp Mobile Marketing với các kênh truyền thông đa phươngtiện khác

Có thể nói cho dù có sự khác biệt đến thế nào đi chăng nữa nhưng tựu chung lại, Mobile Marketing vẫn là một kênh Marketing trong tổng hòa chiến lược Marketing, truyền thông của doanh nghiệp. Ngoài ra, cả lý thuyết về Mobile Marketing và thực tế đều


chứng minh rằng Mobile Marketing là kênh Marketing không thể tự thực hiện một cách đơn lẻ được. Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình thực hiện nó một cách đơn lẻ, hiệu quả mang lại sẽ không cao và chủ yếu chỉ dừng lại ở các chương trình nhắn tin quảng cáo dưới dạng Spam SMS.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của các chiến dịch Mobile Marketing, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch tổng thể bao gồm việc kết hợp và sử dụng các kênh truyền thông khác của doanh nghiệp để quảng bá cho chương trình Mobile Marketing đang định thực hiện. Những kênh truyền thông đang được triển khai hiện nay có lợi thế là tiếp cận được với một số lượng lớn người tiêu dùng thông qua hình thức phát tán rộng rãi (broadcasting), tuy nhiên những kênh này lại gặp khó khăn khi tiếp cận khách hàng mục tiêu. Ngược lại, Mobile Marketing lại cho phép xác định và tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu. Phân tích ở trên đã chứng tỏ rằng Mobile Marketing và các kênh Marketing truyền thống là những sự bổ sung cần thiết cho sự phát triển và lớn mạnh của nhau.

Trên thực tế, hoạt động này đã được hầu hết các nhãn hàng lớn triển khai thành công như Coca-Cola, BMW, Pepsi, Unilever, P&G…Các đơn vị này sử dụng những kênh truyền thông đa phương tiện để quảng bá và thu hút khách hàng đăng ký tham gia hoặc đăng ký thành viên của các chiến dịch Mobile Marketing. Khi đã có được cơ sở dữ liệu khách hàng cần thiết, họ tiến hành các hoạt động Mobile Marketing. Điều này giúp các chiến dịch Mobile Marketing tăng tính hợp pháp và không gây ra sự khó chịu cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ này không mang tính một chiều, Mobile Marketing cũng giúp quảng bá các chương trình Marketing và truyền thông khác của doanh nghiệp. Với các kênh Marketing truyền thống, việc đong đếm hiệu quả là một thách thức rất lớn, trong khi đó, đây lại là một tính năng vượt trội của Mobile Marketing. Do đó, doanh nghiệp có thể kết hợp Mobile Marketing với các kênh truyền thông khác để có thể theo dõi, tính toán và điều chỉnh các chiến dịch Marketing cho phù hợp và hiệu quả hơn.

5.2.1.2 Nhóm đề xuất đối với công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội - 20


Đối với các công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing, tác giả đưa ra ba đề xuất sau: (1) tôn trọng người tiêu dùng, (2) đa dạng hóa kịch bản để tạo thêm giá trị giải trí, (3) tập trung vào giới trẻ.

- Tôn trọng người tiêu dùng


Có một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam, đó là người tiêu dùng chưa nhận được nhiều sự tôn trọng từ phía doanh nghiệp.Những thông tin về việc người tiêu dùng bị quấy nhiễu, lừa đảo xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo kết quả khảo sát, có một tỉ lệ rất lớn tin nhắn quảng cáo được gửi tới điện thoại di động của người tiêu dùng mà không được cho phép. Ngoài ra, người tiêu dùng còn phải chịu rất nhiều hoạt động mang tính quấy nhiễu như việc gửi tin nhắn quảng cáo vào ban đêm, giờ nghỉ ngơi, thậm chí cả những chương trình lừa đảo qua tin nhắn. Hành động này thể hiện sự thiếu tôn trọng của các đơn vị thực hiện chương trình Mobile Marketing đối với người tiêu dùng.Và một điều tất yếu không thể tránh khỏi đó là người tiêu dùng Việt


Nam vẫn còn rất thờ ơ, mất niềm tin vào hoạt động Mobile Marketing tại Việt Nam.

Vì thế, các công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketingcần thể hiện sự tôn trọng đối với người tiêu dùng thông qua việc quản lý chặt chẽ và bảo mật thông tin mà người tiêu dùng đã đăng ký khi tham gia các chương trình Mobile Marketing. Điều này một mặt thể hiện uy tín, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đơn vị làm Marketing, mặt khác cũng bày tỏ sự tôn trọng đối với người tiêu dùng.

- Đa dạng hóa kịch bản để tạo thêm giá trị giải trí

Trong thực tế, giới trẻ rất quan tâm tới những hoạt động mang tính giải trí và khơi gợi tính tò mò, tuy nhiên hoạt động Mobile Marketing ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở các chương trình quảng cáo qua tin nhắn. Trong khi đó, như đã giới thiệu ở phần trên Mobile Marketing có rất nhiều kịch bản hấp dẫn, chứ không chỉ có mỗi kịch bản nhắn tin quảng cáo hay tin nhắn rác như đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, việc kết hợp và tích hợp các kịch bản riêng lẻ lại với nhau cũng tạo ra những kịch bản mới hấp dẫn và cuốn hút hơn như việc kết hợp kịch bản nhắn tin quảng cáo kèm theo phiếu khuyến mại trên điện thoại di động. Điều này một mặt giảm bớt sự nhàm chán cho các kịch bản đơn lẻ, mặt khác tạo ra sự mới lạ cho chương trình Mobile Marketing. Một số chương trình Mobile Marketing do các nhãn hàng lớn như Unilever, Coca – Cola, Pepsi, P&G…được tổ chức ở Việt nam hiện nay hầu hết là nhỏ lẻ, nhàm chán và không thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy việc đa dạng hóa kịch bản và phương thức thể hiện là yêu cầu sống còn không chỉ đối với


các công ty Marketing mà còn đối với sự phát triển chung của kênh Mobile Marketing tại Việt Nam.

- Tập trung vào giới trẻ

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng khách hàng mà Mobile Marketing hướng đến là giới trẻ - những người có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống. Những người thuộc độ tuổi này được đánh giá là năng động và có sự “nhạy cảm” đối với những sản phẩm, dịch vụ mới mang tính công nghệ cao. Vì vậy hoạt động Mobile Marketing cần được thực hiện sao cho phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu này.

Âm nhạc và thể thao luôn là hai lĩnh vực có sức thu hút và lan tỏa rất lớn đến mọi người đặc biệt là giới trẻ. Việc kết hợp hai hình thức này vào Mobile Marketing sẽ khiến cho hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp có thể được lan tỏa một cách rộng rãi. Ở Việt Nam các chương trình nhắn tin bình chọn cho các hoạt động âm nhạc như Việt Nam Idol, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Dự đoán kết quả - tỉ số bóng đá … đã trở nên rất quen thuộc đối với những người tiêu dùng thuộc nhóm tuổi trẻ.

5.2.1.3 Đề xuất đối với công ty tích hợp công nghệ di động

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới cho Mobile Marketing Thay vì chủ yếu dựa vào công nghệ tin nhắn ngắn SMS, các

công ty viễn thông di động nên có sự đầu tư, nghiên cứu và sử dụng các loại công nghệ cao cấp hơn như tin nhắn đa phương tiện, hay Mobiweb. Tuy SMS cũng có những lợi thế nhất định nhưng cũng có những hạn chế trong hình thức thể hiện.


Trên thế giới hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai các chương trình Mobile Marketing rất sáng tạo khi tích hợp thông điệp Marketing vào trong các nội dung đa phương tiện khác như game hay nhạc số. Công ty BMW – một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp ô tô thế giới đã cho ra mắt trò chơi trên điện thoại di động. Trò chơi này hoàn toàn miễn phí và người tiêu dùng có thể download chúng từ website của BMW. Trò chơi cho phép người chơi có thể tham gia đua xe với những chiếc xe có thiết kế tương tự chiếc BMW Series 1 sắp được thương mại hóa của hãng. Hình ảnh trong game giúp cho người tiêu dùng có những trải nghiệm và nhận biết được những điểm khác biệt và nổi bật của chiếc xe mới.

5.2.2 Nhóm đề xuất đối với các đơn vị quản lý 5.2.2.1 Đề xuất với nhà mạng

Như đã từng đề cập, nhà mạng là cơ quan quản lý cấp cơ sở của hoạt động Mobile Marketing. Họ là những đơn vị cung cấp phương tiện cho hoạt động Mobile Marketing. Ngoài ra, khách hàng của họ cũng là đối tượng của Mobile Marketing. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình và cũng là góp phần thúc đẩy sự phát triển của Mobile Marketing tại Việt Nam, các nhà mạng nên lưu ý hai vấn đề, đó là: (1) Xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết và chế tài xử phạt đối với các nhà cung cấp dịch vụ Mobile Marketing gây phiền nhiễu cho người tiêu dùng, (2) Xây dựng hệ thống kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các kịch bản Mobile Marketing của các doanh nghiệp.

Hiện nay, ba nhà mạng lớn nhất là Vinaphone, Mobifone và Vietel đã và đang có nhiều động thái để kiểm tra, kiểm soát những hoạt động Mobile Marketing mà các doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, mức chế tài còn thấp


và chưa đủ tính răn đe, chủ yếu là xử phạt hành chính nên các doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt vẫn cố tình thực hiện hoạt động “khủng bố” người tiêu dùng bằng tin nhắn quảng cáo “rác”. Hơn thế nữa, các nhà mạng lại chưa xây dựng được những văn bản hướng dẫn và qui định chặt chẽ, chi tiết đối với hoạt động Mobile Marketing nên các doanh nghiệp, nhất là những đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung (Content Provider - CP) vẫn có thể lách “luật”.

Bên cạnh đó, nhà mạng cũng phải chủ động thiết kế và xây dựng hệ thống kỹ thuật cho phép kiểm soát việc thực hiện hoạt động Mobile Marketing của các doanh nghiệp. Ở các quốc gia có nền kỹ thuật phát triển như Mỹ và Châu Âu, các nhà mạng lớn như Verizon, Sprint, O2 đều kiểm soát chặt chẽ việc nhắn tin quảng cáo của các doanh nghiệp thông qua những “bộ lọc tin nhắn rác” (Spam filter). Hơn thế nữa, đối với người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh và PDA, nhà mạng sẽ cung cấp một phần mềm chặn tin nhắn quảng cáo rác hoàn toàn miễn phí cho họ.

5.2.2.2 Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước


Cơ quan quản lý nhà nước đối với Mobile Marketing tại Việt Nam bao gồm 2 đơn vị chính là Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công thương. Hai bộ này, ở góc độ của mình cũng đã đưa ra những văn bản hướng dẫn việc thực hiện và quản lý hoạt động Mobile Marketing như Nghị định chống thư rác hay Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thêm nữa, Bộ Thông tin và Truyền thông còn thành lập bộ phận tiếp nhận, tư vấn và xử lý những khiếu nại của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp gửi tin nhắn quảng cáo rác. Bộ phận này đã ra văn bản yêu cầu các doanh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Marketing phải xin giấy phép đăng ký, nhưng cho đến nay mới chỉ có 47 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trong số hơn 200 doanh nghiệp đang quản lý đầu số nhắn tin và hàng nghìn đơn vị vẫn


hàng ngày, hàng giờ gửi tin nhắn quảng cáo rác thông qua các thiết bị tự chế như GSM Modem và sim khuyến mại.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, đơn vị tuân thủ pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những qui định mạnh mẽ hơn nữa ví dụ như việc thu hồi giấy phép và cấm cung cấp dịch vụ đối với những đơn vị vi phạm.

Cuối cùng, để có thể theo kịp yêu cầu thực tế của công tác quản lý cũng như tạo hành lang pháp lý hiệu quả và chặt chẽ hơn hoạt động này tại thị trường Việt Nam, Bộ thông tin và Truyền thông nên sớm thông qua bản dự thảo điều chỉnh và bổ sung Nghị định chống thư rác.

5.3 Hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo


Do những hạn chế về thời gian, kinh phí và cả kinh nghiệm nghiên cứu nên luận áncòn rất nhiều hạn chế cụ thể ở một số điểm như sau

- Hạn chế 1: Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào khảo sát người tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội. Do đó, kết quả nghiên cứu phần nào đó chưa thể đại diện hết cho toàn bộ người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, cần có một một nghiên cứu ở quy mô lớn hơn nhằm đánh giá một cách tổng quát hơn thái độ, hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đối với hoạt động Mobile Marketing

- Hạn chế thứ 2: Nghiên cứu này chỉ tập trung vào đối tượng là người tiêu dùng cá nhân, trong khi doanh nghiệp và hành vi của họ cũng là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng có nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của Mobile Marketing tại Việt Nam. Vì thế, trong các nghiên cứu tiếp theo, đối tượng nghiên cứu cần có sự mở rộng hơn.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí