Cơ Chế, Chính Sách Và Kiện Toàn Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước‌


- Công tác quy hoạch cũng cần xếp hạng, thống kê các điểm, tuyến, cụm du lịch có ý nghĩa quốc tế, quốc gia, vùng và địa phương, để có định hướng đúng đắn trong công tác huy động nguồn lực và phân bổ nguồn vốn, đảm bảo cho việc đầu tư đạt hiệu quả cao.

- Quy hoạch du lịch Nghệ An cần phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như định hướng phát triển du lịch quốc gia. Đồng thời, cần phải xác định được những yếu tố xu thế của khu vực và thế giới hiện nay có ảnh hưởng đến đối tượng quy hoạch.

* Quy hoạch đã được xây dựng, để có thể triển khai tốt cần có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch, các ban ngành chức năng và sự cộng tác của chính người dân.

- Cần nhanh chóng công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch. Phổ biến và vân động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch; tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch; công khai cho dân biết về các khu vực quy hoạch, các lãnh thổ được ưu tiên khuyến khích phát triển.

-Thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dụng quy hoạch; bổ sung những diễn biến tình hình quốc tế, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Nghệ An cho phù hợp với quy hoạch; đánh giá, cập nhật các tài liệu cơ bản, chính xác các nguồn tài nguyên du lịch làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển chi tiết; cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch năm năm, hàng năm cho phù hợp với mục tiêu phát triển chung của toàn tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện quy hoạch. Giám sát việc sử dụng quỹ đất, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch và tác động của công tác quy hoạch đối với tài nguyên môi trường tại các điểm, khu du lịch.


4.2.2. Vốn, đầu tư‌

Việc huy động vốn và tạo ra nguồn vốn có vai trò rất quan trọng để thực hiện quy hoạch. Với một tỉnh mà kinh tế còn chậm phát triển, nguồn vốn ngân sách tỉnh Nghệ An đủ tập trung cho một phần cơ sở hạ tầng, cho bảo tồn nâng cấp các di tích; Để có thể đầu tư nhiều hơn nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc cần huy động thêm nguồn vốn từ nhiều nguồn khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trong khả năng đáp ứng vốn đầu tư du lịch thì nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 30%, đây là nguồn vốn “nền”, tạo đòn bẩy cho việc thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân khác. Để tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần tăng tích lũy từ nội bộ; sử dụng tiết kiệm nguồn chi ngân sách; kêu gọi trung ương đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng, công trình du lịch trọng điểm. Đồng thời tự bản thân du lịch Nghệ An phải xây dựng được các dự án để tranh thủ nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước và quốc tế. Đối với các nguồn vốn từ doanh nghiệp, đây là nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm gần một nửa như cầu phát triển du lịch. Để thu hút được nguồn vốn lớn từ doanh nghiệp, cần thực hiện nghiêm túc luật doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả; tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh, có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư du lịch. Ngoài ra, cần tạo môi trường tài chính tin cậy, da dạng hóa các hình thức để huy động vốn từ dân cư thông qua trái phiếu, vốn nhàn rỗi.

4.2.3. Chính sách sản phẩm du lịch‌

Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010 - 17

Hạn chế của du lịch Nghệ An hiện nay là phần lớn các sản phẩm du lịch chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có, chưa có sự đầu tư sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm độc đáo, đặc sắc và hoàn chỉnh. Để tạo ra bước phát triển vượt bậc cho du lịch tỉnh nhà trong thời gian tới, cần chú trọng việc xây dựng sản phẩm du lịch vừa phát huy được những tiềm năng độc đáo của địa phương, vừa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách.


- Tiến hành đánh giá về hiện trạng sản phẩm du lịch tỉnh Nghệ An về chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách. Đồng thời kiểm kê những tiềm năng có khả năng tạo sản phẩm chưa được khai thác. Từ đó, có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù có chất lượng cao.

- Hai khía cạnh có giá trị nhất đem lại nét đặc sắc cho du lịch Nghệ An là văn hóa lịch sử và sinh thái. Đây được coi là cội rễ, nền tảng, là động lực để phát triển du lịch tỉnh. Từ đó, thúc đẩy công tác nghiên cứu các giá trị văn hóa – lịch sử và bảo tồn các cảnh quan sinh thái, tiến hành khai thác hợp lý và hiệu quả tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc. Đối với các giá trị sinh thái, các sản phẩm như: du lịch mạo hiểm kết hợp với các địa hình núi cao, thác nước;du lịch biển, du lịch kết hợp nghiên cứu hệ sinh thái... hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách. Với các giá trị văn hóa – lịch sử, hiện nay mảng lễ hội vẫn chưa được khai thác nhiều, đây là một khía cạnh có nhiều tiềm năng, cần có biện pháp triển khai phát triển.

- Sản phẩm du lịch không chỉ được xây dựng trên nền tảng các nguồn tài nguyên, một bộ phận có tính chất quyết định chất lượng sản phẩm du lịch là cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Trong những năm qua tuy du lịch Nghệ An đã có những bước phát triển về cơ sở vật chất song đây vẫn còn là khâu yếu ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm, hạn chế khả năng níu chân khách và tác động đến chi tiêu du lịch. Cần nhanh chóng đánh giá, phân loại hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ, ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống các khách sạn, nhà hàng; thường xuyên tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ phát triển đồng bộ. Khuyến khích mở rộng các loại hình vui chơi giải trí và các hoạt động thể dục thể thao như rạp chiếu phim, sân tenis, bóng bàn, hồ bơi; mở rộng các điểm mua sắm, đặc biệt là các cơ sở bán hàng lưu niệm với các sản phẩm địa phương…Việc quan tâm đầu tư, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật không chỉ có tác dụng đáp ứng nhu cầu của khách mà còn góp phần thay đổi bộ mặt cảnh quan của điểm đến.


4.2.4. Thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch‌

- Trước hết cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện trang web cho ngành du lịch của tỉnh. Đây chính là con đường ngắn nhất và hiệu quả để du lịch Nghệ An kết nối nhanh chóng với thị trường khách. Đây cũng sẽ là cổng thông tin cập nhật những tiềm năng, sự kiện và bước phát triển của du lịch tỉnh nhà đến với nhà đầu tư, những người quan tâm đến sự phát triển du lịch Nghệ An. Việc quảng bá du lịch cũng cần phải được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác như: ra các ấn phẩm hàng năm với nhiều thứ tiếng, các tờ rơi, các chương trình khuyến mãi du lịch vào các dịp lễ lớn…Phối hợp với Tổng cục du lịch quảng bá du lịch tỉnh Nghệ An trên các kênh truyền hình. Tổ chức tham quan, khảo sát cho các doanh nghiệp lữ hành, các nhà báo trong nước chuyên viết về du lịch tới các điểm du lịch của tỉnh Nghệ An. Đồng thời cần tích cực tham gia vào các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, liên hoan du lịch, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, tạo điều kiện đưa du lịch Nghệ An hòa nhập nhanh vào thị trường quốc tế.

- Các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch cũng cần được liên kết chặt chẽ với khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước tạo ra các sản phẩm có tính vùng, quốc gia. Đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như: cơ quan thông tin đại chúng, thông tin đối ngoại, các đại diện ngoại giao của Việt Nam, tổng cục du lịch…để việc quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Nghệ An được thực hiện dễ dàng hơn, hình ảnh du lịch Nghệ An nhanh chóng đến với du khách cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Phát triển hệ thống các công ty lữ hành, trung tâm hướng dẫn và cũng cấp thông tin cho khách du lịch ở các đầu mối giao thông quan trọng. Đặc biệt là thành phố Vinh, cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn… Từ đó, giúp du khách sử dụng hiệu quả, khai thác được các thế mạnh sản phẩm du lịch của tỉnh.

- Cuối cùng, đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển thương mại – du lịch với các tỉnh lân cận mà trước hết là các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ và cả


nước. Gắn du lịch Nghệ An với du lịch của khu vực, tập trung đầu tư và quảng bá các chương trình du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia.

* Thị trường có vai trò hết sức quan trọng quyết định sự “sống còn” của hoạt động du lịch. Khai thác đúng thị trường tiềm năng, với những sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường sẽ đem lại nhiều thành công cho hoạt động du lịch. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và phát triển thị trường.

- Đối với thị trường trong nước: đây là thị trường lớn cần có biện pháp thích hợp để khai thác tốt và hiệu quả cao hơn. Trong đó, chú trọng khai thác thị trường một số thành phố lớn có đường giao thông thuận tiện đến Nghệ An như: Hà Nội, Huế, một số tỉnh duyên hải miền Trung và thị trường khách nội địa. Ưu tiên khai thác các thị trường có mức thu nhập trung bình, ưa thích khám phá và trải nghiệm. Biện pháp tốt để khai thác thị trường này là: nghiên cứu thị hiếu, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh.

- Thị trường quốc tế đến Nghệ An chủ yếu là từ các nước Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu. Với những lợi thế về vị trí địa lý cùng với sự khai thông cửa khẩu Nậm Cắn và các tuyến đường được nâng cấp, cải tạo cần tập trung thu hút các thị trường này bằng sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu du khách.

4.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực‌

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với du khách. Lao động du lịch là một bộ phận cụ thể của sản phẩm du lịch, chất lượng của nguồn nhân lực (bao gồm chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong) quyết định chất lượng của sản phẩm du lịch. Cần lập kế hoạch cụ thể bổ sung lực lượng và nâng cao chất lượng lao động tỉnh Nghệ An.

- Trước hết, cần tiến hành điều tra thống kê về số lượng và phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ nhân viên đang công tác và tham gia du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao từ bên ngoài, đặc biệt là của các địa phương nơi có ngành du lịch phát triển. Tạo điều kiện thu hút và sẵn sàng tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, dạy nghề có ý định về Nghệ An làm việc.


- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động trong ngành, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ lao động sẵn có. Đồng thời, thường xuyên tiếp thu kinh nghiệm, học hỏi năng lực hoạt động trong ngành du lịch, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực với các tỉnh lân cận, các thành phố lớn, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Tích cực trao đổi, rút kinh nghiệm sau những hoạt động du lịch phục vụ khách, đặc biệt là khách quốc tế từ một số thị trường mới đang có xu hương đến với Nghệ An. Khuyến khích người lao động tự đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo.

- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp để họ đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động hiệu quả và phát triển theo chiều sâu. Đội ngũ cán bộ quản lý có được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thì đội ngũ nhân viên mới được chuẩn hóa tương ứng. Tiến tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Đồng thời, nhận thấy Nghệ An có một nguồn lao động tại chỗ khá lớn. Đó là một bộ phân cư dân tại các vùng du lịch, đồng bào dân tộc thiểu số, am hiểu văn hóa, thông thạo đường sá; nếu được sử dụng hiệu quả sẽ đem lại lợi ích lớn cho hoạt động du lịch của tỉnh. Cần tiến hành khai thác, đào tạo bồi dưỡng để có thể phát huy nguồn nhân lực này, góp phần chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

4.2.6. Cơ chế, chính sách và kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước‌

Trên cơ sở Luật du lịch được soạn thảo và có hiệu quả từ ngày 01/01/2006 là nền tảng, cơ sở vững chắc cho việc quản lý các hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước cũng như tỉnh Nghệ An nói riêng. Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo cơ quan chức năng mà trước hết là Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch tỉnh nghiên cứu, cụ thể hóa các văn bản luật thành những quyết sách, quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện của địa phương và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để đưa du lịch phát triển nhanh và bền vững.


- Trước hết, ngành du lịch cần tham mư cho Ủy ban nhân dân tỉnh hoạch định các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp; giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng; tập trung nội lực thu hút ngoại lực. Một số các cơ chế, chính sách cần ưu tiên quan tâm hàng đầu là: chính sách về thuế, đất đai, chính sách đầu tư, hỗ trợ đào tạo…nhằm khuyến khích thu hút nguồn đầu tư tại các trọng điểm phát triển du lịch. Đồng thời tạo hành lang thuận tiện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Đặc biệt tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong nội tỉnh cũng như một số thành phố lớn liền kề tham gia đầu tư xây dựng và cải thiện các khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch. Ngoài ra, để tạo ra được sản phẩm đa dạng và đặc sắc cần tạo điều kiện mở rộng và phát triển các ngành nghề kinh doanh có vai trò hỗ trợ phát triển du lịch như: các hàng thủ công mỹ nghệ, văn hóa ẩm thực bản địa…

- Đối với chính sách phát triển thị trường: trên cơ sở có nhiều điều kiện để thu hút nguồn khách nước ngoài, và hứa hẹn đây là thị trường nhiều tiềm năng đối với du lịch Nghệ An, cần có những chính sách và cơ chế thích hợp để khai thác tối đa tiềm năng các thị trường này.

- Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách đã được xây dựng ban hành cần soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn đối với từng đối tượng, từng hoạt động, làm cơ sở tiến hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành. Đồng thời, bổ sung biên chế, kiện toàn bộ phận công tác du lịch của các cơ quan chuyên môn ở từng đơn vị huyện, thị nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch.

4.2.7. Hợp tác khu vực và quốc tế‌

Trong xu thế hội nhập ngày nay, mỗi quốc gia đều tìm cho mình những bước đi thích hợp nhưng giải pháp được lựa chọn nhiều nhất vẫn là phát triển nền kinh tế “mở”. Chiến lược 10 năm (2011 - 2020) của nước ta đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đi vào kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; trước tình hình đó cùng với những thuận lợi về tiềm năng và hạ tầng cơ sở cho sự liên kết giữa các vùng Bắc Trung Bộ, khu vực Đông Dương


và cả quốc tế, đặt ra yêu cầu cho ngành du lịch Nghệ An phải chủ động tăng cường hội nhập, hợp tác để tận dụng cơ hội, phát huy nguồn ngoại lực.

- Trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh Nghệ An cần chú trọng nâng cao nhận thưc, quán triệt quán điểm, định hướng vai trò và nhiệm vụ của công tác hợp tác phát triển du lịch từ các cơ quan ban ngành đến các cơ sở kinh doanh du lịch. Trên cơ sở đó, góp phần giúp các cơ quan, đơn vị định hướng đúng, xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hợp tác.

- Về mặt cơ chế và chính sách: tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp về du lịch theo hướng hội nhập, vừa đúng luật pháp nước ta, vừa rõ ràng minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các chính sách phát triển hỗ trợ sự hợp tác và liên kết giữa các khu vực, vùng bao gồm một số chính sách cụ thể như: chính sách phối hợp tổ chức quản lý các dự án, các chương trình trọng điểm có liên quan đến các tỉnh trong vùng; chính sách hình thành quỹ chung để phát triển vùng, đặc biệt là quỹ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu phát triển các dịch vụ du lịch. Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ quốc tế cho công tác quy hoạch. Các hành động cụ thể cần triển khai để tăng cường sự liên kết, hội nhập giữa các tỉnh, các vùng trong cr nước và quốc tế là:

+ Về xây dựng sản phẩm, cần phối hợp với các địa phương trong vùng, trong khu vực hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, liên quốc gia; đồng thời xây dựng các chương trình du lịch có tính vùng, tập trung nguồn lực tạo ra một hình ảnh du lịch chung gây ấn tượng sâu sắc. Mặt khác, bản thân ngành du lịch của tỉnh trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch của riêng mình cũng cần phải khai thác được những thế mạnh điển hình để tạo ra hình ảnh du lịch riêng không bị nhẫm lẫn và có tính cạnh tranh cao.

+ Tích cực mở rộng thị trường bằng các biện pháp thu hút khách và các cơ chế thông thoáng, giản tiện. Gắn thị trường của tỉnh với thị trường của vùng, của cả nước và của khu vực nói chung.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí