Các Tôn Giáo Của Tỉnh Cao Bằng Hiện Nay

đất liên quan đến tôn giáo; Chính sách về phát triển đảng viên trong vùng đồng bào có đạo, khuyến khích các chức sắc tôn giáo tham gia vào các cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp); Chính sách xã hội hóa về Y tế: Các tôn giáo mở phòng khám, nhà thuốc, theo quy định của pháp luật; Chính sách từ thiện nhân đạo: Hiện nay các tôn giáo được nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo như: nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai…

Sau 30 năm (từ năm 1990 đến 2020) Đảng, Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách tôn giáo đã từng bước củng cố niềm tin của chức sắc và tín đồ các tôn giáo với Đảng, Nhà nước; các tôn giáo yên tâm thực hiện tốt “Việc đạo, việc đời” chọn cho mình phương châm hành đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc là hướng đi phù hợp với tiến trình của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp, là lực lượng mà các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Bên cạnh đó, một số chức sắc tôn giáo chưa hiểu rò quyền lợi và trách nhiệm trước tín đồ và xã hội, bị các đối tượng xấu lôi kéo lợi dụng, kích động, xúi giục khiếu kiện, cho rằng chính sách pháp luật về tôn giáo thiếu nhất quán, tạo so bì giữa các tôn giáo ở Việt Nam, gây ra những hệ lụy và phức tạp khó giải quyết. Điều này đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cho các cơ quan nghiên cứu đánh giá lại những thành tựu và bất cập của chính sách để có điều chỉnh phù hợp.

1.3. Khái quát về tôn giáo ở Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý: Phía Bắc và Đông Bắc giáp với khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 333,403 km; phía Tây giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.690,72 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất,

có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh.Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Hà Quảng, Hòa An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Thạch An, Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng (là trung tâm tỉnh lỵ).

Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú. Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Khu vực thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao tại huyện Trùng Khánh là một thắng cảnh đẹp. Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh, núi Phia Oắc ở huyện Nguyên Bình. Ngày 12-4-2018, tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (CVĐCTC). Với danh hiệu này, công viên địa chất non nước Cao Bằng trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ 2 ở Việt Nam, sau công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, khu di tích Kim Đồng, khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Đông Khê

Cao Bằng gồm nhiều dân tộc anh em cùng cư trú và sinh sống, dân số toàn tỉnh là 507.183 người, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 95% dân số toàn tỉnh, tuy nhiên chỉ có 8 dân tộc chính, còn các dân tộc khác có số dân từ vài người đến vài chục người. Trong đó dân tộc Tày có số dân đông nhất chiếm 40,97%; dân tộc Nùng chiếm 31,08%; dân tộc Dao chiếm 10,08%; dân tộc Mông chiếm 10,13%; và người nước ngoài chiếm 0,09%. Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đều có phong tục tập quán và bản sắc văn hoá riêng, cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ, gắn bó mật thiết, bình đẳng giữa

các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong lao động sản xuất và đời sống... Với những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế như vậy, Cao Bằng hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, Cao Bằng có 3 tôn giáo chính gồm: Tin lành (thuộc Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam Miền Bắc), Công giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn có một số hệ phái Tin lành khác: Hệ phái Liên hữu Cơ đốc, Tin lành Giám lý Liên hiệp Việt Nam, hệ phái Báp Tít liên hiệp. Tại một số nơi trong tỉnh xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo như tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, Pháp luân công, “Tâm linh Hồ Chí Minh”, “Hội thánh đức chúa trời mẹ”…

Tổng số tín đồ các tôn giáo là 21.214 (xem bảng dưới).

Bảng 1.1. Các tôn giáo của tỉnh Cao Bằng hiện nay


STT

Tôn giáo

Tín đồ (người)

1

Tin lành

18.243

2

Công giáo

1.650

3

Phật giáo

854

4

Tôn giáo khác

467


Tổng cộng

21.214

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


Qua bảng 1 1 và Biểu đồ các tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng có thể thấy trên 1

Qua bảng 1.1 và Biểu đồ các tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng có thể thấy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay có 03 tôn giáo chính gồm: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, với tổng số tín đồ các tôn giáo khoảng 21.000 người, chiếm trên 28% dân số toàn tỉnh, trong đó: Tin lành khoảng 18.000 người, 61 chức sắc, 6 chức việc; Phật giáo khoảng trên 800 người (có 13 chức sắc, 28 chức việc và 9 cơ sở thờ tự; Công giáo khoảng 1.600 người, 8 chức sắc, 20 chức việc và 4 cơ sở thờ tự.

1.3.1. Tin lành

Sự hình thành và phát triển Tin lành ở Cao Bằng: Từ năm 1989 có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ít người ở một số huyện theo đạo Tin lành với tên gọi “Vàng Chứ” ở dân tộc Mông và “Thìn Hùng” ở dân tộc Dao, Sán Chỉ. Khi mới xâm nhập, đạo Tin lành ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng được nhận thức là “tà đạo” nên bị đấu tranh xóa bỏ. Giai đoạn này kéo dài từ những năm đầu mới xâm nhập (1989-1990) cho đến trước năm 2005, quá trình này đạo Tin lành phát triển không bình thường, lan rộng trong khu vực đồng bào dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ trên địa bàn tỉnh. Những người theo đạo Tin Lành tuy hiểu biết về giáo lý còn sơ sài nhưng họ đều bày tỏ đức tin “sẵn sàng theo đạo” và tham gia sinh hoạt đạo khá thường xuyên và tự giác. Hoạt động truyền và theo đạo Tin Lành ở các địa phương trong tỉnh thời gian này luôn có những diễn biến bất thường, các điểm nhóm hoạt động lén lút, những người đứng đầu điểm nhóm gần như không tiếp xúc, không hợp tác với chính quyền địa phương, do vậy công tác quản lý sinh hoạt đối với các điểm nhóm đạo Tin Lành gặp nhiều khó khăn.

Từ năm 2005, khi thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg hoạt động của các điểm nhóm đạo Tin Lành đã dần đi vào ổn định. Tính đến thời điểm tháng 4/2020, tỉnh Cao Bằng có 05 hệ phái Tin lành, trong đó có 02 hệ phái đã được nhà nước công nhận: Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và hệ phái Liên hữu Cơ đốc Việt Nam. Hiện toàn tỉnh có 198 điểm nhóm, với 5.068 hộ,

25.362 nhân khẩu, 18.273 tín đồ theo đạo Tin lành (số liệu tới thời điểm ngày 31/12/2020); địa bàn ảnh hưởng của đạo Tin lành là 250 xóm, 62 xã, 08 huyện. Trong đó, có 178/198 điểm nhóm thuộc hệ phái Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Hoạt động của đạo Tin lành: Hoạt động tại các điểm nhóm Tin lành cơ bản, ổn định; chức sắc, tín đồ an tâm chăm lo phát triển kinh tế, tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số Trưởng điểm nhóm Tin lành vẫn chưa thực hiện tốt việc đăng ký sinh hoạt theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo như: Tổ chức các buổi lễ ngoài chương trình, không báo cáo chính quyền địa phương; tự ý mời các cá nhân là chức sắc ở Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) về địa phương để tham gia hướng dẫn và hoạt động tôn giáo; một số chức việc tại các điểm nhóm cũng thường xuyên đi khỏi địa phương dự các lớp học do Tổng hội thánh mở tại thủ đô Hà Nội và tự ý qua lại giữa các điểm nhóm khác để hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo. Cùng với đó, hầu hết các điểm nhóm Tin lành hiện nay đã cơ cấu thành mô hình của một Chi hội Tin lành với các ban, hội để điều hành công việc trong điểm nhóm. Đặc biệt, có một số điểm nhóm tự ý dựng nhà sinh hoạt tôn giáo độc lập với thiết kế như một nhà nguyện của đạo Tin lành;

Từ khi thành lập Ban Liên lạc đạo Tin lành đến nay, hoạt động của các thành viên trong Ban Liên lạc được củng cố, tăng cường đến các điểm nhóm để thực hiện việc rao giảng kinh thánh, hỗ trợ điểm nhóm làm thủ tục đăng ký đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung với chính quyền địa phương; hướng dẫn các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo, thực hiện các lễ nghi tôn giáo; đối với các hộ gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống... Ban Liên lạc đạo Tin lành tích cực hô hào, vận động các điểm nhóm khác trên địa bàn tỉnh hỗ trợ giúp đỡ về vật chất. Tuy nhiên, việc thực hiện đóng góp, từ thiện nhân đạo chưa thực hiện theo quy định của Luật.

Ở một số nơi, các tổ chức, hệ phái Tin lành chưa được nhà nước công nhận không ngừng tìm cách để phát triển tín đồ, chỉ đạo các chức sắc, chức việc lén lút tuyên truyền, lôi kéo quần chúng theo đạo tạo nên tình hình phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh trật tự nơi bà con theo đạo Tin lành;

Hoạt động phát triển tín đồ: Các hệ phái Tin lành trên địa bàn tỉnh luôn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phát triển tín đồ, các hệ phái Tin lành luôn tìm mọi cách để tuyên truyền lôi kéo quần chúng nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nhất là vùng đồng bào dân tộc Mông, Dao và Sán Chỉ (năm 2014 số tín đồ theo đạo Tin lành là 14.227 người thì đến năm 2020 số tín đồ đã tăng lên hơn 18.000 người).

Riêng đối với Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, việc phong chức, phong phẩm, bồi dưỡng cho các chức sắc tín đồ cũng được thực hiện nhiều hơn trong những năm gần đây, như mở một lớp bồi dưỡng giáo lý và mục vụ từ năm 2016 cho 62 học viên tổ chức tại tỉnh Cao Bằng với 08 học kỳ kéo dài trong 03 năm; mở các lớp bồi linh cho các đối tượng là người chuyên hoặc không chuyên hoạt động tôn giáo…

1.3.2. Công giáo

Sự hình thành và phát triển Công giáo Cao Bằng: Công giáo là một tôn giáo lớn, có lịch sử lâu đời, gắn liền với nền văn minh phương Tây. Gần 500 năm du nhập và phát triển ở Việt Nam đến nay đã trở thành một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam, với 27 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh là: giáo tỉnh Hà Nội, giáo tỉnh Huế và giáo tỉnh TP Hồ Chí Minh. Công giáo Việt Nam hiện có hơn 3.000 giáo xứ, 46 giám mục, hơn 5.000 linh mục, 200 dòng tu, hội tu, tu đoàn với hơn 31.000 nam nữ tu sĩ và trên 7 triệu tín đồ.

Công giáo được truyền bá đến địa bàn Cao Bằng từ năm 1883, năm 1893 lập xứ đầu tiên ở khu Nước Giáp thuộc phường Hợp Giang, thành phố Cao

Bằng. Đến khoảng những năm 1899-1900 có thêm Linh mục đến giáo xứ Cao Bình, giáo xứ Hưng Long; năm 1932-1933 có Linh mục đến giáo xứ Bó Tờ.

Quá trình hoạt động của Công giáo ở Cao Bằng được chia làm 5 thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1930: Giáo hội chủ yếu là đưa các Linh mục đến Cao Bằng để truyền đạo và lập xứ; thời kỳ 1931-1945: Đây được coi là thời kỳ hoạt động mạnh của Công giáo ở Cao Bằng với đông đảo đội ngũ chức sắc với khoảng 25 Linh mục, cả người Tây Âu và người Việt Nam, có khoảng

4.000 giáo dân. Tất cả các giáo xứ đều có nhà thờ, trang thiết bị phục vụ giáo lễ đầy đủ, tiện nghi, sinh hoạt đạo rầm rộ, khí thế đạo sầm uất; thời kỳ 1946 - 1954: Thời kỳ này, Công giáo ở Cao Bằng bị phân hóa mạnh, phần lớn các Linh mục đã đi khỏi các xứ đạo, các nhà thờ đều bị tàn phá bởi chiến tranh.

Thời kỳ 1955-1975: Sau ngày hoà bình lập lại ở Miền Bắc, linh mục Phạm Hữu Thu trở lại giáo xứ Cao Bình, Thanh Sơn tiếp tục hoạt động mục vụ, linh mục xác định nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà là rất nặng nề, gian khổ phải nỗ lực hết mình để tham gia công việc xã hội. Bản thân ông vừa là thành viên Mặt trận Tổ quốc, vừa phải trông coi phần hồn, chăn dắt giáo dân, củng cố niềm tin, làm an tâm các tín đồ.

Thời kỳ 1976 đến nay: Sau khi thống nhất đất nước, mặc dù chưa có hàng ngũ chức sắc đến cai quản, nhưng giáo dân đã cùng đồng lòng xây sửa lại nhà thờ xứ Thanh Sơn, Hưng Long. Sự kiện tháng 2 năm 1979 đã phá tan hoang hai nhà thờ. Một số giáo dân nhất là giáo dân vùng biên giới được sự giúp đỡ của nhà nước sơ tán về phía sau để đảm bảo bình yên cuộc sống. Năm 1990-1994, giáo dân hồi hương về xứ đạo của mình. Đến năm 1994 các xứ đạo Thanh Sơn, Hưng Long, Bó Tờ, Cao Bình đều đã có Ban Hành giáo.

Trải qua các biến cố lịch sử, qua quá trình phát triển đến nay ở Cao Bằng hiện có 01 Giáo hạt Công giáo trực thuộc giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, với 4 giáo xứ, 01 giáo họ, 01 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Số tín đồ theo đạo Công giáo khoảng 1.600 người, tập trung ở Thành phố Cao

Bằng, huyện Phục Hoà, huyện Quảng Uyên. Các giáo xứ đều có Linh mục và Hội đồng giáo xứ.

Về hoạt động của Công giáo: Bên cạnh sinh hoạt tôn giáo thường niên, Giám mục chính tòa Lạng Sơn thường xuyên tăng cường công tác mục vụ tại các giáo xứ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như: Đến thăm, dâng Thánh lễ trong các dịp lễ trọng tại 4 xứ đạo và 01 giáo họ trong tỉnh; tăng cường công tác luân chuyển, điều động, bổ nhiệm linh mục tại các giáo xứ; một số linh mục, tu sỹ chưa chấp hành việc đăng ký, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo và thực hiện việc đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm với chính quyền địa phương. Hiện nay, điểm nhóm giáo dân tại thị trấn Quảng Uyên hiện nay đã Tòa Giám mục Lạng Sơn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Ngoài ra, các hoạt động của Công giáo diễn ra bình thường theo chương trình đăng ký hàng năm, sinh hoạt ngoài chương trình đăng ký đều xin phép và được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Các hoạt động phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, xây dựng công trình tôn giáo thực hiện đúng Hiến chương của Giáo hội và quy định pháp luật của Nhà nước. Trong những năm qua, đồng bào Công giáo Cao Bằng luôn đồng hành trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tích cực huy động đóng góp tiền của, ngày công lao động, tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông nông thôn, góp phần làm cho xứ đạo, quê hương ngày càng khang trang, sạch đẹp.

1.3.3. Phật giáo

Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Cao Bằng: Với lịch sử hàng nghìn năm, Phật giáo đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng với sự thăng trầm của lịch sử nước nhà nhưng Phật giáo luôn khẳng định tôn chỉ và lập trường là đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI trước công nguyên do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập ở vùng Đông Bắc Ấn Độ và nhanh

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí