bố thông tin. Những DN nào được kiểm toán bởi nhóm tám công ty kiểm toán hàng đầu thì mức độ tiết lộ thông tin sẽ rò ràng và minh bạch hơn so với phần còn lại. Ngoài ra, các biến còn lại cũng có ảnh hưởng đến CBTT của DN nhưng không đáng kể. Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, khí gas có thể kể đến nghiên cứu các nhân tố quyết định công bố môi trường tại các công ty dầu khí thuộc Nigeria của Dibia và Onwuchekwa (2015). Một mẫu nghiên cứu bao gồm 15 công ty hoạt động trong ngành dầu khí trên thị trường chứng khoán Nigeria trong giai đoạn năm tài chính từ 2008 đến 2013 đã được sử dụng cho nghiên cứu này. Dữ liệu thứ cấp của nghiên cứu có nguồn gốc từ các báo cáo thường niên của các công ty và kỹ thuật phân tích hồi quy được sử dụng làm phương pháp phân tích dữ liệu. Phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng; trước hết có một mối quan hệ đáng kể giữa quy mô DN và công bố báo cáo TNXH của đơn vị này. Thứ hai không có mối quan hệ đáng kể nào giữa lợi nhuận và công bố báo cáo TNXH của công ty. Thứ ba, không có mối quan hệ nào giữa đòn bẩy kinh doanh và công bố báo cáo TNXH của công ty. Cuối cùng, không có mối quan hệ thực sự đáng kể giữa loại hình, chất lượng công ty kiểm toán và công bố báo cáo TNXH của công ty. Nghiên cứu kết luận rằng giả thuyết xây dựng báo cáo về môi trường một cách tự nguyện, minh bạch như là một điểm yếu cho các công ty. Nghiên cứu khuyến cáo rằng nên khuyến khích các DN tiết lộ thông tin về môi trường nhiều hơn và minh bạch hơn.
Một nghiên cứu gần đây của Orazalin, Mahmood (2018) với tiêu đề các chỉ số hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của báo cáo PTBV, bằng chứng từ ngành dầu khí Nga. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tính độc lập của báo cáo ảnh hưởng đến các tiết lộ báo cáo PTBV một cách sâu rộng hơn với mức độ ứng dụng cao trong bối cảnh ngành công nghiệp dầu khí Nga. Những phát hiện này phù hợp với lý thuyết báo hiệu và ủng hộ quan niệm rằng các công ty phát hành báo cáo PTBV độc lập cung cấp nhiều thông tin kinh tế, môi trường và xã hội hơn (Healy và Palepu, 2001; Clarkson và cộng sự, 2011; Mahoney và cộng sự, 2013; Dhaliwal và cộng sự, 2014). Kết quả cũng cho thấy các công ty hoạt động có thâm niên lâu hơn trong ngành dầu khí Nga tiết lộ thông tin kinh tế và môi trường minh bạch hơn, do đó kết quả này ủng hộ lý thuyết hợp pháp. Những phát hiện này tương tự như những
báo cáo của các nghiên cứu trước đây (Delaney và Huselid, 1996; Orazalin và Mahmood, 2017) rằng các công ty hoạt động với thâm niên nhiều hơn thì chất lượng báo cáo PTBV cao hơn. Hơn nữa, kết quả nêu bật mối quan hệ tích cực giữa loại kiểm toán viên và công bố báo cáo PTBV. Thêm vào đó, các công ty được nhóm Big Four kiểm toán tiết lộ thông tin kinh tế và xã hội sâu rộng hơn và cung cấp thông tin với chất lượng cao. Mối liên hệ tích cực giữa công ty kiểm toán và công bố báo cáo PTBV tương tự như kết quả của Haniffa và Cooke (2002), El- Halaby và Hussainey (2015). Ngoài ra, kết quả cho thấy các công ty phát hành báo cáo PTBV chỉ bằng tiếng Nga cung cấp các tiết lộ về tính bền vững có giá trị hơn so với các công ty báo cáo bằng cả tiếng Anh và tiếng Nga. Tóm lại, thâm niên hoạt động và công ty kiểm toán là những nhân tố chính ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV với bối cảnh nghiên cứu là các công ty dầu khí tại Nga. Nghiên cứu còn có ý nghĩa thực tế, hữu ích cho các nhà đầu tư, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và tổ chức kinh doanh. Đầu tiên, kết quả chỉ ra rằng báo cáo PTBV độc lập, thâm niên hoạt động, quyền sở hữu và công ty kiểm toán là những nhân tố cơ bản chính quyết định mức độ và bản chất của thực tiễn báo cáo PTBV tại các doanh nghiệp thuộc thị trường mới nổi như Nga. Những phát hiện này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về thực trạng báo cáo PTBV hiện nay trong ngành dầu khí của Nga. Dựa trên những phát hiện này, các nhà quản lý có thể tìm thấy những hướng đi trong tương lai để cải thiện trong việc thực hiện công bố báo cáo PTBV (Higgins và Coffey, 2016). Thứ hai, các công ty nước ngoài thực hiện công bố báo cáo PTBV tốt hơn các công ty trong nước. Phát hiện này có thể đóng vai trò như một cảnh báo cho các công ty trong nước để cải thiện công bố báo cáo PTBV của họ để có khả năng cạnh tranh lâu dài với các DN khác từ bên ngoài. Kết quả này cũng rất hữu ích cho các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định, cho các nhà quản lý trong việc xây dựng hoạt động công bố báo cáo PTBV của doanh nghiệp trong bối cảnh nghiên cứu tại Nga. Thứ ba, kết quả nghiên cứu khẳng định việc áp dụng khung GRI đã cải thiện đáng kể các khía cạnh về thông tin liên quan đến kinh tế, môi trường và xã hội được thể hiện rò hơn trên báo cáo PTBV. Cuối cùng, những phát hiện có thể hỗ trợ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách thúc đẩy các tiêu chuẩn ứng dụng cao
của khung GRI, xây dựng hướng dẫn CBTT doanh nghiệp cho các công ty niêm yết và phát triển các hoạt động công bố báo cáo PTBV nói chung trong bối cảnh các doanh nghiệp thuộc thị trường mới nổi như Nga.
Thông qua các giả thuyết và kết quả nghiên cứu của những công trình trên, một lần nữa nhân tố quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, được các tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực xăng dầu. Đây chính là cơ sở để tác giả đánh giá và lựa chọn các nhân tố phù hợp nhằm xây dựng mô hình hợp lý cho công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả nhận thầy rằng nhân tố quy định pháp lý đóng vai trò là nhân tố đáp ứng phù hợp với bối cảnh nghiên cứu đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, lý do chính bởi vì tại Việt Nam ngoài thông tư 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì chưa có văn bản pháp quy nào “bắt buộc” các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt như ngành xăng dầu phải công bố thông tin liên quan trên các báo cáo “riêng biệt”, thể hiện sự tác động của các hoạt động kinh doanh đến môi trường, xã hội.
1.2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Có thể kể đến nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), với nội dung KTQT chi phí môi trường trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng xăng dầu, khí gas tại các DN chế biến dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Nghiên cứu đã tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản KTQT chi phí môi trường trong DN sản xuất trong đó có những vấn đề còn khá mới ở Việt nam và nhiều quốc gia. Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng KTQT chi phí môi trường tại các DN chế biến dầu khí thuộc PVN, đưa ra kết luận thực trạng về mức độ vận dụng KTQT chi phí môi trường tại các DN này còn thấp, từ đó nhận diện ưu điểm và những hạn chế, phân tích nguyên nhân làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí môi trường. Thông qua việc kết hợp phương pháp định tính và định lượng, luận án đã khám phá và đo lường bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT chi phí môi trường trong các DN chế biến dầu khí thuộc PVN. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại
các DN chế biến dầu khí thuộc PVN, nghiên cứu đã xây dựng các nguyên tắc và phương hướng hoàn thiện KTQT chi phí môi trường tại các đơn vị này một cách khoa học, hợp lý. Các nhóm giải pháp đề xuất một cách đồng bộ có định hướng trong ngắn hạn; song song với đó là những giải pháp có tính chiến lược dài hơi hơn nhằm vào các nội dung có tính quan trọng quyết định đến chất lượng thông tin KTQT chi phí môi trường; cho mục tiêu kiểm soát tốt chi phí của nhà quản trị tại các DN chế biến dầu khí thuộc PVN hướng tới mục tiêu PTBV. Ngoài ra, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả thì chưa có thêm nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề công bố báo cáo PTBV.
1.2.3 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp
Các tài liệu nghiên cứu về báo cáo PTBV ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào động cơ để áp dụng hoặc báo cáo PTBV và các yếu tố quyết định liên quan (Islam và Deegan, 2008; Liu và Anbumozhi, 2009; Amran và Haniffa, 2011; Baje và cộng sự, 2020). Các nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận định lượng (Rizk và cộng sự, 2008; Liu và Anbumozhi, 2009; Orazalin và Mahmood, 2019) hoặc cách tiếp cận định tính (De Villiers, 1999; Belal và Owen, 2007; Momin và Parker, 2013; Ismaeel và Zakaria, 2020). Các nghiên cứu định lượng áp dụng phân tích nội dung để gián tiếp khám phá các động lực áp dụng và công bố báo cáo PTBV (Haniffa và Cooke, 2005; Khan và cộng sự, 2013; Wuttichindanon, 2017; Mudiyanselage, 2018). Mặt khác, các nghiên cứu định tính sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn, đồng thời trực tiếp khám phá động lực quản lý đối với công bố báo cáo PTBV (Belal và Owen, 2007; Zhao và Patten, 2016; Joudeh và cộng sự, 2018). Điểm mạnh của phương pháp định lượng là việc đo lường mức độ công bố báo cáo PTBV thông qua phân tích nội dung được thiết lập tốt và nhìn chung là khách quan và có thể kiểm chứng được (Hahn và Kuhnen, 2013; Dienes và cộng sự., 2016; Ali và cộng sự, 2017). Hơn nữa, các yếu tố quyết định công bố báo cáo PTBV thường được điều tra - chẳng hạn như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và cơ chế quản trị công ty - có thể dễ dàng định lượng và xác minh, vì chúng được trích xuất từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán (Kouloukoui và cộng sự, 2019; Orazalin và Mahmood, 2019) . Tuy nhiên, trong khi không thể định lượng được, các nhân tố
quyết định như vậy có thể sẽ cần phải được đánh giá dựa trên cảm nhận của chính nhà quản lý tại doanh nghiệp đó. Do đó, theo Belal và Momin (2009), những nghiên cứu như vậy cung cấp một lời giải thích trực tiếp cho những lý do tại sao các nhà quản lý áp dụng và công bố báo cáo PTBV. Ưu điểm chính của các nghiên cứu định tính chủ yếu tập trung vào nhận thức của nhà quản lý (De Villiers 1999; Mitchell và Hill, 2009; Belal và Cooper, 2011; Ismaeel và Zakaria, 2020) là chúng cung cấp những giải thích trực tiếp về động lực cho áp dụng và công bố báo cáo PTBV. De Villiers (1999) gợi ý rằng phương pháp tốt nhất để xác định động cơ của ai đó là hỏi xem đây là gì, giống như bất kỳ phương pháp thay thế nào, cần thiết, bao gồm phỏng đoán. Mặc dù de Villiers (1999) thừa nhận rằng việc hỏi ai đó có thể không phải lúc nào cũng mang lại câu trả lời trung thực và có một yếu tố rủi ro là động cơ thực sự không được đưa ra, ông tin rằng phương pháp hỏi người đương nhiệm vẫn là cách tiếp cận trực tiếp nhất, nó có tính độc lập rất cao nhằm để xác định động cơ thực sự. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nhận thức của nhà quản lý cũng gặp phải một số hạn chế, chủ yếu liên quan đến số lượng nhỏ các câu hỏi hoặc câu trả lời phỏng vấn (De Villiers, 1999; Belal và Cooper, 2011).
Song song với các nghiên cứu định lượng và sử dụng dữ liệu thứ cấp trên các báo cáo của các doanh nghiệp. Tác giả nhận thấy hướng nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố báo cáo PTBV với góc độ cảm nhận. De Villiers (1999) đã sử dụng các câu hỏi mở nhằm thu thập về quyết định công bố báo cáo môi trường tại các quốc gia Nam Phi. Kết quả cho thấy, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch là những yếu tố thúc đẩy việc công bố báo cáo môi trường, ngoài ra áp lực từ bên ngoài là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến việc doanh nghiệp quyết định tiết lộ báo cáo môi trường theo lý thuyết hợp pháp hóa. De Villiers (2003) đã khẳng định lại một lần nữa về vấn đề các nhà quản lý sẽ gia tăng việc công bố báo cáo môi trường khi có những quy định pháp lý bắt buộc về vấn đề này. Thêm vào đó, thang đo likert 5 mức độ đã được dùng để đo lường việc công bố báo cáo môi trường của các doanh nghiệp dưới góc độ cảm nhận của nhà quản lý nhằm hướng đến giải thích rò hơn bản chất vấn đề công bố các thông tin hướng đến PTBV.
Mitchell và Hill (2009) điều tra việc phát triển và sử dụng báo cáo xã hội và môi trường của các doanh nghiệp trong một đô thị lớn ở Nam Phi. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua việc sử dụng các cuộc phỏng vấn theo một bảng câu hỏi có cấu trúc, với các tiêu chuẩn tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu được sử dụng như một khuôn khổ thích hợp. Cách tiếp cận này cho phép xác định những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong việc triển khai hệ thống báo cáo TNXH một cách toàn diện trong bối cảnh Nam Phi và trả lời câu hỏi tại sao các công ty không thể hoặc không muốn tăng cường báo cáo PTBV ra bên ngoài. Mitchell và Hill (2009) đề nghị rằng việc thực hiện một tiêu chuẩn toàn diện và được kiểm soát từ bên ngoài và được chứng nhận, chẳng hạn như ISO 14001 sẽ không chỉ giảm tác động của hoạt động doanh nghiệp đến môi trường mà còn tạo điều kiện tăng cường công bố báo cáo TNXH.
Belal & Momin (2009) đã đề cấp đến vấn đề công bố báo cáo TNXH của các nền kinh tế mới nổi. Dựa vào việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước đây, theo 3 hướng nghiên cứu: các nghiên cứu liên quan đến phạm vi và mức độ tiết lộ báo cáo TNXH và các yếu tố quyết định công bố; nghiên cứu nhận thức của người quản lý và nghiên cứu nhận thức của các bên liên quan đến vấn đề này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng. Hầu hết các nghiên cứu về báo cáo TNXH ở các nền kinh tế mới nổi đều tập trung vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Phi và mang tính chất mô tả, sử dụng các phương pháp phân tích nội dung và đo lường mức độ và chất lượng tiết lộ trong các báo cáo hàng năm. Kết quả nghiên cứu đưa ra lời giải thích gián tiếp về lý do đằng sau việc áp dụng và công bố báo cáo TNXH. Belal & Momin (2009) còn cho rằng một số nghiên cứu đã bắt đầu thăm dò động cơ quản lý đằng sau việc thực hiện và công bố báo cáo TNXH một cách trực tiếp thông qua các cuộc phỏng vấn sâu và phát hiện ra rằng các chương trình nghị sự liên quan đến vấn đề thực hiện và công bố báo cáo TNXH tại các nền kinh tế mới nổi phần lớn được thúc đẩy bởi các đối tượng bên ngoài, cụ thể là áp lực từ công ty mẹ, thị trường quốc tế và các cơ quan quốc tế. Đây là đánh giá và phân tích đầu tiên về các nghiên cứu thực hiện và công bố báo cáo TNXH từ góc độ nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu này đã gợi mở một hướng nghiên cứu liên quan đến công bố các thông tin PTBV tại
các quốc gia đang phát triển theo hướng tiếp cận dữ liệu sơ cấp từ điều tra trực tiếp các đối tượng liên quan trong tương lai.
Gần đây, Tauringana (2020) đã hướng đến việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố báo cáo PTBV ở các nước đang phát triển dựa trên nhận thức của nhà quản lý, với mẫu điều tra thực nghiệm là các nhà quản lý tại 194 công ty thuộc Uganda. Mục đích của nghiên cứu là điều tra các yếu tố quyết định dựa trên nhận thức của nhà quản lý đối với việc áp dụng báo cáo PTBV của các công ty ở Uganda. Kết quả dựa trên khảo sát bảng câu hỏi, nghiên cứu có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến dữ liệu tự báo cáo, chẳng hạn như tìm kiếm tính nhất quán, tự nâng cao và tự trình bày, có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu. Tuy nhiên, những phát hiện của nghiên cứu ngụ ý rằng cần phải giải thích của lợi ích cung cấp báo cáo PTBV, cung cấp đào tạo miễn phí và hỗ trợ cho các công ty tham gia trong vấn đề lập và công bố báo cáo PTBV.
Qua bảng tổng quan về các vấn đề nghiên cứu tại bảng 1.2. Dễ dàng nhận thấy rằng, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV đều sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dựa trên số liệu thứ cấp. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được các quốc gia khác, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển đề cập từ rất sớm. Phải đến những năm 2000, thì vấn đề này mới được nổi lên tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, phải đến những năm 2017-2020, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV mới được quan tâm. Bên cạnh xu hướng sử dụng dữ liệu thứ cấp để đo lường gián tiếp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố báo cáo PTBV, thì đã có những nghiên cứu đề xuất phương pháp điều tra thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu với các nhà quản lý công ty cũng như các bên liên quan nhằm khám phá những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến việc công bố báo cáo PTBV (De Villiers (1999); De Villiers (2003); Mitchell và Hill (2009); Belal & Momin (2009); Tauringana (2020), cá biệt có những nghiên cứu cho thấy mức độ cần thiết của kỹ thuật này đối với các quốc gia đang phát triển (Tauringana (2020).
Bảng 1.2 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố cáo PTBV theo hướng sử dụng dữ liệu thứ cấp
Tác giả | Quốc gia | Lĩnh vực nghiên cứu | Kích cỡ mẫu | Năm tham chiếu | Kỹ thuật nghiên cứu | Nhân tố ảnh hưởng | Số lượng tài liệu tổng quan | |
1 | Trotman và Bradley (1981) | Úc | Công bố thông tin trách nhiệm xã hội | 191 công ty trên thị trường chứng khoán | 1981 | Phân tích tương quan | Quy mô doanh nghiệp Rủi ro trong kinh doanh Áp lực xa hội Quyết định của nhà quản lý | 20 |
2 | Belkaoui, Karpik, (1989) | Mỹ | Công bố báo cáo xã hội và môi trường | 23 công ty có quy mô lớn | 1987- 1989 | Phân tích mô hình hồi quy | Hiệu ứng xã hội Tấm nhìn liên quan chính trị Chỉ sổ tài chính Hiệu quả kinh doanh | 8 |
3 | Hackston D, Milne MJ. (1996) | New Zealand | Công bố báo cáo xã hội và môi trường | 47 công ty có quy mô lớn trên thị trường chứng khoán New Zealand | 1992 | Phân tích mô hình hồi quy | Quy mô doanh nghiệp Khả năng sinh lời Ngành nghề kinh doanh Quốc gia mà doanh nghiệp cung cấp báo cáo | 35 |
4 | Haniffa và Cooke (2005) | Malaysia | Công bố báo cáo xã hội | 139 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur | 1996, 2002 | Phân tích mô hình hồi quy đa biến | Quy mô doanh nghiệp Khả năng sinh lời Tình trạng niêm yết Ngành nghề kinh doanh | 110 |
5 | Branco và Rodrigues (2008) | Bồ Đào Nha | Công bố báo cáo trách nhiệm xã hội | 49 công ty niêm yết trên Euronext | 2003 | Phân tích Mô hình hồi quy đa biến | Quy mô doanh nghiệp Tài chính Đòn bẩy tài chính Tiếp cận truyền thông | 38 |
6 | Tagessonvà cộng sự (2009), | Thụy Điển | Công bố báo cáo trách nhiệm xã hội và môi trường | 169 công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Stockholm và tất cả các công ty thuộc sở hữu nhà nước | 2006 | Hồi quy đa biến | Quy mô doanh nghiệp Khả năng sinh lời | 75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Chung Về Phát Triển Bền Vững Liên Quan Đến Kế Toán
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Báo Cáo Ptbv Liên Quan Đến Kế Toán
- Các Nghiên Cứu Thực Hiện Tại Các Doanh Nghiệp Trong Ngành Dầu Khí
- Khoảng Trống Nghiên Cứu Và Hướng Phát Triển Cho Nghiên Cứu
- Mối Liên Hệ Giữa Kế Toán Và Vấn Đề Phát Triển Bền Vững Trong Doanh Nghiệp
- Nội Dung Kế Toán Hướng Đến Phát Triển Bền Vững Trong Doanh Nghiệp