Mức Độ Tác Động Của Các Nhân Tố Đến Knsl


quy Estimate khi chạy không có Bootstrap. Cột SE-Bias là Standard errors của cột Bias. tính giá trị tới hạn C.R Critical Ratios cho nó.

Bảng 4.23 Kết quả kiểm định Bootraps


Parameter

SE

SE-SE

Mean

Bias

SE-Bias

C.R

Kết luận

KNSL

<---

QMDN

0.074

0.002

0.191

0.000

0.002

0

Chấp nhận

KNSL

<---

DDKD

0.056

0.001

0.286

-0.007

0.002

-3.5

Chấp nhận

KNSL

<---

CHTT

0.064

0.001

0.318

0.001

0.002

0.5

Chấp nhận

KNSL

<---

QDPL

0.067

0.002

0.2

0.000

0.002

0

Chấp nhận

KNSL

<---

QDQL

0.06

0.001

0.354

0.002

0.002

1

Chấp nhận

CBTT

<---

KNSL

0.072

0.002

0.423

0.000

0.002

0

Chấp nhận

CBTT

<---

QMDN

0.057

0.001

0.155

0.002

0.002

1

Chấp nhận

CBTT

<---

DDKD

0.055

0.001

0.24

0.000

0.002

0

Chấp nhận

CBTT

<---

CHTT

0.062

0.001

0.198

0.001

0.002

0.5

Chấp nhận

CBTT

<---

CSPL

0.061

0.001

0.18

-0.001

0.002

-0.5

Chấp nhận

CBTT

<---

QDQL

0.062

0.001

0.003

0.004

0.002


2

Không Chấp

nhận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 20

(Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát chính thức)

Tiếp đến, tác giả thực hiện so sánh giá trị C.R của các quan hệ bảng trên với

1.96 ( do 1.96 là giá trị của phân phối chuẩn ở mức 0.9750 , nghĩa là 2,5% một phía, 2 phía sẽ là 5%). Nếu giá trị tại Cột P <5% thì kết luận là giả thuyết Bias khác 0 có ý nghĩa thống kê. Do giả thuyết H0 : Bias =0, Ha: Bias <>0

Nếu giá trị C.R của các mối quan hệ này > 1.96 thì suy ra p-value < 5%, có nghĩa là chấp nhập Ha, từ đó đưa ra kết luận độ lệch khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.

Còn nếu giá trị C.R của các mối quan hệ < 1.96, thì suy ra p-value > 5%, bác bỏ Ha, chấp nhận H0, từ đó đưa ra kết luận độ lệch khác 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.

Bảng 4.24 Mức độ tác động của các nhân tố đến KNSL


Mối quan hệ

Hệ số hồi quy

%

Thứ tự ảnh hưởng

KNSL

<---

QMDN

0.191

14.16

5

KNSL

<---

DDKD

0.286

21.2

3

KNSL

<---

CHTT

0.318

23.57

2

KNSL

<---

QDPL

0.2

14.83

4


Mối quan hệ

Hệ số hồi quy

%

Thứ tự ảnh hưởng

KNSL

<---

QDQL

0.354

26.24

1

Tổng

1.349

100


(Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát chính thức)

So sánh ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời tại thời điểm trước kiểm định Bootstrap (bảng 4.20) và sau kiểm định Bootstrap (bảng 4.24). Tác giả nhận thấy, mức độ và thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố không đổi và tuân theo thứ tự: (1) quan điểm quản lý; (2) cơ hội tăng trưởng; (3) đặc điểm ngành nghề kinh doanh (4) quy định pháp lý và (5) quy mô doanh nghiệp

Bảng 4.25 Mức độ tác động của các nhân tố đến CBTT


Mối quan hệ

Hệ số hồi quy

%

Thứ tự ảnh hưởng

CBTT

-

QMDN

0.155

12.96

5

CBTT

<---

DDKD

0.240

20.07

2

CBTT

<---

CHTT

0.198

16.56

3

CBTT

<---

QDPL

0.18

15.1

4

CBTT

<---

KNSL

0.423

35.37

1

Tổng

1.196

100


(Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát chính thức)

Đối với ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố BCPTBV, tác giả nhận thấy cũng có kết quả tương tự tại thời điểm trước kiểm định Bootstrap (bảng 4.14) và sau kiểm định Bootstrap (bảng 4.25), thứ tự ảnh hưởng cụ thể: (1) Khả năng sinh lời;

(2) đặc điểm ngành nghề kinh doanh; (3) Cơ hội tăng trưởng; (4) quy định pháp lý và (5) quy mô doanh nghiệp. Và không có mối quan hệ giữa quan điểm quản lý với CBTT trên báo cáo PTBV.

Tóm lại, tác giả có đầy đủ căn cứ kết luận được mô hình ước lượng (lúc trước khi kiểm tra bằng kiểm định bootstrap) có thể tin cậy được.

4.7 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây về CBTT, báo cáo PTBV và các lý thuyết nền cũng như các mô hình đã được kiểm chứng, tác giả đã xây dựng mô hình mối quan hệ giữa công bố báo cáo PTBV (CBTT) với các biến


quy mô doanh nghiệp (QMDN); cơ hội tăng trưởng (CHTT); đặc điểm ngành nghề kinh doanh (DDKD); quy định pháp lý (QDPL) và khả năng sinh lời (KNSL). Kết quả cho thấy, độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu tại các công ty thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đạt tỷ lệ cao. Ngoài ra kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy:

- Quy mô DN càng lớn thì doanh nghiệp cần phải công bố thông tin PTBV cho các bên liên quan

Quy mô doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam ảnh hưởng tích cực đến việc trình bày và công bố thông tin phát triển bền vững trong hệ thống Báo cáo kế toán. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Belkaoui và Karpik, (1989); Tagessonvà cộng sự (2009); Said và Haron (2009); Dilling (2010); José V. Frias-Aceituno, Lázaro Rodríguez-Ariza và Isabel M. Garcia-Sánchez (2012); Dibia và Onwuchekwa (2015); Tauringana (2020). Trên thực tế, điều này dễ giải thích rằng bởi các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam đều là những công ty phải chịu áp lực mạnh mẽ hơn từ các bên liên quan như nhà đầu tư, khách hàng, các cơ quan chức năng ban ngành cũng như các tổ chức về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của công ty đó và do đó, các công ty lớn này sẽ báo cáo nhiều thông tin liên quan đến xã hội, kinh tế và môi trường hơn và do đó đáp ứng nhu cầu của người dùng. Các công ty lớn hơn thể hiện một số đặc điểm của công ty để phân biệt với các công ty nhỏ hơn, ví dụ, nhiều loại sản phẩm đa dạng hơn, mạng lưới phân phối phức tạp hơn và sử dụng rộng rãi hơn thị trường vốn để tài trợ.

Khía cạnh thứ hai này có tác động đặc biệt đến số lượng và chất lượng của thông tin được tiết lộ. Theo Giner (1995), một trong những lý do chính để các nhà quản lý tài các công ty kinh doanh xăng dầu công bố thông tin là truyền tải tín hiệu đến các nhà đầu tư và chủ nợ hiện tại và tương lai, nhằm duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp vốn và do đó có được nguồn tài chính với các điều kiện tốt hơn.

Khi áp dụng lý thuyết đại diện, có thể thấy rằng với quy mô công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam ngày càng tăng thì nhu cầu về nguồn vốn bên ngoài lớn hơn và do đó làm tăng khả năng xung đột lợi ích giữa cổ đông, chủ nợ và người quản lý. Do đó, chi phí đại lý tăng lên. Công bố thông tin tự


nguyện có thể được sử dụng như một phương tiện để giảm các chi phí này. Nó sẽ được cấu hình như một biện pháp để giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin, do đó cho phép công ty kinh doanh xăng dầu nói riêng và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói chung tiếp cận cạnh tranh hơn với thị trường vốn. Về mặt phân tích chi phí - lợi ích, chi phí chuẩn bị và công bố thông tin có thể không phụ thuộc vào quy mô công ty (Larrán và Giner, 2002; Bonsón và Escobar, 2004). Tuy nhiên, các lợi ích tiềm năng lớn hơn đối với các công ty lớn hơn, vì có mối quan hệ trực tiếp giữa chi phí đại diện và lợi ích của công bố thông tin, trong số các khía cạnh khác.

Chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu trước đây đã kết luận rằng quy mô công ty có tác động tích cực đến lượng thông tin tài chính và phi tài chính được tiết lộ (Trotman và Bradley, 1981; Belkaoui và Karpik, 1989; Patten, 1991; Deegan và Gordon, 1996; Hackston và Milne, 1996; Craven và Marston, 1999; Gray và cộng sự, 2000; Giner và cộng sự, 2003; Oyelere và cộng sự, 2003; Marston và Polei, 2004; Bonsón và Escobar, 2004; Gul và Leung, 2004 ; Prencipe, 2004; Serrano-Cinca và cộng sự, 2007; Prado Lorenzo và cộng sự, 2009a; Prado Lorenzo và cộng sự, 2009b; García Sánchez và cộng sự, 2011).

- Nếu DN muốn có cơ hội tăng trưởng nhanh và bền vững hơn thì CBTT sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.

Cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng tích cực đến việc trình bày và công bố thông tin phát triển bền vững trong hệ thống Báo cáo kế toán của các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Lang and Lundholm (1993); Dilling (2010); Aceituno, Lázaro Rodríguez-Ariza và Isabel M. Garcia-Sánchez (2012); Shamil và cộng sự (2014). Trên thực tế, hiện nay thông tin về phát triển bền vững cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, do vậy, để thu hút vốn đầu tư nhiều công ty lựa chọn công bố nhiều hơn những thông tin phát triển bền vững của công ty mình, các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ này. Bên cạnh đó với mong muốn mở rộng thị trường hoặc tạo hình ảnh công ty tốt đẹp hơn trong mắt công chúng cũng là một trong những lý do để các công ty này công bố thông tin phát triển bền vững nhiều hơn.


- Quy định pháp lý là một rào cản đối với doanh nghiệp khi công bố thông tin. Đa số người được phỏng vấn cho rằng cần phải có một cơ chế luật pháp để làm căn cứ cho công bố thông tin của đơn vị mình.

Quy định pháp lý ảnh hưởng tích cực đến việc trình bày và công bố thông tin phát triển bền vững trong hệ thống Báo cáo kế toán doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói riêng. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Belkaoui, và Karpik (1989); De Villiers (2003; Aceituno, Rodríguez-Ariza và Isabel

M. Garcia-Sánchez (2012); Tauringana (2020). Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng phải trình bày và công bố thông tin về phát triển bền vững riêng biệt trên báo cáo PTBV, và do đó, các doanh nghiệp niêm yết có thể trình bày tích hợp những nội dung liên quan đến thông tin phát triển bền vững trên báo cáo thường niên của mình hoặc tự nguyện lập báo cáo PTBV để cung cấp nhiều hơn, cũng như chi tiết hơn về thông tin phát triển bền vững của công ty.

- Khả năng sinh lời đóng vai trò quan trọng khi là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc doanh nghiệp CBTT phát triển bền vững.

Giả thuyết này đều phù hợp với các kết quả nghiên cứu mà tác giả đã tìm hiểu và tham khảo khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT phát triển bền vững dưới dạng báo cáo môi trường hoặc báo cáo trách nhiệm xã hội (Trotman và Bradley (1981); Craswell, A. T. & Taylor, S. L. 1992; Jennifer Ho và Taylor (2007); Branco và Rodrigues (2008); Gamerschlag, và cộng sự (2011); José V. Frias-Aceituno, và cộng sự, 2012; Ndukwe O. Dibia, John Chika Onwuchekwa 2015). Hơn nữa, Gul và Leung (2004) đã báo cáo ảnh hưởng tích cực của lợi nhuận đối với lượng thông tin tự nguyện được công bố, bởi các công ty đa quốc gia niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York và các công ty niêm yết ở Hồng Kông.

Như vậy có thể thấy nghiên cứu này đã tiếp tục cho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV chịu ảnh hưởng lớn từ các khái niệm nghiên cứu được đề cập trong luận án của tác giả. Mặc dù tại môi trường nghiên cứu ghỉ gói gọn trong các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam


nhưng một lần nữa đã khẳng định tính đúng đắn của mô hình lý thuyết dựa vào các nghiên cứu trước đây.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trong chương này, tác giả đã kiểm chứng mô hình lý thuyết và kiểm định các giả thuyết được giới thiệu tại chương trước thông qua việc sử dụng phần mềm dữ liệu SPSS 22 và AMOS 20. Với kích cỡ mẫu là 265 đối tượng được khảo sát gồm các thông tin được thống kê về giới tính, trình độ, thâm niên làm việc và độ tuổi của những đối tượng được khảo sát. Tiếp theo, tác giả đã sử dụng kiểm định Crobach’Alpha để kiểm tra sự tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA để loại đi các biến không đảm bảo khi đưa vào dữ liệu, sau đó tác giả đã tiến hành phân tích nhân tố khắng định CFA cho tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Kết quả phân tích cho thầy mô hình khá phù hợp với dữ liệu thu thập, các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Cuối cùng, tác giả phân tích mô hình tuyến tính cấu trúc SEM và kỹ thuật Bootstrap, nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy hầu hết các giả thuyết đều được chấp nhận, chỉ có giả thuyết H2c không được chấp nhận cho thấy không có mối quan hệ giữa quan điểm của nhà quản lý đến công bố báo cáo PTBV tại các DN kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chứng minh được vai trò trung gian của biến khả năng sinh lời trong mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và công bố báo cáo PTBV.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý


Nội dung của chương này sẽ đưa ra các kêt luận và hàm ý nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4. Bên cạnh đó sẽ trình bày các hạn chế trong nghiên cứu tiếp theo, làm tiền đề cho các nghiên cứu khác trong tương lai

5.1 KÊT LUẬN

Kết quả của luận án một lần nữa khẳng định vai trò của các nghiên cứu trước đây, việc vận dụng các nghiên cứu này trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Đây cũng là một đóng góp lớn của đề tài trong bối cảnh hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến báo cáo PTBV và công bố báo cáo PTBV tại Việt Nam nói chung và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nói riêng. Nội dung của luận án đã chỉ ra hệ thống lý luận cơ bản về phát triển bền vững trong doanh nghiệp từ khái niệm, vai trò và cách thức thực hiện. Tác giả cũng đã trình bày các cơ sở cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến PTBV để các doanh nghiệp có thể áp dụng nếu lựa chọn CBTT phát triển bền vững.

Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm trình bày ở phần trên, quan điểm của nhà quản lý tại các DN kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam hiện nay, chưa quan tâm và chú trọng nhiều đến công bố báo cáo PTBV. Công bố thông tin trên báo cáo PTBV vẫn mang nặng tư tưởng “khi nào bắt buộc thì mới công bố”, nặng nề về tư duy quản lý nhà nước truyền thống. Đây chính là điều mà các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn cần phải sớm thay đổi, gỡ bỏ, đặc biệt trong thời gian đến khi các doanh nghiệp thực hiện việc cổ phần hóa theo chủ trương quy định của Nhà nước, đối diện với ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, luận án góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất và nội dung của kế toán hướng đến sự PTBV, cũng như những điều kiện cấp thiết cho công bố báo cáo


PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thành viên thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.


Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu này là một trong số ít nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại một DN kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể. Nội dung lý thuyết và thực nghiệm được trình bày trong luận án là sự đúc kết các quan điểm của nhiều tác giả, kinh nghiệm của một số nước, khu vực doanh nghiệp khác nhau trên thế giới về vấn đề PTBV và công bố báo cáo PTBV; cũng như những đề xuất mới mẻ về tính khả thi khi thực hiện việc công bố báo cáo PTBV. Nghiên cứu này chỉ rò các nhân tố ảnh hưởng đến với công bố báo cáo PTBV tại các DN kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đề cập đến nhiều lý thuyết khác nhau như: lý thuyết đại diện, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết về chi phí sở hữu giải thích cho CBTT trên BCPTBV, tác giả đã phát hiện các lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp pháp hóa ảnh hưởng đến một số nhân tố trong luận án. Ngoài ra, các nghiên cứu trước chỉ mới phân tích ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến CBTT trên báo cáo PTBV. Nghiên cứu này phân tích thêm ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến công bố báo cáo PTBV. Nghiên cứu này bổ sung các nghiên cứu trước đây, bằng cách phân tích, bổ sung thêm nhân tố mới phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các công ty kinh doanh thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, thông qua khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và báo cáo PTBV)

Bên cạnh đó tác giả cũng khám phá ra rằng có một mối quan hệ giữa các nhân tố quy mô doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ hội tăng trưởng, quy định pháp lý và quan điểm của nhà quản lý đến khả năng sinh lời. Hơn nữa, tác giả đã khắng định về việc tồn tại vai trò biến trung gian của nhân tố khả năng sinh lời trong mối quan hệ giữa các nhân tố còn lại tác động đến việc CBTT PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Điều này giúp tác giả có cái nhìn thực tế hơn về các nhà quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Các nhà quản lý được hỏi đều cho rằng quy mô của các đơn

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí