Hàm Ý Dự Trên Kết Quả Kiểm Định Giả Thuyết Về Tác Động Của Nhân Tố Quy Mô Doanh Nghiệp Đến Công Bố Bcptbv


vị kinh doanh xăng dầu đều có quy mô lớn (vốn hóa thị trường, tài sản, doanh thu và địa bàn) dẫn đến họ phải tận dụng các nguồn lực này để đem lại những giá trị lợi nhuận ngày càng gia tăng hơn nữa cho đơn vị mình. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng là một nhân tố quyết định đến khả năng sinh lời, đây là một giả thuyết tác giả đã phát triển dựa trên các nghiên cứu trước đây và kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu là những doanh nghiệp đem lại lợi nhuận do mặt hàng kinh doanh là thiết yếu; sự đa dạng về các dịch vụ và sản phẩm kinh doanh kèm theo; phân bổ các cửa hàng rộng khắp trên đất nước, đây là lợi thế rất lớn để đem lại lợi nhuận cho đơn vị.

DN hoạt động trong lĩnh kinh doanh xăng dầu, đây là một trong những mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khía cạnh (kinh tế, môi trường, xã hội,..). KTQT nói chung và kế toán hướng đến sự PTBV nói riêng vẫn chưa được quan tâm thích ứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị DN. Từ thực tế này, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện nội dung tổ chức KTQT nói chung và công bố báo cáo PTBV nói riêng để phục vụ cho việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh trong các DN kinh doanh xăng dầu và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

Cụ thể, điểm mới của luận án:

Thứ nhất, với lập luận của tác giả và các nghiên cứu trước đây tác giả đã đặt giả thuyết rằng quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng dựa theo lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) như đã trình bày ở trên. Khi kiểm chứng tại môi trường tại các đơn vị kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn cho thấy rằng quan điểm của nhà quản lý không ảnh hưởng đến đến công bố báo cáo PTBV với bối cảnh các DN thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

Thứ hai, do đặc thù ở Việt Nam chưa có một quy định pháp lý nào bắt buộc doanh nghiệp phải công bố báo cáo PTBV ngoài TT 155/2015-BTC Thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (đối tượng áp dụng cho những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán), tác giả đã đặt ra giả thuyết nếu có sự ràng buộc về quy định pháp lý thì sẽ nâng cao khả năng CBTT trên báo cáo PTBV, kết quả kiểm định là các nhà quản trị tại các doanh nghiệp được hỏi


đồng ý với việc phải có hướng dẫn cụ thể hơn (mẫu báo cáo, chỉ tiêu, thời hạn công bố, …) để các doanh nghiệp này có thể công bố rộng rãi thông tin.

Thứ ba, bên cạnh kiểm định các giả thuyết liên quan đến CBTT trên báo cáo PTBV thì tác giả nhận thấy rằng có một sự tiềm ẩn trung gian từ các biến quy mô doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ hội tăng trưởng, quy định pháp lý và quan điểm của nhà quản lý thông qua biến khả năng sinh lời để tác động lên CBTT. Điều này có nghĩa là CBTT báo cáo PTBV ảnh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ khả năng sinh lời của DN.

Như vậy, kết quả nghiên cứu ở các DN kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam tương đồng với các nghiên cứu tại các quốc gia khác như Úc, Ni-giê-ri-a,…Bên cạnh đó khi kiểm định các giả thuyết giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng sinh lời thì tác giả thấy rằng có mối quan hệ cụ thể của các biến này với biến khả năng sinh lời. Điều này dễ hiểu vì chủ yếu DN kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam (đối tượng được phỏng vấn) đều thuộc sở hữu phần lớn của Nhà nước, chỉ mới có hướng cổ phần hóa trong những năm gần đây chính vì vậy gánh nặng tạo ra lợi nhuận luôn đặt lên trọng trác của các đơn vị này. Chính vì vậy, đây là một khám phá khẳng định là điểm mới của luận án so với các nghiên cứu trước đây, khi các nghiên cứu trước đây chỉ có tác động một chiều và đối tượng phụ thuộc, công bố thông tin trên báo cáo PTBV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2.1 Hàm ý đối với DN

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 21

5.2.1.1 Hàm ý dự trên kết quả kiểm định giả thuyết về tác động của nhân tố quy mô doanh nghiệp đến công bố BCPTBV

Với kết quả nghiên cứu trên cho thấy, quy mô DN có mối quan hệ với cùng chiều với CBTT trên báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Nguyên nhân có thể thấy rò đó là những người được phỏng vấn là những người quản lý cấp cao tại đơn vị được phỏng vấn. Họ là những người có kinh nghiệm lâu năm và biết được sự thay đổi về quy mô của doanh nghiệp thay đổi qua từng thời kì. Chính vì vậy, những người được phỏng vấn ý thức được rằng, quy mô doanh nghiệp về vốn hóa thị trường càng cao thì doanh nghiệp


của họ phải càng cung cấp thông tin liên quan đến môi trường, xã hội để người dân có thể giám sát hoạt động của họ. Hầu hết các doanh nghiệp này đều phân bổ quy mô rộng lớn về diện tích (một số công ty trải rộng trên diện tích một tỉnh thành, và một số công ty còn lại trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh thành phố khác nhau). Qua đó, các yếu tố về số lượng lao động, quy mô về tài sản, doanh thu của các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, nhận thấy những chỉ số này có tỷ trọng rất cao đóng góp vào tổng thu nhập tại các đơn vị tỉnh thành mà doanh nghiệp đó đứng chân trên địa bàn. Điều này là một vấn đề đã được tác giả dự báo trước khi đưa ra giả thuyết để kiểm định. Do đó, có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu trong luận án của tác giả phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

5.2.1.2 Hàm ý dự trên kết quả kiểm định giả thuyết về tác động nhân tố khả năng sinh lời đến công bố BCPTBV

Theo như kết quả nghiên cứu, khả năng sinh lời trong vai trò vừa có mối quan hệ trực tiếp và trung gian ảnh hưởng tích cực đến CBTT. Các nhà quản lý tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã nhận định rằng nếu càng minh bạch thông tin về kinh tế, xã hội và môi trường thì mức độ đem lại lợi nhuận về doanh thu sẽ cao hơn do người tiêu dùng tin vào những gì mà doanh nghiệp đem lại cho môi trường (sử dụng khoản thuế bảo vệ môi trường để tái tạo môi trường sống), cho xã hội (công tác từ thiện, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ thiên tai,…). Quan trọng hơn đó là khả năng sinh lời trong tương lai về nhận biết thương hiệu của tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tạo ra một thương hiệu đi sâu vào tâm trí của khách hàng trong thời điểm vấp phải sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ khác nhau, đặc biệt là các thương hiệu lớn của nước ngoài khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn.

5.2.1.3 Hàm ý dự trên kết quả kiểm định giả thuyết về tác động nhân tố quan điểm của nhà quản lý đến công bố BCPTBV

Một trong những nhân tố mà tác giả lập luận dựa trên các nghiên cứu xã hội khác, đóng góp của các chuyên gia; dựa vào lý thuyết nền và phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án đó là giả thuyết có mối quan hệ giữa quan điểm của nhà quản lý đối với việc bố thông tin trển báo cáo PTBV. Sau khi kiểm


định mô hình, kết quả cho thấy rằng không có mối quan hệ giữa quan điểm của nhà quản lý với công bố báo cáo PTBV. Điều này cho thấy mặc dù vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam chủ yếu là do nhà nước và các cổ đông bên ngoài nắm giữ nhưng các đáp viên chủ yếu là do nhà nước bổ nhiệm (nguyên nhân do nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ vốn cao nhất và những nhà quản lý có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp nay đang trong tiến trình cổ phần hóa thực chất cho đến thời điểm hiện tại vẫn thuộc sở hữu phần lớn của nhà nước). Những người được hỏi cũng chính là những người nắm quyền lớn nhất của doanh nghiệp, họ là những người quyết định việc có minh bạch thông tin liên quan đến kinh tế, môi trường và xã hội hay không. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là đơn vị trực tiếp quản lý các đơn vị này, chính vì vậy phải chịu một áp lực vô hình khi muốn CBTT trên báo cáo PTBV một cách khách quan nhất, không mang lợi ích cá nhân cho đơn vị mình mà phải mang lại lợi ích cho xã hội. Hầu hết các đáp viên đều đồng ý phải có phân cấp trong công bố thông tin, ví dụ như các đơn vị thành viên có cùng tính chất, hoạt động cũng lĩnh vực sẽ cung cấp theo một biểu mẫu quy định, đồng nhất về thời gian công bố (ví dụ theo năm tài chính hoặc quý). Bộ phận quản lý ở tập đoàn phải có trách nhiệm tổng hợp tất cả các thông tin đó để công bố ra bên ngoài nhằm nâng cao hình ảnh của thương hiệu Petrolimex trong con mắt người tiêu dùng, khách hàng, cổ đông, các nhà đầu tư,…Chỉ có những nhà quản trị doanh nghiệp không vì lợi ích cá nhân, không bị ràng buộc bởi các cơ chế khen thưởng, dám chịu trách nhiệm trước thông tin mà đơn vị mình công bố thì mới làm cho báo cáo PTBV tại đơn vị đó đảm bảo độ tin cậy.

5.2.2 Hàm ý đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

5.2.2.1 Hàm ý dự trên kết quả kiểm định giả thuyết về tác động nhân tố cơ hội tăng trưởng đến công bố BCPTBV

Liên quan đến cơ hội tăng trưởng ảnh hưởng đến CBTT báo cáo PTBV tại DN mình. Các đáp viên khi trả lời câu hỏi đều đồng ý rằng thông tin công bố càng minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp càng thu hút được nhà đầu tư nhiều hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Nhà nước mà đại diện là Bộ công thương đang tiến tới giai


đoạn thoái dần vốn chủ sở hữu ra khỏi tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Biến đổi hình thức sở hữu từ 100% vốn nhà nước thành chỉ sở hữu một phần nhằm giúp tập đoàn ngày càng thu hút được nguồn vốn từ các doanh nghiệp bên ngoài, thêm vào đó khi có các nhà đầu tư bên ngoài tham gia điều hành thì sẽ giúp cho bộ máy tập đoàn phát triển bền vững hơn. Việc minh bạch thông tin về các hoạt động kinh doanh của tập đoàn xăng sẽ giúp tập đoàn có thể cắt giảm chi phí liên quan đến việc “minh chứng” các hoạt động của các công ty này không ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, “uy tín” của thương hiệu Petrolimex trong khách hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng cũng sẽ được nâng cao nếu các công ty thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam có những hoạt động thiết thực trong việc thực hiện trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường.

5.2.2.2 Hàm ý dự trên kết quả kiểm định giả thuyết về tác động nhân tố đặc điểm ngành nghề kinh doanh đến công bố báo cáo PTBV

Do đối tượng nghiên cứu của luận án là các DN kinh doanh mặt hàng xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Với kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề môi trường, tác giả muốn kiểm chứng giả thuyết đó là đặc điểm ngành nghề kinh doanh về các sản phẩm như xăng, dầu mỡ nhờn, dầu máy,…cần phải minh bạch về sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng đó. Vì như chúng ta biết, hiện nay khoản thuế bảo vệ môi trường đã được áp dụng cho mặt hàng xăng dầu và khoản thuế này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá xăng dầu mà người dân và xã hội đang sử dụng. Cụ thể, từ ngày 01/01/2019, thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít, với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức 1.000 đồng/lít (giảm 1.000 đồng/lít so với đề xuất trước đó). Bên cạnh đó, mặt hàng xăng dầu, mỡ nhờn, khí gas,….có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động, môi trường sống xung quanh và là một mặt hàng rất thiết yếu tại Việt Nam. Ngoài đặc điểm ngành nghề kinh doanh chủ yếu thì các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như kinh doanh vận tải, cho


thuê kho bãi chứa xăng dầu cũng cần được quan tâm nhiều hơn bởi các bên có liên quan.


5.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Quy định pháp lý là một nhân tố mà các nhà quản lý tại doanh nghiệp cho rằng cần phải thay đổi để nâng cao chất lượng CBTT trên báo cáo PTBV. Tại các quốc gia phát triển như Úc, Nhật, Anh,… đã luật hóa, bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có tác động xấu đến môi trường, xã hội phải tiến hành công bố báo cáo PTBV định kì, theo các tiêu chuẩn ví dụ như GRI (bộ tiêu chí phát triển bền vững), dự án tiết lộ khí thải cácbon (CDP),…Mỗi đơn vị đã xây dựng trên cơ sở những tiêu chí chung mang tính chất tổng quát được gọi là cốt lòi và những tiêu chí đặc trưng cho doanh nghiệp mình gọi là tiêu chí bổ sung. Tại Việt Nam, sau khi ban hành TT 155/2015-BTC, gần như chưa có một động thái mạnh nào tác động đến việc bắt buộc các doanh nghiệp công bố báo cáo PTBV. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn có truyền thống công bố báo cáo PTBV, đơn cử như trường hợp của Tập đoàn Bảo Việt. Vào giữa năm 2017, Tập đoàn Bảo Việt đã nhận được giải thưởng là một trong 18 DN có báo cáo PTBV tốt nhất thế giới do hiệp hội truyền thông của Hoa Kỳ trao tặng. Đầu năm 2018, Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục nhận được giải thưởng DN có báo cáo PTBV tốt nhất châu Á năm 2017, và các doanh nghiệp khác như công ty cổ phần dược Hậu Giang, tập đoàn FPT, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty cổ phần Địa ốc Novoland,…Ngoài ra, năm 2017 phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) kết hợp với Hội đồng DN vì sự PTBV Việt Nam xếp hạng doanh nghiệp PTBV tại Việt Nam. Nội dung của bộ tiêu chí đánh giá bên cạnh những thông tin về doanh nghiệp, loại hình kinh doanh thì khi đánh giá cũng xoay quanh các thông tin về kinh tế, xã hội và môi trường,…Đây là một bảng xếp hạng không mang tính chất bắt buộc mà chỉ khuyến khích các đơn vị tham gia. Thêm một tài liệu mà tập đoàn xăng dầu Việt Nam có thể tham khảo để có thể xây dựng lộ trình công bố báo cáo PTBV tại đơn vị mình đó là bộ tài liệu hướng dẫn lập báo cáo PTBV do ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) và liên đoàn tài chính quốc tế (IFC) trong chương trình tư vấn của IFC tại Đông Á-Thái Bình


Dương. Nội dung của tài liệu này trình bày 10 bước cơ bản để doanh nghiệp có thể lập báo cáo PTBV tại doanh nghiệp. Đây là một tài liệu rất thiết thực nếu các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói riêng nên tìm hiểu để nâng cao chất lượng khi công bố BCPTBV tại đơn vị mình. Nhìn chung, đã có rất nhiều động thái tích cực của chính phủ, ủy ban CKNN, các đơn vị quản lý nhằm “thúc đẩy” công bố báo cáo PTBV nhưng nhìn chung theo đánh giá của các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có một đạo luật rò ràng từ chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước và kèm theo đó là hướng dẫn cụ thể từ tập đoàn xăng dầu Việt Nam (từ cơ chế, nội dung báo cáo, chỉ tiêu công bố,…) để các đơn vị kinh doanh này có thể công bố minh bạch và đồng nhất về thông tin khi công bố báo cáo PTBV. Tập đoàn và các đơn vị kinh doanh cũng phải chủ động trong việc đầu tư xây dựng nguồn lực về con người có thể đảm bảo đảm ứng các yêu cầu khi cần để tập hợp, thu thập các chỉ tiêu liên quan đến PTBV và có thể tập hợp các chỉ tiêu đó để lập được báo cáo. Điều này muốn thực hiện được thì phải tổ chức một bộ phận kế toán quản trị đồng bộ từ tập đoàn đến các công ty kinh doanh thành viên.

5.3 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

5.3.1 Hạn chế của luận án

Mặc dù kết quả của luận án đã đạt được mục đích ban đầu đặt ra là các nhân tố quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy định pháp lý, và khả năng sinh lời ảnh hưởng tích cực đến công bố báo cáo PTBV tại các đơn vị kinh doanh thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Bên cạnh đó là khám phá tất cả nhân tố đều ảnh hưởng đến việc công bố báo cáo PTBV thông qua nhân tố trung gian, nhân tố khả năng sinh lời. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn gặp phải một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu và khảo sát của tác giả chỉ là những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam chứ chưa phải là toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Chính vì vậy, mẫu nghiên cứu có tính khái quát chưa cao, có thể gặp phải những hạn chế nhất định. Mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập mẫu của gần như đầy đủ tại các đơn vị trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam.


Thứ hai, do hạn chế về chi phí, thời gian và khả năng tiếp cận trực tiếp với các đối tượng khảo sát là chưa cao nên kích thước mẫu và chất lượng mẫu điều tra chưa như mong đợi. Do tính chất khảo sát phải là những người đứng đầu doanh nghiệp nên thời gian để các đối tượng này dành hết thời gian để trả lời công bằng và trách nhiệm về bảng câu hỏi là chưa cao. Mặc dù vậy, kích cỡ mẫu khảo sát đảm bảo theo yêu cầu thống kê và phân tích dữ liệu.

Thứ ba, theo các mô hình nghiên cứu trước đây của Craswell, A. T. & Taylor, S. L. (1992); Deegan C, Gordon B. (1996) hay José V. Frias-Aceituno, và cộng sự (2012) thì các khái niệm nghiên cứu có những nhân tố đặc thù hơn do quy mô nghiên cứu rộng hơn như chất lượng báo cáo sau kiểm toán, áp lực từ xã hội, thời gian nghiên cứu trong nhiều năm,…

Thứ tư, đối tượng khảo sát của tác giả là những nhà quản lý tại doanh nghiệp nhưng thật sự am hiểu về bản chất của phát triển bền vững, báo cáo PTBV đặc biệt là phát triển bền vững về xã hội và môi trường là chưa cao. Tác giả chưa có cơ hội để trực tiếp chia sẻ cho những người này về vấn đề cần thiết và thực trạng công bố báo cáo PTBV. Nếu có cơ hội, tác giả sẽ cố gắng tóm tắt nội dung PTBV, công bố báo cáo PTBV liên quan đến ngành nghề và đặc điểm ngành nghề kinh doanh để cho các đối tượng khảo sát hiểu rò hơn.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một số cơ hội cho các nghiên cứu tiếp theo được mở ra từ kết quả nghiên cứu này như sau:

Đối tượng khảo sát có thể được mở rộng ra cho tất cá các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn trên thị trường. Ngoài ra, có thể chia các mẫu quan sát ra từng nhóm để làm rò ý nghĩa nghiên cứu đối với từng nhóm nghiên cứu này (ví dụ như đối tượng quản lý, đối tượng thu thập dữ liệu PTBV, đối tượng tổng hợp công bố báo cáo PTBV,…)

Có thể nghiên cứu bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV của nhiều loại hình, quy mô DN khác nhau tại Việt Nam, không chỉ dừng lại những nhân tố trong nghiên cứu của tác giả.

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí