Nguyên Tắc Hiệu Quả Và Thuận Tiện Được Thể Hiện Trong Luật Quản Lý Thuế

được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

Để đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế, bao quát hết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng nội dung cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp tại Khoản 1 Điều 11 cụ thể như sau:

+ Giữ cách tính thuế giá trị gia tăng hiện hành bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quí;

+ Sửa đổi quy định cách tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trên doanh thu trong phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu dưới mức ngưỡng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh tế khác, cụ thể:

Để đơn giản thủ tục và tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế, đề nghị quy định hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

2.1.4. Nguyên tắc hiệu quả và thuận tiện được thể hiện trong Luật quản lý thuế

Nguyên tắc này gồm hai nội dung, thứ nhất là các loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định. Thứ hai, hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lý thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép, phải đảm bảo số thu đủ như dự tính, hạn chế tình trạng gian lận thuế, thất thoát thuế.

Nguyên tắc đảm bảo dễ hiểu, đạt hiểu quả có tầm quan trọng khi ban hành một văn bản pháp luật về thuế, văn bản giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Trong việc xây dựng cấu trúc thuế, nội dung và ngôn từ của một đạo luật thuế phải đảm bảo tính dễ hiểu cho mọi đối tượng và cần phải được thực hiện trong một thời gian dài, ổn định. Nguyên tắc này cũng có

ý nghĩa trong việc xác minh trình tự, quy trình, nội dung quản lý thu nộp thuế. Việc ban hành một loại thuế phải tính tới mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lý thuế. Tránh không được để xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được.

Nội dung của nguyên tắc này là thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời phải đảm bảo lợi ích của người nộp thuế, không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng. Việc đánh thuế phải hợp lý, có sự hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người nộp thuế. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế suy cho đến cùng cho dù là thuế trực thu hay gián thu thì loại thuế đó cũng sẽ đánh vào đông đảo dân cư trong xã hội đó là người lao động. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống của người lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp, làm tăng nguy cơ trốn thuế, từ đó lại ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế này có ý nghĩa pháp lý quan trọng khi xác định những nội dung cụ thể của đạo luật thuế, xác định cơ cấu hệ thống pháp luật thuế. Cụ thể, việc xác định thuế suất, biểu thuế cần phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người nộp thuế và nhà nước. Việc ban hành một loại thuế mới không chỉ đơn thuần xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ mà phải được tính toán trên cơ sở tổng số tiền đã phải trả của người dân ở hiện tại và tương lai, thu nhập của người dân trên tổng số tiền thuế mà họ phải trả….

Nguyên tắc đánh thuế đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của nhà nước và người nộp thuế được thể hiện trong quy định về đối tượng chịu thuế và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Với vai trò điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội theo định hướng của nhà nước, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đối tượng chịu thuế chủ yếu là những loại hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước không khuyến khích, hạn chế tiêu dùng hoặc cần điều tiết như thuốc lá, rượu,

Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế - 9

bia, vàng mã, ô tô… kinh doanh dịch vụ vũ trường, mát-xa, casino, golf… Quy định này là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta cũng như thông lệ quốc tế. Nó vừa tạo nguồn thu cho nhà nước vừa không ảnh hưởng đến tiêu dùng của đại bộ phận người lao động.

Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 xác định: "Phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng độ thuận lợi về thuế vào năm 2020". Muốn đạt được mục tiêu này, phải đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, mà trước tiên là phải tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi làm nền tảng và thúc đẩy cải cách hành chính thuế.

Xét dưới góc độ hành lang pháp lý, dấu mốc đầu tiên quan trọng nhất của quản lý thuế nói chung và cải cách hành chính thuế nói riêng là ngày 1/7/2007 khi Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực thi hành.

Trong xã hội có nhà nước, pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý xã hội, là cơ sở điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự xã hội và đảm bảo để xã hội phát triển ổn định và lành mạnh. Do vậy, hành lang pháp lý có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có quản lý thuế nói chung và cải cách hành chính thuế nói riêng. Vai trò quan trọng của hành lang pháp lý đối với cải cách hành chính thuế thể hiện trên ba phương diện chủ yếu sau:

Thứ nhất, nguyên tắc thuận tiện xuyên suốt trong việc xây dựng các luật thuế, đặc biệt là Luật quản lý thuế giải quyết trực tiếp các mối quan hệ hành chính thuế. Trong đó có nhiều nội dung trong đó có các quy định về thủ tục hành chính thuế. Bởi vậy, đó là nền tảng pháp lý cho hoạt động hành chính thuế. Các hồ sơ và thủ tục hành chính thuế đơn giản hay phức tạp, dễ hiểu hay khó hiểu… chính là những vấn đề phải giải quyết trong cải cách hành chính thuế.

Thứ hai, các luật thuế quy định các nghĩa vụ thuế cụ thể của người nộp thuế trên các phương diện xác định ai là người phải kê khai, nộp thuế;

Cách xác định các căn cứ tính thuế như thế nào; Khi nào được ưu đãi thuế… Nếu các nghĩa vụ thuế này được quy định rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ thì một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế chống gian lận thuế, mặt khác sẽ tạo môi trường minh bạch để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu của công chức thuế, tạo tiền đề quan trọng cho sự thành công của cải cách hành chính thuế, và ngược lại.

Thứ ba, các quy định pháp luật khác có liên quan (Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Cán bộ công chức….) cũng có vai trò quan trọng đối với cải cách hành chính thuế vì chúng vừa tạo nền tảng pháp lý, lại vừa tạo sức ép thúc đẩy cải cách hành chính thuế. Những quy định pháp luật này tạo nền tảng pháp lý cho nguyên tắc thuận tiện trong thực hiện pháp luật thuế thể hiện ở chỗ, một số thủ tục hành chính thuế (khiếu nại về thuế, xử lý vi phạm hành chính thuế…) không chỉ được quy định bởi Luật quản lý thuế mà còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác. Các quy định pháp luật có liên quan tạo sức ép thúc đẩy cải cách hành chính thuế vì nó quy định các chế tài xử lý với các hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan, buộc những đối tượng này phải tuân thủ đúng quy định về hành chính thuế.

Ở Việt Nam những năm gần đây, bắt đầu từ ngày 01/01/2004 khi cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế được áp dụng thí điểm. Đây chính là cơ sở để chính thức áp dụng rộng rãi cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế từ năm 2007 theo Luật quản lý thuế. Việc chuyển từ cơ chế thông báo thuế sang cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế có thể được coi là bước đột phá quan trọng trong tư duy hành chính thuế, thể hiện sự cải cách hành chính mạnh mẽ, chuyển người nộp thuế từ thế thụ động tuân thủ sang tự giác tuân thủ tạo nên sự thuận tiện dễ dàng hơn

Xét dưới góc độ pháp lý, dấu mốc đầu tiên quan trọng nhất của quản lý thuế nói chung và xây dựng pháp luật thuế nói riêng là ngày 01/7/2007 khi

Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực thi hành. Lần đầu tiên ở Việt Nam, toàn bộ các quy định về quản lý thuế được thống nhất trong một văn bản pháp luật về quản lý thuế. Trước khi Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành, các quy định về quản lý thuế được nằm rải rác ở các luật, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này khiến cho các quy định về quản lý thuế vừa thiếu vừa thừa, lại phức tạp và chồng chéo. Đương nhiên, hậu quả của nó là cả công chức thuế và người nộp thuế nhiều khi không biết thực hiện như thế nào mới là đúng quy định pháp luật, nếu công chức thuế có gây khó khăn nhũng nhiễu thì người nộp thuế cũng đành chấp nhận vì không thể biết được đâu là hành vi đúng luật, đâu là hành vi sai trái. Nhờ tính thống nhất trong các quy định pháp luật trong Luật quản lý thuế, những hạn chế trên đã được khắc phục cơ bản. Cụ thể là:

- Người nộp thuế biết rõ quyền và trách nhiệm của mình trong kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác.

- Người nộp thuế và công chức thuế biết rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế và các cơ quan nhà nước khác có liên quan trong quản lý thuế và trong giải quyết thủ tục hành chính thuế. Nhờ đó, người nộp thuế có thể giám sát việc thực hiện hành vi hành chính của công chức thuế và cơ quan thuế.

- Các hồ sơ, thủ tục, thời hạn về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, giải quyết các thủ tục hành chính thuế được quy định rõ ràng và thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

- Luật quản lý thuế năm 2006 dành riêng một điều (Điều 19) quy định về hiện đại hóa quản lý thuế với tinh thần cơ bản là:

Nhà nước bảo đảm đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại; Khuyến khích tổ chức,

cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử [19].

Từ nền tảng pháp lý quan trọng này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp luật để hiện đại hóa quản lý thuế nói chung và hiện đại hóa hành chính thuế nói riêng. Đây chính là tiền đề quan trọng cho bước nhảy vọt trong pháp luật thuế những năm gần đây. Nhờ nền tảng pháp lý quan trọng này, trong 7 năm qua, ngành Thuế đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ người nộp thuế kê khai thuế, từ mức độ áp dụng hỗ trợ kê khai qua công nghệ mã vạch hai chiều đến nộp hồ sơ khai thuế qua mạng. Theo Báo cáo tổng kết công tác thuế của Tổng cục Thuế, tính đến hết năm 2013 đã có 293.000 doanh nghiệp ở 63 tỉnh, thành phố thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng. Cũng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại mà thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuế của cơ quan thuế những năm qua đã được rút ngắn đáng kể; Thời gian thực hiện các thủ tục về thuế của người nộp thuế cũng giảm được khoảng 40%.

Cùng với sự ra đời của Luật quản lý thuế, các văn bản pháp quy dưới luật cũng dần dần được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi nhiều hơn cho người nộp thuế. Theo đó, những quy định pháp luật bất hợp lý, gây khó khăn cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế dần dần được sửa đổi; Hồ sơ, thủ tục về thuế dần dần được đơn giản hơn; số lượng hồ sơ phải nộp cho cơ quan thuế được giảm bớt…

Đặc biệt, để khắc phục những hạn chế, bất cập xuất hiện sau 5 năm thực thi Luật quản lý thuế, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013. Xét riêng ở phương diện hành chính thuế, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đã tạo ra nền tảng quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính thuế. Đó là:

- Bổ sung quy định cho phép cơ quan thuế áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Điều này có nghĩa là, cơ quan thuế được pháp luật cho

phép áp dụng những cách thức quản lý khác nhau với những đối tượng khác nhau trên cơ sở đánh giá rủi ro của cơ quan thuế. Theo đó, những đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Bổ sung quy định áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế thuộc diện chấp hành tốt pháp luật theo các tiêu chí quy định trong Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, chẳng hạn như: Không vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan trong hai năm liên tục; thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử; tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê…

Theo quy định, mỗi lần có hàng hóa nhập khẩu thì tổ chức hay cá nhân đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phải tiến hành kê khai số lượng, giá tính thuế đối với từng mặt hàng nhập khẩu và dự tính số thuế nhập khẩu phải nộp. Nội dung kê khai của người nộp thuế được thể hiện trong tờ khai nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu do cơ quan hải quan hướng dẫn theo mẫu.Sau khi kê khai xong, tờ khai hàng hóa nhập khẩu được nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để cơ quan này tiến hành kiểm hóa và tính thuế cho người nộp thuế.

Có thể thấy chế độ kê khai thuế theo quy định của pháp luật hiện hành là phù hợp với cam kết Quốc tế. bởi hoạt động kê khai thuế nhằm kiểm soát lượng hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào quốc gia, để từ đó có thể điều tiết thị trường hàng hóa nội địa và hàng nhập khẩu sao cho phù hợp, hơn nữa thủ tục kê khai thuế được quy định rõ ràng, cụ thể thuận tiện cho người nộp thuế.

- Bổ sung quy định cho phép xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là nền tảng pháp lý để đẩy nhanh thủ tục kê khai, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của người nộp thuế.

Sau khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế được ban hành, các văn bản hướng dẫn Luật đã lần lượt được ra đời. Theo đó, những hồ sơ, mẫu biểu về thuế được thiết kế lại theo hướng đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn; các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế được bổ sung đầy đủ hơn; các thời hạn giải quyết thủ tục hành chính thuế được rút ngắn (chẳng hạn như, thời gian giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 6 ngày; thời gian giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau được rút ngắn từ 60 ngày xuống còn 40 ngày…).

Cùng với việc hoàn thiện Luật quản lý thuế, những năm qua các luật thuế cũng dần được hoàn thiện. Xét riêng những nội dung liên quan đến hành chính thuế, các luật thuế và văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế đã được sửa đổi, bổ sung theo các hướng sau: (i) Quy định rõ hơn các căn cứ tính thuế để người nộp thuế có thể hiểu và dễ dàng tự tính thuế; (ii) Các quy định pháp luật về thuế chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch hơn, qua đó, đảm bảo tính nhất quán trong thực thi pháp luật, ngăn ngừa hành vi nhũng nhiễu của công chức thuế.

Trong những năm gần đây, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hành chính thuế cũng từng bước được hoàn thiện. Theo đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Thanh tra; Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại được ban hành năm 2011 thay thế cho Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998… Những văn bản luật trên đã khắc phục được những hạn chế, bất cập của các luật cũ trên nhiều phương diện, trong đó có những vấn đề liên quan đến hành chính thuế theo hướng tạo ra những quy định pháp lý chặt chẽ hơn, các chế tài nghiêm khắc hơn buộc người nộp thuế, công chức thuế và những tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực thi nghiêm chỉnh pháp luật nói chung và các thủ tục hành chính thuế nói riêng.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí