Hoạt Động Của Thị Trường Liên Ngân Hàng (Interbank)


- Trong hầu hết các năm, doanh số mua vào thường thấp hơn doanh số bán ra, trừ năm 2007 do sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán và tăng mạnh của các dòng vốn FDI vào Việt Nam. Điều này nói lên rằng thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng một chiều và luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung. Hay nói cách khác, thị trường ở tình trạng khan hiếm hàng hóa.

- Do doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào có nghĩa là các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá tăng.

- Tốc độ tăng doanh số giao dịch là không đều giữa các năm, điều này hàm ý: Thị trường ngoại hối Việt Nam, tuy không trực tiếp, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á và gần nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Điều này cho thấy sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế mở trên thế giới là như thế nào. Ngoài ra, tính trồi trột, thất thường, được chăng hay chớ của thị trường ngoại hối Việt Nam còn phản ánh vai trò mờ nhạt của nó với nền kinh tế.

Như ta đã trình bày ở chương I, một trong những đặc điểm quan trọng của thị trường ngoại hối chính là sự tồn tại của thị trường liên Ngân hàng (Interbank). Trên thị trường ngoại hối toàn cầu, Interbank được coi là trung tâm của thị trường, với tổng doanh số giao dịch chiếm đến 85% doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu 8. Trên thị trường ngoại hối Việt Nam (Vinaforex), thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn rất sơ khai, khối lượng giao dịch nhỏ bé. Với tỉ

trọng thấp, Interbank hoạt động chưa sôi nổi so với thị trường ngoại tệ


8 PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2006), “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối”, NXB Thống Kê, tr640.


ngầm. Tuy nhiên, về cơ bản, Interbank vẫn đóng một vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Vì vậy, nhắc đến hoạt động của Vinaforex, thì không thể không đi vào nghiên cứu hoạt động của Interbank.

2.1.2. Hoạt động của thị trường liên ngân hàng (Interbank)

Theo khoản 2 và khoản 3 điều 37 Nghị định 160/2006/NĐ – CP ban hành ngày 28/12/2006: “Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường cho các giao dịch giữa NHNN Việt Nam với các tổ chức tín dụng được phép và giữa các tổ chức tín dụng được phép với nhau. Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ theo các phương thức, loại hình nghiệp vụ giao dịch trên cơ sở các thỏa thuận, cam kết giữa các bên theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam”.

Trong những năm gần đây do tỉ giá VNĐ/USD chưa được tự do biến động để phản ánh quan hệ cung cầu, trong khi đó, biên độ dao động tuy đã được nới rộng nhưng vẫn còn hẹp (trước đây là +/- 1%, giờ là +/- 3%), thị trường ngoại hối thường xuyên rơi vào tình trạng khan hiếm, thị trường Interbank họat động trầm lắng theo xu hướng diễn ra một chiều.

Bảng 3.2: Họat động của thị trường liên ngân hàng



Năm

Doanh số mua bán

Với khách hàng

Interbank

2001

100%

79,4%

10,6%

2002

100%

63,3%

21,1%

2003

100%

89,4%

22,4%

2004

100%

78,9%

19,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - 6


2005

100%

77,6%

4,7%

2006

100%

80,3%

6,0%

2007

100%

95,3%

5,4%

2008

100%

94,0%

5,8%

Trung bình

100%

82,25%

10,71%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 2008


Từ bảng trên cho thấy:


- Tỷ trọng doanh số giao dịch trên TTLNH là quá thấp, chỉ chiếm trung bình 10,71% trên tổng số giao dịch của thị trường ngoại hối Việt Nam. Trong khi đó, trên thị trường ngoại hối thế giới, con số này đạt 85%. Điều này phản ánh trình độ phát triển sơ khai của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và TTLNH nói riêng. Khi nói đến thị trường ngoại tệ ở Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến thị trường mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng được phép với khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu, bên cạnh đó là thị trường ngầm mua bán vàng với các thể nhân.

- Các NHTM hoạt động trên thị trường ngoại hối Việt Nam theo khuynh hướng tự cung tự cấp là chính, nghĩa là ngoại tệ mua được từ khách hàng trước hết dùng để bán lại cho khách hàng của mình, số dư thừa mới đem ra bán lại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ các NHTM có thể thực hiện chính sách “dự trữ ngoại tệ”, điều này khiến cho hoạt động của TTLNH không phát triển. Do đó, để thị trường ngoại hối Việt Nam phát huy được vai


trò tích cực đối với nền kinh tế thì trước hết chúng ta phải chú trọng hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam.

2.1.3. Biến động của tỉ giá trong giai đoạn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên Vinaforex

2.1.3.1. Diễn biến tỉ giá 2008 – 2009

Năm 2008, tỉ giá USD/VND biến động mạnh. Thêm vào đó, trên thị trường ngoại tệ diễn ra 2 nghịch lý tại 2 thời điểm khác nhau. Đó là vào đầu tháng 3/2008, tỷ giá xuống quá thấp, cung ngoại tệ tăng mạnh, NHNN hạn chế mua vào. Trên thị trường mua bán ngoại tệ của các NHTM đối với doanh nghiệp và khách hàng, tỷ giá cũng giảm mạnh. Ngày 11/3/2008, tỷ giá bán ra của NHTM chỉ còn USD/VNĐ 15.862, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với tỷ giá trên thị trường tự do.

Trên thị trường tự do, nếu như đầu năm 2008, tỷ giá còn dao động quanh mức USD/VNĐ 16.000 – 16.200, thì đến giữa tháng 3/2008, tỷ giá giảm xuống còn USD/ VNĐ 15.400. Nhưng từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2008, xảy ra cơn sốt ngoại tệ trên thị trường tự do và tác động lên thị trường chính thức. Tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do đã tăng lên USD/VNĐ 17.500 – 17.600. Đặc biệt là trung tuần tháng 6/2008 có thời điểm tăng lên đến USD/VNĐ 19.000 – 19.200. Ngày 19/6/2008 được coi là tăng đỉnh điểm, lên tới USD/VNĐ 19.800. Đến cuối tháng 10 năm 2008 xảy ra cơn sốt lần thứ 2 trong năm nhưng mức độ không lớn bằng đợt đầu tháng 6/2008. Tỷ giá mua bán ngoại tệ của các NHTM với doanh nghiệp xoay quanh mức USD/ VNĐ 16.900 – 16.980. Cuối tháng 12/2008, tỷ giá bán USD của NHTM xoay quanh mức USD/ VNĐ 17.497 và tỷ giá mua USD/VNĐ ở mức USD/VNĐ 17.400 - 17.420.


Trong thời gian này NHNN cũng đã liên tục ra những quy định điều hành tỉ giá trong đó dáng lưu ý là các quy định nới lỏng biên độ tỉ giá. Cụ thể từ ngày 10/3/2008, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch trong mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ mức +/- 0,75% (năm 2007) lên +/- 0,1% theo Quyết định số 504/QĐ – NHNN, tức là tăng 0,25% so với trước kia. Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độ mua bán giao ngay của các TCTD với khách hàng từ +2% lên +/- 3%. Biên độ dao động tỉ giá biến động liên tục trong một thời gian ngắn dẫn đến tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ tự do cũng diễn biến phức tạp phản ánh sự biến động tỉ giá trên thị trường tài chính thế giới trong giai đoạn này.


Sang năm 2009, theo dự tính thì tỷ giá trên thị trường ngoại hối sẽ ổn định hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề nóng hổi của thị trường tiền tệ Việt Nam trong năm này. Trong khoảng 3 tháng đầu năm, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.700 đồng, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 điểm (một điểm tương đương một đồng), lúc đó tính thanh khoản thị trường kém, nguồn cung khan hiếm, ngoại trừ thời điểm thị trường được bổ sung từ doanh thu xuất khẩu vàng. Ở thị trường tự do, tỷ giá biến động dữ dội hơn rất nhiều. Giai đoạn này, tỷ giá dao động trong khoảng

17.450 đồng - 17.800 đồng, cao hơn tỷ giá liên ngân hàng trên 100 điểm.


Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009, để tăng cường khả năng điều chỉnh linh hoạt của nền kinh tế, thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quyết định số 622/QĐ – NHNN ngày 23/3/2009, điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VNĐ và USD từ mức +/- 3% đến +/-5%. Tỷ giá bắt đầu tăng nhẹ, cao nhất là ở mức 17.825 ngày 25/3/2009 (một ngày sau khi quyết định của NHNN có hiệu lực). Sau đó, tỉ giá trên TTLNG bắt đầu tăng mạnh, tỉ giá trên thị trường tự do cũng


theo đà tăng rất nhanh, đạt đỉnh 20.000 đồng rồi giảm nhanh về 18.700 đồng trước khi tăng trở lại và duy trì ở mức 19.000 đồng - 19.300 đồng.

Cuối năm 2009, để bảo vệ tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định thắt chặt biên độ tỷ giá, áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là ± 3% từ ngày 26/11/2009. Với điều chỉnh này, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống 18.500 đồng, sát với giá trần. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm mạnh.


2.1.3.2. Tác động của biến động tỷ giá lên các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối.


Năm 2008, tuy tỉ giá ở mức thấp ở thời điểm tháng 2 và đầu tháng 3/2008, nhưng các doanh nghiệp rất khó bán được cho NHTM, bởi vì NHNN hạn chế mua vào. Một số NHTM lách luật bằng việc ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, tức là doanh nghiệp chuyển đổi USD của mình cần bán sang Euro, yên Nhật hay bảng Anh…để bán cho NHTM, bởi vì NHNN không quy định biên độ đối với các ngoại tệ đó.


Song khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2008, do giá ngoại tệ tăng cao nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mua USD để nhập khẩu hàng hóa và thanh toán dịch vụ cho đối tác nước ngoài, nhưng không được các NHTM đáp ứng, hoặc có bán thì phải kí hợp đồng hoán đổi với tỷ giá gần bằng thị trường tự do. Do vậy không ít các doanh nghiệp phải tìm mua ngoại tệ trên thị trường tự do với giá cao. Tình hình này cũng làm cho các NHTM gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống.


Trở lại với thực tế trong năm 2009, thời điểm đầu năm mặc dù ngân hàng quá dồi dào nguồn ngoại tệ cho vay tới hàng tỷ USD, khiến lãi suất giảm thấp nhưng nguồn để kinh doanh (bán ra) thì thiếu. Do đó, một mặt ngân hàng không có nguồn bán cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp tăng cường “vét” trên thị trường tự do, đẩy tỷ giá USD ở thị trường này tăng chóng mặt; mặt khác, họ hối thúc Ngân hàng Nhà nước phải bán ra. Thực tế, NHNN đã hành động theo hướng bán ngoại tệ cho NHTM để cung cấp cho khách hàng, nhưng mỗi lần “bơm” ra, thị trường bình ổn, nhưng khi hết đợt, thì tỉ giá lại tăng. Do đó, ở quốc gia bị “Đô la hóa” như Việt Nam, khi chính phủ thực hiện chủ trương hỗ trợ lãi suất bằng việc giảm lãi suất cho vay của VNĐ, nhằm khuyến khích việc vay VNĐ để ổn định tỉ giá, nhưng không song song hỗ trợ lãi suất đồng USD nên đã làm cho khoảng cách của chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND bị thu hẹp lại. Khi khoảng cách này càng gần thì nghiễm

nhiên, VND trở nên mất giá và đồng USD bị tăng giá cục bộ ở Việt Nam một cách giả tạo. 9

Từ đó, thêm áp lực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với tâm lý lo ngại rủi ro tỷ giá, một lượng lớn ngoại tệ bị rút khỏi lưu thông, nằm dưới dạng “tài sản để dành”, “găm giữ” của doanh nghiệp và dân chúng trên tài khoản hoặc ở két sắt, chờ tỷ giá tăng để săn tìm lợi nhuận. Đẩy thị trường đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Đến giai đoạn giữa năm , để tăng nguồn cung và ổn định thị trường , NHNN đã quyết định nới lỏng biên độ tỉ giá mua bán USD/VNĐ đồng thời yêu cầ u cá c ngân hà ng thương mạ i nhà nướ c giả m lã i

suấ t cho vay và huy độ ng bằ ng ngoạ i tệ . Tuy nhiên, điều đó đã không tác động nhiều đến tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ thị trường ngoại hối bị đóng băng. Nhìn chung, biến động tỉ giá


9 Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, “Đi tìm nguyên nhân thực của căng thẳng tỉ giá”, http://www.Vneconomy.vn.


năm 2009 đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp XNK và NHTM phải chú trọng theo dõi sát sao tình hình và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hợp lí trong năm tới.‌


2.2. Thực trạng áp dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh trên thị Vinaforex.

2.2.1. Cơ sở pháp lý để thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh


2.2.1.1. Điều chỉnh giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi

Theo quy định của NHNN Việt Nam, trước ngày 28/5/2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn (xem Phụ lục 4). Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt Nam là hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kì hạn theo quy định của NHNN không còn phù hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối.

Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ là 6 tháng, không đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong họat động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối trong tương lai. Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 648/2004 trong đó quy định kỳ hạn của hợp đồng Forward và Swap từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác định tỉ giá kỳ hạn. Theo đó, tỷ giá kỳ hạn giữa VNĐ và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng so

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí