cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975: “Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa”[39, tr. 14] “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm văn học từ sau 1975” [39, tr.15] “Văn học phát triển phong phú, đa dạng, hướng tới tính hiện đại.” [39, tr.16]. Người viết đã đề cập đến sự đa dạng của văn học ở các bình diện “đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ.” [39, tr.16]. Từ đó, chỉ rõ hơn về đặc điểm của văn xuôi sau 1975 có “khuynh hướng nhận thức lại”, “Khám phá đời sống trong cái muôn vẻ hằng ngày, trong các quan hệ thế sự, đời tư” và cuối cùng người viết đi đến nhận định về những đổi mới của văn xuôi đã “mở rộng quan niệm hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu”[39, tr.18-19].
PGS. La Khắc Hòa trong bài Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói tiếp tục khẳng định: “Đổi mới văn học suy cho cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật”[39, tr.57]. Bên cạnh đó, bài viết đã đã so sánh, chỉ ra sự khác biệt giữa văn học trước và sau 1975.
Tác giả Mai Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi đã chỉ ra những chuyển đổi cơ bản trong tư duy nghệ thuật của văn xuôi đổi mới “Từ tư duy sử thi với một khoảng cách khó vượt giữa nhà văn và đối tượng” chuyển sang kiểu tư duy mới: suy ngẫm về hiện thực, suy ngẫm về cái đương đại đang diễn ra, “cái đương đại chưa hoàn thành”.[23, tr.3-4]. Trên cơ sở đó, tập trung khảo sát những chuyển đổi tư duy nghệ thuật qua sáng tác của những cây bút như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài.
Còn nhiều bài viết như: Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay, Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua và Văn xuôi 1975 – 1985 – Diện mạo và vấn đề của Lại
Nguyên Ân; Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam của Trần Đình Sử; Một cách nhận diện thời kì văn học vừa qua của Đỗ Lai Thúy; Văn xuôi trước yêu cầu cuộc sống mới của Nguyễn Khải; Một số hiện tượng văn học nổi bật thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thanh Tâm; Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới của Tôn Phương Lan; Bàn thêm về vấn đề con người trong văn học của Trần Thanh Đạm; Văn xuôi gần đây và quan niệm con người của Bùi Việt Thắng; Nhân vật tự ý thức trong văn xuôi sau 1975 của Dương Thị Hương,… đã đề cập đến những đổi thay của tư duy văn học và quan niệm của nhà văn về con người trước thời đại mới.
Như vậy, qua việc sơ lược một số ý kiến đánh giá, nhận định trên đây, chúng tôi nhận thấy, mặc dù sự đổi mới của văn xuôi đương đại về tư duy nghệ thuật, kiểu dạng nhân vật sau1975 đã được quan tâm đánh giá tổng quát theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, sự đa dạng về cảm hứng sáng tạo cũng đã được đề cập đến, song, hầu như các bài viết đều chưa trực tiếp bàn đến đặc trưng các kiểu dạng nhân vật cô đơn cụ thể.
2.2.Cũng theo khảo sát của chúng tôi, các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Tạ Duy Anh, Nguyễn Danh Lam và các sáng tác của họ đã được đông đảo giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Trong đó cũng đã có những ý kiến đề cập đến thế giới nhân vật của các cây bút này.
Về Nguyễn Huy Thiệp - sự xuất hiện của ông vào cuối năm 1987 đã thực sự làm nên một “chấn động” lớn và nhanh chóng trở thành “hiện tượng lạ” trong văn học cùng với việc khẳng định sức viết dồi dào.
Có thể bạn quan tâm!
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 1
- Đổi Mới Tư Duy Nghệ Thuật Và Cảm Hứng Cô Đơn Trong Văn Xuôi Việt Nam Sau 1975
- Khái Quát Về Kiểu Dạng Nhân Vật Cô Đơn Trong Văn Học Và Văn Học Việt Nam
- Các Kiểu Dạng Nhân Vật Cô Đơn Trong Văn Xuôi Việt Nam Đương Đại
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Trong bài viết Truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp vài cảm nghĩ Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét, khái quát như sau: “Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới nhân vật cũng độc đáo. Toàn những con người góc cạnh, gân guốc. Người nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình. Có loại chui lên từ bùn lầy, rác rưởi, tâm địa đen tối, có loại lại như những bậc chí thiện, có thể bao dung cả kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại.”
Tác giả Mai Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi đã chỉ ra kiểu nhân vật cô đơn trong văn Nguyễn Huy Thiệp: “Tướng về hưu” với lối viết mới lạ đã mang đến cho văn học một chất mới “chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”, một “hơi gió lạ”- chủ đề cô đơn, tình trạng con người cô đơn, lạc loài ngay giữa gia đình, người thân và đồng loại” ”.[23, tr.4]. .
Trong bài Chân dung nhà văn, từ một thế nhìn nhà văn Lê Minh Hà lại nhận thấy: “Nhân vật của ông là con người trong cái phận vừa lớn lao vừa bé mọn của mình, trong ý thức về sự biết và không biết của mình, trong nỗi buồn trước cái đẹp, cái chua chát của đời sống.” [9]
Hồ Tấn Nguyên Minh trong bài Quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đăng trên http://vanvn.net/ đã chỉ ra những kiểu con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp trong đó đã phân tích kiểu “con người cô đơn, lạc lõng giữa mênh mông cõi người” ở Tướng về hưu và Con gái thủy thần.
Trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên biên soạn, tập hợp của 54 bài viết của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình, với nhiều cách đọc, cách hiểu, góc nhìn khách quan, đa chiều về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Các bài viết đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong phong cách của Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó, cũng đã có những ý kiến đề cập đến nhân vật cô đơn trong một số tác phẩm của nhà văn.
Về Chu Lai – là cây bút trưởng thành sau năm 1975 và có sức viết bền bỉ. Từ khi cầm bút, ông cũng đã thử nghiệm qua nhiều thể loại như truyện ngắn, ký sự, kịch bản sân khấu, kịch bản phim. Tuy nhiên, ông được người đọc, giới nghiên cứu phê bình biết đến là một tác giả - nhà văn quân đội thành công ở thể loại tuyết thuyết. Sáng tác của Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề của hiện thực đời sống và con người, đặc biệt là người lính trở về sau cuộc chiến. Ngay từ khi mới xuất hiện, sáng tác của ông đã tạo sự đón nhận, quan tâm của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học: Có thể điểm lược trong những ý kiến sau:
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Nội lực Chu Lai in trên Tạp chí Nhà văn số 8 năm 2006 đã đưa ra nhận định khá bao quát về tiểu thuyết Chu Lai nói chung, trong đó ông đặc biệt chú ý đến hai phương diện nghệ thuật là nhân vật và giọng điệu.
Tác giả Tôn Phương Lan trong bài Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của nhà văn cầm súng đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4 năm 1995 nhận xét: “Người lính trong văn học thời kì này được thể hiện hình ảnh người trở về và bước vào một cuộc sống khác với hai bàn tay trắng, thậm chí là mang trên cơ thể những thương tích của chiến tranh.”
Nhà phê bình Hồng Diệu đã chỉ ra những đổi mới trong quá trình tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của Chu Lai qua việc thể hiện các nhân vật: “Tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng bao trùm lên tất cả là truyện những người lính sau chiến trường trở về, người thì tha hóa, người thì bước vào cuộc sống mới. Cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu: Có những người trước kia là đồng đội của nhau, bây giờ đứng trên hai mặt trận đối lập nhau.”
Chu Lai đã tiếp cận hiện thực ở cả những mặt khuất lấp, những cảnh ngộ thương tâm trong những hoàn cảnh éo le. Nói như Ma Văn Kháng, tiểu thuyết của Chu Lai là sự “đối mặt trực tiếp những vấn đề bức bối của đời sống xã hội hôm nay.” Đề cập đến những vấn đề này,nhà phê bình Lê Thành Nghị qua Những cuốn sách gần đây viết về chiến tranh cho rằng: “Chu Lai đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay còn bị giấu kín.”
Về nghệ thuật, tác giả Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới chỉ ra rằng: Tiểu thuyết Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định”
Còn có khá nhiều ý kiến tập trung phân tích riêng một tác phẩm, song phần lớn các bài viết đều khẳng định vị trí và đóng góp của Chu Lai trên thể loại tiểu thuyết ở việc đổi mới cách viết, đổi mới quan niệm về hiện thực và con người.
Với Tạ Duy Anh, ông là cây bút thành danh từ trong cao trào đổi mới, người đã khơi mở một “dòng văn học bước qua lời nguyền” với những thông điệp sâu sắc về số phận con người. Hơn thế, ông lại “Là tác giả của những tác phẩm luôn khiến người đọc giật mình và suy ngẫm”. Ông đã tạo ra một “từ trường” riêng để hấp dẫn, lôi cuốn độc giả cũng như người nghiên cứu, tìm hiểu. Vì vậy, đã có khá nhiều ý kiến đánh giá, nhận định về những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật:
Trong bài viết đăng trên báo Văn nghệ số 50 tháng 12 năm 1989, Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”.
Nói về thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh, trong bài viết Văn xuôi Việt Nam hiện nay, logic quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vong, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét: “Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh gói gọn trong nửa trang cả một cuộc đời, một kiếp sống, một kiếp người vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch đằng đẵng một thời”.[…]
Trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đăng trên báo http://tuoitre.vn/ tháng 9 năm 2004, người viết gọi tác giả “là nhà văn của thời điểm”, đồng thời, cũng đưa ra một số ý kiến về quan niệm của Tạ Duy Anh và con người trong sáng tác của ông: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Người thì xấu như lão Phụng… người đẹp thì như hoa như ngọc như Quý Anh, Chị Túc, bà Ba, như sản phụ chờ sinh. Nhưng bản chất của con người luôn ở ranh giới thiện – ác. Nhân vật luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. Đã thế nhà văn lại có cái giọng rất quyết liệt, nhiều dung từ và động từ mạnh”. Nhiều khi còn “lạnh lùng cố ý trước sự trả thù” mặc dù không ít lần ông quằn quại, rên rỉ vì không ngăn nổi một hành động ác.
Với khóa luận Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn, Nguyễn Thị Hương đã tìm hiểu, nghiên cứu quan niệm
sáng tác cũng như những nỗ lực đổi mới trong những sáng tác truyện ngắn của Tạ Duy Anh ở nhiều góc độ: Hiện thực, con người, đổi mới về quan niệm nghệ thuật, gia tăng yếu tố kỳ ảo và chất tiểu thuyết trong truyện ngắn của nhà văn.
Tác giả bài viết đăng trên báo Pháp luật số 140 năm 2004 đã nhận định: “Hầu hết tác phẩm của ông (trừ truyện viết cho thiếu nhi và tản văn) đều rất gai góc về nội dung thể hiện dưới cái nhìn hiện thực ở góc khuất”. Đi tìm nhân vật là “bức tranh hiện thực ngọt ngào của các quyền lực, cái chết, sự đồi bại… còn Thiên thần sám hối là một cuốn tiểu thuyết … viết về nỗi đau làm người và chưa được làm người qua câu chuyện của một hài nhi đang lựa chọn có nên làm người hay không.”
Tác giả bài viết về nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh đăng trên báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004. Coi Tạ Duy Anh là “một hiện tượng văn học nổi bật”, “một gương mặt nhà văn tiêu biểu năm 2004.” và đặt câu hỏi: “Số phận nhân con người phải chăng luôn là sự trăn trở dằn vặt trong ông?”
Nguyễn Danh Lam là một cây bút trẻ của văn xuôi Việt Nam, có sức viết dồi dào, nhiều tìm tòi và thể nghiệm độc đáo. Dù vậy, qua khảo sát của chúng tôi các bài viết về Nguyễn Danh Lam và tác phẩm của anh còn ít. Phần lớn, mới chỉ khái lược đôi nét về tiểu thuyết của anh, đặc biệt cuốn tiểu thuyết được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam Giữa dòng chảy lạc hoặc mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh nổi bật trong từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về sáng tác của cây bút này. Người đọc có thể gặp đây đó các bài giới thiệu, phê bình rải rác trên các báo viết, báo điện tử Phongdiep.net, Văn nghệ, Thể thao và văn hóa, Báo mới, … của các tác giả Bùi Công Thuấn, Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Hoài Nam,… Bên cạnh đó, còn có một số cuộc trao đổi, phỏng vấn, ở đó, Nguyễn Danh Lam đã ít nhiều chia sẻ với người đọc những suy nghĩ, trăn trở của mình trong sáng tác. Cho đến nay, hầu như chưa có bài viết nào nghiên cứu riêng về nhân vật, đặc biệt nhân vật cô đơn trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam.
Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu cùng đồng thống nhất ở việc ghi nhận những nỗ lực của các tác giả trong việc đổi mới văn học. Tuy nhiên,
theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại còn mang tính đơn lẻ, rời rạc, mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, phác thảo chứ chưa được tìm hiểu trực tiếp và nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện. Có thể nói, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào lấy Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) là đối tượng nghiên cứu chính. Bên cạnh đó, luận văn cũng mở rộng đối tượng khảo sát qua một số tác phẩm, tác giả khác nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ có hạn của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi không có điều kiện, khảo sát, tìm hiểu toàn bộ văn xuôi đương đại mà chỉ tập trung nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam.
Để có điều kiện so sánh làm nổi bật các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại của các tác giả đã nói trên, chúng tôi cũng đặt nó trong cái nhìn so sánh với lịch sử, đồng thời tiến hành mở rộng khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ,…
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, khi thực hiện đề tài “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua
một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam)”, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ nguyên nhân đưa đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của các nhà văn về hiện thực và con người, đặc biệt là các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong tương quan với hoàn cảnh xã hội và văn học.
4.2.Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích, chúng tôi có điều kiện đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể, phân tích từng chi tiết nghệ thuật để làm nổi bật nỗi cô đơn tiềm tàng trong mỗi nhân vật, mỗi tình tiết, sự kiện. Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận được với nhiều phương diện biểu hiện khác nhau của các nhân vật trong vật trong các tác phẩm. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong luận văn
4.3.Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi đặt mảng văn xuôi đương đại viết về nhân vật cô đơn trong sự so sánh với văn xuôi viết về nhân vật cô đơn giai đoạn trước. Từ đó nhận ra sự chuyển hướng trong cảm hứng sáng tác của nhà văn được thể hiện trên nhiều bình diện (quan niệm về hiện thực, về con người, ngôn ngữ, giọng điệu,...).
4.4. Phương pháp tổng hợp: Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu triển khai đề tài, sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có được một cái nhìn toàn diện về mảng văn học mà luận văn quan tâm nghiên cứu. Phương pháp này giúp người viết rút ra được những đặc điểm cơ bản của các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi đương đại cùng các phương diện biểu hiện của nó.
5. Đóng góp của luận văn
Từ khảo sát, phân tích, so sánh và tổng hợp, luận văn sẽ đúc kết những nét đặc sắc của các cây bút từ phương diện thể hiện các kiểu dạng nhân vật cô đơn. Qua đó góp phần nhận diện một trong những dấu hiệu đổi mới đặc sắc của văn xuôi Việt