ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MAI THỊ BÌNH
CÁC KIỂU DẠNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21
Có thể bạn quan tâm!
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 2
- Đổi Mới Tư Duy Nghệ Thuật Và Cảm Hứng Cô Đơn Trong Văn Xuôi Việt Nam Sau 1975
- Khái Quát Về Kiểu Dạng Nhân Vật Cô Đơn Trong Văn Học Và Văn Học Việt Nam
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Hương
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả Luận văn Bình
Mai Thị Bình
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Mai Hương, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Văn học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Văn học, phòng quản lí sau Đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Bình
Mai Thị Bình
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
4. Phương pháp nghiên cứu 15
5. Đóng góp của luận văn 16
6. Cấu trúc của luận văn 17
PHẦN NỘI DUNG 18
Chương 1: ĐỔI MỚI TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ CẢM HỨNG CÔ ĐƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 18
1.1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam sau 1975 18
1.2. Những chuyển đổi tư duy nghệ thuật từ sau 1975 22
1.3. Cảm hứng cô đơn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 26
1.4. Khái quát về kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn học và văn học Việt Nam 28
1.4.1. Cô đơn – một trạng thái tâm lý bản thể 28
2.1.2.Kiểu nhân vật cô đơn trong tác phẩm văn học 31
Chương 2: CÁC KIỂU DẠNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 37
2.1. Nhân vật cô đơn từ bản thể 37
2.2. Nhân vật cô đơn vì không thể hòa nhập với cuộc sống thực tại 47
2.2.1.Nhân vật cô đơn vì lạc thời 47
2.2.2. Nhân vật cô đơn vì lạc lõng giữa cộng đồng, gia đình 61
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN 81
3.1. Thủ pháp nhòe mờ, tẩy trắng nhân vật 81
3.2. Chú trọng tới cảm giác, nội tâm của nhân vật 82
3.3. Nghệ thuật tổ chức không gian - thời gian 86
3.3.1 Nghệ thuật tổ chức không gian 86
3.3.2 Nghệ thuật tổ chức thời gian 93
3.4. Ngôn ngữ - giọng điệu: 95
3.4.1. Ngôn ngữ 95
3.4.2. Giọng điệu 104
PHẦN KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Năm 1975 đánh dấu mốc sự kiện lịch sử quan trọng mang tính bước ngoặt đối với toàn dân tộc, đất nước thống nhất, đời sống dân tộc có những đổi thay to lớn trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa văn nghệ. Mọi hoạt động được chuyển từ thời chiến sang thời bình, ý thức dân tộc, ý thức cá nhân và ý thức văn hóa mới hình thành. Con người phải đối diện với những vấn đề thế sự, nhân sinh và cả những chuyện rất riêng tư, văn học tất yếu phải đổi mới theo tinh thần thời đại. Mỗi chuyển biến của lịch sử đều tác động sâu sắc, tạo nên những chuyển động và để lại những dấu ấn sâu đậm lớn trong đời sống văn học, bởi, một trong những chức năng cơ bản của văn học là phản ánh hiện thực.
1.2.Văn học trước 1975 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, tạc nên những bức tượng đài bất hủ về con người Việt Nam anh hùng bất khuất, dân tộc Việt Nam từ trong máu lửa “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Sau năm 1975, đặc biệt là sau đổi mới (1986), trên tinh thần “đổi mới toàn diện” mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra, văn học thực sự được “cởi trói”. Không khí dân chủ tạo đà cho những chuyển động mạnh mẽ của văn học, biểu hiện rõ trong sự chuyển đổi về tư duy nghệ thuật. Nhờ nỗ lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống văn hóa văn nghệ, các nhà văn đã hăng hái lao động nghệ thuật, có ý thức đổi mới ngòi bút của mình để bắt kịp với những biến chuyển của đời sống. Đó là cơ sở để văn học Việt Nam đương đại nói chung, văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, đi sâu khám phá những vấn đề cốt lõi của đời sống xã hội, phản ánh một cách đa diện về con người. Từ đó, trong văn xuôi xuất hiện nhiều nguồn cảm hứng mới như cảm hứng đời tư thế sự, cảm hứng bi kịch, cảm hứng tha hóa, cảm hứng cô đơn… Kéo theo là các kiểu dạng nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật sám hối, nhân vật cô đơn,…
1.3.Có thể thấy, khoảng mười năm đầu thời kì hậu chiến (1975 – 1985), cảm hứng sử thi trong văn xuôi vẫn tồn tại theo quán tính. Nhưng được thổi lửa từ sau đổi
mới, đặc biệt là nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về văn hóa, cảm hứng sử thi mờ nhạt dần, cảm hứng đời tư thế sự nổi đậm và dần trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo. Theo đó, những vấn đề của đời sống cá nhân, số phận riêng tư với những nỗi niềm, tâm trạng, khát vọng sống, khát vọng hòa nhập cộng đồng, khát vọng hạnh phúc. Cái thiện – cái ác, cái xấu – cái tốt, cái cao cả - cái thấp hèn, cái bi – cái hài,… vốn còn khuất lấp ở thời kì văn học trước, thì nay, tất cả đều đi vào trang viết với tinh thần dân chủ, cởi mở nhất. Con người cá nhân trở thành mối quan tâm hàng đầu của người cầm bút với đầy đủ tính chất đa dạng, phức tạp trong tính cách, suy nghĩ, biểu hiện và trong nhiều tầng quan hệ. Trên khuynh hướng chung đó, rất nhiều tác phẩm mang “hơi gió lạ” của các cây bút tên tuổi trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, ... đến những tác giả gây “chấn động” từ thời kì đầu của văn học đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Trí Huân, Dạ Ngân, Nguyễn Quang Lập,... và những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7- 8x như Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Danh Lam,… đã phản ánh chân thực, kịp thời tinh thần thời đại, thể hiện số phận con người với những cảm xúc riêng tư nhất, góp phần mang lại diện mạo mới cho văn xuôi đương đại. Từ những chuyển đổi cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, các kiểu dạng nhân vật trong văn xuôi cũng phong phú đa dạng, trong đó, con người cô đơn là một kiểu dạng nhân vật phổ biến: Cô đơn từ trong bản thể, cô đơn do không có khả năng hòa nhập với cộng đồng với những “vết dập xóa”, “va đập” tâm hồn, trước những bi kịch của đời sống, của mối quan hệ gia đình và xã hội. Trên cái nhìn đa diện, đa chiều của văn xuôi đương đại, cái cô đơn ấy được bộc lộ rõ nét và sâu sắc, tạo nên một dấu ấn riêng, đậm nét.
Vì lẽ đó, rất cần có những công trình nghiên cứu, đánh giá, tổng kết những dấu ấn nổi bật đó của văn xuôi thời đổi mới. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi cho đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn
trong văn xuôi Việt Nam đương đại” mới chỉ dừng lại ở một số ít bài viết chung về tác giả, tác phẩm hoặc một nhóm tác giả, tác phẩm. Đó là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) nhằm khẳng định nỗ lực và đóng góp của các cây bút trong việc đổi mới văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ đó có cơ sở, góp phần khẳng định sự đổi mới văn xuôi đương đại nói riêng và rộng hơn của văn học Việt Nam đương đại.
1.4. Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam là những cây bút tiêu biểu, có phong cách sáng tạo đặc sắc và những đóng góp đáng kể để tạo nên thành tựu chung của văn xuôi đương đại Việt Nam. Trong thế giới nhân vật đa dạng của các nhà văn, con người cô đơn là kiểu dạng nhân vật nổi đậm, thực sự tạo được ám ảnh đối với người đọc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.Việc đổi mới tư duy nghệ thuật đã đưa đến những cú “vượt rào” quan trọng về cảm hứng, đề tài, về các kiểu dạng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… Là điều kiện để tạo nên những tác phẩm văn xuôi có giá trị, phản ánh đúng tinh thần thời đại, đúng người, đúng việc. Sự chuyển hướng về quan niệm nghệ thuật trong văn xuôi đương đại đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình.
Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu chung về văn xuôi đổi mới, trong đó cũng đã đề cập đến sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, sự đa dạng về nguồn cảm hứng, về các kiểu dạng nhân vật trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
Trong bài Mấy nhận xét về nhân vật của Văn xuôi Việt Nam sau 1975, tác giả Nguyễn Thị Bình đã đưa ra nhận định về sự đa dạng của văn xuôi từ góc độ quan niệm nghệ thuật: “Từ năm 1986 trở đi, sự đổi mới văn xuôi mới thật sự diễn ra ở bề sâu với một quan niệm đa dạng, nhiều chiều về đời sống.”[56].
Trong bài viết Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, tác giả Nguyễn Văn Long đã xác định những đặc điểm