Phân Tích Ảnh Hưởng Của Nhân Tố “Chính Sách Tín Dụng Của Nhtm”


Một điều khá thú vị trong nghiên cứu này đó là các DNNVV đánh giá biến quan sát “Doanh nghiệp có năng lực tài chính lành mạnh, đảm bảo đủ khả năng trả nợ” khá cao ở mức 3,96/5 điểm, và biến quan sát “Doanh nghiệp luôn đảm bảo đạt lợi nhuận mục tiêu trong mỗi kỳ kinh doanh” ở mức 3,93/5 điểm. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy số DNNVV thua lỗ trung bình giai đoạn 2012 – 2017 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 53,6%, DNNVV có mức lãi dưới 20 triệu/năm là 31,2%, còn lại chỉ 15,2% DNNVV có mức lãi trên 20 triệu đồng/năm [5], phấn đấu đến năm 2020 có trên 70% doanh nghiệp có lãi [46]. Điều này hàm ý rằng kết quả kinh doanh của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ thể hiện trên các báo cáo tài chính thấp hơn khá nhiều so với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

h. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức cao (3,86/5 điểm). Lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn là những người quyết định đến tương lai của doanh nghiệp. Khi lãnh đạo và đội ngũ cố vấn có trình độ chuyên môn cao, có năng lực xây dựng, triển khai, điều hành và thực hiện các dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh sẽ giúp mang lại hiệu quả cao, DNNVV đảm bảo được khả năng trả nợ cho NHTM. Qua đó sẽ là nhân tố quan trọng để NHTM quyết định cấp tín dụng cho DNNVV. Tuy vậy, biến quan sát “Lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn có trình độ chuyên môn về kinh tế, tài chính, kế toán,…” được đánh giá thấp nhất ở mức 3,70/5 điểm cho thấy nhiều lãnh đạo DNNVV chưa thực sự am hiểu về kinh tế, tài chính, kế toán. Có thể nói, đa phần trình độ của chủ các DNNVV hiện nay chủ yếu được hình thành từ kinh nghiệm cá nhân hoặc được thừa hưởng từ công việc kinh doanh


của gia đình, ít được tham gia các chương trình đào tạo bài bản chuyên nghiệp [3].

Tuy nhiên, trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, dựa vào hệ số Cronbach’s alpha biến quan sát NLLD6 “Lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn luôn cập nhật kiến thức kinh tế, tài chính, kế toán,…” bị loại cũng hàm ý rằng các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chưa thực sự quan tâm đến bồi dưỡng các kiến thức kinh tế, tài chính, kế toán cho lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn. Đồng thời cũng cho thấy nội dung các chương trình, các lớp cập nhật kiến thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức chưa hướng đến giải quyết trực tiếp những khó khăn của DNNVV, hiệu quả của các chương trình đào tạo cho lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn chưa cao, còn dàn trải. Do vậy, Chính phủ và tỉnh Phú Thọ cần có những định hướng cụ thể và đổi mới chương trình đào tạo cho các DNNVV mang tính tập trung, hiệu quả hơn.

i. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Chính sách tín dụng của NHTM”

Kết quả Phụ lục 18 cho thấy “Chính sách tín dụng của NHTM” được các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đánh giá ở mức trung bình (3,10/5 điểm). Khi chính sách tín dụng của NHTM theo hướng nới lỏng về thủ tục vay vốn, lãi suất, thời hạn cho vay,… thì các DNNVV sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Phú Thọ, nhân tố này lại ảnh hưởng rất ít đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Điều này hàm ý rằng, một mặt những thay đổi của chính sách tín dụng chưa thu hút được DNNVV, chưa đạt được hiệu quả cao; mặt khác cho thấy, DNNVV khó tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng hiện nay không chỉ xuất phát từ cơ chế, chính sách hay từ phía NHTM, mà phần lớn lại xuất phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.


từ phía các DNNVV, khi mà khả năng hấp thụ vốn của DNNVV thấp thì một lượng vốn ứ đọng trong NHTM không cho vay được sẽ gia tăng.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 17

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng “Thông tin về các chương trình, sản phẩm tín dụng của NHTM tới doanh nghiệp kịp thời” có tác động tích cực mạnh nhất đến “Chính sách tín dụng của NHTM”, điều này cho thấy khi DNNVV nắm bắt được các thông tin về các chương trình, sản phẩm tín dụng của NHTM thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV sẽ cao hơn. Trong khi đó “Các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV được đa dạng hóa” lại ảnh hưởng thấp nhất đến “Chính sách tín dụng của NHTM”, điều này hàm ý rằng các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV chưa thực sự sát với nhu cầu thực tế của DNNVV.

j. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố “Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp”

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng nhân tố “Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp” trong mô hình nghiên cứu của tác giả ảnh hưởng không rõ ràng tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, và không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu ban đầu H5: Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Kết quả nghiên cứu này cũng hàm ý rằng vấn đề minh bạch tài chính của các DNNVV chưa được các NHTM quan tâm đúng mức, đôi khi do áp lực khoán doanh số huy động vốn, khoán doanh số cho vay dẫn đến cán bộ của NHTM tập trung chú trọng hoàn thành chỉ tiêu được giao hơn là thẩm định kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả này chưa đồng quan điểm với nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Cành (2008), Nguyễn Thị Hồng Hà & cộng sự (2013), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), Trần Thị


Thanh Tú & Đinh Thị Thanh Vân (2015), Kung’s (2011), Tran Tien Cuong & cộng sự (2010).

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ

2.3.1. Kết quả đạt được

Nghiên cứu thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ có thể nhận thấy một số kết quả đạt được nổi bật như sau:

Một là, trong thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đã có những hoàn thiện về năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được những kết quả đáng khích lệ thông qua vai trò là thành phần chủ lực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đầu tư và thu ngân sách của tỉnh, số lượng DNNVV tăng lên nhanh chóng qua các năm. Cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh đã đóng góp 55% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 70% tổng thu ngân sách; góp phần quan trọng trong tạo việc làm cho lao động địa phương, phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo và thực hiện an sinh xã hội [37].

Hai là, tỷ lệ nợ xấu tín dụng DNNVV ở mức thấp, giảm dần qua các năm, và nằm trong khả năng kiểm soát của các NHTM (năm 2014 là 1,57%, năm 2017 giảm xuống còn 1,05%), qua đó cho thấy nhiều DNNVV tại tỉnh Phú Thọ có nợ quá hạn, nợ xấu đã hoàn trả được nợ, số DNNVV phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng giảm, qua đó nâng cao uy tín với NHTM cho vay. Các DNNVV cũng đã chú trọng đầu tư vào các tài sản giá trị lớn cũng như huy động tốt các nguồn tài sản của bên thứ ba để đáp ứng điều kiện cấp tín dụng của NHTM.


Ba là, mối quan hệ giữa DNNVV tại tỉnh Phú Thọ với chính quyền địa phương, NHTM và các doanh nghiệp khác được cải thiện đáng kể. Đặc biệt mối quan hệ nghiệp vụ với NHTM đã được DNNVV thực hiện thường xuyên hơn thông qua những giao dịch kinh tế cho những hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên, hoặc thực hiện nộp thuế điện tử theo quy định qua ngân hàng, qua đó các NHTM có nhiều thông tin hơn về DNNVV.

Bốn là, ngành ngân hàng tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất cho vay, nâng tỷ trọng cho vay không có tài sản bảo đảm, áp dụng nhiều gói tín dụng đặc thù,.... Mạng lưới chi nhánh ngân hàng ngày càng tăng, lãi suất cho vay DNNVV có xu hướng giảm và ổn định,… Kết quả bước đầu cho thấy số lượng DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tăng lên qua các năm, tỷ lệ DNNVV tại tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng năm 2017 đạt 55,52%, cao hơn bình quân chung cả nước là 30% [39], nhiều chi nhánh ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay DNNVV thể hiện qua quy mô khách hàng DNNVV lớn, dư nợ tín dụng bình quân một DNNVV cao như Vietinbank Phú Thọ, BIDV Phú Thọ,...

Năm là, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV đã có nhiều chuyển biến tích cực, dư nợ tín dụng DNNVV tăng qua các năm. Các DNNVV giờ đây đã trở thành nhóm khách hàng quan trọng của các NHTM, dư nợ tín dụng DNNVV năm 2017 chiếm 45,94% tổng dư nợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh [26]. Do các NHTM áp dụng cơ chế khoán doanh số huy động vốn và khoán doanh số cho vay nên các khách hàng doanh nghiệp, nhất là “khách hàng ruột” được các chi nhánh ngân hàng chăm sóc chu đáo. Việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV nói chung đã có nhiều chuyển biến, nhiều NHTM đã chủ động tìm kiếm mở rộng mạng lưới khách


hàng DNNVV, một số chi nhánh đã tổ chức gặp mặt đối thoại trực tiếp với DNNVV nhằm nắm bắt tình hình sử dụng vốn, nhu cầu vốn đầu tư, từ đó để NHTM chủ động cùng DNNVV giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng.

Sáu là, Chính phủ và tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, và đã có nhiều tác động tích cực đến sự ra đời và phát triển của các DNNVV.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn một số hạn chế cần được khắc phục, cụ thể:

Một là, các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chưa chủ động, chưa có lộ trình cụ thể trong việc hoàn thiện bản thân đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của NHTM, chỉ khi có nhu cầu vay vốn thì DNNVV mới bắt đầu tìm hiểu về quy trình, thủ tục hồ sơ vay vốn, các sản phẩm tín dụng của NHTM để lựa chọn gói sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của DNNVV. Do thiếu sự chuẩn bị và tính toán bài bản, khoa học đã dẫn đến tình trạng nhiều DNNVV sử dụng vốn vay sai mục đích, trả gốc và lãi không đúng hạn cho NHTM. Khi vay vốn, nhiều DNNVV chỉ chú trọng đến nhu cầu vốn cố định mà chưa tính toán đến vốn lưu động, điều này dẫn đến DNNVV thiếu vốn trong quá trình đầu tư, không có nguồn trả nợ cho NHTM. Khi DNNVV sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn ban đầu hoặc sử dụng vốn không hiệu quả, thiếu thiện chí trong việc trả nợ sẽ làm gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn cho NHTM. Điều này một mặt làm NHTM không tiếp tục cho DNNVV vay vốn, mặt khác gây thiệt hại và ảnh hưởng đến uy tín của NHTM.

Hai là, tài sản đảm bảo vẫn là một rào cản lớn đối với DNNVV để có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Một thực tế là không phải DNNVV


nào cũng có đủ tài sản thế chấp hoặc được bên thứ ba bảo lãnh khi vay vốn ngân hàng, nhưng dù DNNVV tiếp cận qua các tổ chức hỗ trợ hay tiếp cận trực tiếp với NHTM thì vấn đề tài sản thế chấp luôn hiện hữu.

Các NHTM thường có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn vốn. Vì vậy, tài sản thế chấp trở thành yếu tố được các NHTM xem xét hàng đầu khi cho DNNVV vay vốn, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, thông tin về doanh nghiệp không nhiều,… Tài sản đảm bảo được xem như hình thức bảo đảm để thu hồi nợ vay khi xảy ra rủi ro dẫn đến DNNVV không có nguồn trả nợ.

DNNVV với quy mô vốn nhỏ, các tài sản của DNNVV đa phần có nguồn gốc từ các cá nhân góp vốn, giá trị của các tài sản này thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay của DNNVV, thường bị lỗi thời về công nghệ. Một số tài sản cá nhân góp vốn nhưng không sang tên doanh nghiệp, nhiều tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. DNNVV được thành lập nhưng không có tài sản cố định vì tài sản nơi đơn vị đóng trụ sở đa phần là tài sản của chủ doanh nghiệp, chưa có sự phân định rạch ròi giữa tài sản cá nhân và tài sản của DNNVV. Do đó, các DNNVV sẽ gặp khó khăn về tiêu chuẩn tính pháp lý của tài sản đảm bảo khi vay vốn.

Nhiều DNNVV đã thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay cũ nên không còn tài sản đảm bảo cho khoản cho vay mới, do vậy khó tiếp cận thêm được vốn tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, trong một số trường hợp DNNVV có tài sản đảm bảo nhưng vẫn khó tiếp vận được vốn tín dụng ngân hàng do đã mất uy tín với NHTM trong việc trả gốc và lãi đúng hạn, hoặc dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi và tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn đến NHTM không tiếp tục giải ngân khoản vay cũ hoặc không cho vay thêm các khoản vay mới.


Ba là, các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chưa tạo được mối quan hệ nghiệp vụ, quan hệ xã hội chặt chẽ với NHTM, chính quyền địa phương, mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chưa hiệu quả. Khó khăn của chủ doanh nghiệp trong duy trì mối quan hệ tốt với NHTM, chính quyền địa phương, và các doanh nghiệp khác,… có thể xuất phát từ khả năng quan hệ xã hội kém, nhưng có thể xuất phát từ trình độ kinh doanh thấp và thiếu uy tín của chủ doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó, vai trò là cầu nối giúp DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua vẫn chưa hiệu quả dẫn đến việc thu hút các DNNVV trên địa bàn vào các hiệp hội còn rất khiêm tốn, số lượng doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ phấn đấu trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 đạt 300 hội viên trở lên, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số doanh nghiệp của tỉnh Phú Thọ [42]. Các hiệp hội doanh nghiệp chưa chủ động cung cấp thông tin về các khoản tín dụng ưu đãi cho DNNVV, cũng như chưa thực hiện công tác giới thiệu các doanh nghiệp thành viên có uy tín, năng lực cho NHTM cấp tín dụng.

Bốn là, nội lực của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ còn yếu, khả năng hấp thụ vốn chưa cao. Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ với năng lực tài chính còn yếu, hoạt động manh mún, sử dụng công nghệ sản xuất ở mức trung bình, cơ cấu ngành nghề kinh doanh còn chưa hợp lý, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp. Nhiều doanh nghiệp trong số này không đủ điều kiện vay vốn do không có đủ vốn tự có và tài sản đảm bảo. Một số doanh nghiệp có năng lực tài chính kém, đầu tư dàn trải, đầu tư mất cân đối (đầu tư quá lớn vào tài sản cố định), dẫn tới thiếu vốn lưu động, không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh để trả nợ NHTM. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn tín dụng

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí