Fdi Định Hướng Nguồn Lực (Resource/ Asset – Seeking)

dịch vụ thì nguyên nhân chính tiến hành FDI có thể không phải là hàng rào thuế quan mà là do các dịch vụ thường khó xuất khẩu. Vì thế cách duy nhất để đem các dịch vụ đó ra nước ngoài là thành lập một công ty ở nước ngoài. Do đó, 3 yếu tố trên thị trường quốc gia (dung lượng thị trường, thu nhập bình quân và tăng trưởng thị trường) trở thành yếu tố quan trọng khi đánh giá môi trường đầu tư của một nước.

Cùng với việc xuất hiện ngày càng nhiều các liên minh, liên kết mang tính chất khu vực, dung lượng thị trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia nữa mà ngày càng mở rộng, tỷ lệ với các hiệp định khu vực mà quốc gia đó tham gia. Ví dụ như khi quốc gia tham gia vào một RIFs, qui mô thị trường không chỉ là qui mô của thị trường quốc gia đó nữa mà là qui mô của cả thị trường khu vực. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào một quốc gia là thành viên của RIFs sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều so với một thị trường riêng lẻ. Điều này sẽ thu hút mạnh mẽ dòng FDI thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên mức độ thu hút này phụ thuộc vào mức độ bảo hộ của thị trường khu vực sau khi thực hiện RIFs và vào việc các TNCs đã đầu tư vào thị trường quốc gia thành viên nào trước khi thực hiện RIFs hay chưa.

Kể cả khi không có sự bảo hộ cao dành cho các nước thành viên thì thị trường khu vực vẫn là một địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài vì RIFs đã dỡ bỏ các rào cản phi thương mại, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa nội bộ khối.

Thêm vào đó, các nước đầu tư cũng được hưởng những ưu đãi với tư cách là nhà đầu tư tại một khu vực như hưởng lợi từ các qui tắc xuất xứ.

Cùng với việc mở rộng dung lượng thị trường tiêu thụ, việc đầu tư vào các quốc gia thành viên của RIFs còn giúp các TNCs tận dụng được tính kinh tế của qui mô trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Các công ty có thể lựa chọn nhiều lợi thế địa điểm một lúc mà không phải hy sinh lợi thế này cho lợi thế khác. Ví dụ khi đầu tư vào các thành viên của NAFTA, TNCs vừa có thể tận dụng nguồn nhân lực rẻ của Mexico vừa có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn của Bắc Mỹ.

2.2.2. FDI định hướng nguồn lực (Resource/ Asset – seeking)

- Các nguồn lực tự nhiên

Các nguồn lực tự nhiên là động cơ truyền thống của FDI định hướng nguồn lực. Việc sẵn có của các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên phong phú đã từng là yếu tố cơ bản thu hút FDI của các nước. Cho đến đại chiến thế giới lần thứ hai, 60% tổng FDI trên thế giới liên quan đến việc tìm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhưng từ những năm 1960, tầm quan trọng tương đối của các nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thu hút FDI giảm dần. Trong phần lớn các nước chủ đầu tư, chỉ 11% tổng vốn FDI ra trong năm 1990 dành để tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối với các nước công nghiệp phát triển hàng đầu như Đức, Nhật, Anh, Mỹ trong giai đoạn 1991 – 1995, tỷ lệ này chỉ còn < 5%. Vì sao lại có sự sụt giảm như vậy? Có nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này. Trước tiên là các nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên chấp nhận thu hút đầu tư khi họ có tài nguyên nhưng lại thiếu một lượng vốn đủ lớn hoặc không có trình độ công nghệ cần thiết để khai thác. Thêm vào đó,các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết để đưa các nguyên liệu thô này ra khỏi nước chủ nhà đến người mua chưa có sẵn hoặc đang cần tạo ra. Cùng với trình độ phát triển ngày càng cao của các nước nhận đầu tư, nhiều công ty bản địa lớn đã xuất hiện. Đây thường là các công ty thuộc sở hữu nhà nước, có đủ vốn và kỹ thuật để tự tiến hành khai thác nguyên vật liệu. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cũng dần được cải thiện cho phép các quốc gia này có thể tự sản xuất và phân phối các sản phẩm thô và chế biến. Khi đó lợi thế so sánh của việc có sẵn các nguồn lực này thường kéo theo việc tăng kim ngạch ngoại thương, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu nguyên vật liệu hơn là làm gia tăng FDI vào. Ngoài ra có thể kể đến nguyên nhân do việc giảm sút tỷ trọng của các lĩnh vực cơ bản trong sản lượng thế giới. Điều này cũng khiến cho nhu cầu về các nguồn lực tự nhiên không còn quan trọng như trước, và một môi trường dồi dào nguồn lực tự nhiên không còn là thế mạnh tuyệt đối của các quốc gia.

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, mặc dù giảm bớt mức độ quan trọng, sự sẵn có của các nguồn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn là một nhân tố quyết định FDI, tiếp tục đem lại nhiều cơ hội thu hút đầu tư cho các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nên nó vẫn được coi là một trong những nhân tố hàng đầu của môi trường đầu tư.

- Các điều kiện cơ sở hạ tầng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Cơ sở hạ tầng trong môi trường đầu tư của một quốc gia bao gồm hệ thống đường xá, cầu cống, sân bay, cảng…; mức độ thỏa mãn các dịch vụ điện nước, bưu chính viễn thông, khách sạn, khả năng thuê đất và sở hữu nhà, đền bù giải tỏa, thuê nhà, dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc…

- Nguồn nhân lực:

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trên bản đồ các nước Đông Á, thực trạng và giải pháp - 4

Nguồn nhân lực hay nguồn lao động của một quốc gia bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm việc. Dân số và cấu thành dân cư của địa phương là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nguồn lao động. Dân số cung cấp nguồn nhân lực. Dân số đông sẽ cung cấp một lực lượng lao động dồi dào, và càng hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có hàm lượng lao động cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuậtvà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, điều mà các nhà đầu tư quan tâm hiện nay không chỉ là sự dồi dào của lực lượng lao động, mà quan trọng hơn là tỷ lệ lao động lành nghề, chất lượng nhân công và trình độ kỹ thuật.


- Đa dạng các nguồn lực

Những nguồn lực này bao gồm không chỉ các đầu vào như tài nguyên thiên nhiên, lao động, trình độ kỹ thuật mà còn có các chức năng như kế toán, dịch vụ pháp lý, mua sắm công ty và marketing, tài chính và năng lực R & D. Động cơ đầu tư của các TNCs ngày nay không chỉ tập trung vào một loại nguồn lực, ví dụ nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc một qui trình, ví dụ qui trình có hàm lượng lao động cao mà là sự kết hợp của rất nhiều các động cơ đầu tư khác nhau. Do đó những địa điểm tìm cách thu hút FDI của các TNCs cũng cần phải cung cấp những nguồn lực đa dạng tương ứng.

2.2.3. FDI định hướng hiệu quả (Efficiency – seeking)

Việc tìm kiếm hiệu quả khiến các TNCs phải quan tâm đến chi phí đầu tư ở các nước và coi đây là một chỉ tiêu để quyết định đầu tư. Lấy ví dụ với các nước đang phát triển như Việt Nam, lao động thường sẵn có, thậm chí dư thừa nên giá lao động thấp. Lực lượng này đáp ứng được các mục tiêu của các TNCs tìm kiếm hiệu quả

thông qua việc sản xuất những sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng chi phí nhân công chi phí nhân công tuyệt đối thấp không nói lên điều gì nhiều. Cái mà các nhà đầu tư quan tâm là tiền lương thấp nhưng chất lượng lao động phải cao hay nói cách khác là họ quan tâm tới mối tương quan giữa tiền lương và chất lượng lao động. Nhất là trong xu thế hiện nay của sản xuất toàn cầu, giảm dần tỷ trọng các ngành sản xuất có hàm lượng lao động cao và tăng dần tỷ trọng các ngành sản xuất có hàm lượng kỹ thuật cao. Đôi khi giá nhân công rẻ nhưng không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề kỹ thuật của các chủ đầu tư. Vì thế trong nhiều trường hợp các chủ đầu tư quan tâm nhiều đến chất lượng lao động hơn là giá cả lao động. Các nhà đầu tư tìm kiếm hiệu quả cũng quan tâm đến chi phí đầu vào như chí phí vận tải, viễn thông, chi phí cho các sản phẩm trung gian…Môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư này là môi trường có chi phí thấp xét trong tương quan với chất lượng của các yếu tố đầu vào.

2.3. Các nhân tố hỗ trợ cho kinh doanh

Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI hiện nay đang rất gay gắt. Sự phát triển trên toàn thế giới các chính sách tự do thương mại và đầu tư đã bào mòn những lợi thế được tạo nên bởi các nhân tố thu hút FDI cổ điển. Việc tạo dựng một hành lang pháp lý cho FDI cũng như việc phát huy thế mạnh của các nhân tố kinh tế của quốc gia mới chỉ tạo ra một môi trường đàu tư rộng mở và bình đẳng để giúp các TNCs có thể tham gia vào đầu tư. Để có thể cạnh tranh với các nước khác trong việc thu hút FDI, cần phái có các biện pháp tích cực và chuyên nghiệp hơn nữa nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh mà các chủ đầu tư nước ngoài tiến hành tại nước chủ nhà. Các hoạt động này sẽ kết hợp với các yếu tố khác của môi trường đầu tư tạo cơ sở thuận lợi cho hoạt động FDI.

2.3.1. Các hoạt động xúc tiến đầu tư

Nhu cầu về hoạt động xúc tiến bắt đầu khi các quốc gia thay đổi thái độ của họ về FDI từ hướng tiêu cực sang hướng tích cực,nhưng vẫn không nhận được các phản ứng mong đợi từ các nhà đầu tư. Có một số quốc gia có hình ảnh không tốt với các nhà ĐTNN, cho rằng quốc gia này không thân thiện với FDI, do đó muốn thu hút được nhiều FDI thì họ cần phải có nhiều nỗ lực để cải thiện hình ảnh của mình

trong mắt các nhà đầu tư. Ngay kể cả khi một quốc gia đã cởi mở với FDI tiến hành một số cải thiện có lợi hơn cho các nhà đầu tư, thì họ cũng dùng các hoạt động xũ tiến để giành được sự chú ý của các nhà đầu tư. Các chính phủ ngày càng nhận thức rõ ràng hơn rằng để thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng, một mặt phải thay đổi các yếu tố của môi trường đầu tư theo hướng có lợi, mặt khác phải chuyển tải những thông tin về sự thay đổi này đến họ. Các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình quyết định đầu tư khi các chủ đầu tư đang do dự và giúp các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm kiếm cơ hội đầu tư mà họ khó có thể tự mình khám phá ở nước tiếp nhận. Các biện pháp cơ bản của xúc tiến đầu tư bao gồm các kỹ thuật xây dựng hình ảnh; các kỹ thuật tạo nguồn đầu tư; và các kỹ thuật dịch vụ đầu tư [2].

Các biện pháp tạo lập đầu tư có thể là gửi thư trực tiếp hoặc điện thoại hay chiến dịch xúc tiến đầu tư vào các ngành nhất định. Một hoạt động hứa hẹn hơn cả, nhưng cũng khó và tốn kém nhất là việc xúc tiến định hướng tới các công ty tương thích và phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư của nước chủ nhà. Một ví dụ thành công điển hình là trường hợp của Singapore,sau khi nghiên cứu, họ thấy công ty máy tính Apple là chủ đầu tư tiềm năng và phù hợp nhất với mục đích của mình, nên đã tiến hành các biện pháp xúc tiến kêu gọi hãng này đầu tư vào nước mình trước khi nó kịp đầu tư ra một nơi nào khác ở nước ngoài.

Để hỗ trợ cho các nhà đầu tư, các biện pháp xúc tiến được áp dụng còn bao gồm các dịch vụ tư vấn, thúc đẩy nhanh quá trình phê duyệt và cung cấp hỗ trợ trong việc xin được những giấy phép cần thiết. Hiện nay các dịch vụ này còn được mở rộng bao gồm cả các dịch vụ hậu đầu tư, tức là các dịch vụ cung cấp cho các công ty con nước ngoài đã thành lập để phục vụ cho các vấn đề hoạt động hàng ngày.

2.3.2. Các biện pháp ưu đãi đầu tư

Theo UNCTAD, các biện pháp ưu đãi đầu tư là “các biện pháp ưu đãi mà bất kỳ lợi thế kinh tế có thể đo lường nào được chính phủ giành cho một số các công ty hoặc một số loại hình công ty nhất định để khuyến khích các công ty này hoạt động theo cách thức nhất định” [18]. Ngày nay, việc sử dụng các biện pháp ưu đãi ngày càng tăng lên, đôi khi các quốc gia còn sử dụng các biện pháp ưu đãi tài chính và

các biện pháp ưu đãi khác như một vũ khí cạnh tranh trực tiếp để thu hút một số dự án FDI. Tuy nhiên phản ứng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ưu đãi phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của họ. Ví dụ như các nhà ĐTNN hướng về xuất khẩu tìm kiếm các ưu đãi về tài khóa, trong khi các nhà đầu tư thay thế nhâp khẩu lại thích các biện pháp của chính phủ về bảo hộ thị trường.

2.3.3. Các hỗ trợ trong kinh doanh khác.

Có thể kể đến một số nhân tố khác của môi trường đầu tư có tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư như: mức độ minh bạch của một nền kinh tế, chi phí tham nhũng, hối lộ, các yếu tố cảu môi trường xã hội. Đây không phải là “phần cứng” của môi trường đầu tư, nhưng nó ảnh hưởng đến cảm nhận và thái độ của các nhà đầu tư đối với một nước chủ nhà, và xét về lâu dài thì chính những yếu tố này sẽ thực sự tạo nên mức độ thuận lợi của một môi trường kinh doanh.

Khi xem xét hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ kinh doanh, cần phải lưu ý rằng những biện pháp này chỉ đóng vai trò bổ sung. Những biện pháp này phải dựa trên nền tảng các nhân tố kinh tế cơ bản của nước chủ nhà. Nếu một nước chủ nhà không có một môi trường đầu tư tốt, tức là không có hệ thống khung chính sách FDI và các yếu tố kinh tế của bản thân quốc gia tốt thì không có một nỗ lực hỗ trợ nào có thể giúp quốc gia này thu hút được FDI. Nếu chỉ xét đến các biện pháp ưu đãi thì nhìn chung không có biện pháp nào có thể thay thế cho bản thân các yếu tố của môi trường đầu tư quốc gia. Tuy nhiên khi đã có quyết định đầu tư vào một vùng hay một quốc gia nhất định, các biện pháp ưu đãi có thể có ảnh hưởng đến quyết định lựa chịn địa điểm chính xác trong khu vực hoặc trong vùng đó.

Các yếu tố văn hóa con người cũng là một trong những yếu tố tác động đáng kể đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của các chủ đầu tư. Vì mỗi quốc gia lại có một nền văn hóa khác nhau, nên hoạt động đầu tư ở một môi trường khác biệt sẽ buộc các nhà đầu tư phải áp dụng những phương thức kinh doanh khác nhau. Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi bật có thể kể đến là tập quán, lối sống, tôn giáo và ngôn ngữ. Các nhân tố này được coi là “hàng rào chắn” hoạt động đầu tư. Mỗi nước, thậm chí mỗi vùng trong một nước có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Mỗi dân tốc thường có tập quán sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, lối sống, tôn giáo

và ngôn ngữ riêngg. Do đó các nhà đầu tư cần phải biết rõ và có kế hoạch hành động cho phù hợp với từng hoàn cảnh của môi trường đầu tư mới.

Việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế trên khía cạnh văn hóa đòi hỏi cần phải sắp xếp phân loại các quốc gia theo các nhóm nước khác nhau: nhóm nước có đặc điểm tương đồng và nhóm nước có sự khác biệt về văn hóa. Nếu nhà đầu tư và nước tiếp nhận nằm ở hai vùng văh hóa tương đồng thì đây là một thuận lợi cho cả hai phía. Trong trường hợp có sự khác biệt về văn hóa, các nhà đầu tư cần phải tính toán có nên điều chỉnh mục đích, biện pháp và cách thức đầu tư của mình hay không và nếu điều chỉnh thì thì nên điều chỉnh thế nào là phù hợp.

Môi trường đầu tư của một quốc gia là tổng hòa của tất cả các nhân tố nêu trên. Cùng với sự phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập toàn cầu, tầm quan trọng của những nhân tố này trong việc thu hút và sử dụng FDI vào các quốc gia cũng có nhiều thay đổi. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút FDI phải nhìn nhận đúng vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này trong môi trường đầu tư nước ngoài, từ đó có những giải pháp phù hợp để cải thiện môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn.‌

III. TÁC ĐỘNG CỦA FDI

Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi chi phí. FDI mang lại lợi ích và cả rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Tác động của FDI được thể hiện:

1. Đối với nước chủ đầu tư

1.1. Tác động tích cực

Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nước đầu tư sẽ thu được những lợi ích:

Thứ nhất, thông qua hoạt động FDI, các nước đầu tư sẽ khai thác những lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyển, chi phí sản xuất khác và thuế…), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt rủi ro đầu tư so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước.

Thứ hai, theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các nước đầu tư di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp phần lớn máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị hao mòn vô hình nhanh sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để mau khấu hao, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng lợi nhuận

Thứ ba, FDI giúp các nước đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên đó chưa được khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. Thông qua việc đầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầu thô), các nước đầu tư ổn định được những nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mình.

Thứ tư, FDI giúp các nước đầu tư tăng thêm sức mạng về kinh tế và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Thông qua xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn có giá trị “đầu cầu” để thâm nhập, mở rộng thị trường có triển vọng), các nước chủ đầu tư mở rộng dược thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ và mậu dịch ở các nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị của nước chủ nhà, có lợi cho nước đầu tư. Nói cách khác, FDI tạo khả năng cho các nước đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị trường của nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng thị trường cho họ sang nước thứ ba hoặc toàn vùng hoặc khu vực.

1.2. Tác động tiêu cực

Đầu tư ra nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho nước chủ đầu tư như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, việc đầu tư ra nước ngoài quá nhiều có thể làm giảm nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển trong nước với tất cả những hậu quả dễ thấy của nó như chảy máu chất xám; chảy máu công nghệ; gây ra tình trạng thất nghiệp; tham nhũng; rửa tiền…Mặt khác, nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin chính trị, thị trường và luật pháp nước sở tại, thì nước đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ thậm chí cao hơn nếu chỉ đầu tư vào thị trường trong nước mình.

2. Đối với nước nhận đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022