Đề Án Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Thị Xã Cửa Lò Giai Đoạn 2007 – 2010 Có Tính Đến Năm 2015


b. Các loại hải sản khác

- Mực: Biển Việt Nam có trên 50 loài mực thuộc 6 họ, trong đó có 3 họ quan trọng là: Mực Ống (Loliginidae), Mực Nang (Sepiidae) và Bạch Tuộc (Octopodidae). Mực ở vùng biển Việt Nam phân bố rộng từ Bắc đến Nam. Vào mùa hè Mực Ống thường vào sát vùng gần bờ để đẻ (tháng 6 - 8). Mực Nang lại đẻ trứng vào mùa đông (tháng 1 - 3). Hiện nay Mực Nang là đối tượng xuất khẩu quan trọng, sản lượng khoảng 25 ngàn tấn.

- Trữ lượng các loài mực được trình bày ở bảng 3:


Bảng 3: Trữ lượng và khả năng khai thác mực tại vùng biển Việt Nam


Nhuyễn thể là đối tượng kinh tế quan trọng để xuất khẩu và chế biến 1

Nhuyễn thể: là đối tượng kinh tế quan trọng để xuất khẩu và chế biến các món ăn đặc sản trong các nhà hàng khách sạn. Chúng phân bố dọc ven bờ rất dễ khai thác và nuôi trồng. Nhiều loài có hiện tượng giảm sút nghiêm trọng ví dụ: Trai Ngọc vùng biển Quảng Ninh năm 1969 sản lượng khai thác khoảng 8.000 tấn, đến nay không còn bao nhiêu; Loài Điệp ở vùng biển Bình Thuận năm 1986 sản lượng khoảng 10.000 tấn, năm 1995 chỉ còn khoảng

1.000 tấn.


4. Các mối đe dọa đến nguồn lợi

a. Cách khai thác hủy diệt hiện nay

+ Đánh bắt quá mức: Ở vùng biển gần bờ (cạn hơn 50 mét nước) từ bảng 1 ở trên có thể thấy trong 20 năm qua (1981 - 2000) cường độ khai thác ở vùng biển gần bờ tăng rất nhanh, số lượng tàu máy từ 29 ngàn chiếc tăng lên 75 ngàn chiếc; công suất máy tăng từ 454 ngàn mã lực (CV) tăng lên

3.186 ngàn CV nghĩa là: gấp tới 7 lần. Trong khi đó tổng sản lượng hải sản tăng từ 419 ngàn tấn lên 1.281 ngàn tấn chỉ gấp có 3 lần. Xét về mặt năng suất khai thác (tấn/CV/năm) lại giảm dần từ 0,92 (1981) xuống 0,40 (năm 2000).

Điều đó chứng tỏ hiện tượng khai thác quá mức ở vùng biển gần bờ là quá rò ràng.

+ Đánh bắt hủy diệt: Hiện nay ngư dân nhiều địa phương vẫn sử dụng chất nổ, chất độc để đánh bắt đã dẫn đến hủy diệt rất nhiều loài sinh vật. Việc sử dụng các loại lưới có kích thước mắt lưới bé đã bắt đi rất nhiều loại có kích thước còn đương tăng trưởng nhanh, đã làm tổn hại rất lớn đến nguồn lợi.

+Phá hoại nơi cư trú: Việc phá rừng lấy củi, đào ao nuôi tôm thiếu qui hoạch đã dẫn đến phá hoại nơi sinh sống của các ấu trùng tôm, cá và các loài hải sản khác đã làm giảm sút nguồn bổ sung ra ngoài biển khơi. Sự khan hiếm số lượng tôm bố mẹ dẫn đến việc tăng giá tới hàng trăm lần cách đây khoảng trên 10 năm. Hiện nay nhiều công ty đã nhập khẩu tôm bố mẹ từ nước ngoài vào Việt Nam cần được cân nhẵc kỹ càng vì kèm theo đó sẽ là những nguồn bệnh chưa có ở Việt Nam. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, các hồ chứa nước và khai thác lâm sản, phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cùng với việc xây dựng các dàn khoan và các nhà máy lọc dầu ở ven biển chắc chắn ảnh hưởng đến nơi cư trú (Habitat) cần được nghiên cứu và dự báo để tránh những hiểm hoạ khôn lường.

b.. Các mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai

Hiện nay nhiều đối tượng như: Tôm Sú, Tôm Hùm và các loài cá như: cá Mú, cá Ngựa đã bị bắt trước tuổi đi đẻ vì nuôi nhốt ở các lồng các ao không còn được bổ sung trở lại biển.

Chúng ta đã cho công bố tập sách đỏ nhưng lại không đưa ra được những quy định có tính pháp lý kèm theo và thiếu sự tuyên truyền giáo dục nên nhiều loài vẫn ở tình trạng mất dần.

Ở đây chưa đề cập đến mối quan hệ giữa các ngành kinh tế khác với ngành hải sản vì bản thân ngành hải sản không thể tự mình quyết định việc nhập và lưu hành các loại thuốc bảo vệ thực vật, các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và y tế. Vì vậy phương pháp quản lý vĩ mô phải do Nhà nước điều hòa phối hợp mới có thể nói đến khái niệm khai thác bền vững.


http://www.longdinh.com/home.asp?act=chitiet&ID=767&catID=1


III. ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2015

Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ THỦY SẢN THỊ XÃ

I. Đặc điểm tự nhiên – xã hội

Thị xã Cửa Lò gồm 7 phường xã, trong đó có 4 phường thuần ngư, 2 xã nông nghiệp và 1 phường nông ngư kếp hợp. Với chiều dài bờ biển trên 10km, có hai đảo là đảo Ngư và đảo Mắt. Hai cửa sông lớn là Cửa Lò và Cửa

Hội có thể phát triển nuôi trồng các đối tượng nước mặn, lợ. Ngoài ra, trong đất liền còn có nhiều ao hồ với diện tích hơn 15ha và đất trồng lúa hơn 170ha đều có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt – nước lợ.

Các cơ sở tạo thế mạnh cho việc phát triển kinh tế thuỷ sản bao gồm: Trạm nghiên cứu sản xuất giống hải sản thuộc Viện nghiên cứu Bộ thuỷ sản, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Nghệ An, cảng cá Cửa Hội, bến cá Nghi Thuỷ, các dịch vụ cung ứng xăng dầu, các xưởng sửa chữa, đóng tàu thuyền và các nhà máy nước đá phục vụ tàu thuyền ra khơi bám biển.

Cửa Lò là một khu vực có trữ lượng các loài cá tương đối lớn, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Ngư dân có truyền thống bám biển sản xuất, có kinh nghiệm trong khai thác và chế biến hải sản,… đó là những tiềm năng lớn để Cửa Lò phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thuỷ sản nói riêng.


II. Thực trạng kinh tế thuỷ sản

1. Về khai thác thuỷ sản

Hiện tại, trên địa bàn có khoảng 450 tàu thuyền cơ giới, trong đó có 4 đôi tàu được tham gia dự án đánh bắt xa bờ, với tổng công suất 14.660 CV (đánh bắt xa bờ 2.340 CV) và hơn 430 thuyền mủng khai thác gần bờ. Khai thác chủ yếu là nghề dạ, nghề câu, chụp, vó ánh sáng, rê,… Ngoài ra còn các nghề khai thác ven bờ như vó, te, đáy,…

Tổng số lao động trực tiếp làm nghề thuỷ sản đến nay khoảng 2.500 người, trong đó có 1.800 lao động đánh bắt, số còn lại tham gia sản xuất nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần.

Qua đánh giá hàng năm, các dự án đánh bắt xa bờ hoạt động hiệu quả chưa cao do năng lực quản lý của các HTX còn hạn chế, hoạt động cầm chừng và còn ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước. Hiện tại, Thị xã đang cùng với các ngành cấp Tỉnh định giá bán tài sản cho ngư dân để gắn trách nhiệm của người dân với tài sản và củng cố, nâng cao hiệu quả khai thác.

Một số nghề khai thác trong giai đoạn gần đây có hiệu quả nhất là nghề vó ánh sáng, chụp mực, nghề dạ vùng khơi, rê cá lượng,… nhưng chủ yếu phải đa nghề trên một thuyền để khai thác theo mùa vụ. Việc sử dụng mòn, kích điện để khai thác vẫn còn lét lút diễn ra làm ảnh hưởng đến môi trường, cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.

Nhìn chung, nguồn lợi hải sản trong khu vực đang có xu hướng giảm, sản lượng đánh bắt tăng không nhiều. Việc khai thác nặng ở vùng ven bờ làm mất cân bằng sinh thái, vẩn đục khu vực bãi tắm ảnh hưởng đến du lịch biển.

Sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm tăng không nhiều và có dấu hiệu chững lại.

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Sản lượng khai thác (tấn)

5.120

5.515

6.149

6.150

6.300

6.400

Trong đó: Cá các loại

4.010

4.360

4.716

4.680

4.820

4.850

Tôm các loại

385

477

457

450

460

500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

289

315

363

400

400

400

Các loại hải sản

khác

436

363

576

600

500

600

Mực các loại

Hàng năm, Thị xã phối hợp với Sở Thuỷ sản đã tổ chức đào tạo các lớp Thuyền trưởng, Máy trưởng và tập huấn Luật thuỷ sản, kỹ thuật đánh bắt và phương pháp bảo quản sản phẩm cho ngư dân trên địa bàn nhưng các chính sách hỗ trợ cho ngư dân chưa nhiều ngoài các dự án đầu tư tàu khai thác hải sản xa bờ.


2. Về nuôi trồng

Diện tích đưa vào nuôi trồng hàng năm được tăng thêm: từ năm 2000 diện tích nuôi trồng là 5,8ha đến năm 2005 là 28ha. Đã áp dụng các chương trình nuôi như cá ruộng lúa, nuôi quảng canh, thâm canh và bán thâm canh. Đối tượng nuôi chủ yếu là: rô phi, mè, chép, trắm cỏ,… Đến nay, diện tích nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh là 6ha. Hiện tại trên biển đang đưa vào nuôi cá lồng, đối tượng nuôi là cá Giò, cho kết quả rất khả quan. Số lượng lồng hiện đang nuôi là 6 lồng. Cuối năm 2004 đã bàn giao hệ thống lồng nuôi cho hộ dân nhằm chuyển giao công nghệ nuôi cho người dân để từng bước nhân rộng mô hình.

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hàng năm: năm 2000 đạt 16 tấn, đến năm 2005 đạt 60 tấn. Tuy nhiên trong thời gian qua, nuôi trồng thuỷ sản chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của vùng, tiềm năng về diện tích mặt nước nhiêề nơi chưa được sử dụng, đội ngũ lao động phổ thông nông nhàn còn dư nhiều nhưng đại đa số chưa được trang bị kiến thức chuyên môn do đó chưa phát huy được tiềm năng trong nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005 bước đầu đưa đối tượng mới vào nuôi là ếch đồng và baba, tuy đã có hiệu quả nhưng chưa chủ động được con giống và sản phẩm chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Về nhân lực lao động hàng năm mới chỉ tận dụng nguồn lao động nông nhàn trong nhân dân, chưa tập trung chuyên vào nuôi mặc dù hàng năm đã tổ chức tập huấn đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khi người dân lấy thu nhập từ nghề nuôi là chủ yếu.

- Việc nuôi trồng mới bắt đầu trong đồng ruộng và hầu hết là tận dụng diện tích mặt nước sẵn có, trong khi đó tiềm năng nuôi trồng trên sông, biển rất lớn nhưng chưa được khai thác sử dụng.


3. Về chế biến và dịch vụ hậu cần

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các xí nghiệp, các doanh nghiệp chế biến chủ yếu lấy từ nguyên liệu khai thác. Nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng chủ yếu là tiêu thụ nội địa, chưa đủ để phục vụ chế biến hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn cũng chủ yếu dừng lại ở giai đoạn sơ chế, một số sản phẩm chế biến ra nhưng tiêu thụ chậm như nước mắm, cá khô, cá philê, cá hấp,… và việc giải quyết đầu ra còn khó kăn do nhãn mác còn chưa đáp ứng được yêu cầu và khó khăn do chưa xây dựng được thương

hiệu.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế thuỷ sản được chú trọng đầu tư

xây dựng. Đến nay, cảng cá Cửa Hội đang hoạt động rất hiệu quả, là nơi cung cấp xăng dầu, nước ngọt, đá lạnh,… vừa là nơi bốc dỡ hàng cho khoảng 700 tàu thuyền trên địa bàn và các tàu thuyền của các tỉnh bạn vào cập bến. Việc xây dựng quy hoạch các bến cá tập trung ở các phường Nghi Hải và Nghi Thuỷ tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhân dân hoạt động mua bán thuỷ sản và giải quyết tốt vấn đề môi trường. Số hộ kinh doanh kho đông phát triển nhanh, đến nay đã có 49 kho đông trên tổng số 87 hộ kinh doanh với tổng công suất trên 4.900 tấn. Các cơ sở chế biến thuỷ sản theo hộ gia đình hoạt động khá hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn có 44 cơ sở sản xuất nước mắm và đã xây dựng được làng nghề chế biến thuỷ sản tại phường Nghi Hải. Số hộ sản xuất đá lạnh là 27 hộ với tổng công suất 117 tấn/ngày. Các cơ sở sửa chữa tàu thuyền và các đơn vị cung ứng xăng dầu hoạt động rất hiệu quả. Nhiều khu dịch vụ hậu cần nghề cá được hình thành có vai trò quan trọng và là cơ sở cho việc bao tiêu sản phẩm của các đơn vị đánh bắt và nuôi trồng. Phục hồi các nghề truyền thống về hải sản, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn.


4. Đánh giá kết quả, tồn tại và nguyên nhân

- Kết quả: Nhìn chung, trong những năm qua, tình hình kinh tế thuỷ sản của thị xã Cửa Lò phát triển tương đối nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng mạnh hơn nhiều so với trước. Các mô hình quản lý, sản xuất kinh doanh, quan hệ sản xuất được phục hồi và phát triển. Kinh tế thuỷ sản với những hoạt động đa dạng, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu chung ngành nông nghiệp thời gian qua đã góp phần tích cực cải thiện đời sống xã hội nói chung và dân cư thị xã Cửa Lò nói riêng.

Nhờ có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế thuỷ sản của Đảng và Nhà nước, đặc biệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế thủy sản Nghệ An, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của thường trực Thị ủy, thường trực Hội đồng nhân dân – UBND thị xã Cửa Lò, với sự tăng nhanh về tốc độ đô thị hóa và kinh tế du lịch phát triển nên nền kinh tế thủy sản đã có bước phát triển tích cực, bình quân thu nhập 12,5 triệu đồng/ năm/lao động, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể.

- Tồn tại: Phát triển kinh tế thủy sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc đổi mới công nghệ còn chậm, chưa đồng bộ nên hiệu quả chưa cao.

+ Về khai thác thủy sản: khoảng 40% nhân dân sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản, nhưng trình độ tay nghề thấp, phần lớn chưa qua đào tạo. Ngư cụ và phương tiện đánh bắt chủ yếu rất thô sơ. Số lượng tàu thuyền khai thác ở vùng lộng vẫn còn quá mức cho phép. Khai thác chưa đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hiện tượng dùng chất nổ để đánh bắt vẫn còn lén lút xảy ra. Một số nghề khai thác ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, giao thông

đường thủy và môi trường du lịch như: nghề te, xăm, đăng, đáy,... vẫn tồn tại và chưa có giải pháp hữu hiệu.

Việc thả chà rạo để tạo nơi trú ẩn cho các và ổn định ngư trường còn gặp nhiều khó khăn do không bảo vệ được chà rạo, mặt khác chi phí cho việc thả một cụm rạo khá lớn (từ 10 đến 20 triệu đồng).

Kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình phát triển còn chậm. Các HTX đánh cá xa bờ, doanh nghiệp tư nhân trình độ quản lý của chủ nhiệm, giám đốc, ban quản trị còn yếu và có nhiều bất cập so với yêu cầu, đặc biệt là trình độ kỹ thuật của thuyền trưởng, máy trưởng, những người sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nên để xảy ra sự cố và thời gian tàu nghỉ hoạt động kéo dài. Nhìn chung, thu nhập của lao động thuần ngư còn thấp. Các HTX được vay vốn để đóng tàu đánh bắt xa bờ làm ăn kém hieụe quả, việc trả nợ cho nhà nước gặp nhiều khó khăn.

+ Về nuôi trồng thủy sản: nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư đúng mức. Tiềm năng về đất đai, diện tích mặt nước và các nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được tận dụng để phát triển nuôi trồng nên nhiều diện tích có khả năng phát triển còn chưa tận dụng được. Mặc dù đã có trạm nghiên cứu sản xuất giống thuộc viện nghiên cứu thủy sản nằm trên địa bàn, nhưng nuôi trồng vẫn chưa vận dụng được lợi thế về kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Người dân chưa mạnh dạn đầu tư trong nuôi trồng thủy sản hoặc đầu từ với quy mô nhỏ, chủ yếu là nuôi cá mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến vvà chưa xác định là nghề sản xuất chủ yếu.

+ Chế biến phát triển còn chậm, chưa có bước đột phá trong đổi mới công nghệ, sản phẩm còn đơn điệu, giá thành lại cáo, thiếu mẫu mã, nhãn mác nên sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa tận dụng được lợi thế để tiêu bao sản phẩm. Chế biến thủy sản hộ gia đình phát triển mang tính chất tự phát, chưa có sự liên kết giữa các hộ chế biến. Nguyên liệu cho chế biến còn phụ thuộc nhiều vào khai thác trong vùng, chưa có sự mở rộng ra các tỉnh lân cận. Chế biến mang tính thủ công, truyền thống, ít áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Dịch vụ hậu cần nghề cá mặc dù đã có bước phát triển nhưng còn chậm, rời rạc chưa đáp ứng được nhu cầu nói chung như bao tiêu sản phẩm và đặc biệt là dịch vụ sửa chữa máy móc còn phải hiu động ở các tỉnh xa. Các dịch vụ kép theo khi phát triển kinh tế thủy sản như phương tiện vận chuyển sản phẩm, kho đông, bến bãi và các khu quy hoạch cho chế biến phát triển chưa đồng bộ. Các hộ kinh doanh đặc sản như: mực khô, tôm, cua, ghẹ,... phục vụ cho du lịch chưa thật quy củ mặc dù đã có chợ đặc sản phục vụ các sản phẩm thủy sản.

- Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ quan:

- Mặc dù nền kinh tế thủy sản đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm nhiều hơn nhưng vẫn còn hạn chế. Việc quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế thủy sản thực hiện chậm, nhất là vùng nuôi trồng và khu chế biến tập trung.

- Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao về thủy sản còn ít. Công tác khuyến ngư chưa đáp ứng được yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Khả năng để hỗ trợ các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế thủy sản còn thấp.

- Trình độ tay nghề của người dân và năng lực của chủ các doanh nghiệp còn hạn chế, người dân chưa mạnh dạn đầu tư.

- Tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một số cán bộ và người dân đối với việc đầu tư của nhà nước còn lớn, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao.

Nguyên nhân khách quan:

- Thị xã Cửa Lò nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa nên ảnh hưởng lớn đến điều kiện sản xuất, đặc biệt là về mùa mưa bão.

- Nguồn lợi thủy sản ven bờ đã suy giảm và có dấu hiệu cạn kiệt, trong khi phương tiện đánh bắt vùng khơi còn quá ít.

- Việc đầu tư cho phát triển thủy sản yêu cầu vốn lớn và đồng bộ nhưng khả năng của đa số người dân lại chưa đáp ứng được.

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các ngành đóng trên địa bàn có nhiều lúc chưa tốt.


Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2015


I. Căn cứ lập đề án

1. Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ.TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An.

2. Căn cứ vào các Đề án phát triển thủy sản của sở Thủy sản Nghệ An được UBND Tỉnh phê duyệt tại các quyết định: Quyết định số 80/2006/QĐ- UBND ngày 22/8/2006 về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 81/2006/QĐ-UBND ngày 22/8/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 82/2006/QĐ-UBND ngày 22/8/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010.

3. Căn cứ và Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thị xã Cửa Lò nhiệm kỳ 2005

– 2010.

4. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội thiax Cửa Lò giai đoạn 2001 – 2010.

5. Căn cứ thực trạng kinh tế thủy sản hiện nay của Thị xã.

II. Mục tiêu

Xác định phát triển kinh tế thủy sản là nền tảng để góp phần vào việc phát triển nhanh nền kinh tế thị xã Cửa Lò. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng biển, ổn định đời sống và dảm bảo an ninh quốc phòng tuyến biển.

1. Về khai thác

Lấy mục tiêu tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị thuyền nghề để tăng năng lực đánh bắt, đặc biệt là khai thác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và phục vụ nhu cầu du lịch. Nâng cao hiệu quả đánh bắt, tiếp tục phát triển thuyền nghề có công suất cao, kết hợp đổi mới hoàn thiện ngư cụ, phương tiện và kỹ thuật đánh bắt.

Sắp xếp, bố trí lại lực lượng và phương tiện khai thác giữa các vùng các tuyến trên biển, tăng năng lực đánh bắt vùng khơi. Phấn đấu đến năm 2010 sản lượng khai thác thủy sản đạt 8.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác vùng khơi chiếm 50-60%.

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2015

Tổng sản lượng khai

thác

Tấn

6.500

8.000

9.000

Tổng số tàu thuyền

Chiếc

450

360

300

Trong đó: loại < 50 CV

Chiếc

430

260

150

Loại 50 – 90 CV

Chiếc

12

80

100

Loại > 90 CV

Chiếc

08

20

50

2. Về nuôi trồng

Đẩy mạnh nuôi trồng trên các thủy vực, tận dụng diện tích mặt nước, đất đai, giải quyết vấn đề lao động nông nhàn. Phát triển nuôi trồng thủy sản đảm bảo tính bền vững và bảo vệ môi trường.

Hình thành các vùng nuôi tập trung, tạo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 150 tấn.

Các chỉ tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2015

Nuôi biển

Lồng

10

20

30

Diện tích nuôi nước ngọt

ha

25

40

50

Diện tích nuôi nước lợ

ha

03

10

20

Sản lượng nuôi biển

Tấn

25

80

100

Sản lượng nuôi nước ngọt,

nước lợ

Tấn

45

70

100


3. Chế biến và dịch vụ hậu cần

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng các khu chế biến tập trung, mở rộng các khu chế biến cũ, đồng thời xây dựng các cơ sở

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí