Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 16

trong nghề ngư, công đoạn này giữ một vai trò quan trọng để tiếp tục công đoạn kia. Trong gia đình ngư dân, chồng đi đánh bắt, vợ làm chế biến và buôn bán hải sản đã tạo ra một vòng tròn luân chuyển công việc, vừa có quan hệ mật thiết vừa độc lập với nhau. Chuỗi công việc liên quan tới nghề ngư từ khi khai thác cho tới lúc ra các sản phẩm tới tay người tiêu dùng, gắn với hệ thống giữa lao động nam và lao động nữ. Mỗi công đoạn có một vai trò riêng, vừa độc lập, vừa bổ trợ cho nhau, tạo nên đặc trưng riêng của phân công lao động trong cộng đồng ngư dân.

Sự độc lập tương đối trong các công đoạn trên tạo nên một sự độc lập về kinh tế giữa lao động nam và nữ và dẫn tới sự độc lập về vị trí trong gia đình và trong cách nhìn nhận vai trò, vị thế của xã hội đối với hai giới.


Tiểu kết


Chế biến gắn liền với khai thác hải sản, giúp dự trữ và bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt. Sản phẩm chế biến phản ánh nguồn lợi hải sản của vùng, trình độ phát triển kỹ thuật cũng như thói quen ăn uống của dân cư nơi đó.

Dựa vào hiểu biết về các loại hải sản, ngư dân vùng biển Cửa Lò đã tạo ra những sản phẩm chế biến đa dạng với mục đích và cách thức chế biến, sử dụng khác nhau. Ướp muối, phơi khô, hun khói, có thể xem là hình thức chế biến, bảo quản hải sản thủ công đầu tiên trong nhiều cộng đồng ngư dân. Gắn liền với hình thức chế biến đó là lao động cá thể, riêng lẻ. Sự phát triển của khoa học công nghệ và các kỹ thuật mới đã tạo nên nhiều hình thức chế biến mới hiện đại hơn như chế biến đông lạnh, làm đồ hộp, gắn với hình thức chế biến này là sự phân công lao động theo dây chuyền công nghệ và làm việc tập thể. Ngư dân nơi đây đa phần vẫn sử dụng phương thức chế biến theo lối thủ công truyền thống, làm theo quy mô kinh tế hộ gia đình, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết của các hộ làm cùng nghề để phát triển sản xuất quy mô lớn. Cách chế biến đông lạnh theo công nghệ mới chỉ mới xuất hiện tại đây chưa lâu.

Từ xưa, chế biến và buôn bán hải sản được xem là loại hình lao động dành cho phụ nữ. Bởi lẽ đàn ông đa phần tham gia đánh bắt trên biển, họ không có thêm thời gian và sức lực để làm những công việc này trên đất liền. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động kinh tế liên quan tới ngư nghiệp, phụ nữ nơi đây đã chủ động tạo ra và tham gia các công việc khác nhau để tăng

thêm giá trị kinh tế cho gia đình. Chính vì thế, họ đóng vai trò quan trọng cũng như có một vị thế độc lập trong gia đình và cộng đồng.

Chế biến chỉ là một khâu trung gian trong toàn bộ quá trình khai thác nguồn lợi hải sản gồm khai thác – chế biến – phân phối sản phẩm. Ba khâu đó vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối liên hệ mật thiết không tách rời. Gắn với các khâu là sự phân công lao động của hai giới: nam và nữ, trong đó nam giới gắn với khai thác, nữ giới gắn với chế biến và phân phối sản phẩm, tạo nên vai trò kinh tế và xã hội vừa độc lập vừa bổ trợ cho nhau của hai lực lượng lao động đó trong cộng đồng ngư dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 16


1. Biển Cửa Lò nằm trong vùng biển tiếp nối giữa vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung, dân cư nơi đây bao năm gắn bó với vùng đất duyên hải đã tạo nên những nét văn hóa ven biển thuộc tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ có lịch sử lâu đời. Tính chất “biển” thể hiện rò trong đời sống vật chất và tâm linh của ngư dân trong vùng.

Đây là nơi đa dạng về nguồn lợi hải sản, ngư dân có truyền thống đánh bắt và chế biến hải sản. Do những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử, do tác động của chính sách đổi mới, phát triển kinh tế, vùng đất này đã và đang có nhiều biến chuyển, từ một vùng quê nghèo ven biển trở thành một trong những khu du lịch biển nghỉ mát có tiếng của khu vực phía bắc và trong tương lai sẽ trở thành đô thị du lịch biển. Chính vì thế mà đời sống cư dân có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, khai thác và chế biến hải sản vẫn đóng vai trò của một ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển chung của thị xã, là phương thức mưu sinh của nhiều gia đình ngư dân.

2. Gắn bó với môi trường tự nhiên ven biển, lấy việc khai thác nguồn lợi hải sản làm nguồn sinh sống chính, ngư dân nơi đây đã có những nhận thức một cách sâu sắc về môi trường và nguồn lợi, được thể hiện qua những suy nghĩ và cách ứng xử thường nhật, dân dã nhất. Những hiểu biết đó trở thành tri thức dân gian quý giá đối với những người đi biển nói riêng, đóng góp vào kho tàng văn hóa dân gian của cư dân ven biển nói chung.

Các hình thức đánh bắt ở đây đa dạng, phù hợp với sự đa dạng của nguồn hải sản tự nhiên. Dưới những đổi thay của điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nghề khai thác ở đây có nhiều thay đổi, có thêm các hình thức đánh bắt mới, chủ yếu đưa từ vùng biển nam trung bộ về.

Đặc trưng của môi trường tự nhiên và tính chất công việc đã tạo nên sự phân công lao động đặc thù của cộng đồng ngư dân, trong đó nam giới chủ yếu tham gia đánh bắt hải sản. Phân công lao động và phân chia sản phẩm đánh bắt dựa trên độ tuổi và kinh nghiệm đi biển, kỹ năng sử dụng thành thạo ngư cụ và khả năng ứng phó trong môi trường lao động đặc biệt này. Khi tàu thuyền được cơ giới hóa và phát triển kinh tế tập thể, nguyên tắc này có đôi phần thay đổi, yếu tố thành thạo kỹ thuật được đưa thêm vào khi xem xét

phân công công việc và phân chia sản phẩm. Nhưng từ sau đổi mới, kinh tế hộ gia đình phát triển, lao động trên thuyền lại trở về quy mô nhỏ hẹp hơn với mối quan hệ chủ đạo trên cá thuyền là quan hệ gia đình, họ hàng.

Nhìn chung, ngư dân nơi đây có truyền thống khai thác gần bờ, chưa có đủ trình độ, kỹ thuật và phương tiện để đánh bắt xa bờ. Hoạt động khai thác này về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lợi hải sản ven biển và sẽ tác động lớn tới đời sống ngư dân khi nguồn lợi đó ngày càng cạn kiệt.

3. Song hành cùng khai thác là chế biến hải sản. Sản phẩm từ chế biến phản ánh nguồn lợi, điều kiện tự nhiên của vùng cũng như trình độ kỹ thuật và thói quen ăn uống của dân cư nơi đó. Không những giúp bảo quản và dự trữ thực phẩm cho những ngày đông tháng giá, nghề chế biến còn góp phần làm tăng giá trị của hải sản, bởi vì nhờ chế biến, hải sản trong những ngày đánh bắt nhiều sẽ được giữ lại để dành bán ra trong thời điểm đánh bắt được ít hoặc không thể đi đánh bắt.

Tùy vào từng loại hải sản và mục đích sử dụng, ngư dân Cửa Lò đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm, từ sản phẩm khô cho tới sản phẩm nước, sản phẩm chế biến qua lửa và không qua lửa. Các phương thức chế biến của ngư dân nơi đây đa phần là chế biến thủ công như phơi khô, muối, hun khói và nướng; làm theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Việc chế biến thủ công gặp nhiều khó khăn do phải phụ thuộc vào nhiệt độ tự nhiên của thời tiết, tuy nhiên nó phù hợp kinh tế hộ gia đình với các thao tác thủ công đơn giản, dễ thực hiện đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng của một số bộ phận dân cư khác. Quy trình chế biến đông lạnh mới xuất hiện trong những năm gần đây, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động, tuy nhiên, có ít hộ có điều kiện phát triển nghề này vì thiếu vốn đầu tư và mặt bằng sản xuất.

Khai thác và chế biến hải sản luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời, tạo nên một vòng tròn kinh tế trong nghề ngư. Vòng tròn kinh tế đó gắn với hai lực lượng lao động chính trong xã hội là nam giới và nữ giới, tạo nên một đặc trưng truyền thống về phân công lao động trong cộng đồng ngư dân. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình đô thị hoá, những biểu hiện và chức năng của các vị trí đó trong vòng quay kinh tế đang dần có nhiều biến đổi.

Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội, nên nữ ngư dân không rụt rè, nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, giao tiếp linh hoạt, ăn nói khôn khéo là một đặc điểm dễ nhận thấy khi tiếp xúc với nữ ngư

dân vùng này.

4. Xét trên góc độ văn hóa, tính chất biển của ngư dân nơi đây là tính chất duyên hải, không phải là biển đại dương như nhiều nhóm ngư dân khác ở những vùng, miền, quốc gia khác. Dân cư có cái nhìn về biển, nhưng không có truyền thống đánh bắt xa bờ mà chỉ khai thác ở vùng ven biển, với các cách thức dự trữ sản phẩm phần nhiều giống với cư dân nông nghiệp đó là: phơi khô, ướp muối.

5. Trong tương lai, thị xã Cửa Lò sẽ trở thành một thành phố với sự chú trọng phát triển kinh tế biển gồm: khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển, trong đó du lịch đã và đang được đẩy mạnh, quá trình đô thị hóa của thị xã này đang diễn ra ngày một mạnh. Điều đó sẽ dẫn tới những tác động không nhỏ đối với những hộ gia đình ngư dân chuyên làm nghề khai thác và chế biến nhỏ. Chính vì thế, cần phải có một cái nhìn tổng thể và biện pháp thích hợp nhằm phát triển bền vững ngư nghiệp của vùng, đưa ngư nghiệp trở thành một trong những thế mạnh thực sự.

Việc tổ chức đánh bắt hải sản của cư dân Cửa Lò và các địa phận lân cận phải được tính toán để đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách du lịch, của cư dân đô thị du lịch tương lai.

Tuy nhiên, du lịch chỉ phát triển một mùa với ba tháng hè là chính, cho nên, vẫn cần phải có những chiến lược và biện pháp thiết thực hơn để ổn định đời sống của cộng đồng ngư dân, không quá phụ thuộc vào thời tiết. Trong đó, việc đầu tư cho đánh bắt với tàu thuyền có công suất lớn vẫn là giải pháp cơ bản cho tương lai. Bên cạnh đó, khi sản lượng thủy hải sản đủ để chế biến ổn định lâu dài, Cửa Lò có thể đề nghị và mời đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến hiện đại, để sản xuất quanh năm, và với vị trí địa lý thuận lợi có cảng biển, hàng không, đường bộ có thể phát triển sản xuất để xuất khẩu, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế biển của thị xã. Cùng với giải pháp này là sớm nghiên cứu việc nuôi trồng thủy hải sản ở trên sông, cửa sông và ven đảo, tạo chốn tam quan cho khách du lịch và cũng là tạo một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến.

Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu về các hoạt động kinh tế với các hình thức tổ chức lao động tương ứng liên quan tới văn hoá thích ứng với môi trường sinh sống của ngư dân ven biển Cửa Lò, trường hợp nghiên cứu điểm là phường Nghi Thuỷ. Đây là nghiên cứu mang tính gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan tới cộng đồng ngư dân, đặc biệt là về tác động

của quá trình đô thị hoá lên đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của cộng đồng ngư dân nơi đây khi Cửa Lò đang chuyển mình thành đô thị du lịch biển

nổi tiếng trong và ngoài nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TIẾNG VIỆT

1. Diệp Trung Bình (1985), Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 2.

2. Nguyễn Dương Bình (2001), Một số vấn đề có liên quan đến cư dân ven biển làm nghề cá ở miền bắc nước ta, T/c Dân tộc học, Số 1, tr3-9.

3. Breton. H (2005), An – Tĩnh cổ lục, Nxb Nghệ An, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Nghệ An

4. Ngô Văn Doanh (2003), Tháp bà Pô Nagar - từ nơi thờ Siva đến đền thờ nữ thần xứ biển Kauthara, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, tr36-39.

5. Trần Trí Dòi (2000), Về địa danh Cửa Lò, T/c Văn hóa dân gian, Số 3 (71).

6. Đảng bộ thị xã Cửa Lò (2004), Lịch sử Đảng bộ thị xã Cửa Lò, Nxb Nghệ An.

7. Đảng ủy phường Nghi Thủy (2006), Lịch sử Đảng bộ phường Nghi Thủy, Tập 1, Nxb Nghệ An.

8. Phạm Đình Đôn (2003), Phát triển kinh tế và vấn đề môi trường ven biển Cà Mau, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, tr31-35.

9. Evans. G (chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa châu Á – Tiếp cận nhân học, Nxb Văn hóa dân tộc.

10.Ninh Viết Giao (2006), Nghệ An đất phát nhân tài, Nxb Trẻ. 11.Nguyễn Chu Hồi (2003), Hợp tác với ASEAN về môi trường biển, T/c

Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr11-14.

12. Đình Hy (Sở VHTT tỉnh Ninh Thuận) (2003), Về ngư nghiệp và ngư dân Bình Thuận giữa thế kỷ 20, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr26-30.

13. Nguyễn Ngọc Lan (2003), Vai trò giới trong sản xuất và kiểm soát nguồn lực của cộng đồng ngư dân ở Quảng Ninh (trường hợp xã Hùng Thắng – Tp Hạ Long và xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn), T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr40-45.

14. Trần Hồng Liên (chủ biên) (2004), Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Thành Lợi (2003), Thờ cá voi ở Tp Hồ Chí Minh, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr52-57.

16. Phạm Thị Mùi (2003), Lễ cưới của người dân vạn chài xã Hùng Thắng (Quảng Ninh), T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr46-51.

17. Nguyễn Anh Ngọc (2006), Làng Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long, Trong “Kỷ yếu Hội nghị Thông báo Dân tộc học năm 2005”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học Xã hội.

18. Đào Phụng (1992), Địa chí Diêm Phố - Ngư Lộc, Sở VHTT Thanh Hóa.

19. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 2, Nxb Thuận Hóa – Huế.

20. Nguyễn Trí Sơn (1999), Tìm hiểu văn hóa làng biển Nhượng Bạn (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử, Chuyên ngành Dân tộc học, Huế.

21. Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế (1994), Hiểu biết tối thiểu để khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Nxb Nông nghiệp.

22.Tạp chí văn hóa Nghệ An, Trung tâm văn hóa thông tin thể thao Thị xã Cửa Lò (2007), Du lịch Cửa Lò, Nghệ An.

23. Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La (1999), Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển miền trung trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.

24.Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Duy Thiệu (2001), Việc tổ chức đời sống tín ngưỡng trong cộng đồng ngư dân ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1 (199), Tr 27-33.

26. Nguyễn Duy Thiệu (2002), Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

27.Nguyễn Duy Thiệu (2003), Cộng đồng ngư dân thủy cư ở vùng biển Việt Nam, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr3-10.

28.Nguyễn Duy Thiệu (2004), Quan hệ giữa văn hóa Việt với văn hóa Malayu – qua cứ liệu nghiên cứu tại một số nhóm ngư dân, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 47, Tr31-33.

29. Nguyễn Duy Thiệu (2005), Tìm hiểu các cộng đồng ngư dân thủy cư ở

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí