Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 20

mới. Đổi mới công nghệ, chú trọng sản xuất sản phẩm mới, tăng sản lượng các mặt hàng xuất khẩu, phục vụ tốt nhu cầu nội địa.


III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Về quy hoạch

Đẩy nhanh công tác quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng, vùng chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Chú trọng công tác thủy lợi, có phương án chủ động nguồn nước phục vụ cho vùng nuôi cá nước ngọt khu vực bàu sen thuộc xã Nghi Hương. Hoàn thiện các dự án phát triển thủy sản trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng nghề cá, tình trạng tàu thuyền, thiết bị khai thác, phương tiện thăm dò và kỹ thuật đánh bắt theo từng loại nghề. Đối với các xã, phường có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và vùng trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Tổ chức chuyển đổi ruộng đất khi các dự án khả thi đều triển khai thuận lợi.

Việc quy hoạch phải có chất lượng, định hình đúng cho quá trình thay đổi chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, không phá vỡ cân bằng sinh thái và nhất là bảo đảm không ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch trong những năm trước mắt cũng như về lâu dài.

2. Củng cố, đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế

Triển khai chỉ đạo việc củng cố các HTX hiện có theo hướng HTX kiểu mới để hoạt động có hiệu quả, nhất là các HTX đánh bắt xa bờ, các đơn vị nuôi trồng và các cơ sở chế biến dịch vụ.

Thành lập các công ty TNHH, công ty cổ phần nhằm tăng cường việc huy động vốn – góp vốn vào sản xuất kinh doanh. Nâng cao nhận thức trach nhiệm, tạo điều kiện với các cơ chế mới như việc hạn chế rủi ro bằng hình thức nộp bảo hiểm phương tiện đánh bắt và trong nuôi trồng thủy sản thì hình thức các hộ nuôi trồng thủy sản thì hình thức các hộ nuôi góp quỹ để hỗ trợ nhau khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm sản xuất thua lỗ.

Tăng cường việc liên doanh, liên kết trong đánh bắt thủy sản giữa các doanh nghiệp, phối hợp với các doanh nghiệp nhà nước trong địa bàn trong tỉnh và liên doanh liên kết với các tỉnh bạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Phát triển một số nghề mới để chuyển dần một số lao động khai thác thủy sản sang các nghề tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, thêu ren xuất khẩu,...

Tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách khuyến khích và xâu dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, kể cả đầu tư nướcn goài nhằm phát huy tiềm năng kinh tế thủy sản của địa phương.

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An - 20


3. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình phát triển kinh tế thủy sản

Trong khai thác: Tiếp tục áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về đánh bắt hải sản xa bờ có hiệu quả nhất, trang bị đầy đủ và sử dụng thành thạo các loại máy móc thiết bị hiện đại như máy định vị, máy dò cá, máy bộ đàm,...

Củng cố đội tàu đánh bắt vùng khơi. Mở các lớp đào tạo trang bị kiến thức trình độ cho các thuyền trưởng, máy trưởng, nâng cao khả năng sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trên các phương tiện đánh bắt xa bờ.

Chuyển dịch nhanh cơ cấu, giảm dần các nghề đánh bắt gần bờ, phục hồi một số nghề khai thác truyền thống không ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.

Phát động phong trào làm chà, rạo trong nhân dân. Thực hiện tốt các biện pháp khoa học trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Ứng dụng các tiến bộ nhằm bảo quản có chất lượng sản phẩm sau khai thác để tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu.

Du nhập nghề mới đi đôi với việc ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả khai thác. Nâng cao ý thức cho người dân về khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi.

Phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản bằng việc thả chà, rạo để tạo nơi trú ẩn và nơi sinh sản cho các loài hải sản.

Xóa bỏ hình thức nuôi quảng canh, tiến tới nuôi chuyên canh, thâm canh, đưa một số giống nuôi có năng suất, chất lượng và phục vụ cho du lịch.

Trong nuôi trồng: Thực hiện công nghệ nuôi tiên tiến áp dụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất nuôi và đạt hiệu quả cao nhất. Liên kết với các cơ sở sản xuất giống để có đủ con giống có chất lượng cao và hạ giá thành sản phẩm nuôi.

Tập huấn tuyên truyền nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi cho ngưồ dân.

Đẩy mạnh phong trào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa để tận dụng ưu thế trong vùng. Khắc phục những tồn tại và mở rộng nuôi lồng trên biển cả về diện tích (số lồng) và đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Trong chế biến: áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tạo nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chú trọng nhãn mác, thực hiện bảo hộ sản phẩm.

Liên doanh, liên kết thu hút vốn đầu tư, đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại trong khâu chế biến, nhất là trong chế biến hàng xuất khẩu.

Mở rộng các dịch vụ hậu cần và phương tiện vận chuyển phục vụ tốt cho việc trao đổi hàng hóa.

Phát triển làng nghề, các khu chế biến thủy sản tập trung, nâng cấp và hoàn thiện các nhà máy chế biến. Phát triển chế biến thủy sản nằm trong tổng thể của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thị xã và đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân.


4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân

Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thủy sản, nguồn nhân lực có một ý nghĩa hết sức quan trọng, do vậy cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khuyến ngư có kiến thức kỹ thuật và tổ chức sản xuất trong nuôi trồng, khai thác và chế biến đạt trình độ kỹ sư thực hành. Đào tạo công nhân có kỹ thuật

có trình độ tay nghề cao phục vụ cho từng khối, xóm dân cư và cho các hộ dân. Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng đúng chuẩn theo quy định.

Quan tâm đến việc giáo dục toàn diện để nâng cao dân trí, tạo ý thức tự giác, tự cường trong nhân dân, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ sự đầu tư của nhà nước. Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Giáo dục ý thức tự giác nhằm đảm bảo nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quá trình sản xuất.


5. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển

Phát triển kinh tế thủy sản đòi hỏi vốn đầu tư lớn, diện tích sản xuất trải rộng và yêu cầu kỹ thuật cao, do đó phải sớm hình thành và xây dựng cơ chế khuyến khích hoàn thiện, thống nhất. Công tác quy hoạch phải nhanh chóng hoàn thiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn vào vùng sản xuất. Hoàn thiện cơ chế cho thuê đất và mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Tiếp tục cải cách hành chính để cái tiến đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình cấp đất đầu tư phát triển thủy sản.

Thị xã tạo cơ sở pháp lý để nhân dân vay vốn với mức vay cao hơn, thời hạn vay dài hơn.

Có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý thủy sản, hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất.

Quản lý các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, thực hiện các văn bản về cam kết hoàn chỉnh và cơ chế nhằm thu hồi vốn vay đúng thời hạn. Ưu tiên trong quá trình điều hành ngân sách các cấp nhằm tạo động lực khuyến khích phát triển.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị và tính chủ động sáng tạo của nhân dân. Để các dự án đầu tư phát triển kinh tế thủy sản có hiệu quả cao phải tạo tư duy mới trong các cấp Ủy, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân. Có đề án kế hoạch cụ thể của các cấp để triển khai thực hiện. Nâng cao năng lực chỉ đạo thực tiễn, trình độ quản lý, kiến thức khoa học kỹ thuật cho cán bộ, Đảng viên. Tạo phong trào với ý thức tự giác cao, tư duy mới trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Xử lý nghiêm các vụ đánh bắt dùng mìn, kích điện,... các phương thức đánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vệ môi trường sinh thái biển và đảm bảo khai thác lâu bền.


6. Các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

a. Về đánh bắt thủy sản

Tiến hành khảo sát nguồn lợi thủy sản vùng biển để dự báo ngư trường khai thác, khảo sát đến đâu, thông báo hướng dẫn cho ngư dân đến đó.

Sắp xếp, củng cố, bố trí đội tàu thuyền khai thác theo tuyến, theo vùng: cơ cấu theo nhóm công suất tàu gắn với nghề nghiệp và vùng khai thác chính.

Căn cứ theo nhóm công suất tùa thuyền có thể chia làm ba nhóm: loại < 50CV; loại từ 50 – 90 CV và loại > 90 CV. Trên cở sở đó phân chia tuyến khai thác theo các nhóm nghề, ngư trường và đối tượng khai thác. Đảm bảo khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Phân tuyến khai thác theo chủ trương phân tuyến của Tỉnh:

- Làn nước từ độ sâu 20m trở vào cho phép các loại tàu thuyền có công suất máy < 50CV làm nghề khai thác: dạ tôm, te ruốc theo mùa vụ; xăm, mành, vây lộng và lưới rê.

- Làn nước từ 20 – 40m nước cho phép các loại tàu thuyền có công suất từ 50 – 90CV, làm các nghề: vó ánh sáng, vây rút chì, chụp mực, câu, rê và giã kéo theo mùa vụ.

- Làn nước từ độ sâu 40m tẻở ra cho phép các loại tàu thuyền có công suất từ 90CV trở lên, làm nghề vó khơi, rê khơi, vây rút chì, câu, giã kéo.

Một số nghề cần chuyển đổi

- Vận động nhân dân chuyển đổi một số nghề khai thác gần bờ sang các nghề khác, giảm dần nghề dạ kéo gần bờ có công suất máy < 50CV. Đặc biệt là 13 cụm đáy trên địa bàn phường Nghi Hải cần phải bỏ hẳn chuyển sang nghề nuôi trồng hoặc chế biến để đảm bảo an toàn lưu thông hàng hải.

Du nhập nghề mới, kết hợp chuyển đổi tàu thuyền, đổi mới công nghệ đối với các nghề: vây rút chì, rê, vó ánh sáng vùng khơi, câu. Du nhập nghề mới như nghề vây, câu cá ngừ đại dương, lưới rê 3 lớp và lưới rê lưỡng cho ác loại tàu thuyền có công suất máy từ 90 CV trở lên.

Khảo sát đánh giá thực trạng nghề cá, tình trạng tàu thuyền, thiết bị khai thác, phương tiện thăm dò và kỹ thuật đánh bắt theo từng loại nghề,... trên cơ sở đó xây dựng trang bị kỹ thuật, công nghệ đánh bắt phù hợp với công suất và loại thuyền, ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại để nâng cao hiệu quả đánh bắt, đặc biệt chú trọng đánh bắt vùng khơi.

Thường xuyên làm tốt công tác dự báo khí tượng, phòng tránh bão lốc, cứu hộ cứu nạn bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.

Lấy doanh nghiệp chế biến nhà nước làm đầu mối, huy động cổ phần từ các thành phần kinh tế khác nhằm hình thành các đội tàu dịch vụ phục vụ đánh bắt xa bờ, tạo điều kiện cho ngư dân hoạt động dài ngày trên biển.

Cải tiến mẫu lưới phù hợp với điều kiện khai thác, nhất là các nghề dạ, vây, rê,...

Tăng cường và tạo điều kiện củng cố các đơn vị có tàu đánh bắt xa bờ. Chỉ đạo và tổ chức lại những tập đoàn khai thác, tăng cường và phát huy năng lực hiện có của các đơn vị tàu thuyền. Tạo sự liên doanh liên kết trong sản xuất, sử dụng các phương tiện, ngư cụ và công nghệ đánh bắt hiện đại để mở rộng ngư trường khai thác.

Tiếp tục đầu tư phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ, từng bước giảm dần số lượng tàu thuỳen có công suất nhỏ khai thác ven bờ.

Các phường xã theo từng khu vực bờ biển phân vùng giao cho các chủ hộ tự quản lý để khôi phục chà rạo, làm nơi trú ẩn cho các loại hải sản.

Tổ chức sản xuất các ngành nghề mới và chăn nuôi gia đình nhằm hạn chế các nghề đánh bắt không hiệu quả và xỏa bỏ việc sử dụng mìn, xung điện, các loại ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và suy thoái môi trường sinh thái biển.

b. Về nuôi trồng

Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch.

Đưa nhanh các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng trên diện rộng ở vùng nước ngọt, nước có độ mặn thấp như cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, các lóc bông để tận dụng tối đa diện tích ao hồ, mặt sông, diện tích trồng lúa.

Tập trung chỉ đạo thành vùng nuôi thâm canh có năng suất cao, hướng dẫn người dân nuôi bảo đảm chi phí thấp, thu nhập khá, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Mở rộng đầu tư nuôi thâm canh các loại cá nước ngọt như: rô phi đơn tính, cá chim trắng, tôm càng xanh, cá lóc bông.

Từng bước triển khai đưa các đối tượng cá nước lợ vào nuôi lồng trên sông Lam và sông Cấm.

Chuyển đổi dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản từ nay đến năm 2010.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả dienẹ tích mặt nước biển để nuôi lồng trên khu vực đảo Ngư và mở rộng ra đảo Mắt, phấn đấu đến năm 2010 tăng lên từ 20 – 30 lồng nuôi.

Phát triển ổn định các mô hình nuôi trong bể xi măng một số đối tượng như ếch, baba, ghẹt lột, ốc hương, cá ngựa,... theo quy mô hộ gia đình. Chủ động con giống đưa vào nuôi đúng thời vụ để có sản phẩm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khách du lịch trên địa bàn và xuất khẩu.

Phát triển khuyến ngư xuống tất cả các cơ sở, đổi mới hình thức hoạt động khuyến ngư, đảm bảo cho dân tiếp nhận thuận lợi: tổ chức tập huấn, tham quan, hội thảo,... tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phát triển dịch vụ tư vấn cho dân, nhất là kỹ thuật nuôi trồng theo hướng thâm canh.

Kết hợp các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn và hệ thống cấp – thoát nước nội đồng phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

c. Về chế biến thủy sản

Tiếp tục phát triển các cơ sở tư nhân và tập thể về chế biến thủy sản như: mực khô, cá tẩm gia vị, chế biến nước mắm, sản xuất mắm tôm truyền thống,... phục vụ khách du lịch và đáp ứng thị trường ở các tỉnh phía bắc. Tập trung phát triển cả về số lượng, chất lượng và đặc biệt chú trọng mẫu mã, nhãn mác, thực hiện đăng ký thương hiệu bảo hộ sản phẩm. Phát huy kinh nghiệm truyền thống về chế biến hải sản, đồng thời kết hợp với các quy trình công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật trong chế biến thủy sản.

Hoàn thiện các khâu để tất cả các sản phẩm thủy sản nuôi trồng và đánh

bắt đều được hợp đồng trước giữa cơ sở chế biến và nơi cung cấp nguyên liệu để các cơ sở chế biến chủ động được nguyên liệu và các đơn vị khai thác, nuôi trồng không lúng túng trong khâu giải quyết đầu ra cho sản phẩm của mình.

Phát triển, mở rộng thị trường ra tất cả các tỉnh và chú trọng đén thị trường xuất khẩu.

Củng cố, đổi mới quản lý các doanh nghiệp mua bán thủy sản thành những doanh nghiệp mạnh, đủ sức đi đầu trong tổ chức, phát triển thị trường xuất khẩu và kinh doanh nội địa, đảm bảo tiêu thụ các loại thủy sản cho dân và doanh nghiệp chế biến. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển mạng lưới thu mua và tiêu thụ thủy sản.

Xây dựng chương trình trọng điểm để đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Tăng cường trách nhiệm của UBND xã, phường, các đoàn thể trong việc quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế thủy sản, trong thanh tra các hoạt động thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.


7. Các chính sách hỗ trợ cụ thể

Về khai thác

Năm 2007 sẽ chọn ở mỗi phường xã hai mô hình khai thác gần bờ như nghề te, đáy,... để chuyển đổi sang nghề khai thác vùng giữa và vùng khơi. Thị xã sẽ hỗ trợ 20% tổng giá trị tài sản đầu tư mới. Sau khi các mô hình chuyển đổi có hiệu quả sẽ từng bước nhân rộng.

Các chính sách hỗ trợ về phát triển nghề mới vẫn áp dụng chung cho các hộ sản xuất trên địa bàn Thị xã theo chính sách hỗ trợ chung của Tỉnh.

Về nuôi trồng

Vẫn áp dụng theo chính sách chung của Tỉnh, cụ thể là:

- Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha đất chuyển đổi sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

- Hỗ trợ đầu tư nuôi cá lồng trên sông, biển: hỗ trợ 500.000đ/lồng (loại lồng 20cm3 trở lên) đối với lồng nuôi trên sông. Đối với lồng nuôi trên biển hỗ trợ 5 triệu đồng/lồng (loại lồng 100m3); loại lồng khung dây cửa sông có thể tích 60m3/lồng được hỗ trợ 3 triệu đồng/lồng; loại lồng khung nhựa kiểu Nauy có thể tích 300m3/lồng được hỗ trợ 12 triệu đồng/lồng.

Các chương trình nuôi các đối tượng mới như ếch, baba,... vẫn thực hiện hỗ trợ một lần theo quyết định số 537/QĐ-UBND ngày 1/4/2004 của UBND Thị xã về việc hỗ trợ phát triển nghề mới.

Về chế biến

Ngoài các chính sách hỗ trợ áp dụng chung theo chương trình hỗ trợ của Tỉnh, hàng năm thị xã sẽ trích ngân sách để có cơ chế hỗ trợ cho từng chương trình, mô hình và dự án cụ thể.

Các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo công nhân học nghề chế biến thủy sản, thị xã sẽ hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề.

Về kinh phí

Thị xã sẽ trích tiền thu được từ Quỹ chuyển đổi nghề nghiệp và ngân sách hàng năm để hỗ trợ.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT


1. Tổ chức thực hiện

Đề án được tổ chức thực hiện trên toàn Thị xã

Các phường, xã trên cơ sở thực tế của địa phương xây dựng chương trình thực hiện cụ thể, đưa vào chương trình hành động hàng năm.

Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện, qua đó đánh giá đề xuất cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

2. Kiến nghị và đề xuất

Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn Thị xã tương xứng với tiềm năng, UBND Thị xã kiến nghị đề xuất một số nội dung như sau:

- Cần tăng nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về nuôi trồng, chế biến và tạo điều kiện hỗ trợ cho ngư dân về nguồn vốn để khôi phục phương tiện đánh bắt. Chuyển đổi dần các thuyền có công suất nhỏ khai thác gần bờ sang tàu thuỳen có công suất lới khai thác vùng khơi. Có chính sách hỗ trợ cho ngư dân về kinh phí thả chà rạo.

- Mở rộng khu vực bến cá, hoàn thành việc xây dựng các khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền.

- Thiết lập hoàn chỉnh thông tin về ngư trường khai thác để nâng cao hiệu quả sản xuất từ Trung ương – Tỉnh – Thị xã – Xã, phường.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, tập huấn nâng cao dân trí để người dân có ý thức trong sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Hoàn thiện sớm đưa vào xây dựng vùng quy hoạch nuôi trồng và các cơ sở chế biến thủy sản tập trung.

- Xử lý dứt điểm, kịp thời các hộ kinh doanh, khai thác ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sinh thái.

- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các địa phương và các ngành.

- UBND tỉnh sớm có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển kinh tế thủy sản, nhất là đối với nghề khai thác.


IV. HÌNH ẢNH (Ảnh do tác giả luận văn chụp trong chuyến thực địa tháng 6/2008)

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí